1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9.

24 7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9.

Trang 1

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

- Tên đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁCPHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9.

- Họ và tên giáo viên: Trần Thị Kim Sa.

- Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn.

1 Lý do chọn đề tài:

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn được các cấp quản lí giáo

dục và giáo viên đã và đang tổ chức thực hiện bước đầu cũng đã đạt được một số kếtquả nhất định Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình cảm thụ tác phẩm văn học củahọc sinh lớp 9 ở trên lớp cũng như khả năng cảm thụ, viết bài nghị luận tác phẩm vănhọc của các em còn nhiều hạn chế Đề tài phân tích thực trạng và đề ra giải pháp rènluyện kĩ năng viết bài cho học sinh lớp 9 để giải quyết tình hình kém chất lượng củahọc sinh như hiện nay

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đưa ra những

đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụng

3 Giải pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh:

Làm tập làm văn nghị luận văn học là huy động tổng hợp kiến thức Văn học,Tiếng Việt, Tập làm văn

Giáo viên:

- Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy của giáo viên,học của học sinh, linh động trong việc sử dụng phương pháp, tổ chức tốt các hìnhthức hoạt động của các em

- Có phương pháp dạy lý thuyết tập làm văn nghị luận văn học, chú trọng cáchlàm bài, hướng nhiều vào việc thực hành để rèn luyện kĩ năng cần thiết cho các em:

kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn

- Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt văn bản, vận dụng tốt kiến thứctiếng Việt, chuẩn bị tốt nhất cho việc viết bài tập làm văn

- Thực hiện tốt việc ra đề, chấm bài, thực hiện tốt tiết trả bài viết

Học sinh:

Trang 2

- Chuẩn bị bài tốt ở nhà, nắm chắc nội dung, nghệ thuật, rèn luyện kĩ năng phântích cảm thụ tác phẩm, đọc sách báo mở rộng kiến thức, nâng cao kiến thức và kĩnăng sử dụng tiếng Việt.

- Nắm vững kiểu văn bản và yêu cầu tạo lập văn bản, vận dụng tốt lý thuyết vàothực hành, thành thạo các thao tác nghị luận, mạnh dạn trình bày cảm thụ riêng củabản thân trước một tác phẩm…

5 Phạm vi áp dụng:

Giải pháp nêu ra trong đề tài đã được người viết áp dụng có hiệu quả ở lớp9A1 và 9A2 trường THCS Thị Trấn năm học 2009- 2010 Có thể đây cũng là kinhnghiệm hữu ích cho giáo viên dạy Ngữ văn 9 nói chung đang quan tâm đến vấn đềnày

Châu Thành, ngày 5 tháng 4 năm 2010

Trang 3

độ thực tế của học sinh Nhiều cuộc hội thảo về phương pháp, nhiều buổi sinh hoạtchuyên đề bộ môn được các cấp quản lý giáo dục tổ chức phần nào cũng định hướngđược cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên Bởi vì việc đổi mới dạyhọc phải bắt đầu từ việc tự đổi mới tư duy, quan niệm và cách làm việc của chính bảnthân người thầy giáo Sự đổi mới đó thể hiện qua sự thay đổi trong phương phápgiảng dạy, kế hoạch tổ chức một giờ học cho học sinh Nhìn chung về phía ngườithầy đã được chuẩn bị một cách chu đáo.

Tuy nhiên, nói đến đổi mới phương pháp dạy học, nhất là môn văn phải đượchiểu là sự đổi mới đồng bộ đối với những hạn chế chủ quan của cả thầy lẫn trò.Người thầy giảng dạy đúng hướng, đúng cách , đạt mục đích cao nhất là dạy văn đểdạy người Trò phải suy nghĩ nhiều hơn, tích cực chủ động trong hoạt động nhậnthức, cảm thụ và vận dụng các kiến thức, kĩ năng văn học Thực tế cho thấy quá trìnhcảm thụ tác phẩm văn học của học sinh lớp 9 ở trên lớp cũng như khả năng cảm thụ,viết bài nghị luận tác phẩm văn học của các em còn nhiều hạn chế: thường khô cứng,sáo rỗng, lúng túng và máy móc… Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vàocác ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế vềmạch cảm xúc ( không chân thật, còn gượng ép… ) Rất ít học sinh chịu tìm tòi,khám phá ra các ý mới, ý riêng, sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận,thật sự rung động với tác phẩm

