1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xóa đói giảm nghèo tại UBND xã Tượng Lĩnh huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa

34 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 210 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐÂU 1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ KHÁI QUÁT CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH ( NÔNG CỐNG THANH HÓA) 4 1.1 Lí luận chung về công tác xóa đói giảm nghèo 4 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá đói nghèo. 4 1.1.2. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo tại Việt Nam 5 1.1.3. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo 7 1.2 Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo 9 Tiểu kết 11 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH (NÔNG CỐNG THANH HÓA) 12 2.1 Những thuận lợi và khó khăn và thực trạng đói nghèo của UBND xã Tượng Lĩnh 12 2.1.1 Thuận lợi 12 2.1.2 Khó khăn 14 2.1.3 Thực trạng đói nghèo trên địa bàn thuộc UBND xã Tượng Lĩnh 15 2.2 Xóa đói giảm nghèo trên lĩnh vực kinh tế 16 2.2.1 Xóa đói giảm nghèo về nông nghiệp. 16 2.2.2 Xóa đói giảm nghèo về thủ công nghiệp 17 2.2.3 Dịch vụ 18 2.3 Xóa đói giảm nghèo trên lĩnh vực xã hội 19 2.3.1 Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 19 2.3.2 Định hướng nghề nghiệp 20 2.3.3 Hỗ trợ về tín dụng 21 2.4 Một số đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo 23 2..4.1 Ưu điểm 23 2.4.2 Hạn chế 24 Tiểu kết 25 Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH ( NÔNG CỐNG – THANH HÓA) 26 3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo của UNBND xã Tượng Lĩnh 26 3.1.1 Giải pháp về kinh tế và vốn 26 3.1.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng và khuyến nông 26 3.1.3 Giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 26 3.1.4 Giải pháp về hộ gia đình 27 3.2 Kiến nghị 27 3.2.1 Đối với UBND xã Tượng Lĩnh. 27 3.2.2 Kiến nghị với cá nhân các hộ nghèo 28 Tiểu kết: 28 KẾT LUẬN 29 PHỤ LỤC 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài “ Công tác xóa đói giảm nghèo tại UBND xã TượngLĩnh huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa”, tôi xin chân thành cảm ơn TS BùiThị Ánh Vân - Giảng viên học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bàitiểu luận này

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ tại UBND xã Tượng Lĩnh đãgiúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin

Trong quá trình làm bài tiểu luận này, do trình độ đang còn hạn chế Vìthế, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn đọc để tôi

có thể rút ra được những hạn chế và qua đó tôi có thêm nguồn tư liệu mới đểhoàn thiện bản thân cũng như phục vụ cho quá trình làm việc sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐÂU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ KHÁI QUÁT CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH ( NÔNG CỐNG- THANH HÓA) 4 1.1 Lí luận chung về công tác xóa đói giảm nghèo 4

1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá đói nghèo 4

1.1.2 Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo tại Việt Nam 5

1.1.3 Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo 7

1.2 Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo 9

*Tiểu kết 11

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH (NÔNG CỐNG - THANH HÓA) 12

2.1 Những thuận lợi và khó khăn và thực trạng đói nghèo của UBND xã Tượng Lĩnh 12

2.1.1 Thuận lợi 12

2.1.2 Khó khăn 14

2.1.3 Thực trạng đói nghèo trên địa bàn thuộc UBND xã Tượng Lĩnh 15

2.2 Xóa đói giảm nghèo trên lĩnh vực kinh tế 16

2.2.1 Xóa đói giảm nghèo về nông nghiệp 16

2.2.2 Xóa đói giảm nghèo về thủ công nghiệp 17

2.2.3 Dịch vụ 18

2.3 Xóa đói giảm nghèo trên lĩnh vực xã hội 19

2.3.1 Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 19

2.3.2 Định hướng nghề nghiệp 20

2.3.3 Hỗ trợ về tín dụng 21

2.4 Một số đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo 23

2 4.1 Ưu điểm 23

2.4.2 Hạn chế 24

*Tiểu kết 25

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH ( NÔNG CỐNG – THANH HÓA) 26

