1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kỹ năng nghị luận tác phẩm văn xuôi ôn thi THPTQG

30 880 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 76,01 KB

Nội dung

Nghị luận về một nhân vật nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.. * Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng + Từ cảnh ngộ, số phận, phẩm chất và tính cách nhân vật đó m

Trang 1

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

1 Yêu cầu về kĩ năng

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) văn xuôi

- Nêu được luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm,một đoạn trích văn xuôi

- Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân đểviết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

2 Yêu cầu về kiến thức

- Học sinh nắm được mục đích, yêu cầu, đối tượng của bài nghị luận về một tácphẩm (đoạn trích) văn xuôi

- Các bước triển khai bài nghị luận về một một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

a Bước 1: Phân tích đề - xác định các yêu cầu của đề

- Xác định dạng đề;

- Yêu cầu nội dung (đối tượng);

- Yêu cầu vê phương pháp;

- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng

b Bước 2: Lập dàn ý - tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.

- Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ

vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích

- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

c Bước 3: Viết bài

d Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa

GV: Tuy nhiên đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung(nhân đạo, hiện thực) và nghệ thuật (nghệ thuật miêu tả tâm lí, tạo tình huống truyện,cảm hứng sử thi ) của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một

Trang 2

khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khácnhau Chính vì thế lại chia nhỏ thành các kiểu bài như sau:

II Một số dạng bài thường gặp

1 Nghị luận về một nhân vật (nhóm nhân vật) trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

1.1 Cách làm bài.

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),giới thiệu nhân vật (nhóm nhân vật) cần phân tích

Thân bài:

* Cảm nhận về nhân vật

- Nội dung

+ Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật

+ Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật

(Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật )

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, diễn biến tâm lí )

* Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng

+ Từ cảnh ngộ, số phận, phẩm chất và tính cách nhân vật đó mang ý nghĩa khái quátnhư thế nào đối với người cầm bút, đối với giai đoạn văn học?

+ So sánh mở rộng với các tác phẩm cùng chủ đề, đề tài

Kết bài:

+ Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc

+ Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thanh, tác phẩm Rừng xà nu.

- Giới thiệu nhân vật Tnú

+ Khi đối diện với kẻ thù (dc)

- Giàu lòng yêu thương và cháy bỏng căm thù

+ Yêu thương cánh rừng quê hương, buôn làng và gia đình (dc)

+ Căm thù Tnú mang trong mình 3 mối thù: bản thân, gia đình và quê hương (dc).

- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của

Trang 3

người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.

+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân STrá khi chưa giácngộ chân lý

+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng lên

+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranhđến với cách mạng của làng Xôman nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nghệ thuật kể chuyện

- Tình huống truyện

- Cảm hứng sử thi

2 Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng.

- Nhân vật Tnú hiện lên trong tác với những phẩm chất tốt đep: gan góc, dũng cảm,kiên cường, trung thành với cách mạng, cháy bỏng căm thù và giàu lòng yêu thương.Qua hình tượng nhân vật Tnú tác giả ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi củađồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trongcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sốngcủa đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũkhí chống lại kẻ thù

- So sánh với nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Kết bài

- Khái quát lại vai trò, vị trí của nhân vật trong trong tác phẩm

2 Nghị luận về diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 2.1 Kỹ năng làm bài

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),nêu nhân vật

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

Thân bài

- Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật theo trình tự thời gian/theo diễn biến câuchuyện

+

+

- Bàn luận chung về nhân vật và so sánh mở rộng

+ Từ cảnh ngộ, số phận, phẩm chất và tính cách nhân vật đó mang ý nghĩa khái quátnhư thế nào đối với người cầm bút, đối với giai đoạn văn học?

+ So sánh mở rộng với các tác phẩm cùng chủ đề, đề tài

Kết bài

- Khẳng định vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm

2.2 Đề bài minh họa: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa

xuân (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài).

- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài

Lập dàn ý

Trang 4

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Giới thiệu được nhân vật Mị

Thân bài

* Khái quát về cảnh ngộ số phận của Mị

- Qúa khứ

- Hiện tại

* Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

- Sự tác động của yếu tố ngoại cảnh: đất trời Hồng Ngài vào xuân

- Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn đi chơi trong đếm mùa xuân

- Sức sống trỗi dậy trong Mị:

+ Mị uống rượu, Mị nhớ về quá khứ, nghĩ đến cuộc sống hiện tại

+ Mị muốn đi chơi

+ Mị sửa soạn đi chơi

(HS lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

* Bàn luận chung về nhân vật.

- Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm màu xuân đã khẳng định được sứcsống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị: dù cuộc sống có cùng cực thì con người vẫnkhát khao sống và sống mãnh liệt Chính điều đó làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tácphẩm

- So sánh mở rộng với nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân), với người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

c Kết bài

- Khẳng định vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm

3 Nghị luận về một nhân vật (hoặc nhóm nhân vật) trong đoạn trích văn xuôi gắn với một nhận định.

3.1 Kỹ năng làm bài

a Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm),nêu nhân vật

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

b Thân bài:

1 Cảm nhận về nhân vật

* Nội dung

- Cảnh ngộ/số phận/ngoại hình của nhân vật

- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật

(Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật và bám sát vàođoạn văn để phân tích những chi tiết, sự việc liên quan đến nhân vật.)

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2 Bình luận, so sánh mở rộng.

- Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến ở đề bài: Đúng/sai/chưa hoàn toàn đúng?

Vì sao?

- Đánh giá ý nghĩa của ý kiến đối với người cầm bút, đối văn học và đời sống

- So sánh với các nhân vật trong các tác phẩm cùng chủ đề và đề tài

Trang 5

c Kết bài:

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

3.2 Đề minh họa

Đề bài:

“Ngày tết Mị cũng uống rượu Mị nén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gội bạn đầu làng Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mùa xuân này, Mị uống rượ bên bếp và thổi sáo, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan từ lúc nào Người về, người đi chơi đã vãn cả Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết Mị cũng chẳng buồn đi Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu

có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường.

Anh ném pao em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi { }

Bây giờ Mị càng không nói Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách ”

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích trên Từ đó bình

luận ý kiến sau của nhà văn Tô Hoài: Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cùng không giết được sức sống của con người Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.

Lập dàn ý

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Giới thiệu được nhân vật Mị

- Dẫn được ý kiến

Thân bài

1 Cảm nhận diễn biến tâm trạng Mị trong đoạn trích.

* Cảnh ngộ số phận của Mị

- Qúa khứ (dc trong đoạn trích)

- Hiện tại (dc trong đoạn trích)

* Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

- Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn đi chơi trong đếm mùa xuân, khiến:

+ Mị uống rượu, Mị nhớ về quá khứ, nghĩ đến hiện tại

+ Mị muốn đi chơi

+ Mị sửa soạn đi chơi

Trang 6

→ Sức sống trỗi dậy trong Mị

(HS lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

* Nghệ thuật

- Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế

2 Bình luận

- Ý kiến của Tô Hoài đã khẳng định rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèomiền núi, đề cao bản chất tốt đẹp của con người và khẳng định sức sống bất diệt của conngười Và điều đó đã được thể hiện qua nhân Mị, dù cô Mị có bị đọa dầy của địa ngụcnhà Thống lí cũng không thể thủ tiêu được sức sống của cô gái trẻ trong Mị đặc biệt làkhi Hồng Ngài vào hội xuân

- Ý kiến của Tô Hoài là tiếng nói ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người laonghèo trước cách mạng tháng Tám và nó được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của TôHoài cũng như của các nhà văn cách mạng

- So sánh với nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của

Kim Lân

Kết bài

- Khẳng định lại sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và ý nghĩa của nhận định ở đềbài

4 Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích

* Nghị luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá khái quát vềtác phẩm.)

- Giới thiệu về giá trị nhân đạo

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

Thân bài:

- Giải thích khái niệm nhân đạo:

+ Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởiniềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹptrong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ Cốt lõi của cảmhứng nhân đọa là yêu thương, đồng cảm, chia sẻ

- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận éo le, bất hạnh con người

+ Lên án, tố cáo những thế lực vùi dập con người

+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người

+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ giải phóng con người, chỉ ra con đường để giảiphóng con người (giá trị nhân đạo mới)

- Đánh giá về giá trị nhân đạo.

