1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cơ cấu tổ chức và hoạt động theo cơ chế một cửa tại UBND xã quảng bình, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

33 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm công cuộc cải cách lại có những biến chuyển, vẫn cần được tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện chươngtrình cải cách sao cho hiệu quả nhất và phù h

Trang 1

GV hướng dẫn:

THANH HÓA, THÁNG 6/2017

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6

7 Bố cục của báo cáo 6

CHƯƠNG 1 8

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ LƯƠNG SƠN, 8

HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA 8

1.1 Đặc điểm tình hình chung xã Lương Sơn 8

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cán bộ, Công chức và Cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân 9

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Lương Sơn : 11

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức 12

CHƯƠNG 2 13

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 13

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LƯƠNG SƠN 13

2.1 Căn cứ cơ sở pháp lý để tổ chức Bộ phận “một cửa” tại UBND xã 13

2.2 Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND xã 13

2.3 Hệ thống thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Lương Sơn 19

2.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế "một cửa" tại UBND xã Lương Sơn 21

CHƯƠNG 3 27

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LƯƠNG SƠN 27

3.1 Giải pháp 27

3.2 Kiến nghị 29

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản ViệtNam đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đã kéo theo những chuyển biến nhất địnhtrên các lĩnh vực của đời sống xã hội Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quanliêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt rayêu cầu cần phải có một nền hành chính hiện đại, đủ sức đảm nhiệm công tácquản lý trong điều kiện mới của đất nước

Trước yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cáchhành chính và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ Cải cách hành chính ởViệt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức

bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cáchthủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầucủa tiến trình cải cách Thủ tục hành chính liên quan không chỉ đến công việcnội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và côngdân trong mố i quan hệ với Nhà nước Các quyền, nghĩa vụ của công dân đượcquy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiệnhay không, thực hiện như thế nào, về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hànhchính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giảiquyết

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cải cách hành chính nói chung vàcải cách thủ tục hành chính nói riêng Đặc biệt, Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phải

Trang 4

đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ bản là "Tiếp tục cải cáchthủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và côngbằng trong khi giải quyết công việc hành chính Loại bỏ những thủ tục rườm rà,chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân Mở rộng cảicách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy địnhkhông cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, giámđịnh".

Việc nhấn mạnh ưu tiên cải cách thủ tục hành chính là hoàn toàn cần thiết

và phù hợp Ai cũng thấy cách làm việc của các cơ quan nhà nước còn rườm rà,phiền toái, gây tốn kém thời gian và tiền bạc của Nhà nước, tổ chức, doanhnghiệp và người dân Song vấn đề sửa đổi thủ tục đã được chọn làm ưu tiên gần

20 năm nay, từ khi nêu ra và thực hiện theo cơ chế "một cửa" nửa đầu thập kỷ

90, nhưng đến nay nội dung này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề Đã có rất nhiềunhững công trình khoa học, bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu, bàn luận vềlĩnh vực này Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm công cuộc cải cách lại

có những biến chuyển, vẫn cần được tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện chươngtrình cải cách sao cho hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn của các

cơ quan quản lý hành chính nói riêng và Nhà nước ta nói chung Vậy, hiện naytại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (cụ thể tại tỉnh Bắc Giang)việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" đã và đang đạtđược những kết quả như thế nào; vấn đề còn tồn tại _ đó là gì, do nguyên nhânnào và những biện pháp để thực hiện nội dung này đạt hiệu quả tốt hơn nữatrong việc thực hiện chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương trong tương lai

Chính vì vậy, trong đợt thực tập chương trình đại học Quản lý Nhà nướccủa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, em đã lựa chọn thực tập ởUBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đồng thời chútrọng tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động theo cơ chế một cửa ở đây

Trang 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên diễn đàn khoa học, đã và đang có nhiều bài viết liên quan đến tìnhhình cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

"một cửa" nói riêng Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, như:

Đào Trí Úc (2007), Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giảipháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta, Nxb Công an nhân dân,

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động theo cơ chế một cửatại UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Từ đó đề xuấtcác giải pháp để nâng cao hiệu quả của công việc này

4 Đối tượng nghiên cứu

Báo cáo tập trung nghiên cứu những quan điểm về chủ trương đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế " một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương nói riêng Đồng thời nghiên cứu sự vận hành của cơ chế một cửa tạiUBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Báo cáo được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khoahọc cụ thể, như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Báo cáo kế thừa, tổng kết lại những kếtquả của các nghiên cứu về cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hànhchính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nóiriêng

Phương pháp so sánh: Thông qua một số dẫn chứng về triển khai công táccải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa"