3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo của UNBND xã Tượng Lĩnh 26

3.1.1 Giải pháp về kinh tế và vốn 26

3.1.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng và khuyến nông 26

3.1.3 Giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 26

3.1.4 Giải pháp về hộ gia đình 27

3.2 Kiến nghị 27

3.2.1 Đối với UBND xã Tượng Lĩnh 27

3.2.2 Kiến nghị với cá nhân các hộ nghèo 28

* Tiểu kết: 28

KẾT LUẬN 29

PHỤ LỤC 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

PHẦN MỞ ĐÂU 1.Lí do chọn đề tài

Đói nghèo là vấn đề bức xúc hiện nay trên thế giới nói chung và ở ViệtNam cũng như Thanh Hóa nói riêng

Trên thế giới hiện nay có tới ¼ dân số đang sống trong tình trạng đóinghèo Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội đượchưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với sự phát triển, tàn phá môi trườngsinh thái Vì vậy nếu đói nghèo không được giải quyết, thì không một mục tiêunào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cảithiện đời sống, hòa bình ổn định, đảm bảo các quyền của con người được thựchiện Cũng như các nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đặt conngười là vị trí trung tâm của sự phát triển, coi xóa đói giảm giảm nghèo là mộttrong những mục tiêu cơ bản của chiến lược kinh tế, xã hội Những năm gần đâynhờ chính sách đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộphận nhân dân được nâng lên rõ rệt, Đảng và Nhà nước ta đưa xóa đói giảmnghèo từ chỗ là phong trào thành một chương trình mục tiêu quốc gia, qua giaiđoạn này tỉ lệ đói nghèo giảm nhưng chưa thực sự đáng kể, một bộ phận nhândân đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vẫn đang chịu cảnh đóinghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu trong cuộc sống

2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu các yếu tố về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo

- Các chính sách đói nghèo

2.2 Giới hạn của đề tài

- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của

xã Tượng Lĩnh

3 Mục đích nghiên cứu

Trình bày, đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn

Trang 5

UBND xã Tượng Lĩnh, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp công tác xóagiảm nghèo hiệu quả hơn.

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu những vấn đề chung công tác xóa đói giảm nghèo

-Tìm hiểu thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của UBND xãTượng Lĩnh

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo trên địabàn của UBND xã Tượng Lĩnh

5 Lịch sử nghiên cứu

Cho đến nay Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn

đã đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, trong đó có các công trình như:

- Đói nghèo ở Việt Nam( Hà Nội,1993).

- Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội,1993).

- Báo cáo đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo (2010) tài liệu lưuhành nội bộ, UBND xã Tượng Lĩnh (Nông Cống – Thanh Hóa)

- Đỗ Thế Hạnh (1998) Luận án” Thực trạng và những giải pháp kinh tếchủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh định cư tỉnh Thanh Hóa”Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “ Công tác xóa đói giảm nghèo tại UBND xã TượngLĩnh huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa” tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, quan sát;

 Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo;

 Nguồn tin từ mạng Internet;

 Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm việc tại UBND xã Tượng Lĩnh, vàngười dân sống trên địa bàn của UBND xã Tượng Lĩnh

Trang 6

- Chương 1: Lý luận về công tác xóa đói giảm nghèo và khái quát của

UBND xã Tượng Lĩnh( Nông Cống - Thanh Hóa)

- Chương 2: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại UBND xã

Tượng Lĩnh (Nông Cống -Thanh Hóa)

- Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng

công tác xóa đói giảm nghèo của UBND xã Tượng Lĩnh ( Nông Cống – ThanhHóa)

Trang 7

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ KHÁI QUÁT CỦA UBND XÃ TƯỢNG LĨNH ( NÔNG CỐNG- THANH HÓA) 1.1 Lí luận chung về công tác xóa đói giảm nghèo

1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá đói nghèo.

