ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG LINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHƯƠNG LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHƯƠNG LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHÍ THỊ HIẾU
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các
số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực
tế nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2017
Tác gia ̉
Nguyễn Phương Linh
Trang 4Tuy đã cố gắ ng rất nhiều để có thể hoàn thành được đề tài, song không thể tránh khỏ i những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2017
Tác gia ̉
Nguyễn Phương Linh
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THPT 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo du ̣c 12
1.2.2 Bạo lực, bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường 14
1.2.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường 15
1.2.4 Quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Trung học phổ thông 16
1.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 17
1.3.1 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 17
1.3.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 17
Trang 6iv
1.3.3 Mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung
học phổ thông 20
1.3.4 Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông 20
1.3.5 Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 21
1.3.6 Các hình thức tổ chức giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông 22
1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 23
1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 23
1.4.2 Tổ chứ c thực hiện kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường cho học sinh THPT 25
1.4.3 Chỉ đa ̣o triển khai kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường ở các trường THPT 26
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường ở các trường THPT 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýhoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 27
1.5.1 Các yếu tố khách quan 27
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 29
Kết luận chương 1 32
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 33
2.1 Khái quát về khách thể nghiên cứu 33
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 35
2.2.1 Mục đích khảo sát 35
2.2.2 Khách thể khảo sát 35
2.2.3 Nội dung khảo sát 35
Trang 7v
2.2.4 Phương pháp khảo sát 35
2.3 Thực trạng giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 36
2.3.1 Thực tra ̣ng về nội dung giáo du ̣c phòng chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường 36
2.3.2 Thực tra ̣ng về phương pháp giáo du ̣c phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường 38
2.3.3 Thực tra ̣ng về hình thức tổ chức giáo dục phòng chống ba ̣o lực học đường 41
2.3.4 Kết quả công tác giáo du ̣c phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường 43
2.4 Thực trạngquản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở TP Yên Bái 45
2.4.1 Thực trạng quản lý kế hoạch giáo dục phòng, chống bạo lực ho ̣c đường cho học sinh ở các trường THPT thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 45
2.4.2 Thực tra ̣ng về tổ chức thực hiện kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường ở các trường Trung ho ̣c phổ thông 46
2.4.3 Thực tra ̣ng chỉ đa ̣o triển khai kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng chống ba ̣o lực học đường 47
2.4.4 Thực tra ̣ng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo du ̣c phòng, chống bạo lực học đường ở các trường THPT 49
2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo du ̣c phòng chố ng ba ̣o lực học đường cho HS THPT 52
2.4.6 Đánh giá chung về hoạt động quản lý giáo dục phòng chống BLHĐ 53
Kết luận chương 2 57
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THPT Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 59
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 59
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 59
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 60
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện 60
Trang 8vi
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống BLHĐ cho
HS THPT ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 61
3.2.1 Xây dựng kế hoa ̣ch giáo dục phòng chống BLHĐ cho ho ̣c sinh trường THPT phù hợp với chương trình giáo du ̣c chung 61
3.2.2 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho giáo viên 64
3.2.3 Chỉ đa ̣o triển khai kế hoa ̣chGD phòng chống BLHĐ cho ho ̣c sinh THPT theo hướng tích hơ ̣p và lồng ghép các hoạt động da ̣y ho ̣c ngoa ̣i khóa và chính khóa 65
3.2.4 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo du ̣c trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo du ̣c phòng chống BLHĐ cho ho ̣c sinh THPT 68
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp 70
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
Kết luận chương 3 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Kiến nghi ̣ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHU ̣ LỤC
Trang 9iv
DANH MU ̣C CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu BLHĐ : Ba ̣o lực học đường CBQL : Cán bộ quản lý GDCD : Giáo dục công dân
Trang 10v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá củ a Cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học
phổ thông thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái về việc thực hiện nội dung giáo dục phòng, chống ba ̣o lực ho ̣c đường 37 Bảng 2.2 Đánh giá củ a ho ̣c sinh các trường THPT thành phố Yên Bái về
việc thực hiện nội dung giáo du ̣c phòng, chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường 37 Bảng 2.3 Đánh giá củ a GV về mức độ sử du ̣ng các phương pháp giáo
dục phòng chống ba ̣o lực ho ̣c đường cho ho ̣c sinh 39 Bảng 2.4 Đánh giá của HS về mức độ sử du ̣ng các phương pháp giáo du ̣c
phòng chố ng bạo lực ho ̣c đường của GV 40 Bảng 2.5 Tự đánh giá của GV về việc sử dụng các hình thức giáo du ̣c
phòng chố ng bạo lực ho ̣c đường cho ho ̣c sinh 41 Bảng 2.6 Đánh giá củ a HS về các hình thức giáo du ̣c phòng chống ba ̣o
