ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THU HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Thị Hằng
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên” sử dụng những thông
tin được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp, xử lí
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làhoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trìnhnghiên cứu nào khác
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2018
Tác giả
Nông Thị Thu Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơquan trường học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Sư phạm TháiNguyên, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, cácnhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sư phạmThái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong suốt quátrình học tập
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phùng Thị Hằng, người đã
trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện củaPhòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên; cảm ơn các đồng chí,đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việcđiều tra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những tồntại, thiếu sót Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ý xâydựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng chí, đồng nghiệp đểtiếp tục hoàn thiện hơn nữa luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2018
Tác giả
Nông Thị Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc nghiên cứu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Khái niệm quản lý 10
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục 12
1.2.4 Bạo lực học đường 13
1.2.5 Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường 15
1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường 16
1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở 16
Trang 61.3.1 Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung
học cơ sở 17
1.3.2 Hiệu trưởng trường THCS với vai trò quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ 25
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS 31
Kết luận chương 1 35
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 36
2.1 Khái quát về các trường THCS thành phố Thái Nguyên 36
2.2 Khái quát về mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 38
2.2.1 Mục đích khảo sát 38
2.2.2 Nội dung khảo sát 38
2.2.3 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lí số liệu 38
2.3 Thực trạng về hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên 39
2.3.1 Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 39
2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THCS 40
2.3.3 Thực trạng về phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường 41
2.3.4 Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ 43
2.3.5 Kết quả của hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở 44
2.4 Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THCS 46
Trang 72.4.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo
lực học đường ở trường THCS 46
2.4.2 Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở 47
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường 50
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS 53
2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS 54
2.4.6 Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường 56
Kết luận chương 2 58
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 59
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 59
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 59
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 60
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 60
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
61 3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 61
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và giáo viên phụ trách công tác đội trong nhà trường THCS 63
Trang 83.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 65
3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 66
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: nhà trường -gia đình - các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 68
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 73
3.4.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm 73
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 74
Kết luận chương 3 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
1 Kết luận 79
2 Khuyến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 9THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS thành phố Thái
Nguyên 37Bảng 2.2 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng
ngừa BLHĐ 39Bảng 2.3 Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung giáo dục phòng
ngừa BLHĐ ở trường THCS thành phố Thái Nguyên 40
Bảng 2.4 Đánh giá của các khách thể điều tra về phương pháp giáo dục
phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên 42
Bảng 2.5 Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS thànhphố Thái Nguyên 43Bảng 2.6 Đánh giá của khách thể điều tra về biện pháp lập kế hoạch quản lý
hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trườngTHCS thành phố Thái Nguyên 46
Bảng 2.7 Đánh giá của các khách thể diều tra về biện pháp tổ chức thực
hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THCS thành phố Thái Nguyên 48Bảng 2.8 Thực trạng chỉ đạo, triển khai kế hoạch giáo dục phòng ngừa
bạo lực học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên 51Bảng 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên 54Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THCS 74Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THCS 75
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta giai đoạn hiện nay đang đổi mới, phát triển và hội nhập quốc
tế về kinh tế, văn hóa, xã hội mạnh mẽ, với mục tiêu đến năm 2020 trở thànhmột nước công nghiệp Muốn đạt được mục tiêu ấy, trước hết phải đào tạonguồn nhân lực, những chủ nhân tương lai của đất nước Đối tượng của mục tiêunày chính là học sinh ở các bậc học, cấp học
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XXI khẳng định: Thực hiện đồng bộ cácgiải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, nănglực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xãhội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng
Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với nhà trườngtrong giáo dục thế hệ trẻ Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹthuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một
số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trên cáclĩnh vực, giao lưu với các nền văn hóa thế giới Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnhthuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc hiện cũng chịu nhiều ảnh hưởng từnhững biến động của văn hóa xã hội Những ảnh hưởng này ít nhiều tác động tớihọc sinh ở cả mặt tích cực và tiêu cực khác nhau Sự du nhập của những luồngvăn hóa mới làm bào mòn đi những giá trị truyền thống của dân tộc, làm thayđổi những nét nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam Một trong những nét văn hóađáng lo ngại đó là những ứng xử giữa con người và con người bằng bạo lực,việc giải quyết các mâu thuẫn con người theo văn hóa “chợ búa” Những số liệuthống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm qua cho thấy: hiện tượng bạolực học đường (BLHĐ) xảy ra phổ biến ở các bậc học, cấp học với tính chất,mức độ bạo lực khác nhau Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở nam học sinh mà
Trang 12cả ở nữ, không chỉ ngoài nhà trường mà cả trong trường Điều này
Trang 13gây ra nhiều bất ổn trong nhà trường, an ninh trật tự ở địa phương và những lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho con đến trường.