* Khái niệm

Thực tế, thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng kháiniệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh làthời gian, không gian, giới và môi trường

- Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống

dưới mức "chuẩn" trong một thời gian dài, cũng có một số người nghèo khổ tìnhthế như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh tếhoặc thiên tai địch họa, tệ nạn xã hội, rủi ro…

- Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, nơi có phần lớn

dân số sinh sống Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết ở cácnước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng

- Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới, nhiều hộ gia đình

nghèo nhất do nữ giới là chủ hộ Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủ thìngười phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới

- Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói, nghèo đều sống ở những

vùng khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và xuống cấp của môi trường đềuđang ngày càng trầm trọng thêm Từ nhận dạng và tình hình trên Liên hiệp quốcđưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo:

Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

+ Nghèo tuyệt đối: Tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duytrì cuộc song,, tiếp cận các nhu cầu, các vấn đề dinh dưỡng, giáo dục và các dịch

vụ y tế Việc xác định một đối tượng nghèo hay không phải dựa vào tiêu chuẩncủa một quốc gia hoặc quốc tế

+ Nghèo tương đối: Là bộ phận dân cư không được hưởng đầy đủ nhữngnhu cầu cơ bản tối thiểu, những nhu cầu cơ bản đó là những đảm bảo tối thiểu về

Trang 8

ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục

Tuỳ mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà sự nghèo khổ của dân cư đượcchia thành nghèo và rất nghèo, hoặc nghèo bậc 1, bậc 2

* Chỉ tiêu và chuẩn nghèo

Khi đánh giá nước giàu, nghèo trên thế giới, giới hạn đói nghèo được biểuhiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP) Tuynhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ căn cứ vào thu nhập thì chưa đủ căn

cứ để đánh giá, vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này tổ chức hội đồng phát triển Hảingoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng cuộc sống (PQLI) để đánh giá, bao gồm 3chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tuổi thọ

- Tỷ lệ xoá mù chữ

- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh

Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) baogồm 3 chỉ tiêu: - Tuổi thọ - Thu nhập - Tình trạng biết chữ của ngườu lớn Nhưvậy chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vàochỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính khi kết hợp với các chỉ

số PQLI hay HDI thì chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu, nước nghèochính xác hơn, khách quan hơn

Quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có mức thu nhập bình quândưới 1/3 mức thu nhập bình quân của toàn xã hội Với quan niệm này, hiện naytrên thế giới có 1,3 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ, tức là sốngdưới 420USD/người/năm mà Ngân hàng thế giới đã ấn định

1.1.2 Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo tại Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề kháiniệm, chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo đói Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhấtvào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo do Bộ LĐTB&XH ban hành

* Khái niệm

Khái niệm về đói nghèo được Bộ LĐTB&XH tách riêng đói và nghèokhông khái niệm chung như thế giới

Trang 9

- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn mộtphần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mứcsống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện

+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khảnăng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu

là những bảo đảm ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và sinhhoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, giao tiếp

+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sốngdưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trìcuộc sống Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1-2 tháng, thườngvay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả

Xóa đói giảm nghèo là tổng thế các biện pháp các chính sách của nhà

nước của xã hội hay của chính đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm tạo điềukiện để họ có thể tăng thu nhập, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trên cơ

sở chuẩn nghèo theo quy định của từng địa phương, khu vực và quốc gia

Quan điểm xóa đói giảm nghèo trong An Sinh Xã Hội: Xóa đói giảmnghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách của An Sinh Xã Hội củamỗi quốc gia Cùng với các chính sách khác tạo nên tấm lưới toàn diện bảo vệcho các thành viên xã hôị

- Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, gia tăngthu nhập bằng các biện pháp:

+ Cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cho vay lãi suất thấp, giúp họ cóvốn đầu tư sản xuất và từ đó có thể thoát nghèo

+Hỗ trợ cho người dân về đất sản xuất bằng cách giảm thuế đất

+ Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng về đường sá, các công trình thủy lợi, tạođiều kiện cho người dân tham gia sản xuất nâng cao năng suất lao động để cóthể thoát nghèo

+ Tạo điều kiện cho người dân có điều kiện học hỏi kĩ thuật canh tác sảnxuất bằng cách mở các lớp tập huấn sản xuất, phổ biến đến từng thôn, bản nângcao chất lượng lao động người nghèo

