MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Lịch sử nghiên cứu: 2 3. Mục đích nghiên cứu: 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 3 6. Phương pháp nghiên cứu: 3 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 4 8. Cấu trúc của đề tài: 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN ISO 5 1.1. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO: 5 1.1.1. Giới thiệu về tổ chức ISO: 5 1.1.2. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 6 1.2. Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001:2008 : 7 1.2.1. Nội dung ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng: 8 1.2.2. Quy trình ứng dụng ISO 9001: 2008 trong công tác văn phòng: 9 1.2.3. Vai trò ứng dụng ISO trong công tác văn phòng: 10 1.2.4. Yêu cầu của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công văn phòng: 11 TIỂU KẾT 12 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ 13 2.1.Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 13 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ: 13 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ: 16 2.2. Ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 27 2.2.1. Ứng dụng ISO trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản 27 2.2.2. Ứng dụng ISO trong công tác quản lý văn bản 29 2.2.3. Ứng dụng ISO trong công tác tổ chức sự kiện 34 2.2.4. Ứng dụng ISO trong phần mềm một cửa 36 TIỂU KẾT 37 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG ISO TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ 38 3.1. Thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 38 3.1.1. Ưu điểm: 38 3.2.2. Nhược điểm: 40 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ: 40 3.2.1. Thay đổi nhận thức của Ban lãnh đạo văn phòng về việc ứng dụng ISO vào công tác hoạt động của Văn phòng: 40 3.2.2. Tăng cường hoạt động hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền về ứng dụng ISO trong công tác văn phòng 41 3.2.3. Tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ văn phòng và các đơn vị tư vấn ứng dụng tiêu chuẩn ISO: 42 3.2.4. Ban hành hướng dẫn, quy chế về nghiệp vụ văn phòng, quy định về ứng dụng ISO một cách chi tiết, cụ thể tại cơ quan: 42 TIỂU KẾT 44 KẾT LUẬN 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Nội vụ HàNội là một trong số cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đạihọc, và thấp hơn trong công tác Nội vụ và các lĩnh vực liên quan Trong đó,Quản trị Văn phòng là khoa mới được thành lập nhưng với sự quan tâm đầu tưcủa nhà trường nên không ngừng phát triển qua mỗi năm học
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra trường được thuận lợinhất, nhà trường nói chung và khoa nói riêng đã thay thế kì thi tốt nghiệp bằngmôn học điều kiện “Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong quản trị vănphòng”, với mục đích giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức chuyên môn vàtrau dồi thêm kiến thức thực tế để khi ra trường đi làm khỏi bỡ ngỡ với công tácvăn phòng
Với mong mỏi được trau dồi kiến thức cá nhân và được khảo sát trongmột môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng với nhận thức được tầm quantrọng của công tác văn phòng đặc biệt là việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO9001:2008 trong công tác văn phòng của các cơ quan hiện nay nên em đã chọn
nghiên cứu đề tài sau đây “Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đánh giá thực trạng ứng dụng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng” tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ làm chuyên đề
cho bài tiểu luận
Để hoàn thành chuyên đề bài tiểu luận này Em xin chân thành cảm ơncác thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình họctập vừa qua Đặc biệt, em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình và sâu sắc của giảngviên hướng dẫn Nguyễn Mạnh Cường và thầy Nguyễn Phú Thành đã giúp emhoàn thành bài báo cáo này đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ của chị Nguyễn ThuTrang – chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ đã cung cấp tài liệu vàhướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết này
Dưới đây là bài báo cáo của em về chuyên đề “Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội
Trang 2vụ Đánh giá thực trạng ứng dụng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng” Mặc dù đã có
nhiều cố gắng để thực hiện đề tài trên một cách hoàn chỉnh nhất Song do trình
độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn vì vậy bài báo cáo khôngtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quýbáu từ phía thầy, cô giáo bộ môn và các giảng viên trong khoa để bài tiểu luậnnày được thêm phần hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 01 tháng 9 năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bài tiểu luận này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân em, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài nghiên cứu khoahọc là trung thực, khách quan Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đượctrình bày trong báo cáo này chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiêncứu khoa học đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứukhoa học này đều được chỉ rõ nguồn gốc cụ thể
Em xin chịu trách nhiệm về chuyên đề tiểu luận của mình./
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Lịch sử nghiên cứu: 2
3 Mục đích nghiên cứu: 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 3
6 Phương pháp nghiên cứu: 3
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 4
8 Cấu trúc của đề tài: 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN ISO 5
1.1 Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO: 5
1.1.1 Giới thiệu về tổ chức ISO: 5
1.1.2 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 6
1.2 Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001:2008 : 7
1.2.1 Nội dung ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng: 8
1.2.2 Quy trình ứng dụng ISO 9001: 2008 trong công tác văn phòng: 9
1.2.3 Vai trò ứng dụng ISO trong công tác văn phòng: 10
1.2.4 Yêu cầu của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công văn phòng:.11 TIỂU KẾT 12
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 13
2.1.Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 13
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ: 13
Trang 52.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ:16 2.2 Ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức
cán bộ - Bộ Nội vụ: 27
2.2.1 Ứng dụng ISO trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản 27
2.2.2 Ứng dụng ISO trong công tác quản lý văn bản 29
2.2.3 Ứng dụng ISO trong công tác tổ chức sự kiện 34
2.2.4 Ứng dụng ISO trong phần mềm một cửa 36
TIỂU KẾT 37
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG ISO TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 38
3.1 Thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 38
3.1.1 Ưu điểm: 38
3.2.2 Nhược điểm: 40
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ: 40
3.2.1 Thay đổi nhận thức của Ban lãnh đạo văn phòng về việc ứng dụng ISO vào công tác hoạt động của Văn phòng: 40
3.2.2 Tăng cường hoạt động hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền về ứng dụng ISO trong công tác văn phòng 41
3.2.3 Tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ văn phòng và các đơn vị tư vấn ứng dụng tiêu chuẩn ISO: 42
3.2.4 Ban hành hướng dẫn, quy chế về nghiệp vụ văn phòng, quy định về ứng dụng ISO một cách chi tiết, cụ thể tại cơ quan: 42
TIỂU KẾT 44
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Quy phạm pháp luậtVăn bản quy phạm pháp luậtVăn bản hành chính
Công chức, viên chức
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
- Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra trường được thuận lợi
nhất, nhà trường nói chung và khoa nói riêng đã thay thế kì thi tốt nghiệp bằngmôn học điều kiện “Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong quản trị vănphòng”, với mục đích giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức chuyên môn vàtrau dồi thêm kiến thức thực tế để khi ra trường đi làm khỏi bỡ ngỡ với công tácvăn phòng sau này
- Ngày nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế về mọimặt trong đời sống xã hội, vấn đề chất lượng trở thành một trong những yếu tốrất quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh thành công của mọi tổ chức.Chính vì lý do đó, quản lý chất lượng được xem như quá trình quyết định sựsống còn của một tổ chức Trong thực tế với sự phát triển không ngừng của nềnkinh tế, khoa học kĩ thuật, nền dân chủ, đời sống người dân không ngừng đượccải thiện và do đó những yêu cầu của người dân về chất lượng ngày càng tăng.Trên cơ sở nhận thức đó, các nhà quản lý phải lựa chọn cách thức quản lý chấtlượng phù hợp với thực tiễn của tổ chức
- Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng như
hệ thống Kiểm soát Chất Lượng toàn bộ, hệ thống quản lý chất lượng theo ISO,
Từ đó, các tổ chức có thể vận dụng lựa chọn mô hình hoặc cách thức quản lýchất lượng cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tổ chức Ngoài ra, thông quaviệc nghiên cứu về ISO cũng như việc so sánh, đánh giá về chúng sẽ giúp chocác bạn sinh viên có một lượng kiến thức mới, một cách nhìn mới về ISO Đây
là các kiến thức rất cần thiết cho công việc tương lai của tất cả các bạn và cũng
là nền tảng để các bạn nghiên cứu học tập sâu hơn về quản lý chất lượng Chính
vì nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã quyết định tìm hiểu về
để tài “Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng tại
Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đánh giá thực trạng ứng dụng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng”.
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu:
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề này tuy nhiên chưa
có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề “Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đánh giá thực trạng ứng dụng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng” tại Bộ Nội vụ.
Nhưng nhà nước ta cũng đã ban hành một số Luật cụ thể quy định về Ứngdụng ISO:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng
6 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ngoài những văn bản quy định ra để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu thìcũng có một số người đã viết về bộ tiêu chuẩn này, điển hình là:
- Nguyễn Chí Phương (2014), Hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2008 ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
- Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
- Bùi Doãn Nề (2002), Một số biện pháp quản trị theo quá trình nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp in Việt Nam;
- Cam Anh Tuấn (2002), Áp dụng ISO 9000 trong lĩnh vực dịch vụ hành
chính – Một hướng đi mới trong công cuộc cải cách hành chính ở nước
ta hiện nay…
3 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận về công tác ứng dụng tiêu chuẩn ISO trong công tácvăn phòng của Bộ Nội vụ nói chung và Vụ Tổ chức cán bộ nói riêng; nghiên cứucông tác trên nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng ứng dụng tiêu
Trang 9chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng tại Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội
vụ để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Trình bày một cách khái quát những nội dung cơ bản về công tác ứngdụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ
- Bộ Nội vụ
- Qua thực tế mô tả được các tình hình ứng dụng tiêu chuẩn ISO9001:2008 tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đồng thời, vận dụng các lýthuyết để đánh giá các vấn đề về thực trạng ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008trong công tác văn phòng tại đây
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO9001:2008 trong công tác văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào trong công tác văn phòng tại
6 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành bài nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mac – Lê nin;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin;
- Phương pháp quan sát thực tế;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp điều tra khảo sát;
Trang 10- Phương pháp thống kê, đánh giá vấn đề trên cơ sở đặc thù của cơ quancông tác …
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài “Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ Đánh giá thực trạng ứng dụng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác Văn phòng” giúp đi sâu vào nghiên cứu những công
tác mà Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ đã áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chấtlượng từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm và những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả ứng dụng
- Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn chính xác
nhất, cũng như hiểu rõ hơn thế nào là hệ thống quản lý chất lượng cũng như vaitrò và tác dụng của nó đối với công tác văn phòng nói chung và đối với công tácvăn phòng tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ nói riêng
8 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần:
A PHẦN MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN ISO
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONGCÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ ĐỀ XUẤTCÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG ISO TRONGCÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ BỘ NỘI VỤ
C PHẦN KẾT LUẬN
D PHỤ LỤC
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN ISO 1.1 Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO:
1.1.1 Giới thiệu về tổ chức ISO:
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếngAnh là International Organization for Standardization Đây là một tổ chức phichính phủ được thành lập vào năm 1947, đặt trụ sở chính tại Geneva của Thụy
Sỹ ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật đã ban hành hơn 20.000 tiêu chuẩn baogồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về quản lý
Mục đích của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những côngviệc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt độngtrao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông quaviệc xây dựng và ban hành những bộ tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại vàthông tin Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện
ISO được ví là cầu nối giữa khu vực công và khu vực tư nhân và cũng làcầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau thông qua các tiêu chuẩn ISO hiện cókhoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (Technical Committee) chuyên dự thảo các tiêuchuẩn trong các lĩnh vực Các nước thành viên của ISO lập ra nhóm tư vấn kỹthuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật và đó là một phầncủa quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ cácchính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công
bố là tiêu chuẩn quốc tế Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bảncủa tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia của mình Mức độ tham gia xây dựngcác tiêu chuẩn ISO của từng nước khác nhau
Tổ chức của ISO có ba hình thức thành viên: Tổ chức thành viên; thànhviên thông tấn; thành viên đăng ký Tính đến ngày 03/02/2015, ISO đã có 178
Trang 12thành viên Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của tổchức này1 Hiện nay, ISO xây dựng và ban hành rất nhiều bộ tiêu chuẩn và cấpchứng nhận tiêu chuẩn với số lượng chứng chỉ khá lớn cho các tổ chức, Doanhnghiệp ứng dụng.
Tiêu chuẩn Số chứng nhận năm 2013
(Theo ISO Survey of Management System Standard Certifications – 2013)
Trong bảng tổng kết trên, chúng ta nhận thấy chứng nhận tiêu chuẩnISO 9001 đã cấp đạt 1.129.446 chứng chỉ Điều này cho thấy, các Doanh nghiệpđang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tiêu chuẩn hóa và mang sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ của mình đến gần hơn với các nước trên thế giới
1.1.2 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000:
“ISO 9000 là gia đình tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng trongcác tổ chức do ISO ban hành vào năm 1987 Mục đích của ISO 9000 là giúp tổchức hoạt động có hiệu quả, tạo ra những quy định chung nhằm giúp quá trìnhtrao đổi thương mại được dễ dàng hơn và giúp tổ chức hiểu nhau mà không cầnchú trọng nhiều tới các vấn đề kỹ thuật Gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồmnhững tiêu chuẩn sau:
ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng;
1
Trang 13ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu;
ISO 9004:2009 Quản trị sự thành công bền vững của một tổ chức;
ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
Phương châm của gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 là “Nếu một tổ chức
có hệ thống quản trị chất lượng tốt thì sản phẩm mà tổ chức này sản xuất
ra hoặc dịch vụ mà tổ chức này cung ứng cũng sẽ có chất lượng tốt nhất” ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, trong mọi lĩnh vực Kể từ khi ban hành cho đến nay, gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua ba lần soát xét lần lượt từ năm 1994, 2000, 2008”.
1.2 Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001:2008 :
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Quy định cácyêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ nănglực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng vàcác yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao thỏa mãn của khách hàng
Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001:2008 gồm các nhóm sau:
Nhóm 1 Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng gồm:
+ Các yêu cầu chung;
+ Các yêu cầu về hệ thống tài liệu
Nhóm 2 Yêu cầu về trách nhiệm lãnh đạo gồm:
+ Cam kết của lãnh đạo;
+ Hướng vào khách hàng;
+ Chính sách chất lượng;
+ Hoạch định;
+ Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin;
+ Xem xét của lãnh đạo
Nhóm 3 Yêu cầu về quản lý nguồn lực gồm:
+ Cung cấp nguồn lực;
Trang 14+ Nguồn nhân lực;
+ Cơ sở hạ tầng;
+ Môi trường làm việc
Nhóm 4 Yêu cầu về tạo sản phẩm gồm:
+ Hoạch định việc tạo sản phẩm;
+ Các quá trình có liên quan đến khách hàng;
+ Thiết kế và phát triển;
+ Mua hàng;
+ Sản xuất và cung cấp dịch vụ;
+ Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
Nhóm 5 Yêu cầu về đo lường giám sát và cải tiến gồm:
+ Các yêu cầu chung;
+ Theo dõi và đo lường;
+Kiểm soát sản phẩm không phù hợp;
+Phân tích dữ liệu;
+Cải tiến
1.2.1 Nội dung ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng:
Trong công tác văn phòng không phải nội dung nào cũng có thể ứng dụngtiêu chuẩn ISO 9001:2008 Những nội dung có thể ứng dụng ISO 9001:2008trong công tác văn phòng căn cứ vào những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đã có;thực tế triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đó cùng với cácquy định của nhà nước về hướng dẫn nghiệp vụ; xác định rõ được trách nhiệmcủa các cá nhân tham gia vào quy trình đồng thời cũng thỏa mãn được yêu cầucủa tiêu chuẩn ISO Hiện nay, công tác văn phòng tại các cơ quan nhà nước đãtriển khai ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với các nghiệp vụ:
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong đào tạo nhân sự;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức hội họp, hội nghị;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức chuyến đi công táccho lãnh đạo, cán bộ, nhân viên;
Trang 15- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn thư – lưu trữ;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong xây dựng chương trình, kếhoạch công tác;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong quản lý tài sản;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong kiểm soát tài liệu;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong chỉnh lí tài liệu;
- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tuyển dụng và tiến hànhtuyển dụng nhân sự
1.2.2 Quy trình ứng dụng ISO 9001: 2008 trong công tác văn phòng:
Quy trình ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng phải trảiqua gồm ba giai đoạn gồm tám bước
Giai đoạn 1 Chuẩn bị - phân tích tình hình và hoạch định
+ Cam kết của lãnh đạo;
+ Thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác và chỉ định người đại diện;+ Chọn tổ chức tư vấn (nếu cần);
+ Đào tạo về nhận thức và cách thức xây dựng văn bản theo tiêu chuẩnISO 9001:2008;
+ Khảo sát hệ thống hiện có và lập kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 2 Xây dựng và thực hiện quản lý chất lượng
+ Viết các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng;
+ Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng;
+ Đánh giá chất lượng nội bộ;
+ Cải tiến hệ thống văn bản hoặc cải tiến các hoạt động
Giai đoạn 3 Chứng nhận
+ Đánh giá trước chứng nhận;
+ Hành động khắc phục;
+ Chứng nhận;
Trang 16+ Giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại;
+ Duy trì, cải tiến, đổi mới
1.2.3 Vai trò ứng dụng ISO trong công tác văn phòng:
Sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nói chung và tiêu chuẩn ISO9001:2008 nói riêng là phương pháp làm việc khoa học và được xem là công cụquản lý mới giúp các cơ quan, tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả caotrong hoạt động của mình Áp dụng tiêu chuẩn ISO có thể do nhiều mục đíchkhác nhau tùy theo yêu cầu của mổi tổ chức, tuy nhiên qua kết quả khảo sát việc
áp dụng thí điểm tiêu chuẩn này trong một số các các cơ quan hành chính, các tổchức, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số tác dụng cơ bản cho tổ chức nhưsau:
Một là, ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, xác định được các cơ chế giám sát quản lý để hướng công tác vănphòng vào các nghiệp vụ cụ thể đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu chung;
Hai là, Các nghiệp vụ văn phòng khi ứng dụng ISO đều được thiết lập
các quy trình làm việc cụ thể cho hoạt động của các bộ phận hoặc cá nhân Quytrình xử lý công việc cho các cơ quan, tổ chức sẽ được tiêu chuẩn hóa theohướng khoa học, hợp lý, logic;
Ba là , phòng ngừa sai sót trong quá trình giải quyết công việc, nâng cao
được nhận thức của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong cơ quan, tổ chức về tầmquan trọng trong việc đáp ứng các yêu cảu của kế hoạch;
Bốn là, Khắc phục được mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau Nâng
cao năng lực và trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao;
Năm là, công tác văn phòng được cải thiện là đầu mối để giúp các phòng
ban khác trong cơ quan thay đổi tư duy và phương pháp làm việc khoa học;
Sau là, Hệ thống văn bản các quy trình và thủ tục hành chính được kiện
toàn tạo cơ hội xác định rõ người rõ việc, nâng cao hiệu suất giải quyết côngviệc đồng thời có được cơ sở tài liệu để đào tạo và tuyển dụng công chức, viên
Trang 17Bảy là, quyết định các phương pháp để giải quyết các sai sót trong hoạt
động của cơ quan và ngăn ngừa tái diễn;
Tám là, ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giải phóng lãnh cơ quan
cũng như lãnh đạo văn phòng ra khỏi các công việc sự vụ không cần thiết;
Cuối cùng, Khuyến khích công chức, viên chức chủ động hướng đến việcnâng cao thành tích của đơn vị và cơ quan
Với tất cả những vai trò nêu trên cho thấy việc ứng dụng ISO vào côngtác văn phòng là thực sự quan trọng và cần thiết vì nó đem lại hiệu quả rất caohoạt động quản lý, nâng cao chất lượng công việc và quản lý một các dễ dànghơn
1.2.4 Yêu cầu của việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công văn phòng:
Nhằm tạo điều kiện phát huy tối đa hiệu quả, việc ứng dụng ISO9001:2008 vào công tác văn phòng có một số yêu cầu sau:
+ Hệ thống các văn bản mô tả các quy trình quản lý chất lượng phải viết
một cách đơn giản, dễ hiểu, đồng bộ, có hiệu lực và tương thích với các điềukiện thực tế;
+ Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định của
mọi cơ quan, tổ chức Ứng dụng tiêu chuẩn ISO phải có sự tham gia tích cực tựgiác của tất cả các đối tượng có liên quan, tất cả các đối tượng phải thực hiệnđúng theo như các mô tả đã được biên soạn và phê duyệt;
+ Yêu cầu về công nghệ thiết bị: công nghệ thiết bị hiện đại không chỉ
giúp con người hiện đại hóa công tác quản lý, tạo sản phẩm mà còn nâng caonăng suất lao động, giải phóng sức lao động của con người Vì vậy, trong quátrình quản lý của lãnh đạo văn phòng thì công nghệ thiết bị vẫn có sự chi phốitrong quản lý bởi chính ưu điểm nhanh gọn, hiệu quả nên khi xây dựng, biênsoạn các quy trình, người xây dựng, biên soạn vẫn phải lưu ý;
Trang 18+ Yếu tố quy mô tổ chức: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi
loại hình tổ chức trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọiquy mô hoạt động Tuy nhiên, khi biên soạn, xây dựng quy trình vẫn phải bámsát quy mô, cơ cấu của tổ chức để tối ưu hóa các khâu công việc để tạo đượchiệu quả công việc cao nhất, phát huy tối đa nhất nguồn lực của tổ chức;
+ Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong Sự công khai minh bạch thể
hiện ở chỗ các tài liệu, các lưu đồ, quy trình đều phải được phổ biến rộng rãi chotoàn bộ cán bộ, nhân viên trong văn phòng thậm chí trong toàn cơ quan;
+ Đảm bảo tính thống nhất Sự thống nhất về tư duy, phương pháp làm
việc là cơ sở dẫn đến sự thành công của tổ chức
TIỂU KẾT Thông qua những khái niệm được nêu trên nhìn chung chúng ta có thể
thấy bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hiện nay rất được coi trọng và đưavào áp dụng rộng rãi ở các cơ quan, tổ chức cũng như doanh nghiệp, trên đây em
đã khái quát một cách rõ nét nhất về bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng mà nộidung mà các tổ chức thường hay áp dụng, nhằm cho chúng ta một cái nhìnkhách quan nhất, hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò của nó trong côngviệc
Trang 19CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC VĂN
PHÒNG TẠI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ NỘI VỤ 2.1.Giới thiệu sơ lược về tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ:
Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ gắn liền với sự ra đời vàphát triển của Nhà nước cách mạng, với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
Ngày 28-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộcgiải phóng Việt Nam do Quốc dân Đại hội Tân Trào bầu ra đã được cải tổ thànhChính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trong thành phần Chínhphủ lâm thời có Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyễn Giáp làm Bộ trưởng vớinhiệm vụ xây dựng bộ máy nhà nước, bảo vệ chính quyền cách mạng Từ đó đếnnay, 72 năm đã trôi qua và ngày 28-8 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống
vẻ vang của Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước Vượt lên những khó khăn,thiếu thốn, những bỡ ngỡ trước công việc mới mẻ, Bộ Nội vụ trong những ngàyđầu cách mạng đã hoạt động có hiệu quả, đóng góp to lớn vào công cuộc đấutranh chống thù trong giặc ngoài, đưa đất nước vượt qua những thử thách sốngcòn Những thắng lợi trong những ngày đầu cách mạng thành công đã cổ vũ vàchuẩn bị những điều kiện cần thiết để dân tộc ta tự tin, vững vàng bước vào haicuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước
Theo Quyết định số 40/CP ngày 26-2-1970 của Hội đồng Chính phủ, cácchức năng, nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức nhà nước chuyển từ Bộ Nội vụ vềPhủ Thủ tướng Bộ Nội vụ lúc này chỉ thực hiện một số nhiệm vụ xã hội Ngày6-6-1975, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa V đã quyết định hợp nhất Bộ Công
an và Bộ Nội vụ thành một Bộ lấy tên là Bộ Nội vụ với chức năng bảo vệ anninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
Để chuẩn bị cho một Nhà nước thống nhất, trên cơ sở những chức năng,nhiệm vụ của công tác tổ chức nhà nước được chuyển từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ
Trang 20tướng, ngày 20-2-1973 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 29/CP lậpBan Tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý côngtác tổ chức theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước trong điều kiện tình hình, nhiệm vụmới.
Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải cải cách bộ máy nhà nước theotinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định
số 135/HĐBT ngày 7-5-1990 quy định tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ củaBan Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ Ngày 30-9-1992 tại kỳ họp thứ nhất Quốchội khóa IX, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ được xác định là cơ quan ngang Bộ,ngày 9-11-1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/CP quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác xây dựng bộ máy và đội ngủcán bộ, công chức trong tình hình mới, ngày 5-8-2002 Quốc hội khóa XI quyếtđịnh đổi tên Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ Ngày 9-5-2003,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, nêu rõ: Bộ Nội vụ là cơquan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về các lĩnh vực:
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương; quản lýđịa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tổ chức Hội và tổchức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước và quản lý nhà nước về dịch vụcông trong lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
Ngày 8-8-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việcchuyển Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính Phủ, Ban
cơ yếu Chính Phủ vào Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ thực hiện thêm chức năng quản lýnhà nước về thi đua – khen thưởng, tôn giáo và cơ yếu
Ngày 17-4-2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quyđịnh chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, theo đó
Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổ
Trang 21chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thiđua – khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thư – lưu trữ nhà nước và quản lý nhànước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định củapháp luật Thực hiện Nghị định số 76/2011/NĐ-CP ngày 32-8-2011 của ChínhPhủ, Bộ Nội vụ đã ban giao Ban cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốcphòng quản lý.
Ngày 16-7-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2014/NĐ-CPquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, theo
đó, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổchức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyênngành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua – khenthưởng; tôn giáo; văn thư – lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nướcđối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của phápluật Theo Nghị định này, Học viện Hành chính quốc gia được chuyển từ Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về trực thuộc Bộ Nội vụ
Trong những năm qua, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ nghiêncứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật,các đề án để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ hoặc trình Chính phủ đểtrình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiban hành như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa bộ máy nhà nước; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trungương Khóa X về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội trợ cấp ưu đãingười có công giai đoạn 2008 – 2012; Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức,Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật thi đua khen thưởng(sửa đổi, bổ sung); Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật
tổ chức chính quyền địa phương Sau khi các văn bản trên được ban hành, Bộ đãsoạn thảo trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản
Trang 22hướng dẫn thực hiện.
Trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau của lịch sử, mặc dù có nhiều biếnđộng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Bộ Nội vụ vẫn không ngừng được xâydựng, trưởng thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp xứngđáng vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước qua từng thời kỳcách mạng của dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ:
Điều 1 Vị trí và chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhànước về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chínhquyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổchức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước;thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lýcủa Bộ theo quy định của pháp luật
Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định
số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1.Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghịquyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luậthằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công củaChính phủ, Thủ tướng Chính Phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dàihạn, năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộcngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý
2.Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bảnkhác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc theo phân công
Trang 233.Ban hành thông tư; quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó
4.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được banhành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
5.Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước: Trình Chính phủ đề án cơcấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; Thẩm định các dự thảo nghịđịnh của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm định đề án thànhlập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổng cục và tương đương do bộ, cơ quanngang bộ trình Chính phủ; …
6.Về chính quyền địa phương: Trình Chính phủ ban hành các quy định
về : Phân loại đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách,điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; … Thẩm định và trìnhThủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấptỉnh; Giúp chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động củaHội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
7.Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính: Thẩm định vàtrình Chính phủ đề án về: thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địagiới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giảithể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; Trình thủ tướngChính phủ quyết định phận loại đơn vị hành chính cấp tỉnh; Quản lý hồ sơ địagiới hành chính các cấp
8.Về quản lý biên chế: Quyết định giao biên chế công chức, biên chế làmviệc ở nước ngoài của tổ chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ và biên chế côngchức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệttổng biên chế công chức nhà nước hàng năm; Tổng hợp, báo cáo Chính phủ,Thủ tướng chính phủ về biên chế công chức, số lượng viên chức;…
Trang 249.Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: Tuyển dụng, sửdụng, quản lý vị trí việc làm, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, thayđổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, bổ nhiệm,…; Chủ trì tổ chức thi nângngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viênchính và tương đương, từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạchchuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sựnghiệp của Nhà nước; Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theophân công và phân cấp;…
10 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ởtrong nước và ở nước ngoài; Hướng dẫn các quy định của Chính phủ về tổ chứccủa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cán bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nướcđối với cán bộ, công chức ngành Nội vụ; Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểmtra và tổ chức thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Nội vụ; Đào tạo, bồi dưỡnggiảng viên, nghiên cứu viên và các đối tượng khác về các chuyên ngành hànhchính và quản lý nhà nước; …
11 Về chính sách tiền lương: Hướng dẫn thực hiện quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ về: chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tốithiểu; bảng lương; ngạch, bậc lương; chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thunhập); Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương…; Làm thường trực Ban chỉ đạonghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước
12 Về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ : Giúp Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ; Hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các quy định của pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ; việc thựchiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật
Trang 2513 Về thi đua, khen thưởng: Hướng dẫn việc thực hiện quy định của Nhànước và Chính phủ về tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thiđua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, traotặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thểđược khen thưởng; xử lý vi phạm… Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thiđua – Khen thưởng Trung Ương.
14 Về công tác tôn giáo: Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phốihợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội vàcác tổ chức khác liên quan trong việc tham mưu trình cấp có thẩm quyền banhành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo;Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; Hướng dẫnnghiệp vụ chuyên môn về công tác tôn giáo đối với các ngành, các cấp liên quan
và địa phương; …
15 Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước: Xây dựng các đề án, dự án vềsưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm, khai thác, sử dụng tàiliệu lưu trữ và tổ chức thực hiện sau khi được cấp cơ thẩm quyền phê duyệt;Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lýcông tác văn thư, lưu trữ; Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trênphạm vi cả nước; Lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước
16 Về cải cách hành chính nhà nước: Xây dựng chương trình, kế hoạch,
đề án chung về cải cách hành chính nhà nước trong từng giai đoạn để trình cấp
có thẩm quyền quyết định; Chủ trì triển khai các nội dung cả cách tổ chức bộmáy hành chính, cải cách công chức, công vụ; Thẩm tra các nhiệm vụ trong dựtoán ngân sách hằng năm về cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về mục tiêu, nội dung để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổnghợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhànước hằng năm của các cơ quan; Xây dựng báo cáo cải cách hành chính hằngquý, sau tháng và hằng năm trình phiên họp Chính phủ; Chủ trì triển khai côngtác tuyên truyền về cải cách hành chính
Trang 2617 Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở: Hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước theo quy định củapháp luật.
18 Về hợp tác quốc tế : Hướng dẫn thực hiện các quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đếncác lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tácquốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của Chính phủ;Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hợp tác về lĩnh vực công
vụ với các nước ASEAN
19 Quản lý nhà nước về công tác thanh niên: Chủ trì, hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trìnhphát triển thanh niên và công tác thanh niên; Hướng dẫn việc lồng ghép các cơchế, chính sách đối với thanh niên trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình mục tiêu của các cấp, các ngành; Tổng kết, sơ kết, báo cáo Chính phủ, Thủtướng Chính phủ tình hình thực hiện các quy định của pháp luật đối với thanhniên
20 Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộtheo quy định của pháp luật
21 Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các ngành, lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
22 Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơquan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo phân công của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ
23 Hướng dẫn, kiểm tra việc hco phép các cơ quan, tổ chức được sửdụng con dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật
24 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứngdụng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
25 Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng công nghệ và dữ liệu thông tin, thống kê
Trang 27theo các lĩnh vực quản lý của Bộ.
26 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức;cải cách hành chính; quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luânchuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉhưu, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đốivới cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật;đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viênchức thuộc phạm vi quản lý của Bộ
27 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sáchđược phân bổ theo quy định của pháp luật
28 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướngChính Phủ giao và theo quy định của Pháp luật
Điều 3 Cơ cấu tổ chức
Trang 2817 Ban Tôn giáo Chính phủ;
18 Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
19 Học viện Hành chính quốc gia;
20 Viện Khoa học Tổ chức nhà nước;
21 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
22 Tạp chí Tổ chức nhà nước;
23 Trung tâm thông tin;
24 Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Tại điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các đơn vịhành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vịquy định từ khoản 19 đến khoản 24 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năngquản lý nhà nước của Bộ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết địnhquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua –Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Hành chính quốcgia và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác hiện có thuộcBộ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị quy định tại các khoản16,17 và 19 Điều này
Vụ Tổ chức – Biên chế được tổ chức 2 phòng, Vụ Chính quyền địaphương được tổ chức 4 phòng, Vụ Công chức – Viên chức được tổ chức 1phòng, Vụ Kế hoạch – Tài chính được tổ chức 3 phòng, Thanh tra Bộ được tổchức 3 phòng, Văn phòng Bộ được tổ chức 9 phòng và đại diện của Văn phòng
Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng
(Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ).
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ:
Ngày 29/4/2016 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số:1061/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của