Song song với việc triển khai chương trình NHĐ có rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của chương trình này, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu đá
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh sâu răng vẫn còn rất phổ biến ở các nước trên thế giới kể
cả các nước đã phát triển Bệnh sâu răng đã trở thành một vấn đề được quan tâm sâu sắc Theo WHO, bệnh sâu răng được ghi nhận là căn bệnh phổ biến trên thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á và Mỹ Latin Đây thật sự là mối lo của các bậc phụ huynh bởi theo thống kê của WHO có đến 60 - 90% trẻ ở độ tuổi
6 - 18 tuổi bị sâu răng [1]
Ở độ tuổi từ 6 - 11 tuổi (lứa tuổi học sinh tiểu học) bắt đầu diễn ra sự thay thế dần bộ răng sữa bằng bộ răng vĩnh viễn Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, giai đoạn này răng của trẻ trở nên rất nhạy cảm với sâu răng Chính vì thế ở độ tuổi này, sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi Như vậy sâu răng ở trẻ em và đặc biệt là sâu răng ngay từ lứa tuổi tiểu học là một vấn đề đáng quan tâm Lứa tuổi này trẻ cần được trang bị kiến thức về sức khỏe răng miệng từ đó có thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng đắn Việc này sẽ giúp hạn chế bệnh sâu răng ở trẻ nói riêng và góp phần phòng bệnh sâu răng trong cộng đồng nói chung
Sâu răng trẻ em thường bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt và do sự quan tâm chưa đúng của các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội Thêm vào đó lứa tuổi này thường có xu hướng sử dụng các thực phẩm có nhiều đường làm gia tăng tỷ lệ sâu răng Thực tế theo các nguồn tài liệu trong
và ngoài nước thì hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng sâu răng trẻ em lứa tuổi 6 - 11 tuổi Ở Việt Nam chương trình Nha học đường (NHĐ) lần đầu tiên được triển khai ở Hà Nội, Hải Dương, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng 10 năm 1987 [2] Cho tới năm 1990 hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều đã có chương trình NHĐ Nhờ đó hàng
Trang 2chục triệu học sinh đã được chăm sóc răng miệng tại trường học Chương trình thực sự đã mang lại hiệu quả to lớn về phòng bệnh sâu răng và hiệu quả kinh tế xã hội Song song với việc triển khai chương trình NHĐ có rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của chương trình này, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng Chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu này vẫn là những nghiên cứu cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình nha học đường Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này ở Hà Nội Đây là một trong những địa phương mà ngành răng hàm mặt ngày càng phát triển, các trung tâm nha khoa cả công lập và tư nhân tăng cả về số lượng và chất lượng Đời sống xã hội được nâng cao kéo theo nhu cầu về chăm sóc răng miệng đặc biệt là chăm sóc răng miệng lứa tuổi học đường cũng được nâng cao Trường tiểu học Xuân
La quận Tây Hồ là địa chỉ thực hiện đầy đủ các nội dung của chương trình nha học đường Với mục đích muốn tìm hiểu hiệu quả của chương trình và đặc biệt
là tìm mối liên quan giữa các vấn đề kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng tại trường tiểu học triển khai NHĐ Chính vì vậy,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về: “Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và thực trạng sâu răng ở học sinh tại trường tiểu học Xuân
La quận Tây Hồ Hà Nội năm 2014” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1 Xác định tỷ lệ sâu răng của học sinh tại trường tiểu học Xuân La
quận Tây Hồ thành phố Hà Nội năm 2014
2 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng
miệng và bệnh sâu răng ở nhóm học sinh trên
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của bộ răng
1.1.1 Tổ chức học của răng
Cấu tạo của răng gồm: men răng, ngà răng và tủy răng
Hình 1.1 Giải phẫu Răng [3]
* Men răng
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) Men răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm và mỏng nhất ở vùng
cổ răng Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra, trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng [4]
Trang 4* Ngà răng
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, nhưng không giòn và dễ
vỡ như men, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3)2H2O] Ở điều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài và được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy
Về tổ chức học: ngà răng được chia làm hai loại;
- Ngà tiên phát: chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá trình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tomes
- Ngà thứ phát: được sinh ra khi răng đã hình thành gồm ngà thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt [5]
* Tuỷ răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tuỷ gồm tuỷ chân và tủy thân Tuỷ răng trong buồng tủy gọi là tủy thân hoặc tủy buồng, tuỷ răng trong ống tủy gọi là tủy chân Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy
Tuỷ răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trì sự sống của nguyên bào ngà, tạo ngà thứ cấp và nhận cảm giác của răng Trong tủy răng
có chứa nhiều mạch máu, bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh [4]
1.1.2 Bộ răng
* Bộ răng sữa:
Bộ răng sữa là bộ răng bắt đầu mọc lúc trẻ 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ
lúc 24-36 tháng tuổi Bộ răng sữa gồm có 20 chiếc, 10 chiếc ở mỗi hàm
Bộ răng sữa mọc đầy đủ vào khoảng hai tuổi rưỡi Các răng sữa sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn Bộ răng sữa không có răng hàm nhỏ và
Trang 5không có răng nào giống răng hàm nhỏ vĩnh viễn Vào khoảng 6 tuổi, bắt đầu xuất hiện sự mọc răng vĩnh viễn thay thế dần cho bộ răng sữa, quá trình này thường kết thúc vào khoảng 12 tuổi [6]
*Bộ răng vĩnh viễn
Gồm 28 đến 32 chiếc (4 răng số 8 có thể không có) là hàm răng thay thế cho bộ răng sữa, nó có một số đặc điểm khác biệt với bộ răng sữa cần lưu ý
Về hình thể bên ngoài:
- Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn tương ứng cùng nhóm