Bản thân là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn trăntrở trước thực trạng chất lượng bài viết nghị luận tác phẩm văn học của học sinh Vìvậy tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học cho họcsinh lớp 9”, với mục đích phân tích thực trạng chất lượng bài viết của học sinh hiệnnay, đối chiếu với phương pháp giảng dạy của giáo viên, đề ra kinh nghiệm, phươngpháp giảng dạy, cách thức rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học chohọc sinh cuối cấp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học văn, giải quyếttình hình kém chất lượng trong dạy học văn hiện nay

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Giáo viên, học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn năm học 2008- 2009, 2010

Một số tiết dạy văn bản, tiếng Việt và tập làm văn của giáo viên lớp 9 trongtrường mà tôi được dự giờ trao đổi kinh nghiệm

Bài viết của học sinh ở các lớp được giảng dạy năm học 2008-2009, 2009-2010

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Do thời gian và điều kiện của bản thân, trong phạm vi giải pháp, tôi tập trung đềcập đến:

- Những cơ sở lý luận để nghiên cứu giải pháp

- Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Thực trạng bài viết nghị luận tác phẩm văn học của học sinh, thực trạng quátrình giảng dạy của giáo viên

- Những giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học chohọc sinh lớp 9 đạt kết quả cao

Trang 4

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện giải pháp tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

a Nghiên cứu tài liệu :

Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học môn Ngữ văn lớp 9, sách giáo khoa, sáchgiáo viên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục, quản lý chuyênmôn, các giáo viên giỏi trong toàn quốc trên các bài viết đăng trên các tạp chí khoahọc…

b Phân tích đối chiếu :

Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng đối với họcsinh lớp 9 bậc THCS với những bài viết thực tế của học sinh, tìm ra những hạn chếchủ yếu của học sinh khi viết bài nghị luận tác phẩm văn học

c Giả thuyết khoa học:

Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụngvào việc rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học cho học sinh nhằmphát huy khả năng tư duy, sáng tạo, đa dạng trong cách cảm, cách hiểu của các emtrước những tác phẩm văn học

Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học chương trình Ngữ văn 9 là phải kếthợp nhiều phương pháp trong dạy học, là phải “tích hợp nhiều phương pháp trong bài

Trang 5

học, tiết học và trong cả quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở xác địnhphương pháp chính gắn với đặc trưng của môn học Tổ chức hoạt động dạy học theohướng tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học,chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo thuận lợi để học sinh lĩnh hội và phát triểncác thao tác tư duy khoa học Tăng cường và sử dụng hợp lý các phương tiện trongdạy học, “nâng cao chất lượng hoạt thực hành hướng tới đảm bảo sự phát triển nănglực cho mỗi cá nhân” ( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 -Vụ giáo dụctrung học trang 6,7) Lớp 9 là lớp cuối của vòng II, đồng thời cũng là lớp cuối cùngcủa cấp THCS nên có một vị trí hết sức quan trọng : vừa phải tổng kết được nhữngkiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị chocác kì thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho học sinh học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống Nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm văn học nói riêng có vị trí rấtquan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9 Thông qua việc đọc và học tácphẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong phú về kiến thức vănhọc ( tác phẩm, thể loại…) mà còn được nâng cao dần về năng lực cảm thụ , phântích, bình giá, tác phẩm… Đó là một thuận lợi Nhưng mặt khác, cũng cần nắm vữngyêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm trong chương trình Tập làm văn 9 không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩm trongchương trình văn học và khi làm bài tập làm văn.

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung vàphương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật Nghị luận về tác phẩm là trình bày nhữngnhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụthể Những nhận xét, đánh giá ấy phải xuất phát từ ý nghĩa ( cốt truyện, nhân vật,cảm xúc…) và nét đặc sắc về nghệ thuật ( xây dựng tình huống, nhân vật, từ ngữ,hình ảnh…) của tác phẩm mà người viết phát hiện và khái quát Bài nghị luận về tácphẩm phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, lập luận thuyết phục, lời văn chuẩn xác, gợicảm Như vậy, để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh hiểu

rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài này

Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu” Người

GV dạy HS làm bài văn nghị luận về tác phẩm không thể nghèo nàn cảm xúc Chonên hướng gợi ý HS trình bày những cảm nhận, đánh giá tác phẩm phải xuất phát từnhững rung cảm thẩm mĩ chân thật Đồng thời phải biết kết hợp linh hoạt nhiều phéplập luận ( giải thích, chứng minh, phân tích…), phát huy tính tích cực, sáng tạo của

cá nhân, không gò ép theo khuôn mẫu Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy

đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện, từng dòng thơ thì chưa hẳn làmột GV dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn HS cách làm bài văn nghị luận vềtác phẩm

Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốc một sốvấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó phương pháp giảng dạyphân môn Tập làm văn được chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiều hướng suynghĩ mới, giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứu và vận dụngsáng tạo hơn

Trang 6

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:

a Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:

Tập làm văn nói riêng đã dược quan tâm rất nhiều Với sự chỉ đạo của các cấp quản líchuyên môn, về cơ bản đại đa số giáo viên đã nắm được phương pháp, vận dụng sángtạo theo tình hình địa phương và theo đối tượng học sinh Tuy nhiên thực tế vẫn cònnhiều giáo viên thực hiện chưa đúng chức năng, làm chưa tròn nhiệm vụ của mình,chưa tích cực nghiên cứu, chưa tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, dẫnđến chất lượng học tập của học sinh chưa được nâng lên, nhất là chất lượng bài viếtvăn nghị luận văn học Kết quả các bài kiểm tra và thi học kì đạt rất thấp, chất lượngbài làm của học sinh giỏi chưa thật xuất sắc

- Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trongphương pháp giảng dạy của giáo viên lẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu của củahọc sinh:

+ Về phía giáo viên:

- Giáo viên chưa đảm bảo kết hợp và tích hợp giữa dạy Văn - Tiếng Việt và Tậplàm văn

- Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quảcao Học sinh thụ động buộc giáo viên giảng nhiều, làm việc nhiều, làm thay cho trò,

do đó làm tê liệt sự hào hứng học văn bản của học sinh, các em không nắm hoặckhông có kiến thức văn chương dẫn đến thiếu vốn kiến thức khi làm bài tập làm văn

- Giờ tiếng Việt đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh dùng tiếng Việt một cáchchính xác để giao tiếp, để cảm thụ vẻ đẹp ngôn từ và có cách diễn đạt tốt trong vănbản, nhưng giáo viên chưa vận dụng tối đa các tình huống giao tiếp, cho học sinhthực hành ít nên nhiều em viết sai chính tả, dùng từ đặt câu chưa đúng ngữ nghĩa,ngữ pháp Đây là những kiến thức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bài văn

- Giờ tập làm văn học sinh chưa được học đến nơi đến chốn Giáo viên chưa cócách giúp học sinh hiểu rõ kiến thức SGK bằng những ví dụ mẫu linh hoạt sáng tạo,

có tác dụng khắc sâu kiến thức vì thực tế SGK vẫn còn một số bài trừu tượng, khóhiểu đối với học sinh Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy tinh thầntích cực chủ động của học sinh trước một bài lý thuyết văn nghị luận tác phẩm vănhọc, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểu bài trước khi tạo lập văn bản hoặc bài thựchành luyện tập, luyện nói, nhiều học sinh nêu lên những vấn đề rất hay song giáoviên đã bỏ lỡ cơ hội để biểu dương Khi phát động trao đổi tranh luận, có học sinhnêu những ý kiến sai, giáo viên chưa đưa ra “lực nắn” cần thiết, vì thế khả năng tưduy của học sinh không được phát huy

- Giáo viên ít nghiên cứu sách giáo viên và tham khảo thiết kế, các tài liệu bồidưỡng có liên quan nên chưa có định hướng tốt nhất khi quyết định sử dụng phươngpháp giảng dạy phù hợp cho từng bài thuộc các kiểu bài nghị luận văn học

- Việc xác định các phương pháp dạy tập làm văn cũng chưa chính xác Có giáoviên chọn phương pháp bình giảng trong tiết cung cấp kiến thức về kiểu bài, chưavận dụng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập …

Trang 7

- Giáo viên chưa nghiên cứu để tìm ra nét khác biệt cơ bản giữa nghị luận tácphẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) với nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để từ đó hìnhthành kiến thức cho học sinh khi làm một bài cụ thể theo thể loại.

- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ mục đích yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rèn luyệntrong từng bài mà người biên soạn đưa vào trong SGK từ bài hình thành lý thuyếtmới đến luyện tập thực hành hoàn chỉnh kiểu bài Việc bố trí thời lượng cho tiết dạychưa hợp lý, chưa dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên khó có thể rèn luyện

kĩ năng cho học sinh

- Việc ra đề kiểm tra, đề thi của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần bàn.Một số giáo viên không nghiên cứu kĩ chương trình, không xây dựng được ma trận

đề, không nắm chắc yêu cầu của từng kiểu văn bản sẽ dẫn đến ra đề không chuẩnmực, không đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tế Đề bài không có tácdụng gợi tư duy sáng tạo khi cảm thụ văn học của học sinh

- Việc chấm bài cũng có nhiều thiếu sót Thường là giáo viên chỉ cho học sinh biếtđiểm, có bài chấm không có lời phê nào hoặc phê bài còn dễ dãi, chưa cẩn thận, chưa

cụ thể Đa số giáo viên phê bài rất chung chung, nhận xét khái quát Nhiều lời phê,nhận xét bên lề bài viết chưa giúp học sinh thấy được cụ thể lỗi sai của mình mà sửa.Các em không rõ lý do tại sao, vì lẽ gì mà đoạn văn, câu văn của mình bị phê là “lủngcủng”, “câu què”, “tối nghĩa”, “chung chung”, cũng không hiểu có khi chỗ này “dùngtừ” là nghĩa làm sao ( sai hay đúng ? Nếu sai thì sai thế nào?), chỗ kia “diễn đạt” làtrục trặc hay trôi chảy, chỗ nọ một từ gạch chân là hay hay dở? Như thế rất khó giúphọc sinh hiểu rõ mà tự sửa được, rút kinh nghiệm được

- Những giờ trả bài tiến hành không thống nhất theo chuyên đề mà ngành chuyênmôn đã triển khai Đa số giáo viên thực hiện không mấy công phu Giáo án trả bàicủa giáo viên thường soạn qua quýt, không ghi rõ những lỗi cần phải sửa trên lớp,hoặc có thì cũng không ghi rõ cách sửa; lỗi nhặt từ bài làm của học sinh không tiêubiểu khó có thể rèn luyện những kĩ năng cần thiết nhất định Có giáo viên trả bài rồimới nhận xét ưu khuyết điểm, rồi hướng dẫn học sinh sửa chữa

+ Về phía học sinh:

- Chưa coi trọng bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư, chưa

có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưachịu khó tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức

- Học sinh học tập làm văn một cách máy móc Trước một đề bài các em ít nghiêncứu, đọc loáng thoáng, phóng bút viết tràng giang đại hải, không chốt lại được ở mộtđiểm nào mà đề bài yêu cầu

- Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách viện dẫn, dẫn chứng nghèonàn, thiếu chính xác và không theo trình tự

- Học văn nghị luận văn học mà chưa biết cách phân biệt thể loại, kiểu bài

- Thiếu năng lực phân tích cần thiết, chưa thấy được cái hay, cái đẹp có thật trongvăn chương do không chú ý trong giờ đọc- hiểu văn bản Vì vậy làm văn phân tíchchỉ là sự suy diễn một cách nôm na, thiếu chính xác, không sâu sắc

Trang 8

- Về ngữ pháp, các em viết câu không hoàn chỉnh, trong bài viết có nhiều câu què,câu cụt, câu tối nghĩa Tình trạng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai là phổ biến.

Có bài viết từ đầu đến cuối các em không sử dụng dấu câu nào hoặc sử dụng khôngđúng

* Những hạn chế chủ yếu khi học sinh viết bài nghị luận văn học:

- Cảm thụ tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ chưa sâu sắc do chưa chịu khó đọc tácphẩm, chưa thuộc thơ, chưa nắm vững nội dung, nghệ thuật, cái hay, cái độc đáo củatác phẩm truyện hoặc đoạn trích, chưa nắm cảm xúc, tình cảm của tác giả trong tácphẩm thơ trữ tình, chưa biết cách tiếp cận tác phẩm theo thể loại, chưa có cách cảmthụ riêng…

- Chưa nắm chi tiết, thậm chí khái quát yêu cầu khi tạo lập văn bản nghị luận cho

cả hai loại nghị luận về tác phẩm truyện và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Do đó khitạo lập văn bản các em thường mắc các khuyết điểm sau:

+ Phân tích đề chưa đúng, tìm không ra ý để viết nên phải kể lòng vòng câuchuyện hoặc diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ

+ Thực hiện nhiệm vụ từng phần trong bố cục ba phần của văn nghị luận chưađầy đủ Ví dụ khi viết phần mở bài, yêu cầu là giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm,hoàn cảnh sáng tác và bước đàu nêu đánh giá sơ bộ của mình về nội dung và nghệthuật của tác phẩm nhưng có học sinh giới thiệu không sót một chi tiết nào về tác giả(theo chú thích SGK) và đa số chưa rút ra được khái quát giá trị của tác phẩm để làmtiền đề cho lập luận tổng - phân - hợp của cả bài viết Khi gặp đề bài phát biểu cảmnghĩ về nhân vật và nội dung vấn đề của tác phẩm như “Em hãy nêu cảm xúc và suynghĩ của mình về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh sau khi học

xong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng”, học sinh chưa biết giới

thiệu cảm xúc suy nghĩ chung ở phần mở bài, triển khai làm rõ ở phần thân bài,khẳng định ở phần kết bài

+ Việc triển khai bài viết ở phần thân bài bằng cách nêu các luận điểm và làm

rõ luận điểm bằng các luận cứ cũng không thực hiện được Đây là hạn chế phổ biếnnhất của học sinh Thường các em không xây dựng được luận điểm hoặc sắp xếp tùytiện không hợp lý, chặt chẽ, trình bày luận cứ dài dòng, lộn xộn, không tiêu biểu,chính xác, thậm chí chưa nắm rõ nguyên tắc nghị luận tác phẩm thơ và tác phẩmtruyện Cảm thụ về tác phẩm hay nhân vật của các em chưa phong phú, chưa sâu sắc,các em chưa mạnh dạn nêu cảm thụ riêng của bản thân trong quá trình nghị luận + Cách lập luận trong phần thân bài chưa chặt chẽ

+ Phần thân bài chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa hết nhiệm vụ đặt ra ởphần mở bài Đôi khi học sinh làm sai thể loại, lạc đề

+ Phần kết bài các em chưa biết cách nêu nhận định, đánh giá chung về tácphẩm hoặc khái quát hóa giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ, do đó cũng chưa mở

ra được hướng suy nghĩ mới sau khi nghị luận

+ Kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết sai chính tả, ngữ pháp, lối diễn đạt,cách hành văn, phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức biểu đạt còn hạnchế

Trang 9

b Sự cần thiết của đề tài :

Đề tài có tác dụng giúp giáo viên Ngữ văn đối chiếu giữa lý luận với thực tế

chất lượng bộ môn mình giảng dạy, đặc biệt là chất lượng nghị luận văn học của họcsinh lớp mình phụ trách, vận dụng những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng,giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu kém bộ môn Ngữ văn như hiện nay

3 NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

a Đặt vấn đề:

- Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn nghị luận văn học là củng cố tri thức và kĩnăng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiếng Việt Sách giáo khoa coi phần tậplàm văn là sự tổng hợp của ngôn ngữ và văn (tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ -hiểu mới (tích hợp đồng tâm), đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (tíchhợp dọc)

- Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức tiếng Việt

để viết đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạtđược yêu cầu của đề bài và để có một bài văn hoàn chỉnh, phần văn bản giúp học sinh

có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình Bên cạnh đó, việc nắm vữngphương pháp làm văn là yêu cầu không thể thiếu được

Như vậy Tập làm văn nói chung, nghị luận văn học nói riêng là môn học mang tínhthực hành toàn diện tổng hợp và sáng tạo, có vị trí đặc biệt trong chương trình ngữvăn Vì thế giáo viên phải dạy tốt, học sinh phải học tốt ở tất cả các phân môn Tậplàm văn, Văn học, Tiếng Việt để chuẩn bị tốt cho việc thực hành tổng hợp này

b Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9:

* Đối với bản thân giáo viên:

- Giáo viên cần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóacác hoạt động nhận thức của học sinh Tăng cường tổ chức các hoạt động cho các em,chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học và tự học một cách chủ động, tăngcường hoạt động cá nhân với nhóm, làm cho các em tự đánh giá được năng lực và kếtquả làm văn của mình

- Nắm chắc các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa các hoạt động của ngườihọc Các bước lên lớp cần linh động Cần chú ý đến hoạt động giao tiếp Đây là mộtbiện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việctạo lập văn bản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh một cách thực sự