Phương pháp lịch sử: Xem xét pháp luật về cải cách hành chính nói chung

và trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" nói riêng theo từnggiai đoạn

Phương pháp thống kê xã hội học: Từ những kết quả thống kê, đánh giá

về thực trạng triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "mộtcửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Hệ thống các quan điểm, đánh giá quá trình thực hiện cải cách hành chính

ở cấp xã nói chung Là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống về triển khaichương trình cải cách hành chính ở nước ta

Chỉ ra những ưu điểm, thành tựu cũng như bất cập, hạn chế của quá trìnhcải cách thủ tục hành chính qua kinh nghiệm thực tiễn tại UBND xã Lương Sơn,huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong vận dụng vào công cuộc cảicách hành chính ở nước ta nói chung và UBND xã Lương Sơn, huyện ThườngXuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng

7 Bố cục của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dungcủa báo cáo bao gồm 3 chương chính:

Trang 7

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về UBND xã Lương Sơn, huyện Thường

Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng theo cơ

chế “một cửa” tại UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị về cải cách thủ tục hành chínhtheo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ LƯƠNG SƠN, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

1.1 Đặc điểm tình hình chung xã Lương Sơn

Lương Sơn là một xã thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, ViệtNam

Xã Lương Sơn có diện tích 81,74 km², dân số năm 2013 là 7887 người,mật độ dân số đạt 96 người/km² cách trung tâm huyện Thường xuân 13 km vèphia tây

- Phía đông giáp xã Phùng Minh huyện Ngọc Lặc

- Phía đông nam giáp xã Xuân Cẩm

- Phía Nam, tây nam giáp lòng Hồ Cửa Đặt

Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt trên 13 %, riêng năm 2015 đạt13.5%, đạt 101% kế hoạch Tổng lương thực đạt 5.220 tấn, đạt 105% kế hoạch.Bình quân lương thực đầu người 740kg

Tổng giá trị thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi đạt 59 tỷ, chiếm 38%, từtiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 48,2 tỷ, chiếm 31,1%, dịch vụthương mại và thu khác đạt 47,9 tỷ, chiếm 30,9%

Tổng sản phẩn xã hội đạt 155,1 tỷ đồng; Bình quân thu nhập đầu ngườiđạt 22,1 triệu đồng

- Những năm qua tình hình phát triển kinh tế luôn được quan tâm đầu tư,

cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỉ trọng nôngnghiệp tăng tỉ trọng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại

- Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác quản lý biên chế, huấnluyện, trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân, lực lượng dự bị độngviên thực hiện tốt; lực lượng công an làm tốt công tác tuần tra, trật tự trị an, antoàn giao thông, quản lý hộ khẩu, quản lý đối tượng tạm trú đảm bảo địa bàn

Trang 9

an toàn làm chủ, không có tình huống đột xuất, bất ngờ sảy ra, nhân dân yên tâmlao động sản xuất

- Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đồng đều, thưc hiệntốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, hàng năm đều được cấp trên đánh giá là

tổ chức vững mạnh

* Thuận lợi:

Lương Sơn tuy là xã miền núi nhưng cũng có một số thuận lợi nhất địnhnhư: Giao thông đi lại thuận tiện, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, dồi dào vềnguồn nhân lực Đặc biệt các khu dân cư đã được quy hoạch tập trung theo ôdảy, bàn cờ, hệ thống giao thông trong các khu dân cư đồng đều, thuận tiện choviệc đầu tư nâng cấp, cải tạo

Có sự đồng thuận, thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chứcchính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong xã

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao Huyện ủy, UBND huyện Thường Xuân

* Khó khăn:

Do địa phương là một xã nông nghiệp, xuất phát điểm thấp; đời sống củamột bộ phận nhân dân còn khó khăn cho nên việc huy động sức người, sức củacho XDNTM, phát triển kinh tế đồng bộ là hết sức bất cập

* Về văn hóa, xã hội:

Đời sống tinh thần của nhân dân địa phương từ bao đời nay rất phongphú Qua đấu tranh để cải tạo thiên nhiên, đấu tranh để bảo vệ quê hương, đấtnước, người dân địa phương đã xây dựng cho mình một sắc thái văn hóa độcđáo của người dân: cần cù chịu khó, hiếu học, dám nghĩ, dám làm; trọng đạo lý,sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả, vì độc lập tự do của tổ quốc

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cán bộ, Công chức và Cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

+ Công chức Văn phòng - Thống kê: Trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND

xã về công tác thống kê tổng hợp tình hình phát triển Kinh tế - xã hội, An Ninh –Quốc phòng ở địa phương, ghi chép biên bản hội họp, quản lý tài sản cơ quan,…