Trang 7

- TH là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại Ông có vốn hiểu biếtphong phú, sâu sắc về phong tục tập quán nhiều vùng khác nhau trên cả nước

- VCAP là tác phẩm tiêu biểu của TH viết ngay sau CM tháng 8, tác phẩm có tínhchất khai phá đề tài miền núi

- VCAP mang giá trị nhân đạo sâu sắc

Thân bài

1 Thế nào là giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học?

2 VCAP mang giá trị nhân đạo sâu sắc

a VCAP thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động miền núi trước cách mạng tháng 8 – 1945

TH tỏ ra am hiểu sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào TB cụ thể ông

đã miêu tả thành công cuộc đời tủi nhục của MỊ và A Phủ

- Nhân vật Mị

+ Con dâu gạt nợ (phân tích lí do làm dâu)

+ Làm việc quần quật không bằng con ngựa (phân tích nỗi cực nhọc về thể xác)

+ bị giam hãm, cầm tù trong nhà ngục về tinh thần (phân tích nỗi cực nhọc về tinhthần )

+ Bị trói, bị đánh (phân tích chi tiết A Sử trói Mị)

- Nhân vật A Phủ

+ Khỏe mạnh, giỏi giang, đứa con của núi rừng tự do

+ Trở thành người ở gạt nợ

+ Bị trói có thể chết

→ tác giả đã miêu tả với một nỗi niềm xót xa thương cảm sâu sắc

b Tố cáo, lên án phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi

- Cho vay nặng lãi

- Bắt dâu gạt nợ

- Bắt người ở gạt nợ (phân tích cảnh xử kiện A Phủ)

- Trói Mị, A Phủ chúng nó thật độc ác

c Phát hiện và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của con người

- Bên trong con người lầm lũi và đau khổ của Mị, TH đã nhìn thấy một sức sống nội

tâm hết sức mạnh mẽ và phong phú (phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân: tuy thể xác bị hành hạ, cầm tù nhưng tâm hồn thì hoàn toàn tự do)

- TH đã phát hiện tính cách và phẩm chất tốt đẹp của A Phủ: trung thực, thật thà,chất phác

d Đồng tình với khát vọng giải phóng của con người, phát hiện khả năng cách mạng của đồng bào TB.

- Mị và A Phủ đã tự giải phóng: chạy trốn khỏi Phiềng Sa, được giác ngộ và đi theo

CM (Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ trong đêm mùa đông)

→ Đó là một khía cạnh mới của CNNĐtrong VHCMVN sau CM tháng 8/1945 Nhàvăn không chỉ giải thích hiện thự mà góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đường giảiphóng cho nhân loại cần lao

3 Đánh giá

- VCAP là một trong những tác phẩm giải quyết sớm nhất vấn đề số phận con ngườitrong xã hội cũ

Kết bài

Trang 8

- VCAP của TH mang giá trị nhân đạo sâu sắc, phát huy truyền thống nhân đạo củavăn học VN từ xưa đến nay.

- VCAP là bài ca về sức sống mãnh liệt của con người

* Nghị luận về giá trị hiện thực của tác phẩm văn xuôi.

a Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Xuất xứ/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá khái quát vềtác phẩm.)

- Giới thiệu về giá trị hiện thực

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

b Thân bài:

- Giải thích khái niệm hiện thực:

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực.+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử

- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ

- Đánh giá về giá trị hiện thực.

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (Xuất xư/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm)

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

b Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là tình huống truyện?

+ Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại Nó là cái hoàn cảnhriêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặcnhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất

- Nêu được đó là tình huống truyện gì?

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1 ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm

+ Tình huống 2 ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm

+ Tình huống:

- Bình luận về giá trị của tình huống

+ Tình huống đó có ý nghĩa như thế nào về việc thể hiện:

++ Nội dung tư tưởng: hiện thực, nhân đạo

++ Nghệ thuật

c Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó

Trang 9

Ví dụ minh họa: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong

truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên?

Lập dàn ý

Mở bài

- KL là nhà văn gắn bó với nông thôn và người nông dân Ông viets chân thật và xúcđộng về cuộc sống và người dân mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ của họ

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của KL in trong tập Con chó xấu xí (1962)

- Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của KL trong truyện ngắn VN là xâydựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn

Thân bài

1 Thế nào là tình huống truyện?

2 Vợ nhặt đã tạo ra một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

* Đó là tình huống nhân vật anh cu Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân xóm ngụ

cư, bị người làng khinh bỉ giữa lúc đói khát lại lấy được vợ

* Việc tràng có vợ trong tình huống đó là:

- Một điều rất lạ đối với mọi người:

+ Người như Tràng (xấu, nghèo, dân ngụ cư ) lại lấy được vợ, thậm chí còn là vợtheo không

+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân còn không nổi lại còn dám lấyvợ

+ Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư, của bà cụ Tứ và củachính Tràng nữa:

++ Người dân trong xóm ngụ cư đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra và bàn tán

- Tình huống trên đồng thời cũng hết sức éo le Đó là truyện nên vui hay nên buồn,

nên mừng hay nên lo Chính điều này thúc đẩy cho câu chuyện phát triển để nhà vănkhắc họa tâm trạng của nhân vật phong phú, tính cách nhân vật rõ nét hơn

+ Trong tình huống éo le này ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ trongtâm trạng mọi người:

++ Người dân xóm ngụ cư: mừng cho Tràng nhưng cũng lo cho Tràng

++ Bà cụ Tứ vừa vui vừa mừng, vừa buồn vừa lo cho con

+ Chính Tràng cũng vừa vui vừa chợn: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.