- Thân răng và chiều dài toàn bộ của răng sữa ngắn hơn răng vĩnh viễn
- Các răng cửa sữa có mặt ngoài và mặt trong lồi hơn nhiều ở 1/3 cổ tạo thành các gờ cổ
- Mặt ngoài và mặt trong của các răng cối sữa phẳng và hội tụ nhiều từ vùng gờ cổ về phía nhai, vì thế bản nhai của chúng hẹp
- Chân răng sữa dài và mỏng hơn…
- Thân răng sữa có màu sáng hơn và thành phần vô cơ ít hơn răng vĩnh viễn
Về hình thể trong:
- Thân răng rộng hơn mọi hướng so với vùng cổ
- Men răng khá mỏng và độ dày giữa các vùng thân răng ít có sự khác biệt
- Lớp ngà giữa men răng và buồng tủy khá mỏng
- Các sừng tủy nhô cao và buồng tủy rộng
- Các chân răng sữa dài hẹp, dang rộng đáng kể và thuôn dài về phía chóp Ngoài ra khi mới mọc men răng chưa hoàn toàn được ngấm vôi đầy đủ, các rãnh mặt nhai của răng vĩnh viễn thường sâu tạo ra những vùng đọng thức
Trang 6ăn Đó là những yếu tố thuận lợi cho sâu răng dễ hình thành ở trẻ em Cấu trúc bên trong với đặc điểm men mỏng, sừng tuỷ nhô cao…là những yếu tố thuận lợi làm cho bệnh sâu răng nhanh chóng chuyển sang bệnh lý tuỷ răng Cấu trúc bên ngoài với nhiều vị trí lồi lõm cùng với sự phát triển của xương hàm làm các răng sữa thưa dần tạo điều kiện thuận lợi cho lắng đọng và mắc dắt thức ăn làm tăng cơ hội hình thành bệnh sâu răng và viêm lợi [7]
lý liên quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo
vệ của vật chủ [8]
1.2.1.2 Bệnh sinh học sâu răng
Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó
vi khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũng đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như:
- Chế độ ăn, uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường là một yếu tố quan trọng đối với bệnh sâu răng Chế độ ăn uống nhiều đường tạo điều kiện cho
sự gia tăng tỷ lệ sâu răng Các mảnh thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không chải răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển
Trang 7- Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng Hàm răng không bị sứt
mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa của răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn
- Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển và gây sâu răng
- Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH… cũng là những yếu
tố ảnh hưởng đến sâu răng
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Key:
Sơ đồ Keys, sự phối hợp 3 yếu tố gây sâu răng [9]
Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng quan tâm nhiều đến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng
Sau đó vào năm 1975, người ta đã tìm được nguyên nhân của bệnh sâu răng Nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ White như sau:
Trang 8Sơ đồ White (1975) [9]
Với sơ đồ này, người ta quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Răng: ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi, fluoride, dinh dưỡng…
- Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans
- Chất nền: ảnh hưởng bởi yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khả năng trung hòa của nước bọt
Sơ đồ White cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như: hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và có tác dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F-,
Ca++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng
Trang 9Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Cơ chế gây sâu răng [3]
1.2.2 Đặc điểm sâu răng ở trẻ em
Việc chưa hoàn thiện cấu trúc đã tác động không nhỏ tới sự phát triển bệnh sâu răng và làm tăng các biến chứng của nó
Các răng vĩnh viễn thường phải sau 2 năm mới ngấm vôi xong hoàn toàn Vì thế, tổn thương sâu răng ở trẻ thường tiến triển nhanh so với người trưởng thành Chân răng chưa hình thành và vùng cuống chưa được đóng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ra những biến chứng: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,… khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập
1.2.3 Tình hình sâu răng ở trẻ em
* Các nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 1908 liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự phòng sâu răng và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa Tại các hội nghị của
- Mảng bám vi khuẩn;
- Chế độ ăn nhiều đường;
- Nước bọt thiếu hay acid;
- Acid dạ dày tràn lên miệng;
- pH < 5,5
- Nước bọt
- Khả năng kháng acid của men răng
- Fluor có ở bề mặt men răng
- Trám bít hố rãnh
- pH > 5,5
Các yếu tố bảo vệ:
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
Trang 10FDI năm 1951, 1960 và 1966 đều kết luận việc fluor hóa nước uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém nhất Tuy nhiên vào những năm
60 – 70 ngành nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung và chữa, phục hồi sâu răng và viêm quanh răng, một công việc tốn kém và ít hiệu quả
Tại các nước đang phát triển như ở Ả rập Xê út, Al-Ghannam NA, Wyne
AH và CS [10] năm 2002 cho biết tỷ lệ hiện mắc sâu răng rất cao trên 322 học sinh tuổi từ 6 -11 là 94,4%, số lượng răng bị sâu trung bình/học sinh là 6,3±3,5, số răng bị mất trung bình/học sinh là 4,9 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy là tỷ lệ trẻ được trám răng thấp 0,3% Đồng thời nghiên cứu cũng cho biết 100% giáo viên hiểu biết về CSRM là cần thiết, nhưng chỉ có 41% giáo viên trả lời là có dạy về vệ sinh răng miệng cho học sinh Cùng tác giả trên năm 2004 nghiên cứu trên 1407 học sinh tuổi từ 12 - 19 cho biết không
có sự khác biệt về sâu răng giữa hàm trên bên phải và hàm trên bên trái, tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 12 - 13 là 86,2% và tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 15 - 19 là 91,6% Tại Ấn Độ, Rao SP và CS [11] (1993) nghiên cứu trên 778 học sinh tuổi
từ 6 - 11 tại hai trường thuộc nội thành và hai trường ngoại thành thông báo tỷ
lệ hiện mắc sâu răng là 16,5% thấp hơn rất nhiều so với những nghiên cứu ở
Ả rập Xê út do Wyne và CS thực hiện
Tại Thái Lan, theo nghiên cứu của Petersen và CS [12] năm 2001, trẻ em