- Phân bố cân đối thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành, quan tâm nhiều đếncác thao tác rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Học sinh là chủ thể làm chủ mọithao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tránh áp đặt làm giảm khả năng suy nghĩ,sáng tạo của các em

- Để rèn luyện tốt kĩ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh, việc hướng dẫntìm hiểu lý thuyết là rất quan trọng Trước hết giáo viên cần cho học sinh nắm lạinhững kiến thức đã học ở vòng I, sau đó mới hình thành kĩ năng về văn học, tiếngViệt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS GV cần cho học sinh ôn lại thế nào làvăn nghị luận, các kiểu nghị luận và khẳng định điều quan trọng nhất của văn bản

Trang 10

nghị luận là luận điểm, luận cứ và lập luận Giáo viên rèn kĩ năng hình thành luậnđiểm, sắp xếp luận cứ làm rõ luận điểm, lập luận chặt chẽ cho bài viết Kĩ năng nàyhiện nay học sinh rất yếu Ngoài ra, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sửdụng các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích sao chonhuần nhuyễn Trình tự dạy nghị luận văn học tiến hành như sau: tìm hiểu chung,cách làm bài, thực hành nói, thực hành viết Giáo viên chú trọng rèn kĩ năng cho họcsinh qua từng bài cụ thể.

+ Đối với bài Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm (truyện hoặc đoạn trích, bài thơhoặc đoạn thơ) chủ yếu là cho học sinh hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm, nắmyêu cầu đối với bài nghị luận kiểu này, rèn kĩ năng tìm vấn đề nghị luận và cách nghịluận của tác giả

+ Đối với bài học Cách làm bài nghị luận về tác phẩm (truyện hoặc đoạn trích,bài thơ hoặc đoạn thơ): Đây là tiết học quan trọng giúp học sinh biết cách làm bàinghị luận về tác phẩm văn học cho đúng với những yêu cầu đã học ở tiết trước, đồngthời rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm kiểu bài nghị luận này, cách tổchức, triển khai các luận điểm Giáo viên cần đặt trọng tâm vào việc hướng dẫn cácbước làm bài trên cơ sờ phân tích mẫu, để HS vận dụng vào thực hành luyện tập, cụthể là:

 Hướng dẫn tìm hiểu đề:

Đề bài văn nghị luận không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu Chủ yếu

ở lớp 9 thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau:

- Dạng đề 1: Suy nghĩ , cảm nhận về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnhcủa nhân vật, tác phẩm (đoạn trích).Ví dụ:

+ Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.(SGK Ngữ văn 9 trang 65)

+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ “Nóivới con” của Y Phương.(SGK Ngữ văn 9 trang 80)

- Dạng đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh vềnhân vật, tác phẩm (đoạn trích) Ví dụ:

+ Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.(SGk Ngữ văn 9 trang 65)

+ Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh (SGKNgữ văn 9 trang 80)

- Dạng đề 3: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề Vídụ:

+ Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật VũNương trong truyện Người con gái Nam Xương (SGK ngữ văn 9 trang 65)

+ Cảm nhận về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống

Mỹ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

GV cần giúp HS phân biệt rõ yêu cầu của từng dạng đề: Suy nghĩ về nhân vật,tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là nghiên về cảm nhận chủ quancủa người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm

Trang 11

( không nhất thiết phải phân tích đầy đủ từng đặc điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giátrị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chọn những gì mình cảm nhận sâu sắcnhất mà thôi); còn yêu cầu của dạng đề 2 (phân tích nhân vật, tác phẩm…) là yêu cầungười viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trịnội dung, nghệ thuật của tác phẩm; đối với dạng đề 3 (phân tích để nêu ra nhận xéthoặc làm sáng tỏ một vấn đề ), GV phải biết tích hợp các kiến thức tập làm văn ở lớpdưới để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này, HS không phải đơn thuầntập trung phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề mà còn phải trình bày nhữngcảm nhận của mình, gợi cảm xúc cho người đọc, liên hệ thực tế hiện nay…

Từ việc phân tích ba dạng đề trên, giúp HS nhận thức tầm quan trọng của việcphân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành thạo, linh hoạt để hình thành nhữngthao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác, làm cơ sở cho việc tìm ý

Sau khi đọc kĩ tác phẩm, khám phá ra được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc trongtừng yếu tố nội dung, nghệ thuật, HS tự đặt ra và trả lời những câu hỏi để có những ýlớn, ý nhỏ… của bài văn

Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp học sinh tìm ý:

(?) Câu hỏi tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

?- Tác giả của tác phẩm sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bật trong cuộc đời

và sự nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng, nét độc đáo gì về phongcách cá nhân? (Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào? Sự nghiệp sáng tác ra sao?) ?- Tác phẩm trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tácphẩm được đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sángtác văn chương của tác giả không?…

(?) Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung:

?- Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì? Những ý nào tập

trung biểu hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm? Nội dung có thể hiện nhữngvấn đề lớn, bức xúc mà xã hội quan tâm hoặc những tình cảm phổ biến, tiêu biểu củađời sống con người hay không? Có giá trị nhân văn như thế nào?

?- Nhân vật chính của truyện là ai? Đại diện cho từng lớp con người nào trong xãhội? Có những nét tính cách nào? Nét tính cách nào là tiêu biểu nhất? Nét tính cách

đó được thể hiện qua những chi tiết nào? (diện mạo, cử chỉ, lời nói, hành động, tưởngtình cảm, nội tâm,…) Cảm xúc chủ yếu trong từng đoạn, khổ thơ là gì? Cảm xúc ấyđược biểu hiện như thế nào? Qua những từ ngữ, hình ảnh nào?…

Trang 12

(?) Câu hỏi tìm hiểu giá trị nghệ thuật:

?- Tác phẩm được viết theo phong cách nào? Có nét gì sáng tạo riêng, độc đáotrong nghệ thuật (tạo tình huống, bố cục, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, thể loại thơ,hình ảnh tu từ…)

? Tác phẩm trên có tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả không? Cóthể hiện được bản lĩnh sáng tạo của một nhà thơ, nhà văn đầy tài năng, tâm huyết củamột thời đại, một trào lưu văn học không?

(?) Câu hỏi gợi mở những hướng xem xét mới:

?- Có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả, tác phẩm nào để phân tích tác

phẩm được sâu rộng, toàn diện hơn?

?- Tác phẩm có ảnh hưởng gì trong thời đại tác giả đang sống và đối với các thờiđại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích?

Với ngần ấy câu hỏi, giáo viên không thể nào giảng giải một cách cặn kẽ, tỉ mỉtrong quá trình phân tích một đề bài trên lớp Do đó đòi hỏi người giáo viên phải biếtlựa chọn những câu hỏi tìm ý cho phù hợp, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc cho họcsinh, tạo niềm yêu thích, sự hứng thú, tích cực tư duy làm bài, để bài nghị luận củacác em được sâu sắc, tinh tế và chân thật

 Hướng dẫn lập dàn ý:

Lập dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước tìm ý theo một trình tự hợp lý vàxác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thỏa đáng giữa các ý Có thể hướng dẫnhọc sinh sắp xếp các ý theo trình tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá,suy nghĩ của bản thân (thường dành cho phân tích tác phẩm truyện) Có thể sắp xếpđan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân (phổbiến trong phân tích thơ) Dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm thườngtheo trình tự sau:

1.Mở bài :Giới thiệu tác phẩm hay đoạn trích (tùy theo yêu cầu của đề)

và nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ của mình.

2.Thân bài : Trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (lần lượt nêu các luận điểm, phân tích, chứng minh bằng luận cứ lấy trong tác phẩm…)

3 Kết bài: Nhận định khái quát giá trị, ý nghĩa của tác phẩm hoặc đoạn trích.

Lưu ý học sinh khi lập dàn ý cần tránh các lỗi: lạc ý, ý không phù hợp với nội dung,thiếu ý, lặp ý, sắp xếp ý lộn xộn…

 Hướng dẫn viết đoạn và liên kết đoạn:

Từ dàn ý sẵn có, các em có thể viết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh Giáoviên hướng dẫn viết từng đoạn tiêu biểu:

* Đoạn mở bài:

Ngày đăng: 02/04/2013, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9 tập II Khác
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục đào tạo - Vụ Giáo dục trung học 2005 Khác
3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS - Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
4. Tài liệu tham khảo soạn kĩ năng làm văn nghị luận của Vụ Giáo dục trung học Khác
5. Phương pháp làm bài văn nghị luận tác phẩm văn học 9 của Hoàng Đức ( NXB GD Thành phố Hồ Chí Minh ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w