Thực tế cho thấyquá trình cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh lớp 9 ở trên lớp cũng như khảnăng cảm thụ, viết bài nghị luận tác phẩm văn học của các em còn nhiều hạn chế:thường khô cứn
Trang 1BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁCPHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9.
- Họ và tên giáo viên: Trần Thị Kim Sa.
- Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn.
1 Lý do chọn đề tài:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn được các cấp quản lí
giáo dục và giáo viên đã và đang tổ chức thực hiện bước đầu cũng đã đạt đượcmột số kết quả nhất định Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình cảm thụ tác phẩmvăn học của học sinh lớp 9 ở trên lớp cũng như khả năng cảm thụ, viết bài nghịluận tác phẩm văn học của các em còn nhiều hạn chế Đề tài phân tích thực trạngvà đề ra giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài cho học sinh lớp 9 để giải quyết tìnhhình kém chất lượng của học sinh như hiện nay
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
3 Giải pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh:
Làm tập làm văn nghị luận văn học là huy động tổng hợp kiến thức Văn học,Tiếng Việt, Tập làm văn
Giáo viên:
- Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy của giáo viên,học của học sinh, linh động trong việc sử dụng phương pháp, tổ chức tốt các hìnhthức hoạt động của các em
Trang 2- Có phương pháp dạy lý thuyết tập làm văn nghị luận văn học, chú trọng cáchlàm bài, hướng nhiều vào việc thực hành để rèn luyện kĩ năng cần thiết cho cácem: kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn
- Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt văn bản, vận dụng tốt kiếnthức tiếng Việt, chuẩn bị tốt nhất cho việc viết bài tập làm văn
- Thực hiện tốt việc ra đề, chấm bài, thực hiện tốt tiết trả bài viết
Học sinh:
- Chuẩn bị bài tốt ở nhà, nắm chắc nội dung, nghệ thuật, rèn luyện kĩ năngphân tích cảm thụ tác phẩm, đọc sách báo mở rộng kiến thức, nâng cao kiến thứcvà kĩ năng sử dụng tiếng Việt
- Nắm vững kiểu văn bản và yêu cầu tạo lập văn bản, vận dụng tốt lý thuyếtvào thực hành, thành thạo các thao tác nghị luận, mạnh dạn trình bày cảm thụriêng của bản thân trước một tác phẩm…
4 Hiệu quả áp dụng:
Nhờ có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nên chất lượng bài viết vănnghị luận văn học của học sinh được nâng cao rõ rệt Cụ thể là:
+ Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề về nội dung,thể loại
+ Nắm vững hơn phương pháp làm văn nghị luận về tác phẩm Biết xâydựng luận điểm, trình bày các luận cứ rõ ràng, trình tự, thuyết phục hơn
+ Ngày càng nhiều học sinh có sự cảm thụ sâu sắc về tác phẩm, có sự tìmtòi sáng tạo và tinh tế khi viết bài nghị luận
+ Rất ít bài viết còn mắc các lỗi chính tả, dùng từ Tình trạng viết câu saingữ pháp, không phân đoạn hay tách đoạn tùy tiện cũng giảm đáng kể Nhiều emtránh được lối diễn đạt rườm rà, không rõ ràng, súc tích
5 Phạm vi áp dụng:
Giải pháp nêu ra trong đề tài đã được người viết áp dụng có hiệu quả ở lớp9A1 và 9A2 trường THCS Thị Trấn năm học 2009- 2010 Có thể đây cũng là kinhnghiệm hữu ích cho giáo viên dạy Ngữ văn 9 nói chung đang quan tâm đến vấnđề này
Châu Thành, ngày 5 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
Trang 3
Trần Thị Kim Sa
A.MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chúng ta - những người làm công tác giảng dạy nói chung và trực tiếp giảngdạy bộ môn Ngữ văn nói riêng luôn băn khoăn, trăn trở trước chuẩn kiến thức,chuẩn kĩ năng của chương trình giáo dục đổi mới ở từng bậc học và khả năng tiếpthu, trình độ thực tế của học sinh Nhiều cuộc hội thảo về phương pháp, nhiềubuổi sinh hoạt chuyên đề bộ môn được các cấp quản lý giáo dục tổ chức phần nàocũng định hướng được cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.Bởi vì việc đổi mới dạy học phải bắt đầu từ việc tự đổi mới tư duy, quan niệm vàcách làm việc của chính bản thân người thầy giáo Sự đổi mới đó thể hiện qua sựthay đổi trong phương pháp giảng dạy, kế hoạch tổ chức một giờ học cho học sinh.Nhìn chung về phía người thầy đã được chuẩn bị một cách chu đáo
