Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 I ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài Trong nhà trường văn nghị luận chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy, khả năng lập luận. Vì vậy trong chương trình THCS văn nghị luận được bố trí dạy ngay từ lớp 7 tiếp tục rèn luyện và nâng cao ở lớp 8 và lớp 9. Tuy nhiên việc tạo lập được một văn bản nghị luận là vô cùng khó đối với học sinh THCS bởi văn nghị luận không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác sâu rộng phong phú, những suy nghĩ quan điểm đúng dắn về đời sống xã hội mà còn đòi hỏi cả sự tư duy lô gíc chặt chẽ với những cách lập luận sâu sắc thấu tình, đạt lí thì bài văn mới có thể hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe. Đặc biệt để làm được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ lại càng khó hơn, vì đây là kiểu bài thuộc nhóm nghị luận văn chương. Để làm được kiểu bài này đòi hỏi học sinh ngoài có những kĩ năng trên, còn phải có năng lực cảm nhận, nhận xét đánh giá về thơ, vừa phải có kiến thức về bài thơ, đoạn thơ ấy (về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật….) Trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn có ý thức trong công tác giảng dạy, đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ vì đây là dạng bài khó luôn có trong các đề thi lớp 9 mà hầu hết học sinh lại không làm được. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong nhà trường THCS hiện nay nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9” 2. Mục đích nghiên cứu. Từ những lí do thực tiễn, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, nhất là nghị luận về văn chương nói chung và nghị luận về tác phẩm thơ nói riêng. Đồng thời nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập cho các em. 3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu a. phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lí luận văn học Phương pháp điều tra sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đối chiếu kết quả bài làm của hai lớp 9ABtrước và sau khi áp dụng kinh nghiệm của đề tài trong giảng dạy. b. phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu đối tượng học sinh trung học lớp 9AB thông qua các tiết dạy chương trình chính khóa, chương trình bổ trợ,... Nghiên cứu cách thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của đồng nghiệp. Nghiên cứu đề tài qua việc các em ôn tập, thực hành tạo lập văn bản nghị luận văn chương và nhất là thơ. Kết quả làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ.
Trang 1MỤC LỤC
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu cứu
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sớ lí luận
2 Thực trạng của vấn đề
3 Các biện pháp tiến hành
4 Kiểm nghiệm
III- KẾT LUẬN, VÀ ĐỀ XUẤT
2 2 2 2
3 3 3-5
5 - 16 16
16-17
Trang 2Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến
I- ĐẶT VẤN ĐỀ.
1 Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường văn nghị luận chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp học
sinh hình thành và phát triển tư duy, khả năng lập luận Vì vậy trong chương trình THCS văn nghị luận được bố trí dạy ngay từ lớp 7 tiếp tục rèn luyện và nâng cao ở lớp 8 và lớp 9 Tuy nhiên việc tạo lập được một văn bản nghị luận là vô cùng khó đối với học sinh THCS bởi văn nghị luận không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác sâu rộng phong phú, những suy nghĩ quan điểm đúng dắn về đời sống xã hội
mà còn đòi hỏi cả sự tư duy lô gíc chặt chẽ với những cách lập luận sâu sắc thấu tình, đạt lí thì bài văn mới có thể hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe Đặc
biệt để làm được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ lại càng khó hơn, vì đây là
kiểu bài thuộc nhóm nghị luận văn chương Để làm được kiểu bài này đòi hỏi học sinh ngoài có những kĩ năng trên, còn phải có năng lực cảm nhận, nhận xét đánh giá về thơ, vừa phải có kiến thức về bài thơ, đoạn thơ ấy (về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật….)