Hiện tượng bạo lực học đường trong các trường Trung học cơ sở (THCS)trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có xu hướng ngày càng phức tạp, để lạinhững hậu quả nặng nề về thể chất, tinh thần của học sinh, gây ra những bức xúctrong dư luận xã hội Qua nhiều năm công tác và theo dõi quản lý các trườngTHCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy việc quản lý hoạt độnggiáo dục phòng chống BLHĐ ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, những
cố gắng ấy chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết các vụ việc, thiếu sự vận dụngnhững nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống Xuất phát từ những lý do
trên chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên” làm đề
tài luận văn để nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trườngTHCS thành phố Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS thành phốThái Nguyên còn có những hạn chế bất cập như: nội dung, phương thức giáodục chưa phù hợp; sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo
Trang 14dục
Trang 15học sinh chưa thực sự hiệu quả… Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộcác biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trườngTHCS thành phố Thái Nguyên phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả củahoạt động này sẽ được nâng cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừabạo lực học đường ở các trường THCS
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừabạo lực học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu và đề xuất
một số biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục Phòngngừa bạo lực học đường ở các trường THCS Thành phố Thái Nguyên
6.2 Giới hạn về địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát 30 CBQL, 40 GV
và 100 học sinh lớp 7, 8 tại 10 trường THCS ở thành phố Thái Nguyên gồm:THCS Chu Văn An, THCS Độc Lập, THCS Đồng Quang, THCS Gia Sàng,THCS Lương Ngọc Quyến, THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du, THCSNha Trang, THCS Quang Trung, THCS Quang Vinh
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các tài liệu lýluận có liên quan đến đề tài để xác định các khái niệm và xây dựng khung lýthuyết của đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong đề tài, được sử dụng với mục đíchlấy ý kiến của các khách thể điều tra thông qua phiếu hỏi nhằm làm rõ thựctrạng cần nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp quan sát
Trang 16Tiến hành quan sát các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường
THCS để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành đàm thoại với một số CBQL, GV nhằm thu thập các dữ liệu,thông tin thực tiễn, làm rõ hơn các kết quả
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thựctrạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện phápđược đề xuất
7.3 Các phương pháp xử lý số liêu bằng thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứuthực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
8 Cấu trúc nghiên cứu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Phụ lục; Danh mục tàiliệu tham tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo
lực học đường ở trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường ở trường THCS thành phố Thái Nguyên
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường ở trường THCS thành phố Thái Nguyên
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
nhau
Tình trạng bạo lực trong trường học được các nhà nghiên cứu phươngTây và Mỹ đặc biệt quan tâm Theo một công bố mới đây của Hiệp hội Giáodục quốc gia Mỹ, tình trạng bạo lực học đường với các con số đáng quan ngại:BLHĐ ảnh hưởng đến 1/3 HS từ lớp 6 đến lớp 10; 28% HS Mỹ từ lớp 6 - 9 từngchịu BLHĐ, trong khi đó HS từ lớp 10 - 12 là 20%; 30% thanh thiếu niên thừanhận từng bắt nạt người khác; gần 70% trong số HS bị bạo hành đều nói rằngnhà trường đã không có biện pháp thiết thực đối với tình trạng này và chỉ có 20
- 30% HS bị bắt nạt thường thông báo cho người lớn về sự việc Điều đángbuồn 9/10 thanh thiếu niên thuộc LGBT (đồng tính) bị bạo hành bằng lời nói tạitrường trong năm
2012 nhằm vào giới tính của họ
Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ đã chỉ ra rằng cứ 7 phút lại có một trẻ
em bị bắt nạt Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận từng bắt nạt trẻ khác Một cuộcthăm dò thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12 - 17 cho kết quả các em đều thừa nhậnbạo lực đang gia tăng ở trường học của mình Mỗi tháng có 282.000 học sinh ởcác trường trung học cơ sở Mỹ bị tấn công Cũng tại Mỹ, nghiên cứu của Hộiđồng phòng chống tội phạm quốc gia (NCPC) cũng khẳng định 43% học sinh
Trang 18cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 - 17 tuổi từng bị dọa nạt hoặc chế giễu trêninternet.