6 tuổi có tỷ lệ sâu răng vào khoảng 96,3%, SMT trung bình là 8,1; Còn với những trẻ 12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào khoảng 70% và SMT trung bình là 2,4 Nghiên cứu tại miền bắc Phillipin năm 2003, Kayoko Shinada, Khristine Marie G, Cariño KM và CS [13] về tình hình y tế cộng đồng cho biết tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi là 92% và SMT trung bình là 10,1
Trang 11Bảng 1.1: Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn ở học sinh tiểu học tại một
số nước đang phát triển [14]
* Tại Việt Nam
Có rất nhiều các nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng và các chương trình can thiệp phòng và điều trị sâu răng tại cộng đồng Theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 1990 của Nguyễn Dương Hồng và CS [15], tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 55,69% và tỷ lệ sâu răng ở trẻ 15 tuổi là 60,33%
Theo cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Trần Văn Trường và
CS [16] đã công bố tỷ lệ sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 6 - 8 tuổi cụ thể như sau:
84,9% sâu răng sữa tuổi 6 - 8
56,3% sâu răng sữa tuổi 9 - 11
25,4% sâu răng vĩnh viễn tuổi 6 - 8
54,6% sâu răng vĩnh viễn tuổi 9 - 11
64,1% sâu răng vĩnh viễn tuổi 12 - 14
68,6% sâu răng vĩnh viễn tuổi 15 - 17
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự giảm dần của tỷ lệ sâu răng sữa theo độ tuổi và sự gia tăng sâu răng vĩnh viễn theo độ tuổi Độ tuổi từ 6 - 11
Trang 12tuổi bắt đầu có sự hiện diện của răng vĩnh viễn song song với việc thay thế răng sữa Nhóm tuổi 6 - 8 chủ yếu là răng sữa và nhóm 9 - 11 các răng sữa đã được thay thế gần hết, càng lớn số răng sữa càng giảm và số răng vĩnh viễn sẽ tăng lên Chính vì thế tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần theo tuổi và ngược lại tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn sẽ tăng dần theo độ tuổi
Năm 1995 Trịnh Đình Hải và CS [17] nghiên cứu trên 3061 học sinh tuổi từ 6 - 15 tại huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng (cũ) cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa
là 32,4% và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 14,4%
Trong công trình nghiên cứu công bố năm 2007 của Trần Ngọc Thành [18] nghiên cứu trên học sinh tuổi từ 6 - 12, cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa cao gấp 1,7 lần so với tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn, chủ yếu là sâu từ 1 - 2 răng/học sinh Trung bình một học sinh có 3,5 răng sữa bị sâu và 2 răng vĩnh viễn bị sâu Tỷ lệ sâu răng sữa hàm trên cao hơn hàm dưới và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn hàm dưới lại cao hơn hàm trên Các răng sữa số 3 và số 5 có tỷ lệ sâu cao nhất
và răng số 6 là răng vĩnh viễn có tỷ lệ bị sâu cao nhất Điều này có thể hiểu được do răng 6 là một trong số các răng vĩnh viễn đầu tiên xuất hiện, bên cạnh đó cấu trúc giải phẫu của răng số 6 thuận lợi cho thức ăn bám lại ở các
hố rãnh mặt nhai dễ dẫn đến sâu răng hơn
Hoàng Tử Hùng và CS [19] nghiên cứu tình hình sâu răng ở trẻ em tại một số tỉnh miền Nam năm 1981, cho biết tỷ lệ sâu răng sữa là khá cao (70,5%) trong đó tỉnh Thuận Hải (cũ) tỷ lệ sâu răng sữa là 72,1%
Trần Văn Trường và CS [16] năm 2002 trong cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc đã cho biết chỉ số SMT/smt ở lứa tuổi 6 - 11 cụ thể như sau:
- smt: 5,4 (6 - 8 tuổi)
- smt: 1,96 (9 - 11 tuổi)
- SMT: 0,48 (6 - 8 tuổi)
- SMT: 1,19 (9 - 11 tuổi)
Trang 131.3 Dự Phòng Sâu răng và vai trò của Fluor trong dự phòng sâu răng
* Vai trò của Fluor trong dự phòng sâu răng
Năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp dự phòng sâu răng bằng cách: fluor hóa nước uống, đưa fluor vào muỗi, súc miệng bằng dung dịch fluor cho trẻ em, dung kem đánh răng có fluor, trám bít hố rãnh răng, chế độ
ăn dự phòng, hướng dẫn VSRM, phát hiện sớm và điều trị dự phòng
Thực hiện đủ và đánh răng đúng kĩ thuật là việc làm quan trọng để làm sạch mảng bám răng Với việc sử dụng fluor để dự phòng sâu răng và tăng sức đề kháng của răng Người ta đã đồng ý việc sử dụng rộng rãi các dạng fluor làm giảm sâu răng rõ rệt ở Mỹ và nhiều quốc gia khác Fluor hóa nước uống cộng đồng giữ vai trò quan trọng do hiệu quả lâm sàng và kinh tế của
nó Các chất bổ sung trong chế độ ăn và fluor hóa nước uống trong trường học
là các hình thức sử dụng fluor khi việc fluor hóa nước uống không thực hiện được Fluor hóa muối ăn cũng trở nên phổ biến hơn ở một số nước như Mỹ và Tây Âu Hiện nay Fluor đã được công nhận là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi và ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng
Những năm 1996 và 1998 chỉ số Sâu – Mất – Trám/mặt răng ở răng vĩnh viễn (SMT/MR) của trẻ lứa tuổi 12 có điều kiện kinh tế xã hội cao ở Đan Mạch rất thấp: giữa 0,4 và 0,1 Ở trẻ em có điều kiện kinh tế xã hội thấp, SMT/MR giữa 1,6 và 2,0 [20]
Việc sử dụng fluor để phòng sâu răng như thế nào là thích hợp cũng cần được đặt ra Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng giảm ở các nước phát triển phần lớn là do sử dụng fluor rộng rãi Song song với tỷ lệ sâu răng giảm là tỷ lệ răng nhiễm fluor tăng Các nghiên cứu về nhiễm fluor được thực hiện trong những vùng có và không có fluor hóa, đã nhận dạng được 4 yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm fluor là: sử dụng nước uống có fluor, viên fluor, kem đánh răng có fluor và sữa đóng hộp có fluor trước 8 tuổi
Trang 14Hiện nay, tại Singapore 100% dân số được fluor hoá nước uống và giáo dục nha khoa, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc sức khoẻ răng miệng thường xuyên tại trường trong chương trình NHĐ [21] Tại Việt Nam, Ngô Đồng Khanh [22] năm 2004 trong báo cáo tại hội nghị khoa học kỹ thuật răng hàm mặt toàn quốc đã công bố TP Hồ Chí Minh sau 10 năm fluor hoá nước máy đã cho thấy tỉ lệ và mức độ sâu răng giảm một các đáng kể (tỉ lệ sâu răng tuổi 12 năm 1990 là 76,33%, năm 2000 là 66,37% giảm khoảng 10% ở lứa tuổi 12) Các nghiên cứu khoa học trong nước cũng đã cho thấy những nơi nào có nồng độ fluor trong nước uống cao hơn thì nơi đó có tỉ lệ sâu răng thấp hơn Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Hồng Quân