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn có ý thức trong công tác giảng dạy, đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ vì đây là dạng bài khó luôn có trong các đề thi lớp 9 mà hầu hết học sinh lại không làm được
Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong nhà trường THCS hiện nay nên tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9”
2 Mục đích nghiên cứu.
Từ những lí do thực tiễn, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, nhất là nghị luận về văn chương nói chung và nghị luận về tác phẩm thơ nói riêng Đồng thời nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra
và kết quả học tập cho các em
3 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
a phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận văn học
- Phương pháp điều tra sư phạm
Trang 3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đối chiếu kết quả bài làm của hai lớp 9ABtrước và sau khi áp dụng kinh nghiệm của đề tài trong giảng dạy
b phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Nghiên cứu đối tượng học sinh trung học lớp 9AB thông qua các tiết dạy chương trình chính khóa, chương trình bổ trợ,
- Nghiên cứu cách thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của đồng nghiệp
- Nghiên cứu đề tài qua việc các em ôn tập, thực hành tạo lập văn bản nghị luận văn chương và nhất là thơ
- Kết quả làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Cơ sở lí luận:
Chúng ta đã biết rằng tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật mà người nghệ sĩ mất bao công sức, bao trải nghiệm để sáng tạo nên Thơ chỉ thật sự có giá trị khi mang ý nghĩa đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư, tình cảm nhận thức của con người
Đứng trước một tác phẩm văn học, một đoạn thơ hay một bài thơ người đọc suy nghĩ và bộc lộ tình cảm, cách hiểu, cách đánh giá về tác phẩm ấy chính là quá trình nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là kiểu bài thuộc nhóm nghị luận văn chương Mục đích của kiểu bài này là qua việc tìm hiểu các tín hiệu nghệ thuật (như hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…) nhận xét, đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy
Tìm hiểu, phân tích thơ là một việc khó, đánh giá thơ lại càng khó và phức tạp hơn, bởi lẽ thơ là sản phẩm của cảm xúc, trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân Quá trình tiếp nhận thơ ca cũng đồng thời là quá trình tiếp nhận mang tính chất chủ quan sâu sắc Bài nghị luận vì thế mà cần có sự kết hợp giữa việc trình bày hiểu biết về những “dấu ấn cá nhân” của tác giả,đồng thời phải nói lên được những cảm nhận, đánh giá chủ quan của bản thân người viết
Kiến thức được thể hiện trong một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là kiến thức tổng hợp, kết hợp của nhiều hiểu biết về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác…Vì vậy việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là một việc làm rất cần thiết
2 Thực trạng của vấn đề:
a Thực trạng chung:
Thực trạng học và làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ của học sinh hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại Theo thống kê kết quả thi học kì và thi vào THPT của học sinh lớp 9 Trường THCS Nga An nói riêng, nhiều trường trong huyện Nga Sơn nói chung mấy năm gần đây thì bài thi môn văn của học sinh
Trang 4đề ra làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, trong đó có nhiều bài văn của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười bởi những sai sót quá cơ bản của học sinh Ngoài các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt…nhiều em còn sai kiến thức cơ bản do suy diễn theo cảm tính, rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ Do vậy khi làm bài học sinh thường suy luận chủ quan hoặc tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên giảng, hoặc
là diễn nôm bài thơ mà chưa biết phân tích Bình luận sâu sắc các tín hiệu nghệ thuật thậm chí có chỗ ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhầm nội dung tác phẩm này với tác phẩm khác, tác giả này với tác giả khác Bố cục bài làm chưa rõ ràng, mạch lạc ố một số bài yếu còn gạch đầu dòng ở mỗi ý…Sở dĩ chất lượng bài làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ của học sinh thấp như vậy là do nhiều nguyên nhân
b Về phía giáo viên:
Mặc dù những năm gần đây hầu hết giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn Ngay trong những giờ dạy các văn bản thơ -bước chuẩn bị quan trọng đầu tiên để các em làm tốt bài văn nghị luận nhiều giáo viên vẫn cứ quen thói cũ dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều : giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe ghi chép nên giờ học tác phẩm văn chương chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, nhiều em tỏ ra bàng quan, thờ ơ Mặt khác trong giờ hướng dẫn rèn luyện cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hầu hết giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh một cách chung chung theo 2 tiết trong sách giáo khoa nên học sinh không có kĩ năng vận dụng kiến thức vào để làm bài
c Về phía học sinh:
Phần lớn học sinh hiện nay không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất là ngại làm những bài văn Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian “Công thức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng Càng ngày, kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh càng kém hơn, và rất hiếm có những bài văn nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm luận cứ…Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài Ví dụ, đề bài yêu cầu cảm nhận các em lại làm như một bài phân tích, thiếu cảm xúc, thái độ tình cảm;
đề bài yêu cầu nghị luận về một nội dung của tác phẩm các em lại nghị luận về toàn bộ tác phẩm đó; các em không không phân biệt được viết như thế nào là bài bình giảng, viết như thế nào là bài phân tích một đoạn thơ bài thơ; hoặc khi nghị luận kết hợp giải quyết một ý kiến nào đó liên quan tới tác phẩm, các em lại quên mất việc giải quyết ý kiến đó (quên giải thích ý kiến, quên xoáy vào tác phẩm để làm rõ ý kiến) mà cứ sa vào nghị luận toàn bộ tác phẩm… Khi chưa áp dụng đề
Trang 5tài này vào thực tế giảng dạy thì chất lượng bài kiểm tra nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ kết quả lớp tôi giảng dạy là:
Kết quả trên cho thấy nguyên nhân mấu chốt học sinh không biết làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ là do các em không có kiến thức về bài thơ, đoạn thơ đó hoặc thiếu kĩ năng làm kiểu bài văn nghị luận này
Vậy nên, việc nâng cao mở rộng, luyện tập thêm cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là rất cần thiết
3 Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
Để học sinh có kĩ năng làm được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tôi thực hiện theo các bước sau:
a Tích hợp với giờ dạy văn bản:
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hội tụ cả hai yếu tố: năng lực cảm thụ văn chương và phương pháp làm bài nghị luận Lời văn của bài phải chặt chẽ, thể hiện chính kiến của người viết(yếu tố nghị luận) lại vừa gợi cảm sinh động thể hiện
sự rung động với tác phẩm(yếu tố văn chương) Đây là điểm khác biệt với các dạng văn nghị luận khác Thực tế không phải học sinh nào cũng có khả năng cảm thụ ngay từ khi tiếp xúc với tác phẩm Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, học sinh làm trung tâm của quá trình tiếp nhận nhưng không thể coi nhẹ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của thầy, đặc biệt là sự dẫn dắt để học sinh phát hiện và khắc sâu những điểm sáng và chi tiết nghệ thuật trong bài thơ, và đó cũng là việc làm thường xuyên của tôi trong mỗi giờ dạy văn bản thơ Ví dụ khi dạy văn bản thơ bước đầu bao giờ tôi cũng cho học sinh phát biểu, trình bày nêu cách hiểu và cảm nhận về tác phẩm sau khi đã soạn bài ở nhà Đây là bước chuẩn bị quan trọng để các em làm tốt kiểu bài này
b Củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Khái niệm:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy
- Yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Thơ là nghệ thuật của ngôn từ Tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, vần, nhịp, cách sử dụng dấu câu
Vì vậy yêu cầu:
Trang 6+ Nôi dung: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm
+ Lời văn: phải gợi cảm, thể hiện những rung động chân thành của người viết + Bố cục: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc
-Các bước làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
-Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng nhưng lâu nay nhiều khi học sinh thường bỏ qua dẫn đến tình trạng làm lệch hướng, lạc thể loại của đề bài yêu cầu (lạc đề) Vậy chúng ta phải làm thế nào?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài, tìm và gạch chân những từ ngữ quan trọng để xem xét, xác định chính xác thể loại nghị luận cần hướng tới?
+ Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận? (chú ý từ: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận để thực hiện đúng phương pháp làm bài)
Hiện nay nhiều em học sinh lớp 9 đang băn khoăn lo lắng: “Nhiều lúc em không biết cái mình đang viết là phân tích hay cảm nhận.” Và nếu thầy cô ra hai đề “Em hãy phân tích đoạn thơ trên” hoặc cảm nhận của em về đoạn thơ trên” thì em sẽ làm hoàn toàn giống nhau…Đó là những lời bộc bạch chân thành dễ hiếu Bởi vì phân tích và cảm nhận là những thao tác cơ bản của kiểu bài nghị luận văn chương Mà trong chương trình Ngữ văn 9 tâp 2 có 6 tiết cung cấp kiến thức về nghị luận văn chương (Nghị luận về thơ và nghị luận về truyện) nhưng lại không có một tiết học nào dạy về cách làm bài cụ thể ở hai dạng phân tích và cảm nhận Trong lúc đó, đề môn ngữ văn thi vào THPT thì ngày càng tăng cường kiểm tra sự vận dụng sáng tạo kiến thức đã học với hai yêu cầu cụ thể là phân tích và cảm nhận
Theo tôi, để học sinh tháo gỡ được băn khoăn, viết đúng hai dạng đề này cần phải giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa phân tích và cảm nhận Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối
“Phân tích”, theo từ điển đã định nghĩa: “là cơ sở để tổng hợp, tổng hợp là mục tiêu của phân tích” Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ với nhau Vậy khi làm bài phân tích đòi hỏi học sinh phải xem xét một cách toàn diện, khách quan từ hình thức đến nội dung Ngòi bút của các em phải sắc bén để chia cắt đối tượng Nếu là thơ thì phải tìm hiểu ngôn từ, hình ảnh giọng điệu….Nếu là chuyện thì tìm hiểu nhân vật, nghệ thuật kể, ý nghĩa cốt truyện…khi gặp các dạng đề này nên phân tích dẫn chứng trước để rút ra nhận xét, đánh giá sau
Còn cảm nhận là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, những nhận xét, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm Cảm nhận xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng thẩm mĩ trong văn bản văn chương
Vì vậy yêu cầu người viết phải biết lắng nghe, chắt lọc những xúc cảm, những rung
Trang 7động của chính mình xem yếu tố nào gây thành ấn tượng đậm nhất, nắm lấy nó rồi viết ra Ấn tượng của các em về tác phẩm càng sâu đậm, ám ảnh bao nhiêu thì bài viết cảm nhận càng xúc động, sâu sắc bấy nhiêu
Có thể nói “cảm nhận” nghiêng về “cảm” còn phân tích nghiêng về “hiểu” Nếu như phân tích thì tác động vào nhận thức, trí tuệ thì cảm nhận tác động vào cảm xúc, tâm hồn
Tuy nhiên nếu phân tích mà không có cảm nhận thì bài viết sẽ rất khô khan Chúng
ta nên lồng cảm nhận vào phần tổng hợp của bài phân tích, tức là phần cuối đoạn hoặc cuối bài
Ngược lại cảm nhận mà không có phân tích thì cảm nhận ấy thiếu cơ sở thuyết phục Trong cảm nhận phải có phân tích để đào sâu, làm điểm tựa, làm đòn bẩy cho cảm xúc thăng hoa cất cánh Hay nói cách khác, mọi rung động, cảm xúc của người viết bắt nguồn từ sự phân tích bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…nhân vật, cốt chuyện hay chủ đề của tác phẩm Sau đây xin dẫn ra một ví dụ cụ thể để các
em cùng xem xét:
Ví dụ: Cho đoạn thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai)
Đề 1: Phân tích đoạn thơ trên
Bài làm…”Sang thu, cảnh vật thời tiết thay đổi Tất cả còn những dấu hiệu mùa hạ nhưng đang giảm dần mức độ, cường độ, từ gay gắt chuyển hóa thành dịu êm Phép tiểu đối giữa nắng và mưa, vẫn còn và đã vơi thể hiện sự phân hóa mong manh giữa hai mùa Bởi vì làm sao có thể đong đếm đầy vơi những dấu hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa Khi đất trời sang thu, những hàng cây lâu năm không còn bất ngờ trước những tiếng sấm chuyển mùa nữa “Sấm “ và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ Sấm chỉ những vang động, những sóng gió cuộc đời Còn “hàng cây đứng tuổi” chỉ những người từng trải, thường điềm tĩnh chín chắn thêm trước những vang động sóng gió cuộc đời
Từ những thay đổi của mùa thu đời người, để rồi ta thấu hiểu rằng “Hãy biết chấp nhận bình tĩnh sống với lòng tin Hãy mở rộng lòng mình để yêu thiên nhiên, đất nước, con người”
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên
Bài làm: …“Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp, bão giông nhưu mùa hạ, nhưng mức độ
đã khác rồi Để ý sẽ thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, vào thế ổn định Và cái “đứng tuổi” của cây là cái chốt cửa để mở sang một thế giới khác: thế giới sang thu của hồn người Vẻ chín chắn điềm tĩnh của cây trước sấm sét bão giông hay chính là sự từng trải chín chắn của con người sau những dâu bể cuộc đời?