Tuy nhiên, nói đến đổi mới phương pháp dạy học, nhất là môn văn phảiđược hiểu là sự đổi mới đồng bộ đối với những hạn chế chủ quan của cả thầy lẫntrò Người thầy giảng dạy đúng hướng, đúng cách , đạt mục đích cao nhất là dạyvăn để dạy người Trò phải suy nghĩ nhiều hơn, tích cực chủ động trong hoạt độngnhận thức, cảm thụ và vận dụng các kiến thức, kĩ năng văn học Thực tế cho thấyquá trình cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh lớp 9 ở trên lớp cũng như khảnăng cảm thụ, viết bài nghị luận tác phẩm văn học của các em còn nhiều hạn chế:thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc… Các em thường dựa vào vănmẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viếtlại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc ( không chân thật, còn gượng ép… ) Rất íthọc sinh chịu tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, sâu sắc, ý hay do chính bảnthân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm
Bản thân là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôntrăn trở trước thực trạng chất lượng bài viết nghị luận tác phẩm văn học của họcsinh Vì vậy tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm vănhọc cho học sinh lớp 9”, với mục đích phân tích thực trạng chất lượng bài viết củahọc sinh hiện nay, đối chiếu với phương pháp giảng dạy của giáo viên, đề ra kinh
Trang 4nghiệm, phương pháp giảng dạy, cách thức rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luậntác phẩm văn học cho học sinh cuối cấp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượngdạy học văn, giải quyết tình hình kém chất lượng trong dạy học văn hiện nay.
2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên, học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn năm học 2008- 2009, 2010
Một số tiết dạy văn bản, tiếng Việt và tập làm văn của giáo viên lớp 9 trongtrường mà tôi được dự giờ trao đổiû kinh nghiệm
Bài viết của học sinh ở các lớp được giảng dạy năm học 2008-2009, 2010
2009-3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do thời gian và điều kiện của bản thân, trong phạm vi giải pháp, tôi tập trungđề cập đến:
- Những cơ sở lý luận để nghiên cứu giải pháp
- Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng bài viết nghị luận tác phẩm văn học của học sinh, thực trạngquá trình giảng dạy của giáo viên
- Những giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn họccho học sinh lớp 9 đạt kết quả cao
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện giải pháp tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a Nghiên cứu tài liệu :
Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học môn Ngữ văn lớp 9, sách giáo khoa,sách giáo viên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục, quản lýchuyên môn, các giáo viên giỏi trong toàn quốc trên các bài viết đăng trên cáctạp chí khoa học…
b Phân tích đối chiếu :
Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng đối với họcsinh lớp 9 bậc THCS với những bài viết thực tế của học sinh, tìm ra những hạnchế chủ yếu của học sinh khi viết bài nghị luận tác phẩm văn học
c Giả thuyết khoa học:
Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên vậndụng vào việc rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học cho học sinhnhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, đa dạng trong cách cảm, cách hiểu củacác em trước những tác phẩm văn học
Trang 5B NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Từ năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dự án phát triển giáodục THCS nhằm đổi mới một cách toàn diện bậc học này Thực hiện Nghị quyếtsố 40/2000/QH khóa 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội, tháng 9 năm 2002, cả nướcbắt đầu dạy học theo chương trình và SGK THCS mới bắt đầu từ lớp 6 Môn Ngữvăn là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống cácmôn học của nhà trường phổ thông cũng là môn học có nhiều thay đổi nhất trongviệc đổi mới chương trình, SGK, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập.Nhiều vấn đề được đặt ra khi phải tiếp cận một chương trình mới, trong đó vấn đềđổi mới phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh là vấn đề được đặtlên hàng đầu Chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 được tổ chức thực hiện từ năm2005-2006 đến nay đã được gần 5 niên học Nội dung đổi mới chương trình, việcđổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh đã được phảnánh sôi nổi trên báo chí, trong hội thảo khoa học và các phương tiện thông tin đạichúng, song bài toán chất lượng là điều làm cho các nhà quản lý giáo dục, quản lýchuyên môn phải tính toán