và CS [23] (2004), tỉ lệ trẻ 12 tuổi bị sâu răng trong vùng có fluor hóa nước là 38,2% và tỉ lệ này tăng đến 67,0% đối với vùng không có fluor nước, ở trẻ 15 tuổi lần lượt là 55,% và 79,5% cho thấy tầm quan trọng của fluor trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng
Năm 1990 NHĐ đã triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố Năm 1988 thành lập Uỷ ban Quốc gia về sức khoẻ RM, tổ chức chiến dịch truyền thông phòng bệnh trong cả nước với sự tham gia của hàng ngàn bác sỹ
1.4 Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng
Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng bao gồm:
- Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống
- Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc vệ sinh răng miệng
- Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ
Các tác giả thường mô tả các yếu tố nguy cơ, không phân tích sâu về các mối liên quan giữa chúng và bệnh sâu răng ở trẻ em [18]
Trang 15 Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống:
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các tập quán ăn uống liên quan đến bệnh sâu răng ở trẻ em như tần suất sử dụng các đồ ăn thức uống có nhiều đường, ăn thêm bữa phụ buổi tối, đồ ăn thức uống nóng lạnh,
đồ ăn cứng, tiền sử bú bình, khẩu phần ăn:
- Adenubi J Al Ghanim [24] đã phân tích đa biến về các mối liên quan giữa chế độ ăn có nhiều sữa hộp, tần suất sử dụng đồ ăn uống ngọt, trẻ có tiền
sử bú bình với các bệnh sâu răng và sâu - mất - trám răng, kết luận rằng những yếu tố này liên quan chặt chẽ với các bệnh sâu răng Một nghiên cứu tại thành phố Kerela, Ấn Độ năm 2005 do David và CS [14] thực hiện cho biết trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao gấp 1,4 lần những trẻ ăn ít đồ ngọt, sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê Sunny Ajimen Okeigbemen [25] nghiên cứu ở Nigeria năm 2004 cho thấy tỷ lệ học sinh có
ăn phụ buổi tối là rất cao 87,5% nhưng tỷ lệ sâu răng ở đây lại thấp Điều này
có thể là do những trẻ này sử dụng bàn chải răng cao (95,8%)
- Petersen và CS [12] nghiên cứu ở Thái Lan (2001) công bố tỷ lệ sử dụng
đồ uống ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường (34%), chè đường (26%), nước ngọt (24%) liên quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70 - 96,3% tùy độ tuổi và chỉ số SMT là 8,1 răng/học sinh Đồng thời tác giả cũng nêu lên tập quán sử dụng đồ
ngọt nhiều ở những người theo đạo Hồi và đặc biệt là ở nữ học sinh
Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc vệ sinh răng miệng:
Một số tác giả nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu về các yếu tố chăm sóc răng miệng như hiểu biết về chăm sóc răng, khám định kỳ răng, thói
quen chải răng, tuổi sử dụng bàn chải, thuốc, vật liệu chải răng:
Trang 16- Rao SP và CS [11] cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2 - 62% học sinh có chải răng ít nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7 - 13,6% sử dụng thuốc đánh răng; 3,1% dùng tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày
- Sunny Ajimen Okeigbemen và CS [25] thông báo 81,4% học sinh chưa bao giờ được khám răng tại các cơ sở y tế, 95,8% có sử dụng bàn chải răng
- David và CS [14] cho rằng trẻ không sử dụng bàn chải răng thì có nguy
cơ sâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác
Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ em
Các tác giả đã cho rằng yếu tố nguy cơ đặc trưng cá nhân trẻ em như: trẻ em ở nông thôn và ở thành thị, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em không phải dân tộc ít người, trẻ em ở trường tư thục và trường công lập, trẻ em có điều kiện sống tốt và trẻ em nghèo, trẻ em nam và trẻ em nữ Các yếu tố nguy cơ này ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh sâu răng của trẻ em Sau đây
là một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này
- Rao SP và CS [11] cho rằng học sinh nội thành có tỷ lệ sâu răng cao hơn ở ngoại thành (22,8% so với 15%), học sinh dân tộc ít người có chất lượng răng tốt hơn học sinh không phải là dân tộc ít người
- Sunny Ajimen Okeigbemen và CS [25] cho biết học sinh thành thị có chỉ số SMT cao hơn học sinh nông thôn (0,72 so với 0,53) và học sinh ở trường tư thục có chỉ số SMT cao hơn học sinh ở trường công lập (0,75 so với 0,55) nhưng chỉ số SMT ở nữ lại cao hơn học sinh nam (0,7 so với 0,59)
- David và CS [14] nghiên cứu và cho rằng trẻ sống ở thành phố có nguy
cơ sâu răng cao hơn 1,5 lần trẻ ở nông thôn, trẻ em nghèo cũng có nguy cơ sâu răng 1,7 lần so với trẻ em ở các gia đình giầu
- Fabio Ciuffolo và CS [26] cho rằng tỷ lệ sâu răng ở nam học sinh cao hơn ở nữ học sinh
Trang 171.5 Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh
1.5.1 Khái quát về thuật ngữ
Hành vi sức khỏe, trong đó hành vi CSRM là một trong nhiều khái niệm liên quan đến hành vi con người Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta thấy có hai loại hành vi sức khỏe, đó là các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe Người ta cho rằng hành vi con người là một phức hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố
di truyền, môi trường, kinh tế - xã hội và chính trị
Kiến thức (Knowledge), Thái độ (Attitude) và hành vi (Practice) nói chung là tập tính, thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, hành động của con người đối với môi trường bên ngoài, đối với bệnh tật
Các yếu tố quy định nên hành vi con người có thể tóm tắt như sau:
Kiến thức Thái độ Hành vi
K A P
(Knowledge) (Attitude) (Practice)
Sự hiểu biết phụ thuộc vào yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế
Tư duy, lập trường, quan điểm
Các hoạt động của con người
Kiến thức
Kiến thức hay hiểu biết của con người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có suy nghĩ, tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc [27]