lực ho ̣c đường của giáo viên 42 Bảng 2.7 Thực tra ̣ng lập kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng chố ng ba ̣o lực ho ̣c
đường ở các trường THPT ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 45 Bảng 2.8 Thực tra ̣ng về tổ chức thực hiện kế hoa ̣ch phòng, chống BLHĐ
ở các trường THPT 46 Bảng 2.9 Thực tra ̣ng chỉ đa ̣o triển khai kế hoa ̣ch giáo du ̣c phòng, chống
BLHĐ 48 Bảng 2.10 Chất lượng giáo dục đa ̣o đức 50 Bảng 2.11 Sự khác biệt về đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng
chống BLHĐ ở các trường THPT thành phố Yên Bái 51 Bảng 2.12 Tỷ lệ ý kiến đánh giá của CBQLGD về mức độ tác động của
các yếu tố đến QLGD phòng chống BLHĐ cho HS THPT 52 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết của một số biện pháp quản
lý giáo dục phòng, chố ng BLHĐ ở các trường THPT thành phố Yên Bái 71 Bảng 3.2 Kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý
giáo dục phòng, chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường 72
Trang 11Bạo lực học đường ngày càng gia tăng với số lượng chóng mặt đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước Do đó, cần tiến hành và tăng cường công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Để hoạt động này có hiệu quả, công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường có vai trò hết sức quan trọng
Ở tỉnh Yên Bái, để ngăn ngừa có hiệu quả BLHĐ xảy ra ở đơn vị mình, nhiều trường THPT trong tỉnh đã có các hình thức, giải pháp khác nhau để phòng chống và hạn chế BLHĐ xảy ra Có nhiều hoạt động tuy không mới về nội dung nhưng đã được cải tiến không ngừng về mặt hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng bạo lực trong trường THPT Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống BLHĐ trong các trường THPT ở tỉnh Yên Bái vẫn còn không ít mặt hạn chế, bất cập Chính vì vậy, BLHĐ vẫn xảy ra và có thể diễn biến phức tạp trong các nhà trường bất cứ lúc nào nếu như từng đơn vị, trường học lơ là, mất cảnh giác đối với vấn đề BLHĐ
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo
dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ
Trang 122
thông thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” để nghiên cứu với mong muốn đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục phòng chống và hạn chế nạn bạo lực học đường
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục phòng chố ng bạo lực ho ̣c đường ở các trường THPT thành phố Yên Bái, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo du ̣c phòng chống bạo lực ho ̣c đường trong các trường THPT ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, nhằ m hạn chế tình tra ̣ng ba ̣o lực ho ̣c đường, đồ ng thời giáo dục ho ̣c sinh có những hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục học sinh ở các trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
4 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQLGD, GV và HS tại
5 trường THPT trên địa bàn thành phố Yên Bái: THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Nguyễn Huệ, THPT Dân tộc nội trú
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT thành phố Yên Bái nhiều năm qua đã được quan tâm và có nhiều tiến bộ, tuy nhiên đứng trước những thay đổi của môi trường, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động giáo dục phổ thông thì công tác quản lý trên bộc lộ nhiều bất cập Nếu
có các biện pháp quản lý giáo dục phù hợp thì sẽ hạn chế được nạn bạo lực học
Trang 133
đường, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục phòng chống BLHĐ
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
- Khảo sát, phân tích thực trạngquản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Yên Bái
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, phân loại các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục, bạo lực học đường nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu điều tra theo mẫu nhằm thu thập số liệu về thực trạng công tácquản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái, từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng
+ Phương pháp phỏng vấn:
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.Chủ đề phỏng vấn là công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ tại trường mình công tác
+ Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động dạy học và giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Trang 144
+ Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về lĩnh vực QLGD (Lãnh đạo phòng Giáo dục, Trưởng, phó các bộ phận chuyên môn), lãnh đạo các trường THPT trong tỉnh Yên Bái về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái
- Các phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, tính phần trăm, tính trung bình cộng để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, luận văn cấu trúc gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo
lực học đường cho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh THPT ở Thành phố Yên Bái
Trang 15Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) là một cơ quan thuộc bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Nhiệm vụ của CDC là thực hiện công tác y
tế cộng đồng và an toàn thông qua việc cung cấp thông tin giúp nâng cao sức khoẻ cùng với các bộ trong liên bang và các tổ chức khác Tuy nhiên, nhiều năm qua, CDC cũng là một trong những cơ quan có nhiều nghiên cứu và hành động trong vấn
đề bạo lực học đường tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới
Năm 2007, CDC đã đưa ra hệ thống chiến lược ngăn ngừa và can thiệp với vấn đề bạo lực học đường Theo đó, các chuyên gia của cơ quan này xây dựng bốn mức độ can thiệp tương ứng với bốn chương trình can thiệp để ngăn chặn tình trạng này Đó là can thiệp xã hội, cộng đồng trường học, gia đình và can thiệp cá nhân
Các chiến lược phòng chống từ xã hội nhắm tới việc thay đổi điều kiện văn hoá và xã hội nhằm giảm thiểu sự phát sinh bạo lực Sự can thiệp ở mức độ này khá rộng từ hạn chế kích thích bạo lực trên các phương tiện truyền thông, phục hồi các quy tắc xã hội và đạo đức tới việc tái dựng các hệ thống giáo dục tích cực Tuy rộng về hình thức nhưng để sự can thiệp này khả thi đòi hỏi mỗi