Trang 19Theo các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu, bạo lực học đường xảy rathường xuyên ở trường tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh Ở trunghọc cơ sở, tỉ lệ học sinh bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độtuổi 13 - 14, khi các em học sinh bắt đầu tuổi dậy thì Đến cấp trung học phổthông, nạn bạo lực học đường bắt đầu có xu hướng giảm đi.
Còn tại Châu Á, theo một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản nạn bắtnạt bạn trong trường học Nhật Bản tăng hơn 5% trong năm 2003 so với nămtrước đó Sách trắng về thanh thiếu niên năm 2013 thống kê 23.351 vụ bắt nạttrong các trường tiểu học và trung học công lập cùng với các trường khiếmthính, khiếm thị và khuyết tật khác Con số này vượt hơn năm trước 1.046 vụ,tăng 5,16% Đây là lần tăng đầu tiên trong 8 năm qua Những vụ xâm phạm thânthể liên quan tới bắt nạt học đường cũng tăng liên tục qua hai năm liền Các vụbắt nạt trong trường học lên tới đỉnh điểm vào năm 1995 với 60.096 vụ [26]
Hàn Quốc cũng được coi là một trong những quốc gia có nạn bạo lực họcđường nhức nhối trên thế giới Theo kết quả khảo sát của Quỹ phòng chống bạolực thanh thiếu niên Hàn Quốc tháng 11 và 12 năm 2009, trong số 4.073 họcsinh tại 64 trường tiểu học và trung học, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ởtrường 63% nạn nhân phải “nếm” đòn bạo lực ngay khi mới học tiểu học Con
số này cao hơn
6 - 7% so với số liệu thống kê năm 2007 (56,1%) và năm 2008 (56,8%) tệ nạnnày xảy ra nghiêm trọng đối với học sinh nữ hơn học sinh nam Đáng lưu ý,nhiều học sinh đã không ý thức được hành vi bạo lực của mình Khoảng 36%học sinh Hàn Quốc coi việc bắt nạt như một trò đùa, 20% thừa nhận hành vibắt nạt bạn là không có lý do đặc biệt Theo điều tra, số học sinh thường xuyênbắt nạt các bạn học khác thường hay xem phim bạo lực, hoặc do hoàn cảnh giađình 51,5% người được hỏi thừa nhận, thường xuyên chơi và xem phim, gamebạo lực Để ngăn ngừa tình trạng này, cùng với việc thi hành luật, người dânnước này cũng đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo lựchọc đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân làhọc sinh [26]
Trang 20Tại Nam Phi, Cao ủy Nhân quyền Nam Phi cho thấy 40% trẻ em được
Trang 21phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học.Chỉ
23% học sinh cảm thấy an toàn khi đặt chân tới lớp Hơn một phần năm số vụtấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại trường học.Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma túy để lại dấu ấnlâu dài trong tính cách của học sinh [26]
Tóm lại, các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn về bạo lục nói chung, bạolực học đường nói riêng ở nước ngoài cho thấy: bạo lực học đường mangnhững nội dung về bản chất, nguồn gốc của nó dựa trên cơ sở sinh học, xã hộihọc và tâm lí học và mỗi lí thuyết khác nhau có những cách lí giải khác nhau vềnguồn gốc phát sinh cũng như những phương pháp trị liệu khác nhau đối vớibạo lực học đường nhưng chưa đưa ra được một phương pháp trị liệu tổng quátcho việc giảm thiểu, ngăn ngừa hành vi này một cách hiệu quả
1.1.2 Ở Việt Nam
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng
ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức chohọc sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sánghơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sốngcao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra,khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn
xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhàtrường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gầnđây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánhnhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cũng theo thống kê của
Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứhơn
11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có mộttrường có học sinh đánh nhau Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm
Trang 22của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậuquả nghiêm trọng mà nó gây ra [26].