Trang 10

+ Dựa trên từng cơ sở, vùng mien xác định được thế mạnh, có kế hoạchphát triển các nghành nghề giúp giải quyết các tình trạng thất nghiệp, tăng thêmthu nhập cho người nghiệp

- Tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bảnnhư y tế, giáo dục, nước sạch,

+ Hỗ trợ y tế qua việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuôc miễn phí chongười nghèo thông qua các chương trình hỗ trợ 137,135

* Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam

- Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân một người 1 tháng (hoặc 1 năm)được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực (gạo)tương ứng một giá trị để đánh giá

Khái niệm thu nhập ở đây là thu nhập thuần tuý (tổng thu trừ đi tổng chiphí sản xuất) Tuy nhiên, cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩuhàng tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo

- Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện họctập, chữa bệnh, đi lại

Mặc dù lấy chỉ tiêu thu nhập cơ bản biểu hiện bằng giá trị để phản ánhmức sống, tuy nhiên trong điều kiện giá cả không ổn định như ở nước ta thì rấtcần thiết sử dụng hình thức hiện vật, phổ biến là quy là gạo tiêu chuẩn (gạothường) tương ứng với một giá trị nhất định Việc sử dụng hiện vật quy đổitương ứng với một giá trị so sánh với mức thu nhập của một người dân theo thờigian và không gian được dễ dàng Đặc biệt đối với người nghèo nói chung vàngười nghèo ở nông thôn nói riêng, chỉ tiêu khối lượng gạo bìnhquân/người/tháng tương ứng với lượng giá trị nhất định là có ý nghĩa thực tế

1.1.3 Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phânhoà giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giảiquyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng mộtcuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của

Trang 11

thời đại.

Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1996-2000 nhànước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chươngtrình xoá đói giảm nghèo quốc gia Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đềkinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có

sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vàophát triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ thamgia vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước

Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưavấn đề xoá đói giảm nghèo vào danh mục những công việc bức xúc của chính phủcần làm ngay Do đó thấy được vai trò quan trọng của xoá đói giảm nghèo đối với sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Như chúng ta đã biết, đói nghèo là một hiện tượng lịch sử xã hội xuất hiện

và tồn tại trong đời sống hiện thực của cộng đồng loài người từ bao đời nay Đây

là một trở ngại, một lực cản lớn, một thách thức nghiệt ngã đối với sự phát triển

xã hội

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo vềkinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội Vì vậy,phải tiến hànhthực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ởvùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ,nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá,phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tạichỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thươngnghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp hữuhiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ởnông thôn nước ta hiện nay

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền

Trang 12

kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Đó là con đường để cho mọingười vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ độngxoá đói giảm nghèo Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch:" Giúp

đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàuthêm".Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đemlại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân

ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôncòn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bềnvững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa

to lớn về mặt chính trị xã hội Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dântrí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộcsống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ

xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với ngườinghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đườnglối và chủ trương của đảng và Nhà nước Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các

tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái

Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ vàyêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng giatăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là

sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làmchệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế -xã hội Không giải quyết thànhcông các chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được côngbằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung Như thế mục tiêu phát triển vàphát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được Không tập trung nỗ lực, khảnăng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khaithác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế vàkhu vực, tháo khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu

1.2 Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo

Khái quát UBND xã Tượng Lĩnh (Nông cống- Thanh Hóa)

Trang 13

Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân xã Tượng Lĩnh

Địa chỉ: Trung tâm xã Tượng Lĩnh - huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa Được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ – UBND ngày 05 tháng 10năm 1956 của UBND huyện Nông Cống

Địa bàn xã có 1150 hộ với 4.695 nhân khẩu Xã được chia làm 9 thôn:Vĩnh Lại; Long Vực; Thọ Nga; Nga Thượng; Phú Long; Phú Sơn; Nhuyễn Sơn;Hoàng Lâm; Quang Vinh Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình– Thanh Hóa