Trang 166
quốc gia phải có những hành động mạnh và sâu sắc Chính vì thế đây được coi
là mức độ can thiệp có tính hiệu quả và tính khả thi là thấp nhất
Cộng đồng trường học là mức độ can thiệp được xây dựng nhằm giảm thiểu những nguy cơ bạo lực tại trường học Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy,
sự giảm bớt của bạo lực và những thái độ tiêu cực ở thanh thiếu niên đặc biệt hiệu quả với những can thiệp tại trường học CDC đề xuất trường học khuyến khích các kỹ năng quản lý lớp học, hình thức học nhóm và hình thức giám sát chủ động giữa học sinh Mức độ can thiệp thứ tư chính là gia đình Thái độ bạo lực của thanh thiếu niên có thể xuất phát từ chính hoàn cảnh gia đình Trong trường hợp đó, sẽ không dễ để can thiệp một cách mềm mỏng Tuy nhiên, thực
tế cho thấy khi môi trường sống tại gia đình lành mạnh, tích cực và mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, ông bà và cháu, anh chị em… tích cực sẽ đảm bảo cho mối quan hệ cá nhân với xã hội không đẩy tới bạo lực
Tại rất nhiều nước hiện nay, sự can thiệp hiệu quả nhất chính là can thiệp trực tiếp với các học sinh có thái độ gây hấn và hành vi bạo lực Trường học phối hợp với gia đình và chuyên gia tâm lý có thể xây dựng các chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu thái độ xung đột của các em đồng thời giúp các em biết cách hoà đồng và biết lựa chọn những hành vi tích cực thay vì bạo lực
CDC và nhiều tổ chức xã hội khác như PLAN, SIDA đều thống nhất với hướng quan điểm can thiệp đúng mức độ Nếu ngay lập tức áp dụng những hình thức giáo dục quá mạnh chắc chắn sẽ gây tác dụng ngược với các đối tượng bạo lực học đường Chính vì thế cần xác định rõ nguyên nhân, điều kiện tâm lý cũng như hoàn cảnh sống của đối tượng để lựa chọn hình thức can thiệp phù hợp
Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi 12-17, các giáo viên, hiệu
Trang 17số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác ) tại trường học của Indonesia là 75% Việt Nam với 71%
Năm 1994 Mushinski M với nghiên cứu có tên: “Bạo lực trong các trường công lập của Mỹ” trong loạt bài điều tra hàng năm của giáo viên trường công lập MetLife Mỹ đã chỉ ra thực trạng hành vi bạo lực, nhận thức của giáo viên, sinh viên và các quan chức thực thi pháp luật về tình trạng bạo lực học đường trong các trường học Những người tham gia khảo sát công nhận bạo lực là một vấn đề trong các trường học của họ, tuy nhiên sự cảm nhận về tầm quan trọng của vấn
đề này lại có sự khác nhau giữa các nhóm
Một công trình nghiên cứu của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài: “Bắt nạt, tâm
lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định
tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập, hành động kỷ luật và cảm giác của bản thân: buồn, an toàn, phụ thuộc Kết quả của nghiên cứu cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng tham gia bắt nạt, hoặc đã từng là kẻ bắt nạt, nạn nhân hoặc cả hai Nạn nhân và kẻ bắt nạt nạn nhân có thành tích học tập thấp hơn so với những người ngoài cuộc Tất
cả 3 nhóm nêu trên đều có cảm giác không an toàn khi ở trường học so với những đứa trẻ ngoài cuộc Nạn nhân và kẻ bắt nạt nạn nhân cho biết, họ cảm thấy rằng
họ không thuộc về trường học Họ thường cảm thấy buồn bã nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường Những kẻ bắt nạt và nạn nhân của hành vi bắt nạt chủ yếu là nam giới Tác giả đưa ra kết luận: tỷ lệ bắt nạt thường xuyên của các
Trang 188
học sinh tiểu học là đáng nể Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt đã chỉ
ra rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng trong trường tiểu học Các nghiên cứu được trình bày trong tài liệu nà cho thấy sự cần thiết phải có các chương trình giảng dạy chống bạo lực học đường
1.1.2 Ở Việt Nam
Theo Báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), từ năm 2013 - 2015, đã xử lý hơn 25.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 42.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa
và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn, những hành vi bạo lực trong trường học ngày càng tăng và đa dạng
Tác giả Mạc Văn Trang, một trong những chuyên gia đầu ngành liên quan đến tâm lý học đường trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật, quy định trách nhiệm trong quản lý từ trên xuống dưới không rõ ràng, trách nhiệm không cụ thể, kỷ luật không nghiêm minh, nên hiệu quả công vụ, trách nhiệm nghề thấp Dưới góc độ ứng xử với HS vi phạm, PGS Trang phân tích: Những việc kiểm điểm, phê bình, khiển trách, đuổi học 1 tuần rất ít có tác dụng vì chỉ là tác động bên ngoài Đối với em bị hại càng khó khăn giải tỏa được những “uẩn khúc” nặng nề qua khuyên bảo hay tham vấn hời hợt [dẫn theo 32]
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn “Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục Không ít thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực - một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh” Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hoá một cách thô thiển,
Trang 199
đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó là những phim ảnh thiếu
sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực
Tác giả Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thành phố Hà Nội
chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một
cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu những
Tác giả Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý Trường Đại học Văn Hiến
cho rằng: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu
độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị
"nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ
ở trẻ” và “Nguyên nhân từ nhà trường chính là sự giáo dục chưa đủ, thậm chí không giáo dục về việc phòng chống bạo lực Đặc biệt là gia đình cũng chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cái trong khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc hại đối với lứa tuổi các em Học sinh tiếp xúc với hàng ngàn cảnh bạo lực… để rồi trở thành một hình ảnh quen thuộc và bắt chước theo Đó còn là