BLHĐ ở nước ta xảy ra ở tất cả các bậc học Tuy nhiên, trong một thờigian dài chúng ta đã xem nhẹ những hành vi bạo lực, bạo lực học đường và coichúng là những điều tất yếu Thậm chí, một số cá nhân còn xem đó là một phần
tự nhiên của quá trình phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học trò nên nhữngnghiên cứu về vấn đề này chỉ tập trung vào việc tìm hiểu những hành vi bạo lựcđối với trẻ em ở trong gia đình, ở ngoài xã hội Đây cũng chính là nguyên nhânlàm cho nghiên cứu về bạo lực học đường còn mang tính ban đầu và
Những năm gần đây, bạo lực học đường mới được tập trung nghiên cứunhư là đối tượng của một bộ môn khoa học Có thể kể đến một số tác phẩm, một
số cuộc hội thảo về bạo lực học đường: Cụ thể có một số nghiên cứu sau:
- Năm 2012, tác giả Trần Thị Tú Anh với bài viết “Hành vi bạo lực họcđường của học sinh THCS Thành phố Huế, Kỷ yếu Hội thảo tâm lý học đườnglần 3 “Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường”, TP HCM
- Tác giả Trần Thị Minh Đức với bài viết “Gây hấn học đường ở học sinhtrung học phổ thông” đăng trên Tạp chí nghiên cứu con người, số 3/2010 vàcuốn sách chuyên khảo “Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội”
- “Bạo hành đối với trẻ em gái trong môi trường học đường” (NguyễnPhương Thảo và cộng sự, 2005)
- “Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của học sinh trườngPhổ thông trung học dân lập Đinh Tiên Hoàng” (Nguyễn Thị Phương, 2006)
- “Hung tính ở trẻ em” (Phạm Hoàng Hà, Hoàng Gia Trang, 2002)
- “Hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh tại một số trường phổ thông ở
Hà Nội” (Tạp chí phát triển giáo dục- Hoàng Gia Trang, 2005)
- “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm phápcủa trẻ vị thành niên” (Mã Ngọc Thể)
- “Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay và công tác giáodục vận động thanh niên” (Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông, 2004)
Trang 23- “Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn của
Ngoài ra, có khá nhiều hội thảo khoa học liên quan đến BLHĐ như:
“Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trường phổ thông”tại trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2015 và hội thảo “Trườnghọc an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng và giải pháp” diễn ra tại HàNội ngày 26/11, Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với tổ chức từ thiện PlanViệt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong trường học.Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của
30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng phương pháp bảng hỏi vàphỏng vấn sâu Kết quả cho thấy, khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đếnnay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trongvòng 6 tháng qua Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặtđiều, sỉ nhục ) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéotóc, bạt tai, đánh đập ) là 41% và bạo lực tình dục chiếm 19% Mức độ an toàn
ở nhà trường được HS đánh giá rất thấp, chỉ 16% HS nữ và 19% HS nam chorằng luôn an toàn trong khuôn viên trường học, nhà vệ sinh được coi là nơi kém
an toàn nhất
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nhiều khíacạnh khác nhau của vấn đề bạo lực học đường như: những vấn đề tâm lý của trẻ
có hành vi gây hấn; hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình, nhà trường
và chính bản thân học sinh, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp… Tuy nhiên,vẫn còn thiếu những công trình đi sâu nghiên cứu về hoạt động giáo dục phòngngừa BLHĐ và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS.Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cáchđầy đủ hơn
Trang 241.2 Một số khái niệm cơ bản
Trang 251.2.1 Khái niệm quản lý
- Pall Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”
xem xét “Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của
tổ chức” [14; tr 52].