Trang 18Kiến thức phòng bệnh răng rất cần thiết trong phòng tránh bệnh răng miệng, kiến thức, thực hành CSRM của HS bị ảnh hưởng rất nhiều của hoạt động NHĐ trong đó đặc biệt quan trọng là giáo dục CSRM, đây là nội dung được các nước trên thế giới cũng như chương trình NHĐ Việt Nam ưu tiên hàng đầu
Thái độ
Là tư duy, lập trường, quan điểm của đối tượng đối với một vấn đề [27]
Ở lứa tuổi HS PTTH khi được tiếp thu những kiến thức đúng trong việc phòng và điều trị bệnh răng miệng các em sẽ có quan điểm đúng đắn về CSRM Trong CSRM các em chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường giáo dục của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè Khi có quan điểm đúng, thái độ tích cực thì chính các em có thể tác động lại đến gia đình, bạn bè, người thân Tuy nhiên điều kiện kinh tế xã hội, gia đình, môi trường giáo dục có thể tác động tiêu cực đến tư duy, thái độ của các em
1.5.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam
* Trên thế giới
Mahmoud K Al-Omiri và CS [28] (2006) nghiên cứu ở 557 HS độ tuổi trung bình là 13,5 ở một trường học phía bắc Jordan, báo cáo cho thấy
Trang 1983,1% HS có sử dụng bàn chải và kem đánh răng để VSRM; 36,4% đánh răng vào buổi sáng, 52,6% đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và 17,6% đánh răng cả buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ Có 66% HS đi khám răng miệng định kỳ, 46,9% chỉ đến nha sĩ khi đau và 20,1% ít khi hoặc không bao giờ đến nha sỹ
Ling Zhu và CS [29] (2003) nghiên cứu 4400 HS từ 12 - 18 tuổi ở Trung Quốc cho thấy có 44% HS chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có 17% có sử dụng thuốc đánh răng có flour, 29% HS 12 tuổi chỉ đến khám bác
sỹ răng khi răng đã bị đau
Rao SP và CS [11] tiến hành nghiên cứu tại Ấn Độ cho biết có tới 59,2 - 62% HS có chải răng ít nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7 - 13,6% sử dụng thuốc đánh răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày
Theo Petersen và CS [12] nghiên cứu ở Thái Lan năm 2001, tỷ lệ trẻ
em sử dụng đồ ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường, chè đường, nước ngọt
và liên quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70 - 96,3% tùy từng độ tuổi, tỷ lệ HS chải răng 1 lần/ngày là 88%
David và CS [14] (2005) nghiên cứu ở Ấn Độ, cho rằng trẻ không sử dụng bàn chải răng thì có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác
* Ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của tác giả Chu Thị Vân Ngọc [30] (2008) ở HS 11 - 14 tuổi cũng cho thấy: có 84,64% đạt điểm kiến thức phòng bệnh loại khá, HS nữ đạt điểm giỏi cao hơn HS nam, tất cả HS đều có bàn chải riêng và sử dụng thuốc đánh răng, có 85,64% HS chải răng thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, 63,44% HS chải từ 1 - 3 phút, 18,89% HS chải trên
3 phút và có 94,2% HS chải răng từ 2 lần trở lên mỗi ngày
Trang 20Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan [31] tại Yên Bái năm
2003 thì khi được hỏi về thói quen VSRM thế nào sau khi ăn thì chỉ có 10,37% HS đánh răng, 19,51% dùng tăm xỉa răng, 26,52% xúc miệng và có tới 43,6% không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, 30,49% số HS đánh răng ngày 2 lần, 15,85% HS đánh răng ngày 1 lần, tỷ lệ HS thỉnh thoảng là 9,45%
và 44,21% HS không đánh răng
Kết quả của Nguyễn Đăng Nhỡn [32] tại Yên Sơn - Tuyên Quang năm
2004 ở HS 12 tuổi cho thấy 32,71% biết mình bị sâu răng Khi được hỏi về thói quen thực hành đánh răng thì có 28,04% HS không đánh răng 45,79% đánh răng ngày 1 lần và 26,17% đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 65,42% chưa đi khám răng lần nào
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Hoa Sen [33] năm 2004 tại Gia Lâm, Hà Nội 70% cha mẹ có kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng chưa đạt yêu cầu
và 86,1% thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho con chưa đạt yêu cầu
Theo kết quả của Nguyễn Văn Thành [34] nghiên cứu tại thị xã Hưng Yên năm 2007 ở HS 6 tuổi cho thấy: Tỷ lệ HS đánh răng ngày 1 lần là 61,01%, 2 lần
là 38,99% 41,01% chỉ đánh răng vào buổi sáng, 23,03% chỉ đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và 35,96% đánh cả 2 thời điểm trên, 64,44% chưa đi khám răng bao giờ và 100% chải ngang răng khi đánh răng
Nghiên cứu của Lê Huy Nguyên [35] tại Hoài Đức, Hà Tây năm 2007 cho thấy tỷ lệ HS có kiến thức đạt là 40%, 20% HS thực hành phòng chống sâu răng đạt yêu cầu
Kết quả nghiên cứu của Trương Phi Hùng và CS [36] ở Diên Khánh, Khánh Hòa năm 2008 cho thấy đa số HS được hỏi đều chải răng từ hai lần trở lên 50% và số HS chỉ chải răng duy nhất một lần trong ngày chiếm 17% trong tổng số Tỉ lệ HS có thực hành chải răng trên ba lần trong một ngày chiếm tỉ
Trang 21lệ thấp nhất 2% Thời điểm chải răng phổ biến của các em HS là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy, chiếm tỉ lệ tương ứng là 84%
và 95% Tỉ lệ HS có thực hành chải răng ngay sau khi ăn thấp nhất 9%
- Phương pháp đánh răng bằng cách chà ngang được sử dụng phổ biến nhất 32% Tỉ lệ HS thực hành phương pháp Bass (chải dọc thân răng và xoay tròn) còn rất hạn chế 2% Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có khoảng 38% số
HS không có cách chải răng cố định Tỷ lệ HS có thực hành chung đúng về chải răng chỉ chiếm 1% do số HS có thực hành đúng về phương pháp chải răng khá khiêm tốn, chiếm 2%
- Về thói quen đi khám răng định kỳ, số HS có đến nha sĩ trong sáu tháng gần đây chiếm tỉ lệ cao nhất 34%, đáng chú ý là có 23% tổng số cho biết chưa bao giờ đi khám răng Số HS có thực hành khám răng định kỳ từ một lần trở lên trong một năm còn chiếm 20% trong tổng số; đáng chú ý là có đến 72% số HS không bao giờ khám răng định kỳ
- Thói quen sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính khá phổ biến; 48% số HS được khảo sát dùng các thức ăn có đường từ một đến hai lần trong ngày, 22% số này dùng hơn hai lần và 30% HS sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính Tần suất sử dụng thức uống có đường có thấp hơn so với các thức ăn ngọt, tỉ lệ HS dùng thức uống có đường dưới một lần trong ngày chiếm đa số 51%, giữa các bữa ăn chính là 52%, sử dụng thức uống
có axit giữa các bữa ăn chính là 75%