Tổ chức bộ máy chính quyền có 43 người trong đó có 11 người tốt nghiệpđại học, 03 cao đẳng, 05 trung cấp, có 11 cán bộ đang theo học các lớp đại học 100% dân số là người Kinh

Vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp với xã Trường Minh

Phía Nam giáp với xã Tượng Sơn

Phía Đông giáp với xã Tượng Văn

Phía Tây giáp với xã Thăng Bình

Là một xã thuần nông chủ yếu là trồng cây lúa nước, đời sống nhân dâncòn gặp nhiều khó khăn Nên những năm qua Đảng bộ và chính quyền đã quantâm phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp” đãtạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đạihội Đảng bộ xã nhiệm kỳ VIII (2010 - 2015) đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tếhàng năm đạt trên 10%; riêng trong năm 2013 tăng 11,9% so với năm 2012.Bên cạnh đó, xã đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tiềmnăng thế mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức

Trang 14

*Tiểu kết

Qua lí luận chung về công tác xóa đói giảm nghèo và khái quát về UBND

xã Tượng Lĩnh ta đã thấy rõ khái niệm lí thuyết về xóa đói giảm nghèo và côngtáẽoóa đói giảm nghèo, sự cấp thiết của công tác xóa đói giảm nghèo và nắm rõhơn về UBND xã Tượng Lĩnh Qua đó có thể hiểu được và có những hành độngđưa ra để có thể xóa đói giảm nghèo

Trang 15

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA

UBND XÃ TƯỢNG LĨNH (NÔNG CỐNG - THANH HÓA)

2.1 Những thuận lợi và khó khăn và thực trạng đói nghèo của UBND

xã Tượng Lĩnh

2.1.1 Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

Tượng Lĩnh là một xã nằm ở vùng đồng bằng của huyện Nông Cống, cóđịa hình khá bằng phẳng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế

Địa hình chủ yếu của xã Tượng Lĩnh là đồng bằng và đồi núi thấp Địahình hầu hết xã nằm ở vùng đồng bằng , có địa hình khá bằng phẳng tạo điềukiện cho việc phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp đặc biệt là nghành trồngtrọt Tượng Lĩnh còn có hệ thống đồi núi thấp kéo dài khoảng 5km từ thônHoàng Lâm qua thôn Nhuyễn Sơn và kết thúc tại thôn Phú Sơn Đồi núi tạo điềukiện cho nhân dân trong xã phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi,…

Tượng Lĩnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiềumùa đông lạnh, tuận lợi cho việc phát triển các loại cây nhiệt đới đặc biệt là cáccây lương thực thực phẩm

Ở Tượng Lĩnh có 4 loại đất chủ yếu: đất phù sa (bao gồm loại được bồihàng năm và loại không được bồi hàng năm, đất phù sa glây và phù sa úng nướcvào mùa hè) thích hợp cho cây lúa; đất vàng nhạt trên phù sa cổ thích hợp vớicây màu và cây công nghiệp ngắn ngày; đất mặn thích hợp trồng cói, nuôi thủysản và làm muối; đất vàng nhạt trên đá cát thích hợp với cây lâm nghiệp

Ở đây có hệ thống sông Duyệt chảy qua qua, hằng năm song cung cấpmột lượng lớn phù sa màu mỡ cho các cánh đồng của xã đặc biệt là 2 thônQuang Vinh và Vĩnh Lại tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt

là phát triển việc trồng trọt

* Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số của Tượng Lĩnh là 4.695 người, với diện tích của xã là 15km2 và

có mật độ dân số là 315 người/km2 Với dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi

Trang 16

dào cho xã.