Ở cái tuổi ấy, con người một mặt sâu sắc thêm, mặt khác lại khẩn trương gấp gáp hơn vì quỹ thời gian không còn nhiều nữa.Thì ra, trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đến rồi Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ; bỗng chợt thu Đời người
Trang 8vất vả, tất bật, bộn rộn, lo toan, bỗng chốc thấy mái tóc pha sương: sững sờ mình cũng đã sang thu
Nhan đề Sang thu vừa bao chùm lại vừa thấm vào cảnh vật: hương quả sang thu, ngọn gió, màn sương sang thu…Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên đất trời tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu…
- Tìm ý:
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt phải bám sát bố cục của bài
để tìm luận điểm
Bước 2: Lập dàn bài.
Đây là bước mà học sinh coi là khó nhất khi làm bài Và các em cũng hay bỏ qua để thực hiện bước viết bài Tại sao vậy? Vấn đề này cũng dễ lí giải: thứ nhất, các em có một tâm lí sợ mất nhiều thời gian khi làm bài Thứ hai, không có thói quen, chưa tập thành nếp lập dàn bài trước khi viết bài hoàn chỉnh Thứ ba, không thuộc bài cũ cho nên cũng không thể lập được dàn bài Thứ tư, do thói quen chủ quan của một số em Như vậy, dẫn đến hậu quả hệ thống luận điểm sắp xếp không theo trật tự lô gic, các ý lộn xộn, hoặc bỏ ý, bỏ luận điểm trong bài bài viết Vậy, bước này, giáo viên cần phải làm gì để giúp các em tránh khỏi những tồn tại trên? + Xác định về thời gian làm bài cho một đề cụ thể Đây là khâu chuẩn bị làm bài
mà giáo viên nên rèn cho học sinh thói quen tốt để các em khỏi lúng túng trong việc phân bố thời gian sao cho hợp lí khi làm bài, tránh tình trạng thiếu giờ hoặc thừa giờ
+ Yêu cầu các em xác định bố cục bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Tìm ý cho mỗi phần của bố cục chính là chuẩn bị các yếu tố, điều kiện cần thiết cho việc xây dựng bài văn Nếu các em tìm được các luận điểm chính xác, điểm sáng trong bài thơ sẽ là điều kiện phân tích, bình luận trong bài văn đúng và hay tạo nên cách viết riêng cho mình
Bố cục chung của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình
Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
Kết bài: Khái quát chung về giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
Bước 3: Viết bài.
-Khi thực hiện bước này, nhất thiết người viết phải bám sát vào dàn bài đã lập
để triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng
-Về hình thức bài văn: bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được trình bày theo trình tự lô gic, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức, các câu trong đoạn phải thống nhất với nội dung của đoạn Các đoạn trong bài được trình bày theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành…)
Trang 9-Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã lập mà chúng ta triển khai các luận điểm rõ ràng Tránh tình trạng diễn nôm bài thơ
Bước 4: Đọc và sửa lỗi.
Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Người viết phải có thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức
- Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ
-Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt, lỗi chính tả thường mắc phải
c Các dạng bài nghị luận về một bài th ơ , đ oạn th ơ :
Lưu ý đối tượng nghị luận một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng, bao gồm: nghị luận
về một đoạn thơ, nghị luận về một bài thơ, nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ hoặc có thể là nghị luận tổng hợp từ hai ba đoạn, bài thơ trở lên
Với mỗi kiểu bài, yêu cầu nghị luận có sự khác nhau.Vì thế học sinh phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể để làm bài, tránh ôm đồm, tham lam kiến thức hoặc sơ sài, hời hợt
c 1. Dạng bài nghị luận về một bài thơ:
Khi tiếp xúc với dạng đề này, khá nhiều học sinh thắc mắc, băn khoăn là có cần chép hết bài thơ trong phần mở bài không? Làm thế nào để học thuộc cả một bài thơ dài ? Phân tích nội dung hay nghệ thuật trước? Phân tích nội dung thì phân tích như thế nào? Để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể
Cách làm: Đối với dạng đề này học sinh có thể làm theo cách sau:
+ Khi giới thiệu bài thơ (nên để ở phần mở bài) học sinh không cần dẫn nguyên bài thơ, chỉ cần giới thiệu tên bài thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề chính của bài thơ
+ Để tìm hiểu giá trị bài thơ (bao gồm giá trị nội dung và nghệ thuật) có thể chọn phân tích cắt ngang (tức phân tích theo bố cục – các đoạn của bài thơ) hoặc bổ dọc(tức theo các ý trong thơ) Với cách phân tích thứ nhất, học sinh cần nắm chắc
bố cục bài thơ, từ đó lần lượt phân tích từng đoạn cho đến hết bài thơ Với cách thứ hai, trước hết cần bao quát được hệ thống ý(cũng có thể hiểu là những biểu hiện, diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình) sau đó tập hợp, phân tích những câu thơ
có cùng nội dung cảm xúc ấy
Quá trình phân tích, cảm nhận bài thơ phải theo trình tự từ nghệ thuật đến nội dung Đây là quá trình ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là quá trình người đọc tự giải mã những tín hiệu ngôn ngữ để tìm đến nội dung tư tưởng, nội dung cảm xúc của nhà thơ gửi gắm
Trang 10+ Trong quá trình phân tích không nhất thiết phải trích dẫn tất cả những câu, đoạn trong bài thơ (nếu là bài thơ dài) mà các em có thể chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để phân tích và làm dẫn chứng minh hoạ
Ví dụ: Em hãy phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Cách làm: Đối với đề này bài làm cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Ông
là người viết nhiều, viết hay về quê hương và cuộc sống con người, đặc biệt là về mùa thu Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những chuyển biến rất nhẹ nhàng của đất trời khi mùa thu đến mà với những bộn bề công việc người ta rất khó có thể nhận ra Với bài thơ “Sang thu”(sáng tác 1977) Hữu Thỉnh
đã góp vào nền thơ hiện đại Việt Nam một bức tranh thu với những nét mới mẻ, sáng tạo, đầy ắp hơi thở của sự sống
Thân bài: Phân tích bài thơ - học sinh có thể đi phân tích theo nhiều cách
khác nhau có thể phân tích theo từng khổ cũng có thể phâm tích theo mạch cảm xúc
Khổ 1: Là những dự cảm mùa thu đã về
Phân tích những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu: tác giả đã cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và qua sự rung động thật tinh tế
- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se
- Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
- Tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”,
“hình như”
Khổ 2 và 3: Miêu tả bức tranh thiên nhiên đất trời lúc sang thu
- Từ khung cảnh chật hẹp nơi làng quê, nhà thơ đã dần hé mở thêm cho không gian cả chiều cao, rộng, sâu Đầu tiên nhà thơ quan sát sự vật ở tầng thấp sau
đó đến tầng cao Chú ý phân tích hình ảnh “có đám mây mùa hạ- Vắt nửa mình sang thu” Đây là hình ảnh thú vị thể hiện sự liên tưởng phong phú và sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của nhà thơ
- Phân tích hình ảnh thiên nhiên khổ cuối: Khi mùa thu sang, những dấu hiệu thiên nhiên mùa hạ vẫn còn: nắng, mưa, sấm nhưng đã giảm dần về mức độ, cường độ: nắng bớt nắng chói, gay gắt; mưa nhẹ hạt hơn; sấm bớt đến bất ngờ; hàng cây già hơn Song các hình ảnh “nắng, mưa, sấm” còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những khắc nghiệt, chuyển biến của ngoại cảnh, cuộc đời Hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải Qua hình ảnh này nhà thơ gửi gắm triết lí: Con người đã từng trải luôn vững vàng trước những tác động, biến đổi của ngoại cảnh, cuộc đời
Kết bài: đánh giá chung