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước [37] năm 2008 ở HS khối lớp 6 tại trường THCS Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy
- Về số lần đánh răng trong ngày của HS: Chiếm tỷ lệ cao nhất là HS chỉ đánh răng 1 lần trong ngày với 50,6% HS đánh răng 2 lần trong ngày
Trang 22chiếm tỷ lệ 34,4% Không đánh răng chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 11,1% Và
tỷ lệ thấp nhất là đánh răng 3 lần trong ngày chỉ chiếm 3,9%
- Trong đó số HS đánh răng vào buổi sáng chiếm 36,5%, đánh răng vào buổi tối chiếm 20,4%, chỉ có 38,7% các em đánh răng cả sáng và tối, và 4,4% các em đánh răng ngày 3 lần
- Thực hành đánh răng: Phần lớn các em thực hành đánh răng không đúng cách, 89,6% các em đưa bàn chải ngang thân răng khi đánh răng và 33,8% các em khi đánh răng chỉ chải mặt ngoài
- Thời gian đánh răng chiếm tỷ lệ cao nhất là các em đánh răng từ 1 - 2 phút với 42,2%, tiếp đến là đánh răng 2 - 3 phút với 16,9%, có 12,4% đánh răng dưới 1 phút, chỉ có 7,1% đánh răng từ 3 phút trở lên và có 21,4% các em không rõ thường đánh răng trong bao lâu
- Thói quen ăn quà vặt: Thỉnh thoảng HS ăn quà vặt chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,6% Mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ 20,8%, hiếm khi chiếm 11,7% Tỷ lệ thấp nhất là không bao giờ chỉ chiếm 3,9%
- Số lần đi khám răng trong năm: HS không đi khám răng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 154 HS được phỏng vấn với tỷ lệ là 82,5% Đi khám 1 lần chiếm 11,7 % Đi khám từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt 5,8%
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dung [38] năm 2007 tỷ lệ HS không đạt kiến thức về VSRM 43,76%, 52,26% HS hiểu sai về nguyên nhân gây sâu răng, 55,45% chưa đạt về thực hành chăm sóc răng miệng Tỷ lệ HS đánh răng không đúng phương pháp và thời điểm là 57,4% và 56,24%
Trong công trình nghiên cứu của Ngô Văn Toàn và Trần Ngọc Thành [39] năm 2005 tại Trường Tiểu học Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội cho thấy tỷ lệ HS có ăn đồ ngọt vào buổi tối chiếm 27,4% Có sử dụng đồ uống có
ga là 18,3% HS đánh răng buổi sáng chiếm 92%, đánh răng buổi tối chiếm
Trang 2389,7%, đánh răng ngay sau khi ăn chỉ chiếm 39,3% và tỷ lệ đánh răng 3 lần/ngày chỉ có 21% Trong đó tỷ lệ HS đánh răng đúng là 63,9%
Nghiên cứu của Trần Anh Thắng [40] ở học sinh PTTH tại Hòa Bình năm 2011, có 83,4% HS đánh răng ít nhất 2 lần một ngày trở lên, có 64,5%
HS đánh răng >2 phút mỗi lần và có 68,6% HS đánh răng xoay tròn và chải lên xuống
Như vậy căn cứ vào các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy với các địa điểm nghiên cứu khác nhau, thời gian nghiên cứu khác nhau và đối tượng nghiên cứu khác nhau Sẽ cho thấy tình trạng bệnh sâu răng khác nhau, kiến thức - thái độ - thực hành chăm sóc răng miệng khác nhau Vì lẽ đó với mục tiêu nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ Hà Nội Góp phần nhỏ
bé vào công tác chăm sóc răng miệng cho cộng đồng ở Hà Nội
Trang 24Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ thành phố Hà Nội
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Học sinh từ 6 - 11 tuổi tính đến thời điểm tháng 11 năm 2013 đang học tại trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ thành phố Hà Nội
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu và được sự đồng ý của phụ huynh học sinh
- Cách xếp độ tuổi căn cứ vào ngày tháng năm sinh tính đến thời điểm thu thập số liệu (24/04/2014) Cụ thể như sau:
+ Học sinh sinh từ 25/04/2007 đến 24/04/2008 được tính là 6 tuổi + Học sinh sinh từ 25/04/2006 đến 24/04/2007 được tính là 7 tuổi + Học sinh sinh từ 25/04/2005 đến 24/04/2006 được tính là 8 tuổi + Học sinh sinh từ 25/04/2004 đến 24/04/2005 được tính là 9 tuổi + Học sinh sinh từ 25/04/2003 đến 24/04/2004 được tính là 10 tuổi + Học sinh sinh từ 25/04/2002 đến 24/04/2003 được tính là 11 tuổi
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc không nhận được sự chấp thuận của phụ huynh học sinh
- Không nằm trong lứa tuổi 6 - 11 tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu
- Không học tại trường tiểu học Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Trang 252.3 Thời gian nghiên cứu
Tháng 11/2013 - 7/2014
2.4 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ sâu răng sữa, sâu răng vĩnh viễn và các chỉ số SMT, smt của học sinh tiểu học Xuân La quận Tây Hồ, Hà Nội
- Tìm mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành CSRM với bệnh sâu răng ở nhóm học sinh trên
2.4.2 Thiết kế nghiên cứu
* Cỡ mẫu
Trường tiểu học Xuân La có 5 khối lớp tương ứng với các độ tuổi từ
6 - 11 Để tiện cho việc nghiên cứu và so sánh với các công trình trước, chúng tôi chia thành 2 nhóm tuổi:
Nhóm 1: từ 6 – 8 tuổi (tương ứng với khối lớp 1, 2, 3)
Nhóm 2: từ 9 – 11 tuổi (tương ứng với khối lớp 4, 5)
Áp dụng công thức:
n =
2 ) 2 / 1 (
Z
2 ) 1 (
- n: Là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cho 1 nhóm tuổi
- p = 65% (Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 6 - 11 tuổi theo kết quả cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 1999-2000 của Trần Văn Trường và CS [16]
Trang 26- Z2(1- / 2 ) là hệ số giới hạn tin cậy, với α = 0,05, Z(1- / 2 ) = 1,96 tương ứng với độ tin cậy 95%
- d = 5% là độ chính xác tuyệt đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể
- Thay vào công thức, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cho một nhóm tuổi là
350 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho 2 nhóm độ tuổi là 350 x 2 = 700 Thực tế trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ có 1520 học sinh phân bố vào 5 khối lớp học, trên cơ sở số học sinh đã được xác lập bằng danh sách do nhà trường cung cấp chúng tôi khám và phỏng vẫn được 890 học sinh
* Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả các học sinh đã khám và phỏng vấn để đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn
2.5 Phương pháp thu thập thông tin