Trang 10

+ Công chức Tư pháp hộ tịch: Tham mưu giúp UBND xã quản lý Nhà

nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, kiểm tra văn bản, phổbiến giáo dục Pháp luật, chứng thực hộ tịch, hòa giải mâu thuẫn trong nhân dân

trường , quản lý về giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, bờ bao chống lũ,

quy hoạch vùng sản xuất cây trồng chất lượng cao, quản lý các lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp về nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản và các chính sách hỗ trợtrong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

+ Công chức lao động thương binh - xã hội: Tham mưu với UBND xã về

quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động việclàm, chính sách TBXH, chăm lo gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xãtheo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

+ Cán bộ gia đình và trẻ em: Thực hiện chức năng tham mưu giúp

UBND xã quản lý Nhà nước các công việc thuộc lĩnh vực gia đình và trẻ emtrên địa bàn xã theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhànước

+ Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh: Tham mưu giúp UBND xã thực

hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng,Pháp luật của Nhà nước và của địa phương

+ Cán bộ Văn hóa thông tin - thể thao: Tham mưu giúp UBND xã quản

lý các điểm dịch vụ Internet, karaoke, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dụcthể thao trên địa bàn xã, trang trí hội, họp và các lễ hội

+ Cán bộ, Công chức Kế toán tài chính: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu

cho UBND xã trong việc theo dõi thanh quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước

Trang 11

trên địa bàn xã Thực hiện công tác lập bộ các nguồn thu do cấp trên quy định và

các nguồn thu ngân sách địa phương

+ Cán bộ Văn thư - Thủ quỹ - Lưu trữ: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân

sách, lưu trữ công văn đến và đi, đóng dấu UBND xã, in ấn văn bản

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Lương Sơn :

* Sơ đồ khối chính quyền

* Sơ đồ tổ chức bộ máy giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”

của cơ quan chủ trì

Bộ phận chuyên môn của cơ quan chủ trì

Trang 12

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức

Hiện tại, Số lượng CB, CC đang làm việc tại UBND xã theo biên chế là

21 người, lao động hợp đồng đang chờ chỉ tiêu thi công chức 4, cán bộ hợp đồng

là 4 Đây là nguồn lực quan trọng giúp UBND xã thực hiện được các nhiệm vụ,mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

* Đội ngũ cán bộ, công chức tại các bộ phận thuộc UBND xã Lương Sơn

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LƯƠNG SƠN

2.1 Căn cứ cơ sở pháp lý để tổ chức Bộ phận “một cửa” tại UBND xã

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011 của Chính Phủ vềviệc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn2011-2020; Quyết định số 492/QĐ-UBND, ngày 06-10-2011 của UBND tỉnhBình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện về CCHC, trọng tâm

là cải cách thủ tục hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2015; Quyết định UBND, ngày 10-4-2012 của UBND huyện Thường Xuân về việc ban hành Kếhoạch CCHC giai đoạn 2011-2015 Phấn đấu trong năm 2015 cơ sở vật chấttrang thiết bị được đầu tư, từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phục vụnhiệm vụ

27/QĐ-Trên cơ sở những căn cứ pháp lý nêu trên, UBND xã đã triển khai xâydựng kế hoạch và thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “mộtcửa” gắn liền với công tác CCHC của địa phương Đồng thời, xây dựng quy chếhoạt động và làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chínhcũng như sự phối kết hợp giữa các ban ngành chuyên môn trong việc giải quyết

hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, công khai,minh bạch trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, bước đầu đãmang lại những thay đổi tích cực trong việc giải quyết thủ tục hành chính chocông dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ

2.2 Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND xã

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên Tỉnh uỷ, UBND tỉnhThanh Hóa, UBND huyện Thường Xuân và UBND xã Lương Sơn đã xây dựng

và ban hành hàng loạt các đề án, quyết định, kế hoạch để triển khai áp dụng môhình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn toàn tỉnh

Trang 14

và UBND xã Lương Sơn Đồng thời, hệ thống lại chức năng, nhiệm vụ của các

bộ phận để xác định mức độ trách nhiệm của các CB, CC thực thi nhiệm vụ.Trên cơ sở đó, UBND xã ban hành quy định tạm thời thực hiện các thủ tục hànhchính và trình tự giải quyết hành chính tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ;Tiến hành mẫu hoá các quy trình, thủ tục để công khai tại bộ phận “một cửa”các lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt

Ngày 28/4/2012, UBND xã Lương Sơn đã thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ

và trả kết quả Đây là một thay đổi căn bản bước đầu trong giao dịch của ngườidân với các CB, CC của UBND xã Người dân không phải tìm gặp lãnh đạo, cán

bộ chuyên môn, để giải quyết công việc tránh được phiền hà, nhũng nhiễu vànhững tiêu cực có thể phát sinh, vì vậy đã được dư luận đồng tình ủng hộ

2.2.1 Vị trí pháp lý của Bộ phận “một cửa”

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc UBND xã, doPhó Chủ tịch UBND làm Trưởng “Một cửa”, các CB, CC do UBND xã điềuđộng từ cán bộ chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực “một cửa” và chịu sự quản

lý trực tiếp của Phó Chủ tịch UBND

* Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các CB,

CC chuyên môn

Bộ phận “một cửa” của UBND xã có mối quan hệ mật thiết đối với HĐND

và UBND xã và các CB, CC chuyên môn trong việc phối hợp hoạt động giảiquyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức Để Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả có thể hoạt động được theo đúng quy định của luật pháp, đòi hỏi phải có sựphối hợp với các bộ phận khác trong UBND và phải có sự chỉ đạo, giám sát chặtchẽ của lãnh đạo Cụ thể là:

Lãnh đạo UBND xã phụ trách Bộ phận “Một cửa” có nhiệm vụ:

- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của CB, CC thuộc Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả

- Nắm hình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của CB, CC thuộc Bộphận; kết hợp với các ngành, ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề

Trang 15

vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết củanhiều bộ phận chuyên môn liên quan.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Bộ phận;chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của CB, CC; kịp thời chấn chỉnh nhữngsai sót trong quá trình giải quyết công việc đối với công dân

- Nhận xét, đánh giá đối với CB, CC được UBND xã điều động từ các bộphận chuyên môn đến theo Pháp lệnh CB, CC Báo cáo Chủ tịch UBND xã xemxét, xử lý đối với những CB, CC không thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạtđộng của Bộ phận

- Báo cáo với Chủ tịch UBND xã theo định kỳ tháng, quý, năm về tìnhhình và kết quả thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơhành chính Xây dựng kế hoạch công tác, đồng thời đề xuất với UBND xã cácvấn đề có liên quan, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Các bộ phận chuyên môn liên quan có nhiệm vụ phối hợp với Bộ phận

“một cửa” như sau:

- Vào sổ theo dõi, cập nhật các hồ sơ đã được ký và đóng dấu xác nhận,

do Bộ phận tiếp nhận và trả kết của của UBND xã chuyển đến

- Trưởng các bộ phận chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân công

CB, CC xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định

- Nếu hồ sơ không giải quyết được, hoặc cần phải xem xét lại thì bộ phậnchuyên môn phải có văn bản gửi về Bộ phận “một cửa” để trả lời công dân

- Các Bộ phận chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vựcgiải quyết theo cơ chế “một cửa” của công dân Hồ sơ không có chữ ký xác nhậncủa Trưởng Bộ phận “Một cửa” và không có dấu của Bộ phận “một cửa” củaUBND xã, được coi là hồ sơ không hợp lệ

- Hồ sơ liên quan đến nhiều Bộ phận chuyên môn thì các Bộ phận chuyênmôn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các Bộ phận chuyên môn khác đểcùng giải quyết

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các CB, CC được phân cônglàm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của UBND xã

Trang 16

Trưởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

- Quản lý thời gian làm việc của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp nhận và trảkết quả theo lịch phân công

- Theo dõi, nắm tình hình và trực tiếp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc tiếpnhận và trả kết quả theo lịch phân công

- Trực tiếp cùng với công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn quytrình thủ tục, điều kiện giải quyết đối với những hồ sơ phức tạp

- Kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình làmviệc của CB,CC trong việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cũng như việc giaotiếp với tổ chức, công dân

- Ký các văn bản đề nghị các Bộ phận chuyên môn thực hiện các nộidung, thủ tục xác minh, cho ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quyđịnh và ký các văn bản khác được UBND, Chủ tịch UBND ủy quyền

- Trực tiếp xin ý kiến Chủ tịch UBND xã giải quyết đối với những hồ sơcông việc phức tạp, hoặc có những ý kiến chưa thống nhất trong giải quyết mộtcông việc cụ thể giữa các Bộ phận chuyên môn có liên quan

- Báo cáo Chủ tịch UBND xã về tình hình thực hiện công tác của Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàngnăm và đột xuất

- Kiểm tra, đôn đốc các Bộ phận chuyên môn thực hiện các công việc mà

tổ chức, công dân yêu cầu trong thời gian quy định

- Đề nghị UBND xã khen thưởng hoặc có kỷ luật CB, CC trong Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 17/07/2017, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w