MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Mục tiêu nghiên cứu 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Đóng góp của đề tài 2 8. Cấu trúc của đề tài 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ 4 1.1. Các khái niệm và phân loại văn bản: 4 1.1.1. Khái niệm: 4 1.1.2. Phân loại: 4 1.2. Tổng quan về văn bản trong công tác tổ chức, cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 5 1.2.1. Vai trò của văn bản: 5 1.2.2. Các loại văn bản: 6 1.3. Kỹ năng soạn thảo và ban hành một số loại văn bản trong công tác tổ chức cán bộ của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 12 1.3.1. Trong công tác tổ chức: 12 1.3.2. Trong công tác cán bộ: 17 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ 20 2.1. Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ: 20 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ: 23 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 29 2.2. Các nội dung khảo sát công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 34 2.2.1. Căn cứ vào sổ đăng ký văn bản đi, đến thống kê các hình thức văn bản và số lượng ban hành văn bản trong vòng 10 năm trở lại đây (2007 – 62017): 34 2.2.2. Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan: 36 2.2.3. Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo các văn bản hành chính của cơ quan: 37 2.2.4. Mô tả các bước trong quy trình ban hành văn bản tại cơ quan: 39 2.2.5. Tìm hiểu và nhận xét tình hình kiểm tra rà soát hệ thống hóa văn bản quản lý của cơ quan: 39 2.2.6. Sưu tầm một số văn bản quản lý của cơ quan: 39 2.3. Nhận xét: 40 2.3.1. Ưu điểm: 40 2.3.2. Nhược điểm: 41 2.3.3. Nguyên nhân: 41 CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ 44 3.1. Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện năm 2017 của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 44 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 44 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Nội vụ HàNội là một trong số cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đạihọc, và thấp hơn trong công tác Nội vụ và các lĩnh vực liên quan Trong đó,Quản trị Văn phòng là khoa mới được thành lập nhưng với sự quan tâm đầu tưcủa nhà trường nên không ngừng phát triển qua mỗi năm học
Nhằm tạo cho sinh viên bước đệm trước khi tốt nghiệp, giúp sinh viêncủng cố thêm kiến thức chuyên môn và trau dồi thêm kiến thức thực tế; theo đó,
từ 03/5/2017 đến ngày 16/6/2017 trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức thựctập ngành nghề cho sinh viên Liên thông hệ chính quy đại học Quản trị Vănphòng k15 tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan ngang Bộ, các tổ chức chính trị -
xã hội, các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ …
Với mong mỏi được trau dồi kiến thức cá nhân và được thực tập trongmột môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng với nhận thức được tầm quantrọng của công tác quản trị văn phòng đặc biệt là công tác soạn thảo và ban hànhvăn bản của các cơ quan hiện nay nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Công tácsoạn thảo và ban hành văn bản” tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ làm chuyên
đề báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này Em xin chânthành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốtquá trình học tập vừa qua Đặc biệt, em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình và sâusắc của giảng viên hướng dẫn Nguyễn Mạnh Cường đã giúp em hoàn thành bàibáo cáo này đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ của chị Nguyễn Thu Trang cán bộhướng dẫn nghiệp vụ trong thời gian em thực tập và giúp đỡ em trong quá trìnhhoàn thành bài viết này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, các anh, chịtrong Vụ Tổ chức – cán bộ; Bộ Nội vụ đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em hoànthành bài báo cáo của mình
Dưới đây là bài báo cáo của em về chuyên đề “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ” Mặc dù đã có nhiều
Trang 2cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do trình độ hiểu biếtcòn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn vì vậy bài báo cáo không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ phíathầy, cô giáo bộ môn và các giảng viên trong khoa để bài báo cáo này đượcthêm phần hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 16 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Khúc Thùy Dương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bài báo cáo thực tập này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân em, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài nghiêncứu khoa học là trung thực, khách quan Các số liệu, những kết luận nghiên cứuđược trình bày trong báo cáo này chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thứcnào
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiêncứu khoa học đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứukhoa học này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Em xin chịu trách nhiệm về chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp củamình./
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 1
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 1
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Đóng góp của đề tài 2
8 Cấu trúc của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 4
1.1 Các khái niệm và phân loại văn bản: 4
1.1.1 Khái niệm: 4
1.1.2 Phân loại: 4
1.2 Tổng quan về văn bản trong công tác tổ chức, cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 5
1.2.1 Vai trò của văn bản: 5
1.2.2 Các loại văn bản: 6
1.3 Kỹ năng soạn thảo và ban hành một số loại văn bản trong công tác tổ chức cán bộ của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 12
1.3.1 Trong công tác tổ chức: 12
1.3.2 Trong công tác cán bộ: 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 20
2.1 Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 20
Trang 52.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ: 20
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ:23 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 29
2.2 Các nội dung khảo sát công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 34
2.2.1 Căn cứ vào sổ đăng ký văn bản đi, đến thống kê các hình thức văn bản và số lượng ban hành văn bản trong vòng 10 năm trở lại đây (2007 – 6/2017): 34
2.2.2 Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan: 36
2.2.3 Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo các văn bản hành chính của cơ quan: 37
2.2.4 Mô tả các bước trong quy trình ban hành văn bản tại cơ quan: 39
2.2.5 Tìm hiểu và nhận xét tình hình kiểm tra rà soát hệ thống hóa văn bản quản lý của cơ quan: 39
2.2.6 Sưu tầm một số văn bản quản lý của cơ quan: 39
2.3 Nhận xét: 40
2.3.1 Ưu điểm: 40
2.3.2 Nhược điểm: 41
2.3.3 Nguyên nhân: 41
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 44
3.1 Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện năm 2017 của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 44
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 44
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Quy phạm pháp luậtVăn bản quy phạm pháp luậtVăn bản hành chính
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay được tiến hành
trong điệu kiện nền kinh tế thị trường phát triển kết hợp với xã hội hóa hiện đạihóa đã tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển đấtnước Từ đó có tác động tích cực đến đội ngũ CBCC trong các cơ quan hànhchính nhà nước nói riêng và hoạt động quản lý xã hội nói chung Để thực hiệntốt công tác hành chính của cơ quan nói chung đội ngũ CBCC trước hết phảithực hiện tốt công tác soạn thảo và ban hành văn bản của mỗi cá nhân nói riêng
- Đội ngũ CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đã vàđang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xâydựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng và nhân dân
ta đã đặt ra trong thời kì mới
- Trước tình hình này, công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại mỗi cơquan là rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu khắc nghiệt của côngcuộc cải cách hành chính trong cơ quan bây giờ, nhận thức được điều đó, em đã
chọn đề tài: “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ
-Bộ Nội vụ” trong chuyên đề báo cáo thực tập của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề này tuy nhiên chưa
có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ”.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Bộ Nội
vụ nói chung và Vụ Tổ chức cán bộ nói riêng; nghiên cứu công tác soạn thảo vàban hành văn bản nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng công cuộc cảicách hành chính của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ để từ đó đưa ra các giảipháp cụ thể
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Trang 8- Trình bày một cách khái quát những nội dung cơ bản về công tác soạnthảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ.
- Qua thực tế mô tả được các hình thức soạn thảo và ban hành văn bảnliên quan đến công việc tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đồng thời, vậndụng các lý thuyết để đánh giá các vấn đề về thực trạng trong công tác soạn thảo
và ban hành văn bản tại đây
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác soạn thảo và ban hànhvăn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nộivụ
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 2016 – 2017
- Không gian: Khảo sát công tác soạn thảo và ban hành văn bản Vụ Tổchức cán bộ - Bộ Nội vụ
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mac – Lê nin;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin;
- Phương pháp quan sát thực tế;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp thống kê, đánh giá vấn đề trên cơ sở đặc thù của cơ quancông tác …
7 Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nộivụ
- Kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
Trang 9cho CBCC văn phòng làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản ở các cấp cơ
sở trực thuộc Bộ Nội vụ
8 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
A PHẦN MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀBAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BANHÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VỤ TỔCHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ
C PHẦN KẾT LUẬN
D PHỤ LỤC
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN
BẢN TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 1.1 Các khái niệm và phân loại văn bản:
1.1.1 Khái niệm:
Theo nghĩa rộng: Văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tínhtrọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính chặt chẽ và hướng tớimột mục tiêu giao tiếp nhất định
Theo nghĩa hẹp: Văn bản là khái niệm chỉ công văn, giấy tờ hình thànhtrong hoạt động của các cơ quan, tổ chức
Văn bản được chế tạo trên nhiều chất liệu: đá, da, lá, gỗ, đồng, thẻ tre, lụagiấy, đĩa CD…
1.1.2 Phân loại:
Sự phân loại văn bản có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau Nhìn chung
có thể hình dung 2 nhóm văn bản lớn được phân theo tính chất quyền lực nhànước và không mang tính chất quyền lực nhà nước như sau:
- Văn bản mang tính quyền lực nhà nước (văn bản quản lý nhà nước): Đây
là nhóm văn bản có vai trò to lớn trong hoạt động của bộ máy nhà nước Bằngviệc ban hành và thực hiện văn bản quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nướcthực hiện chắc năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, phối hợp, hỗ trợ lẫnnhau trong hoạt động giúp cho bộ máy nhà nước vận hành nhịp nhàng, đồng bộ,đạt hiệu quả cao, đồng thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều tiết các quá trình
xã hội theo mục đích định trước
Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng nhữngquyết định và thông tin quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theothẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức vàcông dân
Trang 11- Văn bản không mang tính quyền lực nhà nước: Đây là nhóm văn bảnlớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các văn bản này rất
đa dạng về nội dung, hình thức, chủ thể ban hành và cách thức soạn thảo Đặcđiểm chung của văn bản không mang tính quyền lực nhà nước là khi ban hànhchúng các chủ thể đều không nhân danh nhà nước
Trong đề tài nghiên cứu này, văn bản trong công tác soạn thảo và banhành văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ được đề cập ở đây là văn bản mang tínhquyền lực nhà nước (Văn bản quản lý nhà nước)
1.2 Tổng quan về văn bản trong công tác tổ chức, cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ:
1.2.1 Vai trò của văn bản:
Có thể nói, văn bản là công cụ, phương tiện quan trọng trong công tác tổchức cán bộ
- Văn bản có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và trao đổi thông tintrong công tác tổ chức, cán bộ:
Trước hết, đó là những thông tin có tính chất quá khứ: những thông tinnày liên quan đến những việc đã được giải quyết về công tác tổ chức cán bộ
Loại thông tin thứ hai trong văn bản là những thông tin hiện hành: đó lànhững thông tin liên quan đến những việc xảy ra hàng ngày trong công tác tổchức cán bộ
Loại thông tin dự báo: những thông tin này có tính kế hoạch, quy hoạchtrong tương lai, các dự báo có tính chiến lược về công tác tổ chức cán bộ
- Văn bản là công cụ để tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước về côngtác tổ chức, cán bộ: để quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, người tadùng văn bản để tổ chức công việc hiệu quả, và lưu giữ thông tin liên quan đếncông tác tổ chức cán bộ trong cơ quan, tổ chức
- Văn bản là công cụ có tính chất pháp lý để giải pháp quyết các vấn đềthuộc công tác tổ chức cán bộ: văn bản trong công tác tổ chức, cán bộ được sửdụng để truyền đạt các quyết định về các vấn đề thuộc công tác tổ chức như:chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các quyết định về
Trang 12việc thành lập, chia, tách,sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị; các vấn đềthuộc công tác cán bộ như: vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức,buộc thôi việc, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật,… Từ đó văn bản trở thànhchứng cứ pháp lý để tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề thực tế, cụthể.
Các văn bản trong công tác tổ chức cán bộ là căn cứ pháp lý để giải quyếtcác nhiệm vụ cụ thể trong thực tế trong điều hành mảng công tác tổ chức, cán bộ
và các công việc liên quan đến công dân và tổ chức
Văn bản hành chính là phương tiện không thể thiếu được trong các hoạtđộng tác nghiệp cụ thể của công thức, viên chức làm công tác tổ chức, cán bộ.Mặc dù có tầm quan trọng và giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạmpháp luật nhưng văn bản hành chính là cơ sở thực tiễn cho các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền điều chỉnh sửa đổi hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản hành chính được chia làm hai loại: Văn bản cá biệt và văn bảnhành chính thông thường
Văn bản cá biệt là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụngpháp luật, do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình
tự, thủ tục nhất định nhằm giải quyết công việc cụ thể trong quản lý hành chínhnhà nước Văn bản cá biệt thường gặp là: quyết định nâng lương, quyết định bổ
Trang 13nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
Văn bản hành chính thông thường là những văn bản có nội dung chứađựng các thông tin mang tính chất điều hành hành chính trong các cơ quan nhànước như triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, phản ánh tình hình,đánh giá kết quả… các hoạt động trong các cơ quan nhà nước hoặc trao đổi,giao dịch, liên kết hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân… Vănbản hành chính thông thường không đưa ra các quyết định quản lý, do đó khôngđược dùng thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt Đây
là một hệ thống văn bản rất phức tạp và đa dạng, bao gồm 2 loại chính:
Văn bản có tên loại: quy chế, quy định, hướng dẫn, đề án, chương trình,
kế hoạch, thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, các loại giấy (giấy điđường, giấy nghỉ phép…), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu chuyển)
Văn bản không có tên loại: công văn hành chính
Tổng hợp 02 loại văn bản hành chính (văn bản cá biệt và văn bản hànhchính thông thường), theo Khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 09/2010/NĐ-CPngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư thì văn bản hành chính gồm
32 loại sau: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), quy chế,quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án,
đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghinhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời,giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển,thư công
Sau đây là một số loại văn bản hành chính có tên loại được sử dụng trongcông tác của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ:
+ Quyết định cá biệt: Quyết định cá biệt là văn bản được ban hành để giảiquyết các công việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể Đó là những quyết địnhnhân sự (quyết định tuyển dụng cán bộ, thuyên chuyển, điều động công tác, bổnhiệm, miễn nhiệm cán bộ, …), quyết định khen thưởng, kỷ luật, quyết địnhthành lập, tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trang 14+ Công văn hành chính: Công văn hành chính là khái niệm dùng để chỉloại văn bản không có tên gọi cụ thể, được dùng để giao tiếp chính thức với các
cơ quan và quần chúng nhân dân vào mục đích: đề nghị, hỏi, trả lời, phản ánhtình hình, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công việc… Do có nhiều công dụng nênloại văn bản này được sử dụng một cách phổ biến trong các cơ quan nhà nước
+ Chỉ thị: Chỉ thị cá biệt là văn bản đưa ra các mệnh lệnh để giao nhiệm
vụ cho cấp dưới trong việc thực hiện pháp luật vá các nhiệm vụ cụ thể phát sinhtrong quản lý nhà nước
+ Quy chế: Quy chế là hình thức văn bản mà các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền dùng để đặt ra các quy định về nghĩa vụ pháp lý cho từng đối tượngtrong một lĩnh vực nhất định Để có hiệu lực thi hành, quy chế phải được banhành bởi một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Quy định: Quy định là hình thức văn bản dùng để quy định các nguyêntắc, tiêu chuẩn, chế độ, phương pháp tiến hành đối với một lĩnh vực công tácnhất định để thực hiện trong cơ quan hoặc trong các cơ quan cùng hệ thống Để
có hiệu lực thi hành, văn bản này thường được ban hành bởi một văn bản kháccủa cơ quan có thẩm quyền
+ Kế hoạch: Kế hoạch là hình thức văn bản dùng để xác định phươnghướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ côngtác tổ chức, cán bộ Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thời gian nhấtđịnh theo niên hạn như: 5 năm (kế hoạch dài hạn), 2-3 năm (trung hạn), 1 năm, 6tháng, 3 thang – quý (ngắn hạn)
Theo nguyên tắc, kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệtthì nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thànhđúng thời hạn Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúngthời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụđược giao của cơ quan, đơn vị
+ Chương trình: Chương trình là hình thức văn bản dùng để trình bày toàn
bộ những việc cần làm đối với lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ hoặc từng mặt
cụ thể của công tác này trong cơ quan, tổ chức
Trang 15Đối với những chương trình quan trọng, cần có sự phê duyệt hoặc raquyết định ban hành của cơ quan có thẩm quyền Sau khi đã được phê duyệthoặc ban hành thì các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tổ chức thực hiệnnghiêm túc
+ Đề án: Đề án là văn bản dùng để trình bày về một dự kiến, kế hoạch,giải pháp thực hiện một nhiệm vụ công tác tổ chức, cán bộ hoặc một công việc
cụ thể nào đó trong công tác tổ chức, cán bộ Để có hiệu lực thi hành thì đề ánphải được cơ quan có thẩm quyền thông qua hoặc phê duyệt
+ Hướng dẫn: Hướng dẫn là hình thức văn bản được ban hành để giảithích, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cơ quan cấp trên.Hướng dẫn thường được sử dụng ở những cơ quan nhà nước không có thẩmquyền ban hành thông tư khi cần phải cụ thể hóa việc thi hành văn bản của cấptrên
+ Báo cáo: Báo cáo là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình, tườngtrình lên cấp trên hoặc với tập thể về các vấn đề, sự việc có liên quan đến chứcnăng , nhiệm vụ của mình; sơ kết, tổng kết công tác Căn cứ vào nội dung, tínhchất của báo cáo, có thể chia báo cáo định kì, báo cáo đột suất, báo cáo nhanh,
…
Báo cáo tổng kết: báo cáo được viết khi công việc đã kết thúc, nhằm tổnghợp kết quả đã đạt được, rút ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và nhữngbài học kinh nghiệm
Báo cáo sơ kết: báo cáo được viết khi công việc chưa kết thúc hoặc kếhoạch đề ra chưa hoàn thành, nhưng cần phải bước đầu xem xét kết quả đã đạtđược đến mức nào, có những ưu, khuyết điểm gì, qua đó rút kinh nghiệm và đề
ra biện pháp để làm tốt công việc hoặc nhiệm vụ còn lại
Báo cáo tổng hợp: báo cáo nội dung đề cập đến nhiều vấn đề
Báo cáo chuyên đề: báo cáo đề cập đến một sự việc, vấn đề hoặc một lĩnhvực công tác
Báo cáo định kì: báo cáo được làm ra theo thời hạn quy định VD: Báocáo sơ kết tháng, quý,năm…
Trang 16Báo cáo đột xuất: báo cáo được làm ra khi những vấn đề, sự việc xảy rađột xuất cần phản ánh với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị hỗ trợ hoặc chỉ đạoviệc giải quyết.
Báo cáo nhanh: báo cáo phản ánh tình hình được làm ra một cách nhanhchóng, kịp thời theo yêu cầu của cấp trên
+ Thông báo: Thông báo là hình thức văn bản dùng để truyền đạt, phổbiến, báo tin cho các cơ quan, cán bộ, viên chức, quần chúng nhân dân về tìnhhình công tác, các quyết định về quản lý hoặc các vấn đề, sự việc có liên quan
để thực hiện hay để biết
Thông báo cũng có loại mang tính chất mật, chỉ lưu hành hoặc phổ biếntrong phạm vi hẹp Mọi cơ quan nhà nước đều được quyền sử dụng hình thứcvăn bản này
+ Tờ trình: Tờ trình là hình thức văn bản của cấp dưới, gửi lên cấp trêntrình bày về chủ trương, một chế độ chính sách, một đề án công tác, một dự thảovăn bản, các tiêu chuẩn định mức, hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách …
và đề nghị cấp trên phê duyệt
+ Giấy giới thiệu: Giấy giới thiệu là hình thức văn bản cấp cho cán bộ,viên chức cơ quan khi đi liên hệ, giao dịch với cơ quan khác để thực hiện nhiệm
vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng Giấy giới thiệu chỉ có giá trị trong thờihạn nhất định Hết hạn, nếu việc chưa giải quyết xong mà công chức, viên chứcthực hiện xét thấy cần thiết, có thể xin cấp giấy giới thiệu mới Mọi cơ quan nhànước đều có thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho cán bộ mình
+ Giấy mời: Giấy mời là loại văn bản dùng để mời đại diện cơ quan kháchhoặc cá nhân tham dự một công việc nào đó hoặc tới cơ quan để giải quyết mộtvấn đề có liên quan
+ Giấy đi đường: Giấy đi đường là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ,viên chức khi được cử đi công tác, dùng làm căn cứ để thanh toán tiền tàu xe vàcác khoản chi phí khác trong thời gian đi công tác Bởi vậy, khi đến cơ quan nàothì người được cấp giấy phải xin chữ kí và đóng dấu xác nhận của cơ quan đó vềngày, giờ đến và ngày giờ đi Loại văn bản này không thể dùng để liên hệ công
Trang 17tác thay cho giấy giới thiệu.
+ Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận là hình thức văn bản cấp cho cánhân, cơ quan, đơn vị hoặc một tập thể để xác nhận một vấn đề, sự việc nào đó
+ Biên bản: Biên bản là văn bản ghi chép tại chỗ các thông tin về một sựviệc đang diễn ra hoặc đã xảy ra có chữ ký xác nhận của người có liên quanhoặc người làm chứng
Khác với các loại văn bản khác, biên bản không có hiệu lực thi hành màchủ yếu làm chứng minh cho các sự kiện, hiện tượng xảy ra, đóng vai trò cungcấp thông tin để làm cơ sở cho việc ra quyết định xử lý hoặc cho các nhận định
và kết luận khác
+ Hợp đồng: Hợp đồng là hình thức văn bản thể hiện sự thỏa mãn giữa haibên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong nhữngquan hệ cụ thể
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của hợp đồng, người ta chia hợp đồnglàm 02 loại: hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại … Hợp đồng dân sự là hìnhthức văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Còn hợp đồng thương mại là hình thức vănbản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Trong công tác tổchức, cán bộ chủ yếu là hợp đồng dân sự
- Văn bản chuyên môn:
Văn bản chuyên môn là loại văn bản do một cơ quan nhà nước quản lýmột lĩnh vực nhất định được Nhà nước ủy quyền ban hành, dùng để quản lý một
Trang 18lĩnh vực điều hành của bộ máy nhà nước Loại văn bản này mang tính chất đặcthù về mặt thể thức và kỹ thuật trình bày Ngoài những thành phần chung ápdụng cho các loại văn bản quản lý nhà nước, thể thức của văn bản chuyên mônthường có những thành phần khá đặc thù cho từng loại Kỹ thuật trình bày củavăn bản chuyên môn cũng vậy Các cơ quan, tổ chức khác có nhu cầu sử dụngcác loại văn bản này phải theo quy định của cơ quan ban hành văn bản khôngđược tùy tiện thay đổi thể thức và kỹ thuật trình bày của chúng (theo mẫu quyđịnh).
1.3 Kỹ năng soạn thảo và ban hành một số loại văn bản trong công tác tổ chức cán bộ của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ:
1.3.1 Trong công tác tổ chức:
- Kỹ năng soạn thảo quyết định cá biệt trong công tác tổ chức:
Các quyết định cá biệt trong công tác tổ chức thường gặp là những quyếtđịnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị;các quyết định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức,đơn vị
Để soạn thảo quyết định cá biệt trong công tác tổ chức người soạn thảocần quan tâm đến các vấn đề cụ thể sau đây:
Bố cục nội dung của quyết định cá biệt gồm 2 phần: phần mở đầu nêu cáccăn cứ ban hành quyết định; phần nội dung chính: trình bày nội dung các quyđịnh của quyết định
+ Căn cứ ban hành:
Bắt đầu bằng việc nêu tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của thủtrưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định (trình bày canh giữa bằng chữ inhoa, cỡ chữ 12-13, kiểu chữ đứng đậm)
Tiếp theo, trình bày lần lượt các căn cứ ban hành Quyết định (QĐ) Trongphần này, cần nêu các căn cứ pháp lý là các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực(vào thời điểm ban hành) và căn cứ cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định
Căn cứ pháp lý gồm có 2 nhóm:
Căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành: Việc trích dẫn văn bản (VB)
Trang 19pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức banhành VB.
Căn cứ pháp lý cho nội dung của VB: Viện dẫn các VB pháp luật quyđịnh điều chỉnh trực tiếp đến nội dung QĐ Thường dẫn theo các thứ tự từ caođến thấp về tính chất pháp lý của loại hình VN, còn đối với VB có tính chấtpháp lý ngang nhau thì xếp theo thứ tự thời gian
Căn cứ thực tiễn, thực tế: Để ban hành một QĐ phải dựa trên cơ sở thựctiễn, thực tế Căn cứ thực tế nhằm khẳng định việc ban hành QĐ xuất phát từyêu cầu thực tế và phù hợp với thực tế Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo chovăn bản có tính khả thi Căn cứ này gồm:
Các thông tin phản ánh về thực tế (nhu cầu, yêu cầu công tác, năng lựccán bộ, …) hoặc được phản ánh trong các văn bản như: biên bản, kế hoạch, tờtrình, đơn đề nghị,…
Căn cứ vào đề nghị, đề xuất của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thammưu, giúp việc và phụ trách về vấn đề văn bản đề cập
+ Nội dung của quyết định
Bắt đầu bằng từ “quyết định” được trình bày canh giữa bằng chữ in hoa,
cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng đậm, sau đó có dấu hai chấm
Tiếp theo lần lượt trình bày các quy định của QĐ theo trật tự logic: nộidung quy định có tầm quan trọng, khái quát thì trình bày trước Nội dung cácquy định trong QĐ được trình bày thành các điều Nếu nội dung của QĐ trựctiếp có nội dung phức tạp thì có thể chia thành các khoản, điểm nằm trong cácđiều Còn đối với QĐ gián tiếp thì nội dung của các văn bản kèm theo (Quyđịnh, Quy chế, …) được chia thành các chương, điều, khoản, điểm
QĐ thường có từ 3-5 điều, nhiều nhất không quá 5 điều Trong đó:
Điều 1 quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh chính của QĐ (là nội dung
đó được phản ánh trong trích yếu nội dung QĐ nhưng cần ghi chi tiết, cụ thểhơn)
Điều 2 và các Điều tiếp theo quy định các hệ quả pháp lý nảy sinh liênquan đến nội dung điều chỉnh chính của QĐ
Trang 20Điều khoản cuối cùng: Điều khoản thi hành Có các trường hợp:
Quy định về hiệu lực văn bản: QĐ có thể có hiệu lực kể từ ngày ký haymuộn hơn (một con số cụ thể ghi trong VB) Trường hợp cần thiết có thể quyđịnh hiệu lực sớm hơn so với ngày ban hành (hiệu lực trở về trước) nhưng phảiđảm bảo hai nguyên tắc: thứ nhất, không quy định trách nhiệm pháp lý đối vớihành vi mà vào thời điểm này xảy ra hạnh vi đó luật pháp không quy định tráchnhiệm pháp lý; thứ hai, không quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Quy định về xử lý VB: Bãi bỏ VB trước có nội dung mâu thuẫn với quyếtđịnh (nếu có)
Quy định về đối tượng thi hành: Nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định của VB (các đối tượng chịutrách nhiệm thực hiện chính, các đối tượng có trách nhiệm phối hợp thực hiện)
- Kỹ năng soạn thảo công văn:
Công văn trong công tác tổ chức chủ yếu đề cập đến các vấn đề tổ chức,
về việc nâng cấp, thành lập, chia, tách, sáp nhập giải thể cơ quan, tổ chức, đơnvị
Nội dung công văn trong công tác tổ chức gồm 3 phần: phần mở đầu,phần nội dung chính và phần kết thúc
+ Phần mở đầu:
Cần trình bày mục đích, lý do hoặc cơ sở để ban hành văn bản Tuy nhiên,khi vận dụng vào thực tiễn thì phần mở đầu của mỗi công văn theo từng mụcđích ban hành lại được trình bày khác nhau
Công văn trao đổi: Trình bày mục đích, lý do trao đổi (trình bày thựctrạng hoặc tình hình thực hiện các nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn để làm cơ sởtrao đổi)
Công văn trả lời: Trình bày mục đích, lý do trả lời (cần nhắc lại sự việchoặc văn bản đã nhận được và những căn cứ hoặc cơ sở trả lời)
Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Trình bày mục đích, lý do đôn đốc, nhắcnhở (nêu tóm tắt nhiệm vụ đã giao hoặc chỉ đạo cấp dưới; những ưu tiên vànhược điểm; đặc biệt nhấn mạnh những nhược điểm cần khắc phục)
Trang 21Công văn mời họp, mời dự hội nghị: Trình bày mục đích, lý do tổ chứchội nghị (lý do mời)
+ Phần nội dung chính
Phần nội dung chính của công văn là phần quan trọng nhất để trình bàymục đích ban hành văn bản Tùy theo mục đích ban hành mà nội dung công văn
có sự khác nhau về nội dung, ngôn ngữ diễn đạt
Khi soạn thảo phần này cần căn cứ vào mục đích, tính chất của từng loạicông văn; căn cứ vào đối tượng nhận văn bản và những yêu cầu, mức độ cụ thể
để trình bày:
Nếu là công văn trao đổi, đề nghị thì nội dung phải hợp lý có tính khả thi,xác đáng, lập luận chặt chẽ và logic Lời lẽ thể hiện tính khiêm tốn và cầu thị,không được mang tính áp đặt hoặc những yêu cầu khó thực hiện
Công văn trả lời thì nội dung phả rõ ràng, mạch lạc; sử dụng các luận cứ
để nội dung trả lời có sức thuyết phục; trường hợp từ chối phải lịch sự, nhãnhặn
Công văn đôn đốc nhắc nhở phải nêu rõ các nhiệm vụ giao cho cấp dưới,các biện pháp thực hiện; thời gian thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân, tổchức
Công văn mời họp, nội dung phải nêu được tóm tắt nội dung chính (nếucần thiết); thành phần tham dự; thời gian; địa điểm; yêu cầu, đề nghị về tài liệu,phương tiện, kinh phí,… (nếu có)
Công văn hướng dẫn thì nội dung phải cụ thể, dễ hiểu và mạch lạc để đốitượng dễ thực hiện
Khi trình bày nội dung công văn, nếu nội dung có nhiều ý thì phân thànhcác tiểu mục để trình bày Những nội dung đơn giản thì mỗi ý trình bày bằngmột đoạn văn
+ Phần kết thúc:
Cần trình bày ngắn gọn để xác định trách nhiệm thực hiện hoặc yêu cầu,
đề nghị (chế độ thông tin báo cáo, yêu cầu quán triệt và thực hiện, đề nghị giúp
đỡ, cảm ơn đối với đối tượng nhận văn bản),…
Trang 22- Kỹ năng soạn thảo tờ trình:
Trong các mặt hoạt động của công tác tổ chức như công tác thành lập,chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức, người làm công tác tổ chức thường xuyênphải làm tờ trình lên cấp có thẩm quyền cho việc thẩm định, ra quyết định choviệc thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức Chính vì vậy, người làmcông tác tổ chức rất cần quan tâm tới kỹ năng soạn thảo tờ trình
Để soạn thảo tờ trình một cách hiệu quả, ngườ soạn thảo cần quan tâm tớimột số vấn đề sau: Ngoài các yếu tố thể thức, quy trình thủ tục theo quy định thìngười soạn thảo lưu ý đến một số vấn đề thuộc nội dung của tờ trình: bố cục nộidung gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu
Trình bày ngắn gọn và mục đích, lý do trình hoặc căn cứ pháp lý đối vớivấn đề trình, duyệt Trong đó, cần phân tích những căn cứ thực tế làm nổi bậtnhu cầu cấp thiết của vấn đề đề nghị
+ Phần nội dung chính
Trình bày nội dung vấn đề trình duyệt (đề án, phương án, kế hoạch, dựthảo văn bản…) Đối với những nội dung đơn giản, có thể trình bày trực tiếptrong tờ trình; đối với những nội dung phức tạp, chỉ cần trình bày một cách tómtắt nội dung chính còn những nội dung cụ thể và chi tiết có thể được trình bày tạicác văn bản kèm theo (đề án, kế hoạch, dự toán …)
Nêu các phương án thực hiện: Phương án phải khả thi và cần được trìnhbày cụ thể, rõ ràng với các luận cứ kèm theo các tài liệu, thông tin có độ tin cậycao
Phân tích những ý nghĩa, lợi ích và hiệu quả của các vấn đề trình duyệt để
có sức thuyết phục cho tờ trình được phê duyệt
Có thể dự kiến trước những vấn đề có thể gặp (khó khăn, vướng mắc) để
đề xuất luôn các giải pháp khắc phục và tiến độ thực hiện
Đề xuất các kiến nghị với cấp trên
+ Phần kết
Bày tỏ sự mong muốn tờ trình được phê duyệt “Đề nghi cấp có thẩm
Trang 23quyền xem xét, phê duyệt”;
Thể hiện nghi thức giao tiếp: “Xin trân trọng cảm ơn.”
1.3.2 Trong công tác cán bộ:
- Kỹ năng soạn thảo quyết định cá biệt trong công tác cán bộ:
Các quyết định cá biệt trong công tác cán bộ thường gặp là những quyếtđịnh quy định về vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, buộc thôiviệc, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật,… đối với công chức, viên chức, ngườilao động
Đối với việc soạn thảo các quyết định cá biệt trong công tác cán bộ cũngcần phải quan tâm đến những vấn đề tương tự như đối với các quyết định cá biệttrong công tác tổ chức (xem Điểm a của Khoản 1 ở trên)
- Kỹ năng soạn thảo thông báo:
Trong công tác cán bộ, công chức viên chức làm công tác này thườngphải soạn các loại thông báo liên quan đến vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, sửdụng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật,… đối với công chức, viên chức
Để soạn thảo thông báo hiệu quả, ngoài việc quan tâm tới thể thức, thờigian,… thì việc quan tâm tới cấu trúc nội dung của thông báo rất quan trọng.Một thông báo bình thường sẽ gồm ba phần sau đây:
+ Phần đặt vấn đề: Không trình bày lý do, mà giới thiệu trực tiếp nhữngvấn đề cần thông báo
+ Nội dung của thông báo: Đối với thông báo về kết quả các hội nghị,cuộc họp, phải nêu ngày, giờ họp, thành phần tham dự, người chủ trì; tóm tắt nộidung hội nghị, các nghị quyết định, nghị quyết (nếu có) của hội nghị, cuộc họp
đó Đối với thông báo về nhiệm vụ được giao ghi rõ, ngắn gọn, đầy đủ nhiệm
vụ, những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ, các biện pháp cần áp dụng để triểnkhai thực hiện…
Văn phong của một bản thông báo đòi hỏi phải viết ngắn gọn, cụ thể, dễhiểu, đủ lượng thông tin cần thiết mà không yêu cầu lập luận hay bộc lộ tìnhcảm như ở một số công văn hành chính khác
+ Kết thúc thông báo: Nhắc lại nội dung chính, trọng tâm cần nhấn mạnh,
Trang 24lưu ý người đọc, hoặc nội dung có tính chất xã giao, cảm ơn nếu xét thấy cầnthiết
Đối với việc soạn thảo một số loại thông báo thường sử dụng:
+ Thông báo truyền đạt lại một văn bản mới ban hành, một chủ trương,chính sách mới…, ví dụ: chế độ tuyển dụng cán bộ, chế độ tăng lương…
Nội dung cần thể hiện: Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt; tóm tắt nộidung cơ bản của văn bản cần truyền đạt; yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện
+ Thông báo một sự việc, một tin tức, ví dụ: thông báo về kết quả cuộchọp (hội thảo khoa học, hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo)
Nội dung cần thể hiện: Nêu ngày, giờ họp, thành phần tham dự, người chủtrì cuộc họp; tóm tắt các quyết định của hội nghị, cuộc họp; nêu các nghị quyếtcủa hội nghị (nếu có)
+ Thông báo về nhiệm vụ được giao
Nôi dung cần thể hiện: Ghi ngắn gọn, đầy đủ các nhiệm vụ được giao; nêucác nghị quyết của hội nghị (nếu có)
+ Thông báo về nhiệm vụ được giao
Nội dung cần thể hiện: Ghi ngắn gọn, đầy đủ các nhiệm vụ được giao; nêunhững yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ; nêu các biện pháp cần áp dụng để triểnkhai thực hiện
- Kỹ năng soạn thảo biên bản:
Trong công tác cán bộ, liên quan đến quy trình bổ nhiệm, sử dụng, nânglương, khen thưởng, kỷ luật, … công chức, viên chức làm công tác cán bộthường xuyên phải soạn thảo các loại biên bản liên quan đến các vấn đề nêutrên
Biên bản có nhiều loại, mỗi loại lại có công dụng khác nhau và việc xâydựng bố cục cho từng loại biên bản cũng khác nhau Những loại biên bản đãđược mẫu hóa thì phải tuân theo mẫu có sẵn Tuy nhiên, loại biên bản nào cũngphải trình bày theo trình tự nhất định sau đây:
+ Phần mở đầu: Ghi thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần tham
dự (cuộc họp, kiểm tra, chứng kiến hoặc có liên quan đến sự việc đã xảy ra)
Trang 25+ Phần nội dung chính: Ghi diễn biến sự kiện.
+ Phần kết thúc: Ghi tóm tắt kết luận hoặc lời phát biểu bế mạc của chủtọa nếu là biên bản hội nghị, nhận xét kết luận nếu là biên bản kiểm tra, thanhtra
TIỂU KẾT
Thông qua những khái niệm được nêu trên giúp chúng ta phần nào hiểuhơn được từng loại văn bản cùng cách thức soạn thảo và ban hành chúng Nhằmgiúp chúng ta dễ dàng phân loại được các loại văn bản như văn bản cá biệt hoặcvăn bản hành chính thông thường hoặc văn bản chuyên môn Mặt khác còn phânloại theo cách thức soạn thảo như soạn thảo quyết định cá biệt, soạn thảo côngvăn, soạn thảo tờ trình, soạn thảo thông báo, soạn thảo biên bản… Vận dụng sâusắc những kiến thức nêu trên, ta có thể khái quát thành công thực trạng công tácsoạn thảo và ban hành văn bản tại Vụ Tổ chức cán bộ
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 2.1 Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ:
Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ gắn liền với sự ra đời vàphát triển của Nhà nước cách mạng, với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
Ngày 28-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộcgiải phóng Việt Nam do Quốc dân Đại hội Tân Trào bầu ra đã được cải tổ thànhChính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trong thành phần Chínhphủ lâm thời có Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyễn Giáp làm Bộ trưởng vớinhiệm vụ xây dựng bộ máy nhà nước, bảo vệ chính quyền cách mạng Từ đó đếnnay, 72 năm đã trôi qua và ngày 28-8 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống
vẻ vang của Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước Vượt lên những khó khăn,thiếu thốn, những bỡ ngỡ trước công việc mới mẻ, Bộ Nội vụ trong những ngàyđầu cách mạng đã hoạt động có hiệu quả, đóng góp to lớn vào công cuộc đấutranh chống thù trong giặc ngoài, đưa đất nước vượt qua những thử thách sốngcòn Những thắng lợi trong những ngày đầu cách mạng thành công đã cổ vũ vàchuẩn bị những điều kiện cần thiết để dân tộc ta tự tin, vững vàng bước vào haicuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước
Theo Quyết định số 40/CP ngày 26-2-1970 của Hội đồng Chính phủ, cácchức năng, nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức nhà nước chuyển từ Bộ Nội vụ vềPhủ Thủ tướng Bộ Nội vụ lúc này chỉ thực hiện một số nhiệm vụ xã hội Ngày6-6-1975, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa V đã quyết định hợp nhất Bộ Công
an và Bộ Nội vụ thành một Bộ lấy tên là Bộ Nội vụ với chức năng bảo vệ anninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
Để chuẩn bị cho một Nhà nước thống nhất, trên cơ sở những chức năng,nhiệm vụ của công tác tổ chức nhà nước được chuyển từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ
Trang 27tướng, ngày 20-2-1973 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 29/CP lậpBan Tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý côngtác tổ chức theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước trong điều kiện tình hình, nhiệm vụmới.
Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải cải cách bộ máy nhà nước theotinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định
số 135/HĐBT ngày 7-5-1990 quy định tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ củaBan Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ Ngày 30-9-1992 tại kỳ họp thứ nhất Quốchội khóa IX, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ được xác định là cơ quan ngang Bộ,ngày 9-11-1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/CP quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác xây dựng bộ máy và đội ngủcán bộ, công chức trong tình hình mới, ngày 5-8-2002 Quốc hội khóa XI quyếtđịnh đổi tên Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ Ngày 9-5-2003,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, nêu rõ: Bộ Nội vụ là cơquan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về các lĩnh vực:
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương; quản lýđịa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tổ chức Hội và tổchức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước và quản lý nhà nước về dịch vụcông trong lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
Ngày 8-8-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việcchuyển Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính Phủ, Ban
cơ yếu Chính Phủ vào Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ thực hiện thêm chức năng quản lýnhà nước về thi đua – khen thưởng, tôn giáo và cơ yếu
Ngày 17-4-2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quyđịnh chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, theo đó
Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổ
Trang 28chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thiđua – khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thư – lưu trữ nhà nước và quản lý nhànước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định củapháp luật Thực hiện Nghị định số 76/2011/NĐ-CP ngày 32-8-2011 của ChínhPhủ, Bộ Nội vụ đã ban giao Ban cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốcphòng quản lý.
Ngày 16-7-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2014/NĐ-CPquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, theo
đó, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổchức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyênngành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua – khenthưởng; tôn giáo; văn thư – lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nướcđối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của phápluật Theo Nghị định này, Học viện Hành chính quốc gia được chuyển từ Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về trực thuộc Bộ Nội vụ
Trong những năm qua, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ nghiêncứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật,các đề án để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ hoặc trình Chính phủ đểtrình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiban hành như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa bộ máy nhà nước; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trungương Khóa X về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội trợ cấp ưu đãingười có công giai đoạn 2008 – 2012; Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức,Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật thi đua khen thưởng(sửa đổi, bổ sung); Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật
tổ chức chính quyền địa phương Sauk hi các văn bản trên được ban hành, Bộ đãsoạn thảo trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản
Trang 29hướng dẫn thực hiện.
Trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau của lịch sử, mặc dù có nhiều biếnđộng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Bộ Nội vụ vẫn không ngừng được xâydựng, trưởng thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp xứngđáng vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước qua từng thời kỳcách mạng của dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ:
Điều 1 Vị trí và chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhànước về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chínhquyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổchức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước;thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lýcủa Bộ theo quy định của pháp luật
Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định
số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1.Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghịquyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luậthằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công củaChính phủ, Thủ tướng Chính Phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dàihạn, năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộcngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý
2.Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bảnkhác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc theo phân công
Trang 303.Ban hành thông tư; quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó
4.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được banhành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
5.Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước: Trình Chính phủ đề án cơcấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; Thẩm định các dự thảo nghịđịnh của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm định đề án thànhlập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổng cục và tương đương do bộ, cơ quanngang bộ trình Chính phủ; …
6.Về chính quyền địa phương: Trình Chính phủ ban hành các quy định
về : Phân loại đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách,điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; … Thẩm định và trìnhThủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấptỉnh; Giúp chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động củaHội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
7.Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính: Thẩm định vàtrình Chính phủ đề án về: thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địagiới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giảithể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; Trình thủ tướngChính phủ quyết định phận loại đơn vị hành chính cấp tỉnh; Quản lý hồ sơ địagiới hành chính các cấp
8.Về quản lý biên chế: Quyết định giao biên chế công chức, biên chế làmviệc ở nước ngoài của tổ chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ và biên chế côngchức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệttổng biên chế công chức nhà nước hàng năm; Tổng hợp, báo cáo Chính phủ,Thủ tướng chính phủ về biên chế công chức, số lượng viên chức;…
Trang 319.Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: Tuyển dụng, sửdụng, quản lý vị trí việc làm, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, thayđổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, bổ nhiệm,…; Chủ trì tổ chức thi nângngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viênchính và tương đương, từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạchchuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sựnghiệp của Nhà nước; Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theophân công và phân cấp;…
10 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ởtrong nước và ở nước ngoài; Hướng dẫn các quy định của Chính phủ về tổ chứccủa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cán bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nướcđối với cán bộ, công chức ngành Nội vụ; Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểmtra và tổ chức thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Nội vụ; Đào tạo, bồi dưỡnggiảng viên, nghiên cứu viên và các đối tượng khác về các chuyên ngành hànhchính và quản lý nhà nước; …
11 Về chính sách tiền lương: Hướng dẫn thực hiện quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ về: chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tốithiểu; bảng lương; ngạch, bậc lương; chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thunhập); Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương…; Làm thường trực Ban chỉ đạonghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước
12 Về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ : Giúp Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ; Hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các quy định của pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ; việc thựchiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật
Trang 3213 Về thi đua, khen thưởng: Hướng dẫn việc thực hiện quy định của Nhànước và Chính phủ về tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thiđua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, traotặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thểđược khen thưởng; xử lý vi phạm… Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thiđua – Khen thưởng Trung Ương.
14 Về công tác tôn giáo: Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phốihợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội vàcác tổ chức khác liên quan trong việc tham mưu trình cấp có thẩm quyền banhành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo;Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; Hướng dẫnnghiệp vụ chuyên môn về công tác tôn giáo đối với các ngành, các cấp liên quan
và địa phương; …
15 Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước: Xây dựng các đề án, dự án vềsưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm, khai thác, sử dụng tàiliệu lưu trữ và tổ chức thực hiện sau khi được cấp cơ thẩm quyền phê duyệt;Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lýcông tác văn thư, lưu trữ; Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trênphạm vi cả nước; Lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước
16 Về cải cách hành chính nhà nước: Xây dựng chương trình, kế hoạch,
đề án chung về cải cách hành chính nhà nước trong từng giai đoạn để trình cấp
có thẩm quyền quyết định; Chủ trì triển khai các nội dung cả cách tổ chức bộmáy hành chính, cải cách công chức, công vụ; Thẩm tra các nhiệm vụ trong dựtoán ngân sách hằng năm về cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về mục tiêu, nội dung để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổnghợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhànước hằng năm của các cơ quan; Xây dựng báo cáo cải cách hành chính hằngquý, sau tháng và hằng năm trình phiên họp Chính phủ; Chủ trì triển khai côngtác tuyên truyền về cải cách hành chính