Công cụ thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập thông qua phiếu khám răng miệng cho học sinh, có kết hợp giữa phỏng vấn và khám lâm sàng với nội dung theo phiếu khám in sẵn Phiếu khám răng miệng gồm 2 phần: phỏng vấn và khám răng
Phỏng vấn bao gồm các nội dung: (Phụ lục 2, 3, 4)
- Thông tin chung
- Thông tin về kiến thức VSRM
- Thông tin về thái độ VSRM
- Thông tin về hành vi VSRM
- Phần thông tin chương trình nghiên cứu dành cho cha mẹ học sinh
- Phần cam kết dành cho cha mẹ học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu
Trang 27Các thông tin trên được thu thập thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 22 câu hỏi trong phần phụ lục phiếu khám răng miệng
Cách thức phỏng vấn
Phiếu khám được phát về các lớp theo danh sách học sinh, cô giáo chủ nhiệm và cán bộ y tế trường học sẽ hướng dẫn học sinh cách trả lời test phỏng vấn Sau khi học sinh hoàn thành trả lời các câu hỏi trong phiếu cán
bộ y tế trường học sẽ thu lại phiếu phỏng vấn và gửi lại cho bác sĩ phụ trách nghiên cứu
Khám răng:
- Dụng cụ:
Dụng cụ khám lâm sàng tại trường tiểu học Xuân La
+ Bộ khay khám răng: khay, gương, thám châm, gắp, bóng thổi hơi + Dụng cụ để khử khuẩn: Cồn, bông, dung dịch khử trùng dụng cụ… + Đèn pin, giấy lau… Phiếu khám răng miệng học sinh
Trang 28- Biện pháp vô khuẩn:
+ Trang phục bảo vệ: Áo Blouse, mũ, khẩu trang, găng khám vô khuẩn + Từng loại dụng cụ được tiệt trùng và bảo quản trong hộp kim loại + Khử khuẩn dụng cụ bằng cách ngâm dụng cụ vào dung dịch Hydroperoxyde 6% trong 30 phút
- Người khám:
Các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã được tập huấn, định chuẩn, thống nhất cách khám và phương pháp đánh giá
2.6 Các chỉ số và tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá
2.6.1 Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn
* Chỉ số SMT
Dùng để xác định tình trạng sâu mất và trám răng vĩnh viễn với tổng số răng là 28 Răng chưa mọc, răng thừa, răng sữa không được tính vào chỉ số này [42]
* Tiêu chuẩn đánh giá
Gồm 3 phần:
+ S: tất cả răng bị sâu và răng đã hàn có sâu tái phát
+ M: răng mất không còn trên cung hàm do sâu
+ T: bao gồm các răng đã hàn không sâu
Chỉ số SMT của cá thể = Tổng số răng vĩnh viễn sâu + mất + trám
Cá thể được khám Chỉ số SMT của quần thể = Tổng số răng vĩnh viễn sâu + mất + trám
Tổng số cá thể của quần thể được khám
Trang 29- S/SMT: chỉ số răng sâu không được điều trị trong cộng đồng
- T/SMT: là chỉ số răng sâu được trám trong cộng đồng
* Phiếu khám
Khám theo mẫu phiếu điều tra của Bộ y tế dùng cho dự án “Mô hình bệnh tật trẻ em học đường Việt Nam”, ghi đầy đủ các mục cần điều tra Mã số trong phiếu khám được quy ước theo WHO [43]
Bảng 2.1: Quy ước của WHO về ghi mã số sâu mất trám răng vĩnh viễn [10]
2.6.2 Chỉ số sâu mất trám răng sữa
- Ý nghĩa như SMT nhưng dùng cho răng sữa
Bảng 2.2: Quy ước của WHO về ghi mã số sâu mất trám răng sữa [10]
Trang 30* Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng của WHO (1997) [44]: răng được chẩn đoán là sâu khi có tổn thương ở hố, rãnh hoặc trên bề mặt nhẵn, ấn thám trâm với một lực vừa phải kèm với các dấu hiệu khác như đáy lỗ sâu mềm, có vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng, có thể dùng thám trâm cạo đi ngà mềm
ở xung quanh
* Chẩn đoán phân biệt bệnh sâu răng
- Sâu răng giai đoạn sớm: sâu men lan theo chiều sâu, đáy thường gồ ghề, vị trí hay gặp ở mặt nhai và mặt tiếp giáp, tổn thương sâu mới chớm này cần phân biệt với:
+ Nhiễm Fluor: ở mức độ nhẹ thì trên bề mặt men có các chấm trắng thường nhẵn, nhiều ở mặt ngoài, có đều ở các răng đối xứng Tổn thương nặng hơn có thể thấy trên bề mặt men có các vệt màu vàng, nâu, men răng bị hủy hoại, lỗ rỗ men
+ Thiểu sản men: tổn thương thường lan theo chiều rộng, vị trí hay gặp ở mặt ngoài răng, tổn thương xuất hiện ở những nhóm răng cùng giai đoạn hình thành
Trang 31- Các bước tiến hành:
+ Chào hỏi, làm quen với học sinh tạo không khí cởi mở, gần gũi
+ Lắng nghe học sinh nói
+ Tư vấn cho học sinh về tác hại và cách phòng bệnh răng miệng + Khám dưới ánh sáng tự nhiên và đèn khám trong miệng: Quan sát kết hợp dụng cụ để phát hiện sâu răng, viêm lợi
Cách tổ chức thu thập số liệu:
- Liên hệ với phòng Giáo dục quận Tây Hồ và Ban giám hiệu trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ, Hà Nội
- Tập huấn cán bộ điều tra
- Tổ chức phỏng vấn và khám răng tại trường
2.6.3 Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi trong chăm sóc răng miệng của học sinh
Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi trong CSRM của HS bằng chấm điểm các câu trả lời trong bộ câu hỏi Dựa trên yêu cầu tối thiểu về kiến thức, thái độ, hành vi CSRM (Phụ lục 2) Học sinh sẽ tích vào phần mà mình cho là đúng (đáp án có cả câu đúng và sai) mỗi phần chấm điểm đạt, hoặc tốt khi trả lời đúng đáp án ≥ 2/3 các câu hỏi [39]
- Kiến thức của HS gồm 7 câu
+ Đạt: Trả lời đúng đáp án ≥ 5/7 câu
+ Không đạt: Trả lời đúng đáp án < 5 câu
- Thái độ trong CSRM của HS gồm 5 câu
+ Đạt: Trả lời đúng đáp án ≥ 4/5 câu
+ Không đạt: Trả lời đúng đáp án < 4 câu
- Hành vi CSRM của HS gồm 10 câu
+ Đạt: Khi trả lời đúng đáp án ≥ 8/0 câu
+ Không đạt: Khi trả lời đúng đáp án < 8 câu
Trang 322.6.4 Các biến số và trình tự tiến hành nghiên cứu
Bảng biến số sử dụng trong nghiên cứu
- Bộ khám
- Đèn
- Bông gạc -Bóng thổi khô
Tỷ lệ % sâu răng chung theo tuổi, giới
Tỷ lệ % sâu răng sữa theo tuổi, giới
Tỷ lệ % theo số lượng răng sữa bị sâu ở các độ tuổi
Tỷ lệ % theo vị trí răng sữa bị sâu nhiều nhất
Tỷ lệ % theo vị trí răng sữa bị sâu ít nhất
Tần suất sâu răng phân bố theo vị trí các răng sữa
Tỷ lệ % răng sữa được điều trị theo tuổi, giới
Chỉ số smt theo tuổi, giới
Tỷ lệ % sâu răng vĩnh viễn theo tuổi, giới
Tỷ lệ % theo số lượng răng sữa bị sâu ở các độ tuổi
Tỷ lệ răng vĩnh viễn được điều trị theo tuổi, giới
Chỉ số SMT theo tuổi, giới
Bộ câu hỏi nghiên cứu
Phân bố mẫu nghiên cứu theo thái độ CSRM
Phân bố mẫu nghiên cứu theo thực hành CSRM
Tỷ lệ % sâu răng theo các nhóm kiến thức CSRM
Tỷ lệ % sâu răng theo các nhóm thái độ CSRM
Tỷ lệ % sâu răng theo các yếu tố thực hành CSRM
Phân bố nguồn tiếp nhận kiến thức CSRM