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học chương trình Ngữ văn 9 là phảikết hợp nhiều phương pháp trong dạy học, là phải “tích hợp nhiều phương pháptrong bài học, tiết học và trong cả quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sởxác định phương pháp chính gắn với đặc trưng của môn học Tổ chức hoạt độngdạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạylẫn người học, chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo thuận lợi để học sinhlĩnh hội và phát triển các thao tác tư duy khoa học Tăng cường và sử dụng hợp lýcác phương tiện trong dạy học, “nâng cao chất lượng hoạt thực hành hướng tớiđảm bảo sự phát triển năng lực cho mỗi cá nhân” ( Tài liệu bồi dưỡng giáo viêndạy SGK lớp 9 -Vụ giáo dục trung học trang 6,7) Lớp 9 là lớp cuối của vòng II,đồng thời cũng là lớp cuối cùng của cấp THCS nên có một vị trí hết sức quantrọng : vừa phải tổng kết được những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện
Trang 6trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị cho các kì thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho họcsinh học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống
Nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm văn học nói riêng có vị trí rấtquan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9 Thông qua việc đọc và học tácphẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong phú về kiến thứcvăn học ( tác phẩm, thể loại…) mà còn được nâng cao dần về năng lực cảm thụ ,phân tích, bình giá, tác phẩm… Đó là một thuận lợi Nhưng mặt khác, cũng cầnnắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm trongchương trình
Tập làm văn 9 không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩmtrong chương trình văn học và khi làm bài tập làm văn
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dungvà phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật Nghị luận về tác phẩm là trình bàynhững nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tácphẩm cụ thể Những nhận xét, đánh giá ấy phải xuất phát từ ý nghĩa ( cốt truyện,nhân vật, cảm xúc…) và nét đặc sắc về nghệ thuật ( xây dựng tình huống, nhânvật, từ ngữ, hình ảnh…) của tác phẩm mà người viết phát hiện và khái quát Bàinghị luận về tác phẩm phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, lập luận thuyết phục,lời văn chuẩn xác, gợi cảm Như vậy, để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm, giáoviên cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài này
Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”.Người GV dạy HS làm bài văn nghị luận về tác phẩm không thể nghèo nàn cảmxúc Cho nên hướng gợi ý HS trình bày những cảm nhận, đánh giá tác phẩm phảixuất phát từ những rung cảm thẩm mĩ chân thật Đồng thời phải biết kết hợp linhhoạt nhiều phép lập luận ( giải thích, chứng minh, phân tích…), phát huy tính tíchcực, sáng tạo của cá nhân, không gò ép theo khuôn mẫu Vì vậy, nếu ai đó tự chorằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện, từngdòng thơ thì chưa hẳn là một GV dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn HScách làm bài văn nghị luận về tác phẩm
Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốcmột số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó phương phápgiảng dạy phân môn Tập làm văn được chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiềuhướng suy nghĩ mới, giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứuvà vận dụng sáng tạo hơn
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
a Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
Trang 7- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 9 nói chung, phân mônTập làm văn nói riêng đã dược quan tâm rất nhiều Với sự chỉ đạo của các cấpquản lí chuyên môn, về cơ bản đại đa số giáo viên đã nắm được phương pháp,vận dụng sáng tạo theo tình hình địa phương và theo đối tượng học sinh Tuynhiên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên thực hiện chưa đúng chức năng, làm chưatròn nhiệm vụ của mình, chưa tích cực nghiên cứu, chưa tìm ra phương pháp giảngdạy đạt hiệu quả cao, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được nânglên, nhất là chất lượng bài viết văn nghị luận văn học Kết quả các bài kiểm travà thi học kì đạt rất thấp, chất lượng bài làm của học sinh giỏi chưa thật xuất sắc.
- Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trongphương pháp giảng dạy của giáo viên lẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu củacủa học sinh:
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa đảm bảo kết hợp và tích hợp giữa dạy Văn - Tiếng Việt vàTập làm văn
- Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quảcao Học sinh thụ động buộc giáo viên giảng nhiều, làm việc nhiều, làm thay chotrò, do đó làm tê liệt sự hào hứng học văn bản của học sinh, các em không nắmhoặc không có kiến thức văn chương dẫn đến thiếu vốn kiến thức khi làm bài tậplàm văn
- Giờ tiếng Việt đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh dùng tiếng Việt một cáchchính xác để giao tiếp, để cảm thụ vẻ đẹp ngôn từ và có cách diễn đạt tốt trongvăn bản, nhưng giáo viên chưa vận dụng tối đa các tình huống giao tiếp, cho họcsinh thực hành ít nên nhiều em viết sai chính tả, dùng từ đặt câu chưa đúng ngữnghĩa, ngữ pháp Đây là những kiến thức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượngbài văn
- Giờ tập làm văn học sinh chưa được học đến nơi đến chốn Giáo viên chưa cócách giúp học sinh hiểu rõ kiến thức SGK bằng những ví dụ mẫu linh hoạt sángtạo, có tác dụng khắc sâu kiến thức vì thực tế SGK vẫn còn một số bài trừu tượng,khó hiểu đối với học sinh Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy tinhthần tích cực chủ động của học sinh trước một bài lý thuyết văn nghị luận tácphẩm văn học, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểu bài trước khi tạo lập văn bảnhoặc bài thực hành luyện tập, luyện nói, nhiều học sinh nêu lên những vấn đề rấthay song giáo viên đã bỏ lỡ cơ hội để biểu dương Khi phát động trao đổi tranhluận, có học sinh nêu những ý kiến sai, giáo viên chưa đưa ra “lực nắn” cần thiết,
vì thế khả năng tư duy của học sinh không được phát huy
Trang 8- Giáo viên ít nghiên cứu sách giáo viên và tham khảo thiết kế, các tài liệu bồidưỡng có liên quan nên chưa có định hướng tốt nhất khi quyết định sử dụngphương pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài thuộc các kiểu bài nghị luận vănhọc
- Việc xác định các phương pháp dạy tập làm văn cũng chưa chính xác Cógiáo viên chọn phương pháp bình giảng trong tiết cung cấp kiến thức về kiểu bài,chưa vận dụng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập …
- Giáo viên chưa nghiên cứu để tìm ra nét khác biệt cơ bản giữa nghị luận tácphẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) với nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để từ đó hìnhthành kiến thức cho học sinh khi làm một bài cụ thể theo thể loại
- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ mục đích yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rènluyện trong từng bài mà người biên soạn đưa vào trong SGK từ bài hình thành lýthuyết mới đến luyện tập thực hành hoàn chỉnh kiểu bài Việc bố trí thời lượngcho tiết dạy chưa hợp lý, chưa dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên khócó thể rèn luyện kĩ năng cho học sinh
- Việc ra đề kiểm tra, đề thi của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cầnbàn Một số giáo viên không nghiên cứu kĩ chương trình, không xây dựng được
ma trận đề, không nắm chắc yêu cầu của từng kiểu văn bản sẽ dẫn đến ra đềkhông chuẩn mực, không đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tế Đềbài không có tác dụng gợi tư duy sáng tạo khi cảm thụ văn học của học sinh