+ Tình huống truyện dẫn đến hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ thật mong manh, tộinghiệp Hạnh phúc của Tràng, niềm vui của bà cụ tứ diễn ra trong không khí ảm đạmchết chóc, trong bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới về thật thảm hại

3 Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật lên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:

Trang 10

- THT là nổi bật số phận của người dân nghèo trước CM tháng 8/1945, gián tiếp tốcáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói 1945.

- Đặt người nghèo khổ trong tình huống này, tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp nhân bảncủa con người Dù đói khổ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát hạnh phúc gia đình

- THT Vợ nhặt cũng lí giải sự gắn bó tự nhiên, tất yếu của người dân đối với CM.

6 Nghị luận về cảm hứng sử thi trong tác phẩm văn xuôi

a Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (Xuất xư/hoàn cảnh sáng tác, đánh giá sơ lược về tác phẩm)

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

b Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là cảm hứng sử thi?

+ Là cảm hứng hướng về cái lớn lao mang tính chất cộng đồng, hướng vè cáihoành tráng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ

+ Văn học viết bằng cảm hứng sử thi là văn học phản ánh những vấn đề lớn mang ýnghĩa lịch sử và thời đại, gắn liền với một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia; lànhững con người mang phẩm chất cao đẹp, lí tưởng đại diện cho cộng đồng ; những cảnhsắc hoành tráng kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, lồng lộng giữ không gian bất tử với thời gian.Cốt lõi cảm xúc là thái độ ngợi ca, khẳng định Văn học thời chiến là văn học đậm chất

Ví dụ minh họa: Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác

phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (đề ĐH khối C 2012)

Trang 11

- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắnvới những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộngđồng và lập nên những chiến công hiển hách.

- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cáchtrần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng

2 Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú

* Nội dung hình tượng

- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man

+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trởthành người con ưu tú của làng Xô Man

+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểucho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc

+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành củaTnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên

- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng

+ Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng

+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòngcăm thù giặc mãnh liệt

+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song

* Nghệ thuật khắc họa hình tượng

- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làngthuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến mộtnhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại

- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắnliền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hìnhảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phậncủa nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ

c Kết bài

C HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP

Đề số 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của

nhà văn Kim Lân

Gợi ý:

Tìm hiểu đề

(?) Nội dung vấn đề cần nghị luận:

- nhân vật bà cụ Tứ

(?) Kiểu bài và thao tác lập luận:

- Kiểu bài: Nghị luận văn học (nghị luận về nhân vật văn học)

- Thao tác lập luận chính: Phân tích; Thao tác lập luận hỗ trợ: Giải thích, chứngminh, bình luận

Trang 12

- Giới thiệu luận đề: Nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm đã thể hiện tình mẫu tử sâusắc, cảm động.

b Thân bài:

- Giới thiệu về cảnh ngộ, số phận của nhân vật bà cụ Tứ.

- Diễn biến trạng thái, cảm xúc của bà cụ Tứ (Khi nghe con giới thiệu về người vợnhặt; Sáng hôm sau)

- Bàn luận chung về nhân vật

c Kết bài:

- Đánh giá chung về nhân vật

- Khẳng định tình mẫu tử thiêng liên, cao quí

Dàn ý chi tiết

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn;

chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm

hỉnh Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân.

- Giới thiệu về luận đề: Nhân vật bà cụ Tứ đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, sâu

sắc

Thân bài

- Giới thiệu nhân vật cảnh ngộ, số phận của bà cụ Tứ: Là dân ngụ cư, tuổi đã ngoài

70, sống nghèo khổ, phải làm thuê vất vả, có con trai đã luống tuổi nhưng chưa có vợ

- Tình mẫu tử được bộc lộ qua diễn biến trạng thái, cảm xúc của bà cụ:

+ Khi nghe Tràng giới thiệu cô gái lạ mặt là “nhà tôi”, tâm trạng có nhiều nét đanxen phức tạp: vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, vừa buồn tủi, lo lắng, xót xa thương cảm(thương người con trai bà thương luôn cả cô con dâu) Từ đó chia sẻ, đồng tình và tôntrọng cái quyết định gắn bó duyên phận của con trai và cô vợ nhặt; hi vọng vào tương lai

tốt đẹp sau này của các con (Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…).