Trang 33Các bước tiến hành nghiên cứu:
Liên hệ với trường tiểu học và lập danh sách học sinh, xin ý kiến
của nhà trường và phụ huynh trước khi khám và phỏng vấn học
sinh, các phụ huynh điền thông tin vào bản cam kết đồng ý
cho trẻ tham gia nghiên cứu (Phụ lục 3,4)
Lập bộ câu hỏi và phiếu khám phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu
Tập huấn điều tra nhóm nghiên cứu về cách khám, ghi phiếu điều tra và phỏng vấn, độ tin cậy được đánh giá theo chỉ số Kappa
Thu thập và xử lý thông tin
Trang 342.7 Sai số và khống chế sai số
Hạn chế của nghiên cứu:
- Do thời gian, kinh phí và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu chỉ tiến hành ở học sinh của 1 trường tiểu học, không bao phủ được toàn bộ các trường trên địa bàn thành phố
- Chất lượng các thông tin thu thập bằng phiếu phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên
- Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang không can thiệp nên không thể kết luận được các yếu tố cắt ngang là căn nguyên hay không
- Nghiên cứu chưa đề cập một số yếu tố liên quan khác như: chất lượng nước…
- Nghiên cứu phỏng vấn phần thực hành chứ không quan sát được trực tiếp
Cách khắc phục:
- Tập huấn điều tra viên và giám sát thu thập số liệu
- Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn có nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời, phù hợp với lứa tuổi học sinh
- Tiến hành điều tra thử và điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp
- Các bác sĩ khám răng cho các em là bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt
- Trong khi khám, có 5 - 10% các mẫu được khám lại bởi cùng một người khám và bởi một người khác để đánh giá độ tin cậy trên cùng người khám và giữa những người khám khác nhau, phiếu khám được ghi lại như bình thường
2.8 Xử lý số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi phân tích
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi DATA
Trang 35- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Kết quả phân tích được chia làm 2 phần:
+ Phần mô tả: trung bình, độ lệch chuẩn (Ā±SD), giá trị Min-Max, thể hiện tần suất và tỷ lệ % của các biến trong nghiên cứu
+ Phân phân tích: Kiểm định 2 được sử dụng để so sánh Đánh giá mối liên quan bằng phân tích đơn biến, sử dụng tỉ suất chênh với khoảng tin cậy 95% (OR, 95%CI)
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của: Ban giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, Viện đào tạo răng hàm mặt, các ban ngành liên quan như Sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo và ban giám hiệu trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ, Hà Nội
- Tất cả các học sinh tham gia nghiên cứu cũng như cha mẹ học sinh được giới thiệu rõ mục đích nghiên cứu Giải thích cặn kẽ về các kĩ thuật sử dụng trong khám răng miệng cho học sinh Nghiên cứu được tiến hành với sự
tự nguyện hoàn toàn của học sinh và cha mẹ học sinh Khi không muốn có thể yêu cầu ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào
- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến kinh tế và việc học tập của đối tượng tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho học sinh Những học sinh tham gia nghiên cứu sẽ được tư vấn về kiến thức liên quan đến bệnh sâu răng sau khi khám Trước khi tham gia nghiên cứu, học sinh và cha mẹ học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình nghiên cứu và bản cam kết tham gia nghiên cứu (phụ lục 3,4) Các kết quả khám lâm sàng và hướng điều trị được thông báo cho cha, mẹ học sinh thông qua phiếu khám răng cho học sinh Mọi thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật
Trang 36Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh tuổi từ 6 - 11
3.1.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới của nhóm nghiên cứu
về tuổi và giới không có ý nghĩa thống kê với p >0,05
Trang 373.1.2 Thực trạng bệnh sâu răng và sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu
* Thực trạng sâu răng chung của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sâu răng chung theo tuổi và giới
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sâu răng chung theo tuổi
Trang 38Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng chung của hai nhóm nghiên cứu là 56,50% Tỷ
lệ sâu răng ở nhóm 6 - 8 tuổi là 59,90% cao hơn nhóm 9 - 11 tuổi (53,50%)
Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001
Tỷ lệ sâu răng chung ở hai giới không có sự chênh lệch lớn, ở nam là 57,60% và ở nữ là 55,40% Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng ở hai giới không có
ý nghĩa thống kê với p=0,49
* Thực trạng sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sâu răng sữa theo giới
Trang 39Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ sâu răng sữa theo tuổi
Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng sữa chung của hai nhóm nghiên cứu là 52,80% Tỷ lệ sâu răng sữa ở nhóm học sinh 6 - 8 tuổi là 58,90% cao hơn nhóm học sinh 9 - 11 tuổi (47,20%) Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng ở hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001
Tỷ lệ sâu răng sữa ở hai giới của nhóm nghiên cứu khá tương đồng; ở nam là 55% và ở nữ là 50,60% Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng sữa ở hai giới
có ý nghĩa thống kê với p<0,001
Trang 40Bảng 3.2: Tỷ lệ số răng sữa bị sâu trên trẻ ở các nhóm tuổi
(Sl=464)
76 34,7 48 21,9 30 13,7 65 29,7 219 46,60
Tổng 128 27,2 97 20,6 64 13,6 181 38,5 470 100,0
Nhận xét:
- Tỷ lệ học sinh có ít răng sữa bị sâu (từ 1 đến 2 răng) tập trung chủ yếu
ở nhóm có độ tuổi lớn (9,10,11 tuổi) Tỷ lệ này là 34,70% cao hơn so với tỷ lệ học sinh có 1 - 2 răng sữa bị sâu ở nhóm học sinh 6 - 8 tuổi (20,70%)
- Tỷ lệ học sinh có số lượng răng sữa bị sâu nhiều (≥4 răng) giảm dần
đi khi độ tuổi của học sinh tăng lên Nhóm học sinh 6 - 8 tuổi có tỷ lệ sâu từ 4 răng sữa trở lên là 46,20% Nhóm học sinh 9 - 11 tuổi có tỷ lệ sâu từ 4 răng sữa trở lên là 29,70% Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng sữa theo số lượng ở hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05