- Việc chấm bài cũng có nhiều thiếu sót Thường là giáo viên chỉ cho học sinhbiết điểm, có bài chấm không có lời phê nào hoặc phê bài còn dễ dãi, chưa cẩnthận, chưa cụ thể Đa số giáo viên phê bài rất chung chung, nhận xét khái quát.Nhiều lời phê, nhận xét bên lề bài viết chưa giúp học sinh thấy được cụ thể lỗi saicủa mình mà sửa Các em không rõ lý do tại sao, vì lẽ gì mà đoạn văn, câu văncủa mình bị phê là “lủng củng”, “câu què”, “tối nghĩa”, “chung chung”, cũngkhông hiểu có khi chỗ này “dùng từ” là nghĩa làm sao ( sai hay đúng ? Nếu sai thìsai thế nào?), chỗ kia “diễn đạt” là trục trặc hay trôi chảy, chỗ nọ một từ gạchchân là hay hay dở? Như thế rất khó giúp học sinh hiểu rõ mà tự sửa được, rútkinh nghiệm được
- Những giờ trả bài tiến hành không thống nhất theo chuyên đề mà ngànhchuyên môn đã triển khai Đa số giáo viên thực hiện không mấy công phu Giáoán trả bài của giáo viên thường soạn qua quýt, không ghi rõ những lỗi cần phảisửa trên lớp, hoặc có thì cũng không ghi rõ cách sửa; lỗi nhặt từ bài làm của họcsinh không tiêu biểu khó có thể rèn luyện những kĩ năng cần thiết nhất định Cógiáo viên trả bài rồi mới nhận xét ưu khuyết điểm, rồi hướng dẫn học sinh sửachữa
Trang 9+ Về phía học sinh:
- Chưa coi trọng bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư,chưa có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đếnlớp, chưa chịu khó tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
- Học sinh học tập làm văn một cách máy móc Trước một đề bài các em ítnghiên cứu, đọc loáng thoáng, phóng bút viết tràng giang đại hải, không chốt lạiđược ở một điểm nào mà đề bài yêu cầu
- Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách viện dẫn, dẫn chứng nghèonàn, thiếu chính xác và không theo trình tự
- Học văn nghị luận văn học mà chưa biết cách phân biệt thể loại, kiểu bài
- Thiếu năng lực phân tích cần thiết, chưa thấy được cái hay, cái đẹp có thậttrong văn chương do không chú ý trong giờ đọc- hiểu văn bản Vì vậy làm vănphân tích chỉ là sự suy diễn một cách nôm na, thiếu chính xác, không sâu sắc
- Về ngữ pháp, các em viết câu không hoàn chỉnh, trong bài viết có nhiều câuquè, câu cụt, câu tối nghĩa Tình trạng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai làphổ biến Có bài viết từ đầu đến cuối các em không sử dụng dấu câu nào hoặc sửdụng không đúng
* Những hạn chế chủ yếu khi học sinh viết bài nghị luận văn học:
- Cảm thụ tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ chưa sâu sắc do chưa chịu khó đọc tácphẩm, chưa thuộc thơ, chưa nắm vững nội dung, nghệ thuật, cái hay, cái độc đáocủa tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, chưa nắm cảm xúc, tình cảm của tác giảtrong tác phẩm thơ trữ tình, chưa biết cách tiếp cận tác phẩm theo thể loại, chưacó cách cảm thụ riêng…
- Chưa nắm chi tiết, thậm chí khái quát yêu cầu khi tạo lập văn bản nghị luậncho cả hai loại nghị luận về tác phẩm truyện và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Dođó khi tạo lập văn bản các em thường mắc các khuyết điểm sau:
+ Phân tích đề chưa đúng, tìm không ra ý để viết nên phải kể lòng vòng câuchuyện hoặc diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ
+ Thực hiện nhiệm vụ từng phần trong bố cục ba phần của văn nghị luậnchưa đầy đủ Ví dụ khi viết phần mở bài, yêu cầu là giới thiệu khái quát tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và bước đàu nêu đánh giá sơ bộ của mình về nộidung và nghệ thuật của tác phẩm nhưng có học sinh giới thiệu không sót một chitiết nào về tác giả (theo chú thích SGK) và đa số chưa rút ra được khái quát giá trịcủa tác phẩm để làm tiền đề cho lập luận tổng - phân - hợp của cả bài viết Khigặp đề bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật và nội dung vấn đề của tác phẩm như
“Em hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình về nhân vật bé Thu và tình cảm cha
con trong chiến tranh sau khi học xong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Trang 10Quang Sáng”, học sinh chưa biết giới thiệu cảm xúc suy nghĩ chung ở phần mởbài, triển khai làm rõ ở phần thân bài, khẳng định ở phần kết bài.