hệ quả của sự vô cảm của người lớn, của việc giáo dục quá nặng về lý thuyết, kiến thức mà không giáo dục về kỹ năng, đạo đức, nhân cách làm người” [dẫn
theo 19]
Tác giả Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Những giá trị đạo đức trong xã hội đang thay đổi nhanh, trong khi việc ứng phó của ngành giáo dục không theo kịp Trong thời gian tới, phải tập trung bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn đạo đức bởi trong thời gian qua, nhà trường chỉ chú trọng tới các môn chính như toán, văn…
Trang 2010
Nhằm góp phần cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cũng như các đối tượng quan tâm khác trong xã hội các kỹ năng cơ bản để phòng chống có hiệu quả bạo lực học đường và tệ nạn xã hội, đã
có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
Bộ GD&ĐT đã tổ chức lễ trao giải sinh viên nghiên cứu khoa học năm
2016 Có 8 đề tài nghiên cứu giành giải nhất Trong đó, đề tài: “Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống Bạo lực học đường” đã thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường là một đề tài thiên về giải pháp cụ thể, được nhìn nhận dưới góc độ của học sinh, là một thông điệp của chính các em gửi đến các nhà quản lý giáo dục
Tác giả Phạm Minh Hạc nhận định học sinh sử dụng bạo lực là do không được giáo dục đầy đủ, không đủ sức phân biệt được hành vi của mình dẫn đến suy nghĩ và hành động lệch lạc Trong nghiên cứu của mình, ông đưa ra 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, đó là: một số học sinh thiếu vắng sự yêu thương của gia đình; áp lực học tập do người lớn áp đặt; thường xuyên bị bạo lực gia đình; thích chứng tỏ bản thân; hùa theo bạn bè tham gia đánh nhau;
bị kích động bởi hoàn cảnh do thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề
Những năm gần đây, ba ̣o lực ho ̣c đường mới được tập trung nghiên cứu một như là đối tượng của một bộ môn khoa ho ̣c Rất nhiều tác phẩm, đề tài đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trong nước
- Quang Cường (2014), Hà Nội: Ho ̣c sinh được học cách phòng ngừa, ứng phó vơ ́ i bạo lực học đường, Diễn đàn Dân trí Việt Nam
- Trần Quyết, Quang Sơn (2014), Như ̃ng lỗ hổng “chết người” trong giáo
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2009): “Nhu cầu, định hướng và đào
tạo tâm lý học đường tại Việt Nam” (Needs, Direction and Training of School
spychology in VietNam), Viện Tâm lý học
Trang 2111
- Hà Loan (2014), “Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội”, trang điện
tử Chúng ta, http://www.chungta tren-be-mat-xa-hoi.html, ngày 15/9/2014
com/nd/tu-lieu-tra-cuu/vo-cam-la-lopcan-noi Chi Nam (2015), “Giáo viên bạo hành trẻ mầm non: Do quản lý yếu
kém…”, Báo điện tử Phụ nữ online, http://phunuonline.com.vn/giao-duc/
chuyen-giao-duc/giao-vien-bao-hanhtre-mam-non-do-quan-ly-yeu-kem-61447/, ngày 8/10/2015
- Hồng Nam (2015), “Mổ xẻ nguyên nhân khiến bạo lực học đường tràn
lan”, Báo điện tử Sống khỏe.vn,
http://songkhoe.vn/mo-xe-nguyennhan-khien-bao-luc-hoc-duong-tranlan-s2960-1185-134789.html, ngày 18/03/2015
- Dương Thị Trúc Ba ̣ch (2002), Đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt động
giáo du ̣c đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của người hiệu trưởng”
Song song với các nghiên cứu về BLHĐ, cũng có rất nhiều các nghiên cứu
về công tác giáo dục và quản lý giáo dục đối với hoạt động này Tuy nhiên các nghiên cứu đa số vẫn chỉ dừng lại ở mức đặt hoạt động giáo dục BLHĐ trong mối quan hệ với các hoạt động khác, chứ không nghiên cứu chuyên sâu Một số nghiên cứu như:
Đề tài “Biện pháp giáo dục đạo đức cho HS THPT nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Hệ đã làm sáng tỏ bản chất, nội dung và vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Trên cơ sở khái quát tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay, đề tài nêu lên những giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan trong cuốn “Bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ tâm lí học”
đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về bạo lực học đường, một số vấn
đề lí luận cơ bản về bạo lực học đường, thực trạng một số khía cạnh tâm lí của
Trang 22lý luận và thực tiễn về tình trạng bạo lực học đường
Thông qua các bài viết, các công trình nghiên cứ u về bạo lực học đường cũng như công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hậu quả của ba ̣o lực ho ̣c đường đối với gia đình, nhà trường và chính các em ho ̣c sinh Tuy nhiên những công trình này vẫn chưa thực
sự được quan tâm và đầu tư nghiên cứu, số lượng còn quá ít so với các đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác, vì vậy để góp thêm một tiếng nói vào vấn
nạn đang nhức nhối xã hội này, chúng tôi lựa cho ̣n đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ba ̣o lực ho ̣c đường cho ho ̣c sinh ở các trường THPT thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái " cho công trình nghiên cứ u của mình.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Qua ̉ n lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1 Quản lý
Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có tổ chứ c, với bản chất khác nhau: sinh ho ̣c, xã hội, kỹ thuật nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một động tác hợp quy luật khách
quan
Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Quản lý là "Phương thức tác động có
Trang 2313
chủ đi ̣nh của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồ m các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đố i vớ i mo ̣i đối tươ ̣ng ở các cấp trong hệ thố ng nhằm duy trì tính trội
hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đa ̣t tới mu ̣c tiêu"
Khái niệm quản lý được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan niệm theo cách tiếp cận khác nhau
Tác giả Đặng Vũ Hoa ̣t và Hà Thế Ngữ cũng cho rằng: “Quản lý là một
tác động đến hệ thố ng nhằm đa ̣t được những mục tiêu nhất đi ̣nh Những mục tiêu này đặc trưng cho tra ̣ng thái mới của hệ thố ng mà người qua ̉n lý mong muốn”
[11]