Theo Harol Koontz trong tác phẩm “Những vấn đề cốt lõi của quản lý”
đã được dịch ra tiếng Việt Nam của nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nộinăm
1992 thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức”9.
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin: “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống xã hội Trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” Theo C.Mác: “Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội”10 Theo F.W.Taylor - người đầu tiên nghiên
cứu quá trình lao động trong tổng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức laođộng nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất công cụ và
phương tiện lao động nhằm tăng năng suất lao động Ông cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo tác giả Hà Sỹ Hồ thì: “Quản lý là một quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” 6.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” 15.
Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động của con
Trang 26người thì có thể định nghĩa: Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt độngkhai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủthể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gâyảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quảcần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong mộtmôi trường biến
động
Từ những quan niệm trên chúng tôi thấy, ở những góc độ khác nhau cónhiều quan niệm khác nhau về quản lý, quan niệm này phụ thuộc vào cái nhìnchủ quan và tính mục đích hoạt động của hệ thống Nhưng chúng ta có thể hiểumột cách khái quát là: Quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học,
xí nghiệp…) với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tácđộng vào hệ thống, vào trong thành tố của hệ thống bằng phương pháp thíchhợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra Tuy có các cách tiếp nhận khác nhau nhưngtrong quá trình nghiên cứu tác giả thấy khái niệm quản lý bao hàm một số ýnghĩa chung đó là:
- Quản lý là các hoạt động để đảm bảo mục đích chung là hoàn thànhcông việc qua nỗ lực của các cá thể trong tổ chức Đối tượng tác động của quản
lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tốliên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định tồn tại trong thời gian, không gian
cụ thể
- Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết địnhđúng quy luật, hợp thời điểm và có hiệu quả của quản lý nhưng cũng phải tuântheo những nguyên tắc nhất định hướng đến mục tiêu đó là đảm bảo sự phốihợp chặt chẽ và ăn ý những nỗ lực của các cá thể nhằm đạt được mục đíchchung của tổ chức hay nói cách khác là nguyên tắc đảm bảo phát huy cao độnăng lực của các cá nhân trong tổ chức để đạt được mục đích chung
- Hệ thống quản lý bao giờ cũng gồm 2 phân hệ là: Chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý (người quản lý và người bị quản lý) Tác động quản lý là tác
Trang 27động có định hướng, có tổ chức mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp
Trang 28khác nhau thông qua cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lựcsẵn có của tổ chức trong điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thống ổnđịnh phát triển và đạt được mục tiêu đã định.
- Mục tiêu cuối của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụ conngười Người quản lý tựu trung lại là nghiên cứu khoa học nghệ thuật giải quyếtcác mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp không chỉ giữa chủthể và khách thể trong hệ thống mà còn trong mối quan hệ tương tác với các hệthống khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức mình
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội là hoạt động có ý thức của conngười nhằm theo đuổi những mục đích nhất định của mình
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho mọi người
Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, hoạtđộng giáo dục, vận hành nhà trường, cơ sở giáo dục phù hợp với chức năng, sứmệnh, tính chất của nhà trường, cơ sở giáo dục
Quản lý giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô vàgóc độ vi mô Ở góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo dục là hệ thống các cơ quanquản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của quản lý là hệthống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì vậy khái niệmquản lý giáo dục có thể hiểu như sau:
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy
Trang 29luật và chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục.
1.2.3 Khái niệm Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
ở trường phổ thông
Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người làm công tácquản lý giáo dục Đối với giáo viên bộ môn, trách nhiệm của họ không chỉtruyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn phải giáo dục đạo đức, lốisống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữphải đi đôi với dạy người Còn đối với chủ nhiệm lớp, họ phải nắm được chấtlượng toàn diện trên tất cả các mặt, không chỉ học mà còn là sự tu dưỡng, rènluyện của các em học sinh
Như vậy, có thể hiểu, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực họcđường như sau:
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cường phòng ngừa bạo lực học đường và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường.
1.2.4 Bạo lực học đường
1.2.4.1 Bạo lực
Có những cách hiểu khác nhau về bạo lực
- Theo Từ điển Tiếng Việt (2002): Bạo lực là “sức mạnh dùng để chỉ sựcưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”[23; tr.31]
- Theo từ điển Anh-Việt “ Aggresion” có nghĩa là hành hung
- Theo Từ điển trực tuyến Bách khoa toàn thư Wikipedia: Bạo lực “là
hành
Trang 30vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai
đó Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột”
Nhìn chung, các quan điểm nêu trên đã thống nhất chỉ ra khía cạnh cơbản trong khái niệm bạo lực Đó là những hành động mang tính chất chiếm đoạtlàm tổn thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt Ngày nay, quanđiểm về bạo lực không chỉ giới hạn ở những hành động làm tổn thương đến thểchất mà còn xét cả ở những hành động làm tổn thương đến tinh thần của ngườikhác trong gia đình và ngoài xã hội
Từ những vấn đề phân tích nêu trên chúng tôi cho rằng: Bạo lực là dùng sức mạnh thể chất, quyền lực, lời nói hay các hành động để cưỡng bức, trấn
áp, đe dọa, hành hung…làm tổn thương đến thể chất, tinh thần của người khác”.
1.2.4.2 Bạo lực học đường
Có nhiều cách hiểu khác nhau về BLHĐ
Dưới góc độ khoa học giáo dục: BLHĐ là những hành vi xâm phạm cóchủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhàtrường
Nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm: BLHĐ là sự xâm hại của họcsinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhàtrường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên với học sinh và học sinh vớigiáo viên Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khỏe hoặc danh dự của người bị hạihoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại Bạo lực ấykhông chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra cả bên ngoàinhà trường
Từ sự tìm hiểu một số khái niệm trên ta có thể hiểu: Bạo lực học đường
là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Về mặt đạo đức, có hai loại BLHĐ:
Trang 31- Bạo lực về thể xác: Là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấpcông lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương vềthể
Trang 32xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực về tinh thần: Là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngượcbất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổnthương về tinh thần diễn ra trong phạm vi trường học
Về mặt hành vi: Theo tác giả Nguyễn Văn Lượt, bạo lực học đường làmột dạng hành vi lệch chuẩn Dạng hành vi này có hai loại:
- Loại thụ động: Là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các emnhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc củatrường lớp hay bị bạn bè rủ rê… loại hành vi này không đáng lo ngại vì có thểgiáo dục, cung cấp thông tin để học sinh hiểu đúng, từ đó các em có hành viđúng đắn
- Loại chủ động: Là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quytắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, của xã hội nhưng vẫn cố ý làm tổnthương người khác Đối với loại BLHĐ này, việc khắc phục gặp nhiều khókhăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của cha me, thầy cô, nhà trường và xã hội
Về mặt nhân cách con người, BLHĐ gồm có 4 loại:
- Bạo lực giữa học sinh với học sinh
- Bạo lực giữa giáo viên với học sinh
- Bạo lực giữa học sinh với giáo viên
- Bạo lực giữa phụ huynh học sinh với giáo viên
Biểu hiện của bạo lực học đường:
- Biểu hiện của bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức.+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, trà đạp nhân phẩm làmtổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm
cơ thể con người thông qua hành vi bạo lực
Như vậy, có thể hiểu: BLHĐ là những lời nói, hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức của nhà trường, của xã hội ở học sinh Những hành vi này gây nên những tổn thương về tinh thần hoặc thể chất cho người khác.
1.2.5 Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Trang 33Theo Từ điển tiếng Việt (2010) phòng ngừa là “phòng trước không đểcho cái xấu, cái không hay xảy ra” [23; tr.318].
Như vậy, có thể hiểu: Phòng ngừa BLHĐ là quá trình tác động đến nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa trước, không để hành vi BLHĐ xảy ra.”
Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ:
Hoạt động giáo dục (trong nhà trường) là quá trình hình thành thế giớiquan, nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức cần thiết cho học sinh Qúatrình này bao gồm các thành tố cơ bản như: mục đích giáo dục, nhiệm vụ giáodục; nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục; chủ thểgiáo dục, đối tượng giáo dục…
Theo đó, có thể hiểu: Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là quá trình tác động của nhà giáo dục (giáo viên) đến học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ
về bản chất, nguyên nhân và tác hại của BLHĐ, những biện pháp cần thiết để phòng ngừa hành vi BLHĐ có thể xảy ra ở học sinh.
1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Từ các khái niệm: quản lý, bạo lực học đường, hoạt động giáo dục phòngngừa bạo lực học đường, có thể hiểu về khái niệm quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa bạo lực học đường như sau: Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường là quá trình tác động của nhà quản lý (Hiệu trưởng) đến hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường, giúp cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục nhất định.
1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở
Trang 341.3.1 Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở
1.3.1.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường Trung học cơ sở là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở ViệtNam (trước gọi là cấp II), bao gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từnăm 11 đến năm 14 tuổi Đây là một cấp học bắt buộc để công dân có thể cómột nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể học nghề hayTrung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông)
Học sinh đến trường phải học các môn sau: T o á n , V ật l ý , H o á h ọ c ( lớp 8
và 9), S i n h h ọ c , C ôn g n g hệ , N g ữ v ă n , Lị ch s ử, Đ ị a l ý , G i á o d ụ c C ô n g d â n , N
g o ại ng ữ ( A n h , P h á p , N ga , T r u n g , N h ậ t ), Th ể dụ c, Â m nh ạ c , Mỹ t h u ậ t, T i n họ
c ( máy vi tính hoặc điện toán)
Ngoài ra học sinh có thêm một số tiết bắt buộc như: giáo dục ngoài giờlên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9), sử ca học đường
Hết cấp trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tíchhọc tập tích lũy trong bốn năm Trước đây hết cấp Trung học cơ sở học sinhphải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng từ năm 2 00 6 đ ến nay đã chính thức đượcbãi bỏ Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp Trung học phổ thông) họcsinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh
Trường Trung học cơ sở được bố trí tại từng x ã, p h ư ờ n g , t h ị t r ấ n Tuynhiên, trong thực tế vẫn có một số xã không có trường Trung học cơ sở Đóthường là các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo Theo quy định trong LuậtNgân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở cũng nhưtrường T i ểu h ọ c thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp q u ậ n , hu y ệ n
1.3.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
ở trường THCS
a Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh Trung học cơ sở:
Học sinh THCS là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các emđược vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị tríđặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳchuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những têngọi khác
Trang 35nhau như: "thời kỳ quá độ", "tuổi khó bảo", "tuổi khủng hoảng", "tuổi bất trị",
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đangtách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (ngườitrưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển:thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này
* Sự phát triển về thể chất:
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy Trung bình một năm các em cao lênđược
5, 6 cm Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em namcùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại Các
em nam ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25tuổi mới dừng lại Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rấtnhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm Vì vậy ở lứa tuổinày các em không mập béo, mà cao, gầy, thiếu cân đối, các em thường lóngngóng vụng về, hay làm đổ vỡ,… Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lýkhó chịu
Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối Thể tích của timtăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạchmáu lại phát triển chậm Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn,tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc.Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động
hệ thần kinh Do đó dễ xúc động, dễ bực tức Vì thế các em thường có nhữngphản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động
Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kíchthích mạnh kéo dài Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải,thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em.Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dựđịnh lớn lao
Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục Sự phát dục ở lứa tuổi họcsinh THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịuảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội
Trang 36* Sự phát triển về tâm lý:
Trang 37Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tínhngười lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phátdục, điều kiện sống, hoạt động… của các em.
Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ pháttriển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống,hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt: Nhữngyếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn, trẻ chỉ bận vàoviệc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không
để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng
về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trongđời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó đưa đến trẻ sớm
có tính độc lập, tự chủ hơn
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theocác hướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biếtnhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đếnnhững vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp vớingười lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộcsống, để tỏ ra mình cũng như người lớn Ở một số em khác không biểu hiệntính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình cónhững đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập,… còn quan hệvới bạn gái như trẻ
con
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một
vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, vàcũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phươnghướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cáchđược hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên
Trang 38Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúpchúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cáchtoàn diện.
b Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh ở các trường THCS trước hếtgiúp cho môi trường giáo dục ở các trường THCS được lành mạnh Nhà trường
là địa chỉ tin cậy để thu hút học sinh vào trường Thông qua công tác này giúpnâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường đối với ngành và với xã hội
Đối với các em học sinh, việc phòng ngừa bạo lực học đường giúp cho các
em yên tâm tập trung vào học tập Môi trường học tập thân thiện giúp cho các
em học sinh thêm yêu quý mái trường, bàn bè Đây là động lực làm cho các emluôn mong muốn đến trường, không bị những lo lắng, stress về bạo lực làm ảnhhưởng đến học tập Từ đó, các em học tập tập trung hơn và kết quả học tập sẽtốt
hơn
Đối với mỗi gia đình việc nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dụcphòng ngừa BLHĐ làm cho các bậc cha mẹ yên tâm hoàn thành các công việccủa bản thân mình Môi trường học tập của con em lành mạnh tạo ra niềm hạnhphúc cho mỗi gia đình Gia đình tin tưởng vào nhà trường, sẵn sàng đóng góp
về tinh thần và vật chất để xây dựng mái trường ngày càng hoàn thiện, pháttriển hơn
Đối với toàn xã hội việc thực hiện tốt việc phòng ngừa BLHĐ trong cácnhà trường sẽ góp phần làm giảm thiểu sự suy đồi của đạo đức xã hội, góp phầnngăn chặn nhưng hành vi sai lệch đáng báo động của một bộ phận giới trẻ hiệnnay Phòng ngừa BLHĐ còn giúp ổn định an ninh trật tự xã hội, góp phầnkhông nhỏ đến việc phát triển nhân cách của học sinh
c Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS
* Nội dung phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS:
Trang 39Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường nhằm giúp học sinh tăng cường
Trang 40khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đường, nhất
là trong giai đoạn tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cưỡng chế lấy đồ của nhau,dùng lời nói đe nẹt, dọa nạt,… chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấutranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn Nhận thứcđúng là cơ sở để hành động, bởi vì để ngăn chặn bạo lực, phải hiểu biết về bảnchất của bạo lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai đoạn
Nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ và hậu quả của bạo lực họcđường Những tổn thương về tinh thần, sức khỏe và vật chất của học sinh, cảnhững em chủ mưu gây ra và những em bị hại là khôn lường Đặc biệt, sự giatăng bạo lực đang làm suy thoái nhân cách của một bộ phận những người trẻtuổi, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Trong cuộc đấu tranh này, không
ai đứng ngoài cuộc Việc tuyên truyền về nguy cơ và hậu quả của bạo lực họcđường, nhà trường và các phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng đểgiúp học sinh có ý thức phòng ngừa BLHĐ, những nội dung giáo dục có liênquan đến chuẩn mực đạo đức, phương thức ứng xử giữa học sinh với học sinh ,học sinh với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác có ý nghĩa quan trọng.BLHĐ sẽ không xảy ra khi học sinh có nhận thức đúng về các chuẩn mực đạođức, có khả năng giao tiếp tốt, biết cách xây dựng mối quan hệ tích cực với mọingười xung quanh
* Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS:
Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS hiện nayđược thực hiện khá đa dạng, phong phú Phòng chống bạo lực học đường ở cáctrường THCS phải được các cán bộ quản lý trường học, các thầy cô giáo và họcsinh chủ động tham gia tích cực và thường xuyên, được thực hiện mọi nơi, mọilúc, đồng thời được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh phối hợpthực hiện Tập trung ở một số các phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết phục: Phương pháp này được sử dụng lồng ghép
trong các hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đểgiúp cho học sinh nhận thức đúng, sai trong những hành vi ứng xử của bản thân