Thu nhập bình quân: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 15%, thunhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 12.5 triệu đồng/người/năm,cao hơnnăm 2013 là 0.9 triệu đồng/người/năm thu nhập bình quân của hộ nghèo là345.000đồng/người/tháng

Kết cấu hạ tầng giao thông cả xã: 37.7km; đường giao thông liên xã

16.2km, trong đó 11.2km đường nhựa,5km đường ấp phối đã xuống cấp (tuyến trung xã đi Tượng Sơn) còn lại 21.5km đường giao thông liên thôn, trong đó

4km đường cấp phối được xây dựng theo chương trình MTQG, còn 17.5kmđường đất

Xã đã có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, trong xã có mộttrạm xá, 3 trường học( gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học

cơ sở), các con đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hóa, ngoài racòn bê tông nội đồng hầu hết các con đường Những điều trên đã góp phần nângcao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, phát triển dân trí

Về công tác y tế năm 2013 xã đã xây dựng đạt chuẩn quốc gia về y tế giaiđoạn 2013-2020, chất lượng khám chữa bệnh của đội ngũ y, bác sỹ được nânglên nên đpá ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương

Về cơ sở kĩ thuật của xã ngày càng phát triển Trước đây người dân chủyếu sản xuất nông nghiệp bằng sức người nhưng hiện nay do điều kiện kinh tếphát triển khoa học kĩ thuật đã được áp dụng vào sản xuất như: máy cắt, máy tútlúa, máy cày,… đã phần nào giảm bớt sự vất vả cho người dân, nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân

* Các chính sách của Đảng, nhà nước

UBND xã đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp xúc với khoa học

kĩ thuật mới, áp dụng vào sản xuất cũng như đời sống tạo điều kiện nâng caodân trí, cuộc sống nhân dân ổn định ngày càng phát triển

UBND đã đưa ra các chính sách tích cực hỗ trợ người dân có điều kiện đểphát triển kinh tế, đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, cải thiện cuộc sống Hỗtrợ các chính sách về y tế, nhà ở, việc làm cho người nghèo Đề xuất các gói hỗ

Trang 17

trợ kinh tế cho nhân dân

Từ cá nhân cán bộ trong UBND luôn sát sao trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo Theo dõi nhân dân từ việc phát triển kinh tế, làm nông nghiệp, quantâm nhiều đến đời sống tinh thần nhân dân

2.1.2 Khó khăn

* Điều kiện tự nhiên

Tượng Lĩnh là một xã có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè có gióphơn Tây Nam, mùa đông thì bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên việc pháttriển kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc sản xuất nông nghiệp Vì

bị ảnh hưởng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên có độ ẩm rất cao việc dự trữ

và bảo quản nông sản gặp khó khăn thường xuyên bị ẩm, mốc, k thể sử dụngđược, làm cuộc sống người dân đã khó khăn thì ngày càng khó khăn hơn nữa

Do bị ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc nên khí hậu rấtkhắc nghiệt mùa hè thì nắng nóng với nhiệt độ cao gây ra hạn hán gây khó khăncho việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp , còn mùa đông thì khô hanh, nhiềutrâu, bò, gia súc chết bì nhiệt độ xuống thấp, gây ảnh hưởng không lớn đến đờisống người dân Cây trồng và vật nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, không thếphát triển nông nghiệp

Ở xã Tượng Lĩnh diện tích đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhưngchất lượng đất ngày càng kém, đất khô cằn thiếu chất dinh dưỡng chiếm sốlượng lớn, còn đất phì nhiêu, giàu chất dinh dưỡng ngày càng bị thu hẹp Nênviệc sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn, phát triển trồng trọt ngày càngkém phát triển hơn nên cuộc sống người dân ngày càng vất vả hơn, số hộ bỏ đất

đi làm ăn xa ngày càng nhiều, số hộ nghèo ngày càng tăng

Ở đây có Sông Nhồi chảy qua hằng năm mỗi khi mùa mưa về thì lượngnước sông nhiều gây ra lũ lụt ngập úng diện tích rộng cho các vùng trồng lúacũng như hoa màu tại một số thôn của xã Tượng Lĩnh Gây thiệt hại lớn về tàisản, khiến người dân nơi đây đã nghèo ngày càng nghèo hơn

Khoáng sản ở đây thường phân bố nhỏ lẻ và rải rác ở nhiều vùng nênchưa được quy hoạch để thác nên khoáng sản ở đây chỉ đang ở dạng tiềm năng

Ngày đăng: 28/01/2018, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w