Tác giả Mai Hữu Khuê la ̣i cho rằng “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp các lao động trí óc, liên kế t bộ máy qua ̉n lý, hình thành một chi ̉nh thể thống nhất điều hòa phối hợp các khâu và các cấp qua ̉n lý, làm sao cho hoạt động nhi ̣p nhàng, đưa đến hiệu qua ̉”
[dẫn theo 24]
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra kết luận, quản lý bao giờ cũng là
một tác động hướng tơ ́ i đích, có mục tiêu xác đi ̣nh Quản lý thể hiện mố i quan
hệ giư ̃a hai bộ phận là chu ̉ thể quản lý và đối tượng quản lý Đây là quan hệ ra
thích nghi giư ̃a chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và ngược lại
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo du ̣c theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy ma ̣nh công tác đào ta ̣o thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, vớ i sứ mệnh phát triển giáo du ̣c thường xuyên, công
Trang 2414
tác giáo dục không chỉ giới ha ̣n ở thế hệ trẻ mà giáo du ̣c cho mo ̣i người
Quản lý nhà trường, quản lý giáo du ̣c là tổ chức hoạt động da ̣y ho ̣c, hoạt động giáo du ̣c, vận hành nhà trường, cơ sở giáo dục phù hơ ̣p với chức năng, sứ
mệnh, tính chất của nhà trường, cơ sở giáo du ̣c
Quản lý giáo du ̣c được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô và góc
độ vi mô Ở góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo du ̣c là hệ thống các cơ quan quản
lý giáo dục trong hệ thống giáo du ̣c quố c dân, đố i tươ ̣ng của quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mu ̣c tiêu của quản lý là nâng cao dân trí, đào ta ̣o nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì vậy khái niệm quản lý giáo
dục có thể hiểu như sau:
luật và chu ̉ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thố ng giáo du ̣c, nhằm đảm bảo cho hệ thố ng giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục
Ở góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo du ̣c là chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc sở giáo du ̣c), đối tượng của quản lý là các quá trình da ̣y
học, quá trình giáo du ̣c và các thành tố tham gia vào quá trình đó (giáo viên, ho ̣c sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính ), vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu như sau:
đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện các mu ̣c tiêu, tính chất của
cầu cu ̉a xã hội.
1.2.2 Bạo lực, bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường
Trang 2515
- Bạo lực:
Là việc đe do ̣a hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản
gây ra tổn thương, tư ̉ vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sư ̣ mất mát cho những người bi ̣ hại [dẫn theo 17]
- Bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, dùng sức mạnh thể chất để khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò và ngược lại thậm trí giữa thầy với thầy),
để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm, sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục ở nhà trường cũng như đối với những người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục [dẫn theo 17]
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở giáo dục Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn…
- Phòng chống bạo lực học đường: là việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao
nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân [dẫn theo 17]
1.2.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường
Trang 2616
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là quá trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về hậu quả của BLHĐ, nhằm hạn chế và loại bỏ tệ nạn này ra khỏi đời sống, đây là nhiệm vụ của các cấp các ngành, các địa phương, của toàn xã hội, trong đó nhà trường có vị trí quan trọng hàng đầu, là lực lượng chủ chốt trong việc tuyên truyền, giáo dục HS, hướng dẫn gia đình và tổ chức phối hợp các lực lượng trong xã hội tham gia
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là kịp thời phát hiện những biểu hiện bạo lực trong và ngoài nhà trường, kịp thời dập tắt không cho tệ nạn phát triển lan rộng Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi bạo lực trong học sinh, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong nhà trường và ngoài xã hội
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là việc thực hiện các biện pháp của chủ thể giáo dục nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi bạo lực đối với học sinh, giúp cho học sinh tránh được bạo lực trong và ngoài nhà trường, đảm bảo quyền được sống và học tập trong xã hội và trong nhà trường Đây là một công
việc khó khăn và lâu dài, để học sinh được bảo vệ thì việc phòng chống bạo lực học đường cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Các em học sinh cần được bảo vệ về mọi mặt trong hành lang pháp lý Chính vì vậy, vấn đề phòng ngừa, phòng chống bạo lực học đường cần phải được luật hóa [dẫn theo 4]
1.2.4 Quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Trung học phổ thông
Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên về quản lý, quản lý giáo dục,
giáo dục phòng chống bạo lực học đường, chúng tôi cho rằng: Quản lý giáo
dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm tổ chức tốt hoạt động giáo dục với các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực
Trang 2717
đối với học sinh, giúp cho học sinh tránh được bạo lực trong và ngoài nhà trường…
1.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
1.3.1 Giáo dục trong trường THPT
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
1.3.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Bạo lực học đường đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội, một trong những
yếu tố khiến bạo lực học đường ngày một gia tăng xuất phát từ chính đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của học sinh THPT Khi nghiên cứu về bạo lực học đường cũng như các vấn đề có liên quan đến bạo lực học đường, chúng ta phải nghiên
Trang 2818
cứu cả khía cạnh tâm lý lứa tuổi THPT thì mới có được cái nhìn toàn diện
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu
từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niên được tính
từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)
dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các
em
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em
Trang 2919
có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…
Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính
* Đặc điểm của sự phát triển ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng Nhìn chung thanh niên mới lớn
có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn
* Đặc điểm của sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các
em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng
lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực
tế sinh hoạt hàng ngày Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng
có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó
Trang 3020
1.3.3 Mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông
Mục tiêu quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong học sinh
trung học phổ thông nhằm bảo đảm cho hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông đạt kết quả ngày càng cao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu quản lý và nhiệm vụ giáo dục - đào tạo
Giáo dục phòng, chống bạo lực ho ̣c đường ở các trường THPT nhằm mu ̣c đích ngăn chặn GV và HS có những thái độ, hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trường giáo dục lành ma ̣nh, nhằm thực hiện phong trào "Xây
dựng trường ho ̣c thân thiện, học sinh tích cực" đa ̣t hiệu quả, góp phần hoàn thành
mục tiêu giáo du ̣c của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoa ̣n công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
Giáo dục phòng chống giáo bạo lực ho ̣c đường ở các trường THPT nhằm góp phần cho học sinh thấy được tác hại của việc gây lộn đánh nhau, có thái độ bất bình vớ i hành động trên, đồng thời có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong trường ho ̣c, xây dựng môi trường giáo du ̣c lành mạnh, xây dựng mối quan hệ thầy - trò, trò với trò ngày càng gắn bó, thân thiết Đồ ng thời phòng chố ng bạo lực ho ̣c đường góp phần tạo niềm tin trong xã hội, bở i trật tự, an toàn trong xã hội được bảo đảm, giảm đi nỗi
bứ c xúc của dư luận, nhân dân tin tưởng ở môi trường giáo du ̣c thân thiện, con người thực sự được rèn luyện trở thành người có tài, có đức, có nhân cách
1.3.4 Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông
Nội dung giáo dục phòng chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường phải mang những kiến thức nhằ m giúp học sinh tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên
Trang 3121
nhân củ a ba ̣o lực ho ̣c đường, nhất là trong giai đoa ̣n tiền ba ̣o lực, chuẩn bi ̣ cho
học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống la ̣i ba ̣o lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn Nhận thức đúng là cơ sở để hành động Một số nội dung chính như sau:
- Nhận diện các hành vi bạo lực học đường dưới mọi hình thức
- Ý thức chấp hành pháp luật, nội quy
- Ý thức đấu tranh với các hành vi có biểu hiện bạo lực
- Phối hợp cùng với bạn bè, thầy cô để giải quyết các mâu thuẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường
- Xây dựng trường học thân thiện, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
Đặc biệt, sự gia tăng bạo lực đang làm suy thoái nhân cách của một bộ phận những người trẻ tuổi, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Trong cuộc đấu tranh này, không ai đứng ngoài cuộc Việc tuyên truyền về nguy cơ và hậu quả của ba ̣o lực ho ̣c đường, nhà trường và các phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng
1.3.5 Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông rất phong phú, đa dạng Việc xác định phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất, khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh, tăng cường hiệu quả quản lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông là hoạt động trí tuệ, hết sức căng thẳng, do đó cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng quản lý là con người mới mang lại tác dụng, hiệu quả cao Một số phương pháp cụ thể:
Trang 32- Nêu những gương tốt về hành vi phòng, chố ng ba ̣o lực ho ̣c đường
- Khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng, chống BLHĐ
- Kỷ luật nghiêm khắ c đối vớ i những HS có các hành vi BLHĐ.
Trong quá trình giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh, nếu biết phối hợp các phương pháp giáo dục một cách hợp lý thì sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất
1.3.6 Các hình thức tổ chức giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trung học phổ thông
- Thông qua hoạt động dạy học làm cho học sinhcó khái niệm về những môn khoa học cơ bản cũng như các giá trị đạo đức, hình thành nhân cách, hành
vi Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của học sinh trong phòng, chống bạo lực học đường
- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Cần phải tổ chức các hoạt động theo từ ng chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hơ ̣p với đặc điểm tâm lý của ho ̣c sinh để lôi cuốn các em tham gia, thông qua đó giáo du ̣c phòng, chố ng BLHĐ cho học sinh Các hoạt động này được tổ chức bởi các lực lượng giáo du ̣c trong và ngoài nhà trường, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ Mỗi tổ chức đều có vai trò quan tro ̣ng trong việc giáo du ̣c phòng chố ng BLHĐ cho học sinh
- Thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo du ̣c Đặc biệt đối
vớ i ho ̣c sinh THPT, ở các em đã có những hiểu biết nhất đi ̣nh về những kiến thức
Trang 3323
tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người thì nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo du ̣c bản thân là chính
- Thông qua hình ảnh mẫu mực củ a người thầy Mỗi thầy cô giáo phải thực
sự là một tấm gương sáng về đa ̣o đức cho ho ̣c sinh noi theo, vì các em tiếp xúc với thầy cô hàng ngày trên lớp, nên bị ảnh hưởng rất lớn bởi tác phong, hành vi
và thái độ cư xử của thầy cô với các tình huống trong cuộc sống Thầy cô cần phải tự ý thức về vấn đề này để điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp
- Thông qua các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo sẽ giúp học sinh có tính hướng thiện, sự bao dung và yêu thương con người, hạn chế các suy nghĩ và hành
vi tiêu cực gây tổn hại cho người khác
Các hình thức tổ chứ c giáo du ̣c phòng chống BLHĐ nói trên muố n đa ̣t kết quả phải được thực hiện với sự phối hợp hài hoà Các lực lượng giáo du ̣c phải thực sự quan tâm và thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vu ̣ của mình… Có như vậy những mục tiêu của giáo dục phòng, chống BLHĐ mới đa ̣t kết quả cao
1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
Trong hoàn cảnh hiện nay, để nhà trường được ổn định, hoạt động giáo dục có nề nếp thì việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục rất quan trọng, cần thiết Trong đó kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường trong học sinh cũng rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến uy tín và kết quả giáo dục của nhà trường nói chung
Để thực hiện tốt và hạn chế tối đa bạo lực học đường, các nhà trường cần tập trung xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đường như sau:
Trang 3424
Xây dựng nội quy học sinh trong các nhà trường trung học phổ thông: Nội
quy này được xây dựng và thực hiện theo hướng dẫn điều 38, 39, 40, 41, 42 của
“Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học (theo thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/03/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo)” Trong các điều nêu ở trên, cần tập trung và chú trọng điều
41 về “các hành vi học sinh không được làm” như sau:
a Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác
b Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh
c Làm việc khác, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục
d Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng
e Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy, đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động, bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội
Các kế hoạch quản lý GD phòng chống BLHĐ phải thể hiện rõ về mặt mục tiêu, các tiêu chí đánh giá kết quả so với mu ̣c tiêu, các kế hoa ̣ch phải chỉ ra được biện pháp thực hiện, có bước đi cu ̣ thể, dự kiến được nguồn lực (Nhân lực, tài lực, vật lực) thời gian thực hiện Khi lập kế hoa ̣ch phải chú ý:
- Đảm bảo tính thố ng nhất giữa mu ̣c tiêu GD phòng chống, BLHĐ với
mục tiêu GD trong nhà trường
- Cần phố i hợp hữu cơ, chặt chẽ với kế hoa ̣ch da ̣y ho ̣c trên lớp
- Lựa cho ̣n nội dung hình thức hoạt động đa da ̣ng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả GD cao
Trang 3525
Trên cơ sở đó, trong quản lý kế hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ, Hiệu trưởng cần quản lý các kế hoạch sau:
+ Kế hoạch tổng thể về GD phòng chố ng BLHĐ cho HS.
+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm.
+ Kế hoạch GD phòng chống BLHĐ thông qua da ̣y học các môn ho ̣c. + Các kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động XH, hoạt động tập thể.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, CSVC, phương tiện để phục vu ̣ các công tác GD phòng chố ng BLHĐ.
Các kế hoạch đảm bảo tính vừa phải, vừa có tính bao quát vừa cu ̣ thể đối
vớ i sự hoạt động của nhà trường và đảm bảo tính khả thi
1.4.2 Tổ chư ́ c thực hiện kế hoa ̣ch giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
Thành lập ban chỉ đa ̣o thực hiện công tác giáo dục phòng chống BLHĐ và phân công nhiệm vụ cu ̣ thể cho từng thành phần tham dự:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng
- Phó ban: Bí thư Đoàn TN, Phó Hiệu trưởng
- Ủy viên: Giáo viên chủ nhiệm, đại diện PHHS
Ban thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoa ̣ch quản lý các hoạt động;
- Tổ chứ c các hoạt động theo các kế hoạch đã đi ̣nh, phối hợp các lực lượng;
Trang 3626
- Phát triển đội ngũ GVCN thành lực lượng GD nòng cốt;
- Thu hút các lượng ngoài xã hội cùng tham gia vào công tác GD phòng chố ng BLHĐ;
- Phối hợp kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường
1.4.3 Chi ̉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT
Công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong các trường là nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng, cần chỉ đạo các công việc cụ thể như sau:
- Chỉ đa ̣o toàn trường thực hiện đầy đủ các nội dung GD phòng chống BLHĐ
- Công tác giáo dục phòng chống BLHĐ phải thông qua việc giảng dạy các môn học theo thời khóa biểu trên lớp và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Đảm bảo sự phố i hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Các phương pháp GD phòng chố ng BLHĐ phải được sử dụng đúng cách
và hợp lý nhất, linh hoạt kết hợp các phương pháp để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất
- Đảm bảo cơ sở vật chất, các phương tiện giáo dục được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều kiện phù hợp
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo du ̣c phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT
Công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục là một việc làm có tính chất quyết định tới hiệu quả giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục phòng chố ng BLHĐ thì công tác này càng thể hiện rõ tầm quan trọng Thông qua việc
Trang 3727
kiểm tra đánh giá, nhà quản lý có thể đảm bảo sự thống nhất hoạt động của đơn
vị mình theo đúng kế hoạch của trường và chỉ đạo của cấp trên, kịp thời sửa chữa những sai lầm, yếu kém Nội dung của công tác này bao gồm:
- Kiểm tra việc tổ chứ c, triển khai các hoạt động của Ban GD đã lập ra,đảm bảo các hoạt động này luôn theo sát các nhiệm vụ giáo dục phòng, chống bạo lực học đường
- Kiểm tra công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh Đây là bước tổng kết khái quát ý thức cá nhân của từng em trong một năm học, là căn cứ để đưa ra những giải pháp uốn nắn kịp thời
- Kiểm tra sự đánh giá củ a các lực lượng ngoài nhà trường (Phụ huynh, các cấp chính quyền, các cấp quản lý…) về công tác giáo dục của nhà trường, từ
đó rút ra được kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp
- Kiểm tra hoạt động quản lý của nhà quản lý giáo dục về công tác GD phòng, chố ng BLHĐ cho học sinh THPT
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THPT phải đảm bảo tính chất khách quan, đầy đủ, kịp thời, chính xác, có sự khen thưởng và phê bình kịp thời, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
1.5.1 Các yếu tố khách quan
Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu Trên các phương tiện thông tin đa ̣i chúng và truyền thông các hình ảnh ba ̣o lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh di ̣, xã hội
Trang 3828
đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa Các game hành động thiên về bạo lực quá nhiều với các pha chém giết thu hút số lượng đông các
em học sinh say mê, những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh ba ̣o lực tới đầu óc
củ a các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng HS có xu hướng bắ t chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tươ ̣ng đó là hoàn toàn dể hiểu
Công tác quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh
vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn Thầy cô chỉ có thể theo sát và giảng giải cho các em hiểu vấn đề trong thời gian tiếp xúc ở trên lớp, ngoài thời gian đó ra các
em bị chi phối quá nhiều bởi các hoạt động vui chơi ngoài xã hội Nhận thức của học sinh về nhiều vấn đề, trong đó có bạo lực học đường dễ bị tác động và thay đổi bởi thông tin truyền thông Để các em có được nhận thức đúng đắn và nhận thức đó ăn sâu vào suy nghĩ là một việc làm cần rất nhiều thời gian, tâm huyết
và sự phối hợp của nhiều yếu tố
Gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành của một cá nhân
Bở i vậy, ba ̣o lực ho ̣c đường và những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết
vớ i nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành vi ba ̣o lực
học đường
Thông thường, môi trường gia đình tố t tỷ lệ thuận với những nhân cách
mà xã hội yêu cầu, và ngược lại, môi trường gia đình không tốt hình thành nên những nhân cách đi ngươ ̣c lại với yêu cầu của xã hội Ví du ̣, trong gia đình, bố
mẹ hay mâu thuẫn, xảy ra cái lộn, thậm chí xảy ra bạo lực gia đình Sống trong
một gia đình như vậy dễ hình thành ở các em những tính nết lì lợm, ương bướng,
bạo hành
Trong thời gian học tập trên lớp, các em tiếp nhận sự giáo dục từ phía giáo
Trang 3929
viên, nhưng thời gian về với gia đình, cách thức giáo dục từ phía gia đình lại ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của các em Nếu hai luồng giáo dục này cùng theo một hướng tích cực thì kết quả giáo dục sẽ rất tốt đẹp và ngược lại thì sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được Bên cạnh đó, một gia đình mà cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, thì việc thiếu quan tâm đến những ý kiến đóng góp của thầy cô về con em mình cũng là điều dễ hiểu Điều này lại là một khó khăn nữa đối với hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh Công tác quản lý giáo dục về vấn đề này cũng gặp rất nhiều cản trở do sự không phối hợp, không hợp tác đồng nhất từ phía gia đình học sinh Từ
đó dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao, không hình thành được nhận thức đúng đắn cho học sinh về các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt, là vấn đề bạo lực học đường
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
* Đặc điểm tâm sinh lý của Học sinh
Lứa tuổi THPT có sự phát triển nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần, phát triển mạnh những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về bản thân mình và thế giới xung quanh Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi củ a HS Điều này khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bi ̣ ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, ví dụ như có những ho ̣c sinh thành tích học tập không tốt, gia đình bố me ̣ cãi nhau, không bằng lòng với cuộc sống hằng ngày Khi đó các
em sẽ tìm cách giải quyết các mẫu thuẫn trong mình bằng những hành vi chống đối, ba ̣o lực
Chính vì đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tuổi này mang nhiều yếu tố dễ
Trang 4030
kích động như thế, nên việc quản lý hoạt động giáo dục về bạo lực học đường trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với các lứa tuổi khác Các em không những không tiếp nhận đầy đủ, đúng đắn kiến thức về bạo lực học đường, mà các em còn không tiếp nhận một cách tự nguyện sự quản lý của của nhà trường trong việc giáo dục về vấn đề này Ví dụ để có thể xác nhận kết quả của hoạt động giáo dục về bạo lực học đường, hiệu trưởng muốn trao đổi trực tiếp với một số học sinh, nhưng không phải học sinh nào cũng hợp tác một cách tích cực, vẫn có nhiều em không coi đây là một vấn đề nghiêm túc để phối hợp, thậm chí là chống đối, bất hợp tác Vậy thì việc xác nhận của hiệu trưởng cũng không mang lại kết quả chính xác như mong đợi Hiệu quả quản lý vì thế cũng bị ảnh hưởng không tốt
* Năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý
Thực trạng củ a các nhà trường hiện nay “nặng về dạy chữ, nhe ̣ về da ̣y người”, những tình tra ̣ng vi pha ̣m đa ̣o đức của HS, nhất là các hành vi BLHĐ
cũng chưa được các cán bộ quản lý quan tâm đúng mức Thậm chí, có nhiều cán
bộ quản lý, vì thành tích của nhà trường, các hành vi BLHĐ đã có những biểu hiện bao che hoặc giấu diếm đối với lãnh đa ̣o cấp trên hay dư luận xã hội Chính thái độ nhận thứ c đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng BLHĐ Những người này cho rằng, trong trường học thường chỉ xảy ra những vi phạm nhỏ như đấm đá, xô đẩy nhau chứ không có bạo lực nghiêm trọng Và những trường hợp vi phạm thì đều bị xử lý kỷ luật nhưng còn qua loa, nhẹ thì khiển trách dưới cờ nặng hơn thì đuổi học mấy ngày, đuổi học 1 năm thì
ít có ai nghĩ đến Nhà quản lý không nhận thức đúng đắn về chính công việc quản
lý của mình, coi nhẹ hoạt động giáo dục này thì tất yếu là kết quả giáo dục sẽ không thể như kì vọng được
Đa số các GV vẫn còn nặng về thành tích cá nhân, coi trọng việc cung cấp