- Sáng hôm sau: Khuyên nhủ, động viên hai con giữ gìn tình vợ chồng, niềm tin cuộcsống, quyết tâm vượt qua nạn đói, để hướng tới ngày mai tươi sáng hơn (bàn chuyệnnuôi gà, nấu nồi “chè khoán”, cười nói vui vẻ ) Cùng con dâu dọn dẹp, vun vén chomái ấm gia đình

- Bàn luận chung: Bà cụ Tứ là người mẹ nông dân nghèo khổ, nói năng, hành vi, cử

chỉ giản dị chất phác, thuần hậu xuất phát từ bản chất người lao động Nhân vật bà cụ Tứthể hiện tình yêu thương con, sâu sắc biết chia sẻ, tôn trọng những quyết định của con,động viên các con sống cho tốt để giữ gìn hạnh phúc, để nắm vững nhân cách, danh dự

Đó là tình cảm tiêu biểu cho tình mẹ Việt Nam, nhân cách, văn hóa Việt Nam rất thiêngliêng và đáng trân trọng

Kết bài:

- Đánh giá chung: Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã bày tỏ tình yêu, lòng

mến trọng thầm kín đem lại cho hình tượng nhân vật cảm hứng nhân văn thấm thía

- Khẳng định: Qua hình tượng nhân vật, chúng ta vừa tự hào, vừa kính yêu và biết ơn những người mẹ Việt Nam mang đạo lí Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

D HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC

- GV ra thêm đề minh họa cho học sinh vận dụng kiến thức

Đề 2: Đề thi THPT quốc gia năm 2014 (Có đề kèm theo)

Trang 13

Đề 3: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung

E HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG KIẾN THỨC

- Tìm đọc hoàn chỉnh những tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình và nhữngtác phẩm cùng chủ đề, đề tài

- Tìm hiểu thêm những nét độc đáo về phong cách của các tác giả

- Đọc những bài văn mẫu, những bài viết của học sinh giỏi để học tập cách hành văn

- Những nét lớn trong cuộc đời:

+ Năm 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước

+ Năm 1919 đến năm 1945 người hoạt động cách mạng ở nhiều nước như: Liên Xô,Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa

+ Từ tháng 1/1946 cho đến khi qua đời Người giữ cương vị là chủ tịch nước

+ Năm 1990 tổ chức GD khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận

và suy tôn Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn

+ Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn họa quý báu

=> HCM là vị lãnh tụ vĩ đại , kính yêu của dt VN, Người vừa là chính trị lỗi lạc, nhà văn hoá, nhà văn, nhà thơ lớn của dt.

tranh và phát triển xã hội

2 HCM luôn coi trọng tính dt và tính chân thật của văn học Người căn dặn nhà văn

phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn `

Trang 14

3 HCM luôn chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn nghệ Vì vậy khi cầm bút, Người luôn đặt ra câu hỏi: Viết cho ai ? (đối tượng), Viết để làm gì ? (mục đích), Viết cái gì ? (nội dung), Viết như thế nào ? (hình thức)

3 Phong cách nghệ thuật

- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất có sự kết hợpchặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng vànghệ thuật

1 Văn chính luận: Ngắn ngọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằngchứng giàu sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp

2 Truyện và ký: Mang màu sắc trí tuệ, sáng tạo, hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệthuật trào phúng vừa sắc bén vừa thâm thúy

3 Thơ ca: Thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật HCM vừa cổ điển vừa hiện đại, có

sự hòa hợp độc đáo giữa chất trừ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàmsúc sâu sắc

4 Sự nghiệp văn học

a Văn chính luận

- Người viết với mục đích đấu tranh chính trị tấn công trực diện vào kẻ thù, thức tỉnhgiác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua các chặng đường lịchsử

- Những năm đầu thế kỷ XX với bút danh Nguyễn Aí Quốc, Người đã có những áng

văn chính luận sắc sảo in trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền

- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc

b Truyện và kí

- Truyện ngắn của NAQ cô đọng sáng tạo, độc đáo và mang đậm chất hiện đại Tiêu

biểu là các tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành

c Thơ ca

- Là lĩnh vực nổi bật nhất trong di sản văn học của Người với các tác phẩm tiêu biểu

như: Nhật ký trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán

* Nhât ký trong tù

- Hoàn cảnh sáng tác: Nhật ký trong tù được sáng tác trong thời gian Người bị giam

cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch từ màu thu năm 1942 đến màu thu năm 1943

- Gía trị nội dung :

+ NKTT trước hết là bức chân dung tinh thần tự họa của người tù-thi sĩ-chiến sĩ cộngsản HCM

+ Một tâm hồn luôn yêu thương tha thiết, trân trọng những kiếp người bị đày đọa đaukhổ

+ Một tinh thần lạc quan kiên cường bất khuất

+ Một phong thái ung dung, một tâm hồn mền mại tinh tế

+ Một tâm hồn khao khát tự do, một tấm lòng yêu nước mãnh liệt

- Gía trị nghệ thuật : Là tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, phong cách đa dạng, độc đáo,với nhiều giọng điệu nhiều bút pháp khác nhau Nét nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa vổđiển và hiện đại, là sự hòa quyện của chất thép và chất tình

II Tuyên ngôn độc lập

Trang 15

1 Hoàn cảnh sáng tác

- Trên thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hồng quân Liên Xô đã tấn côngvào tận sào huyệt của phát xít Đức Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, phát xít Nhật

đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh

- Trong nước: sau khi cách mạng tháng Tám thành công, HCM từ chiến khu Việt Bắc

về lại Hà Nội Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo TNĐL, ngày2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình HN Người thay mặt cho chính phủ lâm thời đọc bảnTNĐL khai sinh ra nước VN mới

3 Nội dung, ôn tập

- Mở đầu áng văn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và

Mĩ Lí lẽ của hai bản tuyên ngôn trở thành những luận điểm quan trọng có ý nghĩa pháp

lí về chủ quyền sống của con người

- Trên cơ sở đó tác giả lần lượt bác bỏ từng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.+ Nếu thực dân Pháp kể công khai hóa thì bản tuyên ngôn kể tội, kết tội chúng bằnggiọng văn đanh thép, hung hồn, dồn nén cả sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta.Các điệp từ,điệp cấu trúc góp phần quan trọng việc nhấn mạnh những tội ác của thực dânPháp

+ Nếu thực dân Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm

đã bán nước ta hai lần cho Nhật (dẫn chứng) Để tăng thêm sức thuyết phục cho bảntuyên ngôn, Người đã chỉ ra hành động chính nghĩa và thái độ khoan hồng của nhân dân

ta Thủ pháp nghệ thuật đốilập phát huy được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt

+ Nếu thực dân Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyênngôn nói rõ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1940 và nhân dân ta đãđứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp Hồ Chí Minh đãbày tỏ niềm tự hào về cuộc đấu tranh bền bỉ, sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta.+ Nếu thực dân Pháp nhân danh đồng minh tuyên bố đồng minh đã thắng Nhật và vìthế Pháp có quyền lấy lại Đông Dương thì bản tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻphản bội Đồng Minh, chỉ có dân tộc VN mới thực sự thuộc phe Đồng Minh và đã đứnglên đánh Nhật giành chính quyền

- Từ những cơ sở hung hồn Hồ Chí Minh đã tuyên bố nền độc lập của dân tộc ViệtNam đã thực sự được xác lập với sự ra đời của một quốc gia mới sau sự kiện lịch sửPháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

- Từ tranh luận ngầm với thực dân Pháp, tác giả đối thoại với các nước đồng minh

Cơ sở pháp lí chính nghĩa của bản tuyên ngôn được soi thêm từ góc độ mới đó Hồ ChíMinh bày tỏ niềm tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc bằng một giọng văntrang trọng, đanh thép như nhắc nhở mọi người về sự thật hiển nhiên

- Sau khi hội đủ cả cơ sở pháp lí lẫn sự thật lịch sử, Hồ Chí Minh trịnh trọng đưa ralời tuyên bố chính thức: Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đãthành một nước tự do và độc lập.Toàn thể dân tộc VN quyết đem tính mạng và tài sản đểgiữ vững nền tự do độc lập ấy Lời tuyên bố ngắn gọn nhưng kết đọng tư tưởng của bản

Ngày đăng: 05/02/2018, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w