+ Việc triển khai bài viết ở phần thân bài bằng cách nêu các luận điểm vàlàm rõ luận điểm bằng các luận cứ cũng không thực hiện được Đây là hạn chếphổ biến nhất của học sinh Thường các em không xây dựng được luận điểm hoặcsắp xếp tùy tiện không hợp lý, chặt chẽ, trình bày luận cứ dài dòng, lộn xộn,không tiêu biểu, chính xác, thậm chí chưa nắm rõ nguyên tắc nghị luận tác phẩmthơ và tác phẩm truyện Cảm thụ về tác phẩm hay nhân vật của các em chưaphong phú, chưa sâu sắc, các em chưa mạnh dạn nêu cảm thụ riêng của bản thântrong quá trình nghị luận
+ Cách lập luận trong phần thân bài chưa chặt chẽ
+ Phần thân bài chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa hết nhiệm vụ đặt
ra ở phần mở bài Đôi khi học sinh làm sai thể loại, lạc đề
+ Phần kết bài các em chưa biết cách nêu nhận định, đánh giá chung về tácphẩm hoặc khái quát hóa giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ, do đó cũng chưamở ra được hướng suy nghĩ mới sau khi nghị luận
+ Kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết sai chính tả, ngữ pháp, lối diễnđạt, cách hành văn, phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức biểu đạtcòn hạn chế
b Sự cần thiết của đề tài :
Đề tài có tác dụng giúp giáo viên Ngữ văn đối chiếu giữa lý luận với thực tế
chất lượng bộ môn mình giảng dạy, đặc biệt là chất lượng nghị luận văn học củahọc sinh lớp mình phụ trách, vận dụng những giải pháp tối ưu để nâng cao chấtlượng, giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu kém bộ môn Ngữ văn nhưhiện nay
3 NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
a Đặt vấn đề:
- Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn nghị luận văn học là củng cố tri thức và kĩnăng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiếng Việt Sách giáo khoa coi phầntập làm văn là sự tổng hợp của ngôn ngữ và văn (tích hợp ngang) và nguyên tắcôn cũ - hiểu mới (tích hợp đồng tâm), đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thốngkhoa học (tích hợp dọc)
- Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức tiếngViệt để viết đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bảnnhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một bài văn hoàn chỉnh, phần vănbản giúp học sinh có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình Bên cạnh đó,việc nắm vững phương pháp làm văn là yêu cầu không thể thiếu được
Trang 11Như vậy Tập làm văn nói chung, nghị luận văn học nói riêng là môn học mangtính thực hành toàn diện tổng hợp và sáng tạo, có vị trí đặc biệt trong chương trìnhngữ văn Vì thế giáo viên phải dạy tốt, học sinh phải học tốt ở tất cả các phânmôn Tập làm văn, Văn học, Tiếng Việt để chuẩn bị tốt cho việc thực hành tổnghợp này.
b Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9:
* Đối với bản thân giáo viên:
- Giáo viên cần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cựchóa các hoạt động nhận thức của học sinh Tăng cường tổ chức các hoạt động chocác em, chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học và tự học một cáchchủ động, tăng cường hoạt động cá nhân với nhóm, làm cho các em tự đánh giáđược năng lực và kết quả làm văn của mình
- Nắm chắc các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa các hoạt động củangười học Các bước lên lớp cần linh động Cần chú ý đến hoạt động giao tiếp.Đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của họcsinh trong việc tạo lập văn bản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh một cáchthực sự
- Phân bố cân đối thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành, quan tâm nhiều đếncác thao tác rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Học sinh là chủ thể làm chủmọi thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tránh áp đặt làm giảm khả năngsuy nghĩ, sáng tạo của các em
- Để rèn luyện tốt kĩ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh, việc hướngdẫn tìm hiểu lý thuyết là rất quan trọng Trước hết giáo viên cần cho học sinhnắm lại những kiến thức đã học ở vòng I, sau đó mới hình thành kĩ năng về vănhọc, tiếng Việt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS GV cần cho học sinhôn lại thế nào là văn nghị luận, các kiểu nghị luận và khẳng định điều quan trọngnhất của văn bản nghị luận là luận điểm, luận cứ và lập luận Giáo viên rèn kĩnăng hình thành luận điểm, sắp xếp luận cứ làm rõ luận điểm, lập luận chặt chẽcho bài viết Kĩ năng này hiện nay học sinh rất yếu Ngoài ra, giáo viên cần rènluyện cho học sinh kỹ năng sử dụng các thao tác nghị luận: giải thích, chứngminh, bình luận, phân tích sao cho nhuần nhuyễn Trình tự dạy nghị luận văn họctiến hành như sau: tìm hiểu chung, cách làm bài, thực hành nói, thực hành viết.Giáo viên chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh qua từng bài cụ thể
+ Đối với bài Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm (truyện hoặc đoạn trích, bàithơ hoặc đoạn thơ) chủ yếu là cho học sinh hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm,
Trang 12nắm yêu cầu đối với bài nghị luận kiểu này, rèn kĩ năng tìm vấn đề nghị luận vàcách nghị luận của tác giả.
+ Đối với bài học Cách làm bài nghị luận về tác phẩm (truyện hoặc đoạntrích, bài thơ hoặc đoạn thơ): Đây là tiết học quan trọng giúp học sinh biết cáchlàm bài nghị luận về tác phẩm văn học cho đúng với những yêu cầu đã học ở tiếttrước, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm kiểu bài nghị luậnnày, cách tổ chức, triển khai các luận điểm Giáo viên cần đặt trọng tâm vào việchướng dẫn các bước làm bài trên cơ sờ phân tích mẫu, để HS vận dụng vào thựchành luyện tập, cụ thể là:
Hướng dẫn tìm hiểu đề:
Đề bài văn nghị luận không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu Chủyếu ở lớp 9 thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau:
- Dạng đề 1: Suy nghĩ , cảm nhận về nhân vật, tác phẩm hoặc một khíacạnh của nhân vật, tác phẩm (đoạn trích).Ví dụ:
+ Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của KimLân.(SGK Ngữ văn 9 trang 65)
+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ
“Nói với con” của Y Phương.(SGK Ngữ văn 9 trang 80)
- Dạng đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnhvề nhân vật, tác phẩm (đoạn trích) Ví dụ:
+ Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của KimLân.(SGk Ngữ văn 9 trang 65)
+ Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh (SGKNgữ văn 9 trang 80)
- Dạng đề 3: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề
Ví dụ:
+ Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vậtVũ Nương trong truyện Người con gái Nam Xương (SGK ngữ văn 9 trang 65) + Cảm nhận về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiếnchống Mỹ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
GV cần giúp HS phân biệt rõ yêu cầu của từng dạng đề: Suy nghĩ về nhânvật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là nghiên về cảm nhậnchủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhânvật, tác phẩm ( không nhất thiết phải phân tích đầy đủ từng đặc điểm của nhânvật hoặc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chọn những
gì mình cảm nhận sâu sắc nhất mà thôi); còn yêu cầu của dạng đề 2 (phân tíchnhân vật, tác phẩm…) là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ
Trang 13từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; đối vớidạng đề 3 (phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề ), GV phảibiết tích hợp các kiến thức tập làm văn ở lớp dưới để nâng cao yêu cầu giải quyếtđề bài văn dạng này, HS không phải đơn thuần tập trung phân tích những biểuhiện cụ thể của vấn đề mà còn phải trình bày những cảm nhận của mình, gợi cảmxúc cho người đọc, liên hệ thực tế hiện nay…
Từ việc phân tích ba dạng đề trên, giúp HS nhận thức tầm quan trọng của việcphân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành thạo, linh hoạt để hình thành nhữngthao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác, làm cơ sở cho việc tìm ý
Hướng dẫn tìm ý:
Một bài nghị luận tác phẩm văn học hay trước hết phải có ý hay Vậy ý hay làgì? Thế nào là ý hay? Làm thế nào để tìm ra được những ý hay cho bài
Tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh hiện thực của cuộc sống muônmàu muôn vẻ thông qua những hình tượng nhân vật, những tâm trạng, cảm xúccủa chủ thể trữ tình trong tình huống, hoàn cảnh có vấn đề mấu chốt, cụ thể, tiêubiểu… Vì thế, muốn tìm được ý đúng, ý hay, ý sâu sắc, GV phải hướng cho HS đọcvà tìm hiểu tác phẩm để nắm cốt truyện, chủ đề, tình cảm, các chi tiết, hình ảnhtiêu biểu…, khái quát được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tácphẩm
Sau khi đọc kĩ tác phẩm, khám phá ra được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắctrong từng yếu tố nội dung, nghệ thuật, HS tự đặt ra và trả lời những câu hỏi để cónhững ý lớn, ý nhỏ… của bài văn
Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp học sinh tìm ý:
(?) Câu hỏi tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
?- Tác giả của tác phẩm sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bật trong cuộcđời và sự nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng, nét độc đáo gì vềphong cách cá nhân? (Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào? Sự nghiệp sáng tác
ra sao?)
?- Tác phẩm trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tácphẩm được đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệpsáng tác văn chương của tác giả không?…
(?) Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung:
?- Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì? Những ý nào
tập trung biểu hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm? Nội dung có thểhiện những vấn đề lớn, bức xúc mà xã hội quan tâm hoặc những tình cảm phổbiến, tiêu biểu của đời sống con người hay không? Có giá trị nhân văn như thếnào?
Trang 14?- Nhân vật chính của truyện là ai? Đại diện cho từng lớp con người nào trongxã hội? Có những nét tính cách nào? Nét tính cách nào là tiêu biểu nhất? Nét tínhcách đó được thể hiện qua những chi tiết nào? (diện mạo, cử chỉ, lời nói, hànhđộng, tưởng tình cảm, nội tâm,…) Cảm xúc chủ yếu trong từng đoạn, khổ thơ làgì? Cảm xúc ấy được biểu hiện như thế nào? Qua những từ ngữ, hình ảnh nào?…
(?) Câu hỏi tìm hiểu giá trị nghệ thuật:
?- Tác phẩm được viết theo phong cách nào? Có nét gì sáng tạo riêng, độc đáotrong nghệ thuật (tạo tình huống, bố cục, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, thể loạithơ, hình ảnh tu từ…)
? Tác phẩm trên có tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả không?Có thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của một nhà thơ, nhà văn đầy tài năng, tâmhuyết của một thời đại, một trào lưu văn học không?
(?) Câu hỏi gợi mở những hướng xem xét mới:
?- Có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả, tác phẩm nào để phân tích tác
phẩm được sâu rộng, toàn diện hơn?
?- Tác phẩm có ảnh hưởng gì trong thời đại tác giả đang sống và đối với cácthời đại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích?
Với ngần ấy câu hỏi, giáo viên không thể nào giảng giải một cách cặn kẽ, tỉ mỉtrong quá trình phân tích một đề bài trên lớp Do đó đòi hỏi người giáo viên phảibiết lựa chọn những câu hỏi tìm ý cho phù hợp, có tác dụng khơi nguồn cảm xúccho học sinh, tạo niềm yêu thích, sự hứng thú, tích cực tư duy làm bài, để bài nghịluận của các em được sâu sắc, tinh tế và chân thật
Hướng dẫn lập dàn ý:
Lập dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước tìm ý theo một trình tự hợp lý vàxác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thỏa đáng giữa các ý Có thể hướngdẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét,đánh giá, suy nghĩ của bản thân (thường dành cho phân tích tác phẩm truyện) Cóthể sắp xếp đan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nhận xét, đánh giá, suy nghĩcủa bản thân (phổ biến trong phân tích thơ) Dàn bài chung của bài văn nghị luậnvề tác phẩm thường theo trình tự sau: