1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học thành phố hải dương

121 218 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Đánh giá của CBQL và GV các trường Tiểu học thành phố Hải Dương về kết qua chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ...58Biểu đồ 2.4.. tạo nên

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ KIM THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ KIM THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, những

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa

hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016

Tác giả

Đặng Thị Kim Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến lãnh đạo trường Đại học

sư phạm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đạihọc sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trìnhhọc tập

-Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền,

người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luậnvăn này

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện củaPhòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Dương, các trường tiểu học trên địabàn Thành phố Hải Dương cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp

đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoànthành luận văn được thuận lợi

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữnghạn chế, thiếu sót Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ýxây dựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng chí, đồngnghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận văn

Tác giả

Đặng Thị Kim Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

3 7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 6

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

11 1.2.1 Quản lý 11

1.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục 13

1.2.3 Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 14 1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường

Trang 6

phương ở trường Tiểu học 17

Trang 7

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học trong hệ thống

giáo dục quốc dân 17

1.3.2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học 18

1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học 19

1.3.4 Nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học 19

1.3.5 Phương pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường tiểu học 21

1.3.6 Các con đường giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ở trường tiểu học 25

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học 27

1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 27

1.4.2 Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 29

1.4.3 Chỉ đạo triển khai thực hiện giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 30

1.4.4 Kiểm tra, đanh gia hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở tiểu học 33

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 33

1.5.2 Các yếu tố khách quan 34

Kết luận chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 37

2.1 Khái quát về giáo dục tiểu học Thành phố Hải Dương 37

2.1.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 38

2.1.2 Tổ chức khảo sát 39 2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các

Trang 8

2.2.1 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa

phương ở các trường tiểu học thành phố Hải Dương 41

2.2.2 Thực trạng phương pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các tiểu học thành phố Hải Dương 45

2.2.3 Thực trạng con đường giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các tiểu học thành phố Hải Dương 46

2.2.4 Thực trạng về kết quả giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các tiểu học thành phố Hải Dương 49

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học 51

2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 51

2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương của các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 52

2.3.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học thành phố Hải Dương 55

2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 59

2.3.5 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 61

2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học thành phố Hải Dương 62

Kết luận chương 2 64

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

65 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 65

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66

Trang 9

3.2 Các biện pháp quản lý 66

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò của hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho HS Tiểu học

66 3.2.2 Biện pháp 2: Phát triển chương trình giáo dục theo hướng lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương vào các môn học 69

3.2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho giáo viên 71

3.2.4 Biện pháp 4: Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh 73

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 76

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 79

3.4.1 Quy trình khảo nghiệm 80

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 81

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Khuyến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

DH : Dạy học

GD : Giáo dụcGDĐT : Giáo dục đào tạoGDTH : Giáo dục tiểu học

Trang 11

thành phố Hải Dương khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 50Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống lịch

sử địa phương của các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 51Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống lịch sử địa

phương ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 54Bang 2.9 Đánh giá của CBQL và GV các trường Tiểu học thành phố Hải

Dương về kết qua chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh 57Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra đanh gia kết qua hoạt động giáo dục

truyền thống lịch sử địa phương cua học sinh tiểu học Thànhphố Hải Dương 60Bảng 2.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GD truyền thống lịch

sử địa phương ở trường tiểu học Thành phố Hải Dương 62Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp QL

hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 81Bang 3.2 Kết qua khao nghiêm về tinh kha thi cua cac biên phap QL

hoạt động GD truyền thống lịch sử địa phương 82

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử

địa phương của các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 52

Biểu đồ 2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống lịch sử

địa phương ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương 55Biểu đồ 2.3 Đánh giá của CBQL và GV các trường Tiểu học thành phố Hải

Dương về kết qua chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh 58Biểu đồ 2.4 Thực trạng kiểm tra đanh gia kết qua hoạt động giáo

dục truyền thống lịch sử địa phương cua học sinh tiểu học Thành

phố Hải Dương 61

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệtNghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Để phát

triển toàn diện nhân cách cho học sinh trong môi trường giáo dục thì vai trò của

bậc giáo dục tiểu học đặc biệt quan trọng, “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 27 - Luật Giáo dục 2005) Chính vì vậy, việc lựa

chọn các nội dung giáo dục tiểu học, có vai trò rất quan trọng trong quá trình

xây dựng và định hình những nét nhân cách cơ bản của trẻ “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội

và con người…” (Điều

28 - Luật Giáo dục 2005) [25]

Xuất phát từ những quan điểm trên nội dung giáo dục truyền thống lịch

sử địa phương được xác định là rất cần thiết, đặc biệt đối với bậc tiểu học bởi:

Hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương nhằm mục đíchcung cấp những kiến thức về lịch sử đấu tranh và xây dựng vùng đất quêhương, giúp học sinh hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán, con người bảnđịa Từ đó, hình thành tình yêu gia đình, yêu quê hương, phát triển lòng tự hào

và định hình lối sống có trách nhiệm cho các em Nói cách khác, nội dung giáodục truyền thống lịch sử địa phương có vai trò duy trì và phát huy “cốt cáchdân tộc” của mỗi cá nhân Ngược lại, chính những nét tính cách dân tộc đó đã

Trang 15

tạo nên những trang sử vẻ vang, bất khuất của tổ quốc và vẫn mãi còn giá trịđối với công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước trong tương lai.

Nội dung giáo dục lịch sử truyền thống địa phương cần phải được đưavào bậc tiểu học bởi đây là giai đoạn phát triển nền tảng của nhân cách, cónghĩa nếu hình thành cho học sinh một nền tảng tri thức và đạo đức vững vàng,đúng đắn thì quá trình phát triển tiếp theo của các em sẽ thuận lợi cũng nhưgiúp các em biết đánh giá, nhìn nhận những quan điểm, tư tưởng, hành vi trongnhững hoàn cảnh khác nhau để xác định thái độ và hành vi phù hợp

Bên cạnh đó, đưa nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương vàogiảng dạy cho học sinh tiểu học không chỉ phù hợp với mục tiêu giáo dục màcòn là một công cụ hữu hiệu để thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về

“phát triển nền giáo dục tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc”

Trong những năm qua việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương chohọc sinh tiểu học ở thành phố Hải Dương đã được quán triệt và thực hiện, nhưngthực tế hoạt động này vẫn chưa được quan tâm và thực hiện một cách đầy đủtrong các nhà trường tiểu học Nội dung kiến thức của hoạt động còn sơ sài, giáoviên chưa có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này, vì vậy, hiệu quả giáo dụcchưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Xuất phát từ những lý do nêu trên tô chọn lựa

đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các

trường Tiểu học Thành phố Hải Dương” cho công trình nghiên cứu của mình.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể: Hoạt động giáo dục học sinh tiểu học.

Trang 16

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền

thống lịch sử địa phương ở các trường Tiểu học Thành phố Hải Dương

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về QL hoạt động giáo dục truyền thống lịch sửđịa phương ở trường tiểu học

- Thực trạng QL hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ởcác trường tiểu học Thành phố Hải Dương

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sửđịa phương ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểuhọc Thành phố Hải Dương trong những năm qua đã được quan tâm thực hiệnnhưng vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập, nhiều học sinh hoàn thành chương trìnhtiểu học nhưng chưa có được những hiểu biết căn bản về truyền thống lịch sửđịa phương mình, điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từcông tác QL Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp QL hoạt động giáodục truyền thống lịch sử địa phương một cách khoa học, phù hợp với điều kiệnthực tiễn các trường tiểu học thành phố Hải Dương thì sẽ nâng cao chất lượnggiáo dục truyền thống lịch sử địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp QL hoạt động giáodục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học Thành phố HảiDương từ năm học 2013-2014 đến nay

6.2 Giới hạn đối tượng khảo sát

Đề tài tiến khảo sát tại 10 trường tiểu học bao gồm:

- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Trang 17

- Trường TH Nguyễn Trãi.

- Trường TH Bạch Đằng

- Trường TH Bình Minh

- Trường TH Trần Quốc Tuấn

- Trường TH Chu Văn An

- Trường TH Tô Hiệu

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận, so sánh, hệ thốnghóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản, vận dụng các quan điểm, khái niệmnhằm xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch

sử địa phương trường tiểu học

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Sử dụng các phiếu điều tra để tìm hiểu ý kiến đánh giá của của CBQL,

GV, HS để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dụctruyền thống lịch sử địa phương ở các trường Tiểu học Thành phố Hải Dương

7.2.2 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động giáo dục của các giáo viên và học sinh các trườngtiểu học thành phố Hải Dương nhằm thu thập thông tin liên quan đến đề tài

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu hồ sơ, giáo án của giáo viên; nghiên cứu kế hoạch tổ chức

Trang 18

hoạt động GD truyền thống lịch sử địa phương theo chương trình của nhàtrường; tổ chuyên môn,… từ đó, rút ra được những nhận xét về thực trạngquản lý hoạt động của các trường.

7.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Trực tiếp phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và những người có liênquan đến hoạt động ở trường để thu thập thông tin phù hợp với nội dung nghiêncứu

7.2.5 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý hoạt động giáo dụctruyền thống lịch sử địa phương ở bậc tiểu học để làm sáng tỏ những thêmnhững những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài

7.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ

Sử dụng thống kê toán học và một số phần mềm tin học để xử lý các kếtquả điều tra, khảo sát thu được

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu thamkhảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch

sử địa phương ở trường Tiểu học

Chương 2 Thực trạng QL hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa

phương ở các trường tiểu học Thành phố Hải Dương

Chương 3 Biện pháp QL hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa

phương ở các trường tiểu học tại Thành phố Hải Dương

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Ở các nước phát triển, công tác nghiên cứu lịch sử địa phương rất đượcchú trọng và là cơ sở đáng tin cậy để hoạch định những chính sách phát triểnkinh tế - xã hội của từng địa phương trong chiến lược tổng thể của quốc gia Ởnhiều nước, đặc biệt các nước Đông Nam á, việc nghiên cứu lịch sử địa phươnggắn chặt với sự phát triển của ngành du lịch Sau đó, nhiều tổ chức, cơ quanquản lí, nghiên cứu, phổ biến LSĐP lần lượt ra đời, như “Hội bảo tàng địaphương”, “Hội bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa” [25] Vào những năm 80của thế kỷ XX, có các công trình: “Lịch sử địa phương” do G.N Matixin chủbiên (1980), “Phương pháp công tác lịch sử địa phương” do N.X Bôrixôp chủbiên (1982)… Trong các công trình nghiên này, các tác giả đã chỉ rõ tầm quantrọng của việc nghiên cứu, biên soạn và dạy học lịch sử địa phương, trong đóđặc biệt nhấn mạnh “phải làm cho học sinh hứng thú trong quá trình nhận thứclịch sử địa phương mình” [dẫn theo 26]

Ở một số nước thuộc Đông Âu trước đây, công tác nghiên cứu và giảngdạy địa phương cũng được chú trọng Tại Hungary, nhà trường kết hợp với các

cơ quan chuyên môn tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật, thành lập

“làng bảo tàng” Năm 1996, nghị viện Châu Âu thông qua bản “Khuyến nghị số

1283, liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu” trong đó có nêu: Lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo

Trang 20

quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số [dẫn theo 26] Năm 2009, dự án: "Kết nối trung tâm châu Âu

thông qua dạy học lịch sử địa phương” - một cách tiếp cận mới trong giáo dụclịch sử, đã được thực hiện bởi các nhà giáo dục, các nhà khoa học tới từ BaLan, Đức, Cộng hòa Séc - Slovakia, Hungary và Ucraina Dự án thực hiệntrong thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 8 năm 2010 Mục tiêu của dự ánnhằm phát triển các tài liệu giáo dục lịch sử về những chủ đề phổ biến tronglịch sử Trung Âu thông qua cách tiếp cận từ những tư liệu lịch sử địaphương như: lịch sử cuộc sống hàng ngày của người dân, lễ kỉ niệm, khônggian công cộng và di tích… từ đó các nhà giáo dục chia sẻ kinh nghiệm vàtìm tiếng nói chung trong việc lựa chọn tư liệu giảng dạy LSĐP trong nhàtrường phổ thông [38]

Ở nước Anh, công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được quan tâm,phát triển Năm 1908, Hội đồng giáo dục Anh đã kêu gọi các trường học nênchú ý tới “lịch sử của thị trấn và huyện trên địa bàn của trường học” Năm

1952, Bộ Giáo dục Anh đề nghị các trường học nên sử dụng những tư liệu địaphương để minh họa cho các chủ đề giáo dục quốc gia Ngày 30/9/1982, Hiệphội LSĐP nước Anh (BALH) được thành lập nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của giáodục cộng đồng thông qua nghiên cứu LSĐP Hiệp hội cũng tích cực vận độngHội đồng chương trình Quốc gia tăng số tiết giảng dạy LSĐP trong trường học,chuẩn bị các khóa học, ấn phẩm về LSĐP dành cho GV [36]

Ở Mĩ và Canada, việc dạy học về địa phương đặc biệt được chú trọng,học sinh ngay từ tiểu học đã được học về lịch sử và địa lí của bang, của tỉnhmình đang sống Trong chương trình giảng dạy của các cấp học phổ thông ở

Mỹ và Canada, môn Lịch sử được đưa vào giảng dạy từ khá sớm, thậm chí từcác lớp học tiền phổ thông (các lớp mẫu giáo) Những yêu cầu đặt ra đối với

mỗi cấp học được quy định rõ ràng trong Chuẩn quốc gia môn Lịch sử Ngay từ

các lớp mẫu giáo, những kiến thức lịch sử đã được lồng ghép trong các bài

Trang 21

giảng của giáo viên theo phương pháp “chơi mà học”, “học mà chơi” Theo đó,

HS các lớp mẫu giáo được bước đầu làm quen với những kiến thức sơ đẳng vềlịch sử và địa lý, về mối quan hệ giữa thế giới hôm nay với thế giới ngày xưathông qua các câu chuyện lịch sử, các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử ởcộng đồng, địa phương mình đang sống Đối với HS Tiểu học (ElementarySchool), yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Lịch sử là cho HS bước đầu làm quenvới những nhân vật lịch sử, những tấm gương yêu nước của lịch sử nước Mỹ vàthế giới thông qua những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian Từ đóxây dựng cho HS niềm tin vào tính cách, bản lĩnh của những nhân vật lịch sử,của những con người có thật trong lịch sử, bước đầu hiểu được tác động và ảnhhưởng của họ đối với lịch sử phát triển của dân tộc, của bang và địa phương.Đồng thời, HS nhận biết và giải thích được những biểu tượng của lịch sử dântộc, lịch sử của bang, của địa phương như quốc huy, cờ liên bang, cờ của bang,

cờ của cộng đồng [38]

Ở Nhật Bản, LSĐP trước đây được dạy học trong bộ môn “Hương thổhọc”, về sau bộ môn này được mở rộng thành “Lịch sử khu vực”, trong đó họcsinh được học lịch sử, địa lí, lịch sử các thành phố, làng mạc nơi mình đangsống Phương pháp dạy học LSĐP ở Nhật cũng rất đa dạng, phong phú, chủyếu hướng tới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, để các em đượchoạt động, được trải nghiệm Giáo sư Kimata Kiyohiro đã nghiên cứu vấn đề

này một cách hệ thống và năm 2007 đã xuất bản cuốn sách “Cơ sở của việc xây dựng trường học gắn liền địa phương Giáo dục hương thổ ở trường tiểu học Shima, tỉnh Shiga” Tác giả đã đề cập về sự ra đời và phát triển của giáo dục

hương thổ, tài liệu học tập, thực tiễn việc giáo dục hương thổ, nội dung giáodục và các phương pháp giáo dục hương thổ qua một trường hợp cụ thể làtrường tiểu học Shima, tỉnh Shiga, đồng thời có đối chiếu với một số địaphương khác [dẫn theo 1] Điều đáng chú ý ở đây là việc giáo dục hương thổrất được coi trọng, nội dung giáo dục đa dạng, từ lịch sử, địa lý, kinh tế nông

Trang 22

nghiệp, giáo dục công việc gia đình… mang đặc trưng của địa phương Điều

mà Việt Nam có thể học tập được là nội dung giáo dục địa phương đa dạng,phong phú, phương pháp dạy học rất tích cực, chú trọng tới hứng thú, cảm nhận

và tính tích cực chủ động của học sinh, đồng thời phương châm “học đi đôi vớihành” được thể hiện rất rõ

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề làm thế nào để gìn giữ vàphát huy những truyền thống tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam trởnên vô cùng cấp bách Nhiều tác giả đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa hoạtđộng giáo dục truyền thống lịch sử với việc duy trì, kế thừa và phát triển bảnsắc văn hóa dân tộc

Nguyễn Cảnh Minh chủ biên cuốn “Giáo trình lịch sử địa phương” cungcấp cơ sở lý luận và nguyên tắc biên soạn bài học lịch sử địa phương bằng cảhình thức nội khóa và ngoại khóa cũng như phương pháp hướng dẫn thực hànhcho học sinh [26]

Trong tác phẩm “Phương pháp giảng dạy lịch sử”; “Công tác ngoại khóalịch sử ở Trường phổ thông cấp II, III” của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đãnhấn mạnh vai trò của việc giảng dạy lịch sử địa phương cũng như nghiên cứucác phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học lịch sử địa phương cho học sinhTHCS và THPT [22]

Tác giả Đào Tố Uyên và Nguyễn Công Khanh (1993) có bài “Góp thêm

ý kiến về việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương” trong đó,các tác giả nêu bật những thành tựu và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sửđịa phương Từ đó, đề xuất giải pháp phải đổi mới nhận thức về phương phápluận nghiên cứu và giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địaphương [31]

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một Hội nghị tập huấn về

“Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Lịch sử và

Trang 23

giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông” với sự tham gia của các nhà

giáo dục lịch sử có uy tín trong nước như Nguyễn Hải Châu, Nghiêm Đình Vỳ,Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Xuân Trường…Vấn đề nghiên cứu biên soạn bài giảng LSĐP cũng như hình thức tổ chức dạyhọc LSĐP đã được nhiều nhà giáo dục đề cập tới trong khi giảng dạy LSĐP,như tăng cường sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, nâng cao năng lựcnghiên cứu khoa học, nghiên cứu LSĐP của giáo viên lịch sử [5]

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Côi và Vũ Ngọc Anh đã cho ra mắt

cuốn“Tài liệu hướng dẫn địa phương biên soạn tài liệu nội dung địa phương môn Lịch sử” Các tác giả đã đi từ tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP đến

hướng dẫn lựa chọn nội dung lịch sử để biên soạn và dạy học LSĐP, đồng thờicũng giới thiệu những hình thức, phương pháp tiến hành dạy học LSĐP ởtrường THCS [12]

Gần đây nhất, năm 2013, Đại học Vinh đã tổ chức Hội thảo khoa học

“Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương” Các báo

cáo tại Hội thảo tập trung vào hai mảng chính: một là, công bố các kết quảnghiên cứu mới về lịch sử, văn hóa địa phương; hai là, làm rõ thực trạng và đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương.Hội thảo đã góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác dạy học LSĐP,đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học LSĐPtrong nhà trường [32]

Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy họclịch sử địa phương ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêngcũng được bàn đến qua hai bài báo của tác giả Nguyễn Thị Côi: “Nâng cao hiệuquả việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông”, (Tạp chí khoa học,trường ĐHSP Hà Nội, (Số 6), 2002) và “Các con đường, biện pháp nâng caohiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,

Trang 24

Năm 2008, đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ “Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay” do Nguyễn Thị Côi chủ trì đã hoàn thành Công trình nghiên

cứu đã chỉ ra thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay trong các trường phổthông trên cả nước chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra là nâng cao ý thức gìn giữ vàphát huy truyền thống lịch sử của dân tộc Trước thực tế đó, nhóm tác giả đã đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổthông Những nhóm giải pháp mà công trình nghiên cứu đưa ra có tính khả thicao, có khả năng vận dụng để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam[12]

Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thoả khoa học Quốc gia

về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, trong đó, thực trạng và cácbiện pháp quản lý hoạt động dạy học lịch sử được bàn đến một cách sâu sắc

Tác giả Trần Vân Anh cũng phân tích thực trạng và đề xuất các giải phápquản lý dạy lịch sử địa phương trong luận án tiến sỹ “Nâng cao chất lượng dạylịch sử địa phương ở các trường THPT Tỉnh Phú Thọ” thực hiện năm 2013

Các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát quá trình hình thành vàphát triển của hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương qua các thời

kì lịch sử Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng đề cập đến những khía cạnh khácnhau về lý luận cũng như thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống lịch sửđịa phương ở các trường phổ thông nói chung

Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt độnggiáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở các trường tiểu học gắn với một địabàn cụ thể, xuất phát từ lý do đó chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

QL là một hiện tượng xã hội, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát củaloài người Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái

Trang 26

gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của QLtrong sự ổn định và phát triển của xã hội QL là một phạm trù khách quan làmột tất yếu lịch sử Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về QL dưới góc

độ khác nhau

Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những HĐ cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trường” [dẫn theo 15].

F.W Taylor được coi là cha đẻ của thuyết QL khoa học đã cho rằng cốt

lõi trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và phải QL chặt chẽ”, “QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [dẫn theo 8].

Henri Fayol thì xuất phát từ các loại hình HĐ QL khi cho rằng: “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo, và kiểm tra” [dẫn theo 8].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: HĐ QL là:

“Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8].

Từ các quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm QL là mộtquá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể QL đếnkhách thể QL nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trongđiều kiện biến động của môi trường QL tồn tại trong mọi quá trình HĐ của xãhội và là điều kiện quan trọng để tổ chức XH vận hành và phát triển trong kháiniệm QL, ta cần chú ý các yếu tố sau:

Trang 27

Chủ thể QL: là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức tạo ranhững tác động QL Nó trả lời câu hỏi: Ai QL

Khách thể QL: là những đối tượng tiếp nhận các tác động QL

+ Khách thể QL có thể người, trả lời câu hỏi: QL ai?

+ Khách thể QL có thể là vật, trả lời câu hỏi: QL cái gì?

+ Khách thể thể QL là việc, trả lời câu hỏi: QL việc gì?

Mục tiêu QL: là căn cứ để chủ thể tạo ra những tác động QL lên đối tượng QL

Quá trình QL mang tính tổng hợp, không tuân theo những quy định cứngnhắc mà phải mềm dẻo linh hoạt

1.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục

Trước khi định nghĩa được quản lý hoạt động giáo dục là gì cần phải làm

rõ nội hàm của khái niệm “Hoạt động giáo dục”

Hoạt động giáo dục thường được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng,

đó là quá trình hình thành nhân cách một cách có mục đích, có tổ chức thôngqua các hoạt động và các mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáodục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội loạingười Như vậy, hoạt động giáo dục sẽ giúp con người phát triển cả về sinh lý,tâm lý và xã hội

Theo nghĩa hẹp, hoạt động giáo dục là một bộ phận của quá trình sưphạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niệmtin, lý tưởng, tình cảm, thái độ, những hành vi ứng xử, thói quen đúng đắn phùhợp với chuẩn mực xã hội Nói cách khác, nếu nhân cách con người được hiểutheo nghĩa bao gồm hai phần: năng lực và phẩm chất thì hoạt động giáo dụctheo nghĩa hẹp chú trọng quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhâncách của con người Những phẩm chất nhân cách ấy được bộc lộ qua tình cảm,thái độ, hành vi và thói quen của cá nhân

Trong phạm vi của đề tài, tôi sử dụng khái niệm hoạt động giáo dục theonghĩa hẹp làm cơ sở để nghiên cứu

Trang 28

Từ phân tích nêu trên, quản lý hoạt động giáo dục là quá trình tác động

có tổ chức có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động giáo dục được triển khai đúng kế hoạch, qua đó, hình thành cho học sinh hệ thống thái độ, hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.2.3 Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương

1.2.3.1 Truyền thống lịch sử địa phương

Muốn hiểu đúng khái niệm “truyền thống lịch sử địa phương” trước hết

ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương” Địa phương là những vùng đất nhất địnhnằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với nhữngvùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước Địa phương hiểu theo nghĩa

cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thànhphố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp,… Vì vậy, truyền thống lịch sử địaphương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của truyền thống lịch sử dântộc Nói cách khác, truyền thống lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành củatruyền thống lịch sử dân tộc Từ sự phân tích trên, tác giả xác định khái niệmtruyền thống lịch sử địa phương như sau:

Truyền thống lịch sử địa phương là bản sắc văn hóa, là các sự kiện, biểu tượng lịch sử của quá trình hình thành, xây dựng và phát triển một vùng đất gắn một địa danh hành chính nhất định Truyền thống lịch sử địa phương vận động theo những biến đổi của lịch sử dân tộc và không tách rời lịch sử dân tộc 1.2.3.2 Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định

nguyên lý giáo dục là:"Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [25] Căn cứ vào nguyên lý giáo dục và công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ban

hành ngày 28 tháng 7 năm 2008 về hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa

Trang 29

nội dung chương trình giáo dục truyền thống lịch sử địa phương được dạylồng

ghép trong một số môn học như: tiếng Việt, Khoa học xã hội, mỹ thuật, âmnhạc

Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương là hoạt động truyền thụ các trithức về truyền thống lịch sử địa phương thông qua các phương pháp, hình thứcgiáo dục khác nhau nhằm nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa, ý thức tự hàodân tộc, lòng yêu nước của học sinh Từ đó, có thể thấy giáo dục truyền thốnglịch sử địa phương là hoạt động giáo dục hết sức linh hoạt, đa dạng cả về nộidung và hình thức tổ chức

Hiện nay, các quan điểm và định nghĩa về giáo dục truyền thống lịch sửđịa phương chưa có sự thống nhất Tuy nhiên, dựa vào sự phân tích, khái quát

các quan điểm, tác giả xác định: Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương là quá trình sư phạm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch trong đó, dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, đối tượng giáo dục (học sinh) tự giác, tích cực, chủ động tham gia và các hoạt động giáo dục nhằm lĩnh hội những tri thức về lịch

sử địa phương, về văn hoá địa phương nhằm củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc; hình thành và rèn luyện hành vi, thói quen phù hợp với yêu cầu xã hội.

Trong nhiều năm qua, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương đã trởthành một hoạt động ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh Hơn nữa, hoạt động giáo dục truyền thốnglịch sử địa phương đã tạo ra tính sinh động, thiết thực và hấp dẫn cho chươngtrình giáo dục tiểu học

1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học

Hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu họcmặc dù đã được hướng dẫn triển khai từ năm 2008, nhưng đến nay đó vẫn làmột nội dung khá mới mẻ đối với các trường bởi tính đa dạng, linh hoạt, đặc

Trang 30

hiệu quả thì cần có sự quản lý thường xuyên, sát sao của Hiệu trưởng và cán bộquản lý nhà trường.

Từ việc phân tích nội hàm hai khái niệm quản lý và quản lý hoạt độnggiáo dục như đã trình bày ở trên, tác giả rút ra khái niệm QL HĐGD truyền

thống lịch sử địa phương như sau: “Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương thực chất là quá trình định hướng, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đối với giáo viên trong việc xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả chương trình giáo dục thông qua các mức độ biểu hiện về tình cảm, thái độ và hành vi của học sinh đối với các nhân vật anh hùng, các di tích lịch sử, kho tàng văn hóa, thể thao của địa phương sau khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường”.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cần bám sátvào mục tiêu giáo dục tiểu học do Bộ GDĐT quy định Bên cạnh đó, khác vớicác hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học, hoạt động GD truyềnthống lịch sử địa phương lại mang tính đặc thù vùng miền rõ rệt Điều này cónghĩa, việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian, địa điểm hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà trường trên một địabàn hành chính nhất định Đây vừa là một thuận lợi, đồng thời cũng là một khókhăn đối với công tác quản lý Thuận lợi ở chỗ, nhà quản lý có thể vận dụng sựsáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục và tránh được cácquy định kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục một cách hình thức, cứng nhắcđang được áp dụng hiện nay Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho công tác quản lýxuất phát từ sự thiếu đồng bộ và nghèo nàn về tài liệu giáo dục địa phương,trình độ tổ chức hoạt động của giáo viên hay nguồn kinh phí, phương tiện vậtchất phục vụ các hoạt động Bởi HĐ GD truyền thống lịch sử địa phương, đặcbiệt với đối tượng là học sinh tiểu học không thể đạt hiệu quả nếu chỉ thuyết

Trang 31

trình hoặc “dạy chay” giáo điều trên lớp mà cần tạo điều kiện cho học sinhđược trải nghiệm thực tế.

1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường Tiểu học

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo), Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo

dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [dẫn theo 5]

Trường Tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theomục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ

em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trongcộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạtđộng giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểuhọc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhậnhoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trongđịa bàn trường được phân công phụ trách

3 Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương

4 Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

5 Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

6 Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật

7 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

Trang 32

8 Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham giacác hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học

1.3.2.1 Đảm bảo tính tư tưởng

Tính tư tưởng là nguyên tắc hàng đầu của dạy học nói chung và dạy họclịch sử nói riêng Trong dạy học lịch sử, giáo dục phải khơi dậy lòng tự hào dântộc, yêu hoà bình, ghét sự bất công, tàn bạo và chiến tranh Từ đó, các em thấyđược trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốchiện nay

Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người

Vì vậy, khi tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương giáoviên cần tôn trọng lịch sử, tức là phản ánh đúng những gì đã xảy ra chứ khôngđược dựa vào cảm tính và quan điểm cá nhân mà cung cấp những thông tin sailệch cho học sinh

1.3.2.2 Đảm bảo tính hệ thống

Quá trình phát triển của lịch sử có tính lô gic và thống nhất Bởi vậy,giáo viên cần đảm bảo tính hệ thống, tính lô gic của các sự kiện lịch sử theokhông gian và thời gian Truyền thống lịch sử địa phương gắn liền với truyềnthống lịch sử dân tộc Nếu không phản ánh được lô gic và sự thống nhất đó thìcoi như mục tiêu giáo dục của hoạt động này không được hoàn thành

1.3.2.3 Đảm bảo tính khoa học

Lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người và nhân loại trải qua Hiệnthực lịch sử là khách quan do vậy, các sự kiện lịch sử và các hoạt động giáodục được tổ chức phải chính xác về thông tin và phương pháp truyền tải, tránhtrùng hợp, xuyên tạc, bóp méo lịch sử

1.3.2.4 Đảm bảo tính vừa sức

Trang 33

Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức hết quan trọng đối với học sinh tiểuhọc Bởi ở lứa tuổi này, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của các emchưa hoàn thiện Chính vì vậy, hiệu quả của hoạt động giáo dục truyền thốnglịch sử địa phương phụ thuộc lớn vào việc lựa chọn các nội dung phù hợp vớikhả năng nhận thức cũng như hứng thú và nhu cầu của học sinh.

1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học

Căn cứ vào Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sử đổi 2009; Chỉ thị1537.CT-BGDĐT ban hành ngày 5/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăngcường hiệu quả của một số hoạt động giáo dục học sinh, sinh viên trong các cơ

sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04.2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 banhành quy định về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá hoạt độnggiáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học nhằm thực hiệnmục tiêu như sau [25]:

- Nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục gắn nhà trường với thực tiễn cuộcsống, học đi đôi với hành

- Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức,thẩm mỹ cho học sinh và cho giáo viên cũng như góp phần gìn giữ và phát huybản sắc văn hóa dân tộc

- Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, truyền thống cáchmạng đối với học sinh, từ đó khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng tự hào dân tộc và ýthức trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh

1.3.4 Nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở trường tiểu học

Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể,sinh động, đa dạng của trithức lịch sử dân tộc Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành của lịch sử dântộc Bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra trong lịch sử đều mang tính chấtđịa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa

Trang 34

phương nhất định Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liềnvới lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới Sự hiểu biết cần thiết vềlịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính quê hương, xứ sở, nơi chônnhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sửcủa dân tộc là điều rất cần thiết.

Theo công văn số 4323/BGDĐR-GDTH ban hành ngày 25 tháng 8 năm

2015 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015-2016 đã nhấnmạnh một trong những nội dung giáo dục trọng tâm đối với bậc tiểu học là:

“Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường ” nhằm “Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa” Chính vì vậy, nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương được

giảng dạy lồng ghép trong một số môn học như Lịch sử và Địa lý, Tiếng Việt,

Tự nhiên - Xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc,… [dẫn theo 4]

Cụ thể hơn, nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cần tậptrung cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các danh nhân, di tíchlịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, truyền thống đấu tranh kiên cường, nơisinh ra những vị anh hùng đã có công với đất nước đồng thời giáo dục truyềnthống yêu nước, yêu quê hương, truyền thống cách mạng đối với học sinh, từ

đó khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quêhương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh

Tuy nhiên, mặc dù nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương có

sự khác biệt rõ nét giữa các vùng miền nhưng việc lựa chọn các nội dung giáodục luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đó là:

- Nội dung giáo dục tính gần gũi, dễ nhớ mang tính cụ thể, phù hợp vớitrình độ nhận thức của học sinh

- Nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học

- Nội dung đa dạng, phong phú không nhàm chán

Trang 35

- Nội dung giáo dục phải phản ánh được bản sắc truyền thống văn hóacủa địa phương nơi học sinh đang tham gia học tập.

- Nội dung giáo dục được lựa chọn cần đặc sắc, cô đọng, súc tích, khôngdàn trải

- Nội dung đưa ra giảng dạy đảm bảo tính chính xác về thông tin, khôngsai lệch

1.3.5 Phương pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh các trường tiểu học

Giáo dục truyền thống LSĐP cho học sinh các trường tiểu học được thựchiện bằng nhiều phương pháp khác nhau cụ thể:

* Phương pháp giảng giải

Giảng giải là phương pháp giáo dục trong đó giáo viên dùng lời nói đểgiải thích, chứng minh về một truyền thống lịch sử địa phương đã được ghinhận, nhằm giúp cho học sinh hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung của truyềnthống lịch sử đó

Giảng giải có vai trò rất quan trọng nhằm giúp HS có cơ hội lĩnh hội mộtcách tự giác các truyền thống lịch sử địa phương trên cơ sở đó hình thành tìnhcảm và lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc

* Phương pháp kể chuyện

Phương pháp kể chuyện là phương pháp GV sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu

bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dụctruyền thống lịch sử địa phương

Phương pháp kể chuyện góp phần hình thành và phát triển những xúccảm, tình cảm tích cực và niềm tin đúng đắn ở HS thông qua nội dung kểchuyện giáo dục HS học tập những gương tốt, tránh những gương phản diện,hình thành và phát triển ở HS năng lực nhận xét, năng lực phê phán, năng lựcđánh giá hành vi và thái độ của người khác và của chính bản thân mình

Để kể chuyện có hiệu quả GV cần phải xác định nội dung giáo dục

Trang 36

truyền thống lịch sử gì? danh nhân hay truyền thống đấu tranh, hay danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử… Trên cơ sở đó lựa chọn chuyện để kể Nội dung kểchuyện phải phù hợp với chủ đề, mục tiêu đã định hướng, đồng thời phải chứađựng những tình huống hấp dẫn và phong phú.

Khi kể chuyện GV phải kết hợp giữa việc sử dụng lời nói sinh động vớiviệc thay đổi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt sao cho phù hợp với những tình tiết trongnội dung của chuyện kể

Sau khi kết thúc câu chuyện GV nên yêu cầu HS kể lại tự rút ra kết luận

và đặt ra một hệ thống những câu hỏi để HS trả lời qua đó giáo dục nhữngtruyền thống lịch sử địa phương, đồng thời giúp HS liên hệ với thực tiễn cuộcsống

* Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp GV dùng những tấm gương sáng của cá nhânhoặc tập thể ở địa phương để kích thích HS học tập và làm theo Bên cạnh đó

GV cũng có thể sử dụng những tấm gương xấu - gương phản diện để giúp HSphân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự

Nêu gương là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong công tác giáodục nhằm giúp HS phát triển được năng lực phê phán và năng lực đánh giánhững hành vi của người khác, từ đó rút ra những kết luận thiết thực đối với bảnthân

Thông qua phương pháp giáo dục nêu gương giúp HS học và làm theonhững gương tốt, tránh những gương xấu Đồng thời giúp HS hình thành đượcthái độ, niềm tin và tình cảm tích cực đối với truyền thống lịch sử của địaphương

* Phương pháp làm việc nhóm

Thực chất của phương pháp này giáo viên tổ chức cho HS tham gia traođổi, giải quyết về một vấn đề hoặc nội dung kiến thức về truyền thống LSĐPtheo nhóm, giáo viên kích thích HS tự giác, tích cực hợp tác để giải quyết

Trang 37

Phương pháp làm việc nhóm được chia ra làm hai loại: nhóm nhỏ vànhóm lớn Nhóm nhỏ được sử dụng phổ biết trong quá trình dạy học, do

Trang 38

phương pháp này nó đáp ứng rất tốt mục tiêu cải cánh - phát huy cao độ tínhtích cực học tập của HS Làm việc nhóm còn là phương tiện học hỏi có tínhchất dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạtbình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhângiúp HS rèn luyện kĩ năng sống trong tập thể, kĩ năng nói và biết lắng nghengười khác nói, kĩ năng giải quyết, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phát biểu trướcđám đông - điều mà đa số HS tiểu học còn hạn chế.

* Phương pháp nêu vấn đề

Phương pháp nêu vấn đề là GV tạo ra tình huống có vấn đề, HS thì tự lựcsuy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự định hướng của GV Quá trình suy nghĩ,thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt để kích thích tính năng động sáng tạo, sự độclập suy nghĩ, HS dần dần tiếp thu kinh nghiệm hoạt động sáng tạo hình thànhphong cách học tập và làm việc mới

Trong quá trình đó, GV vừa là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiếnthức (bằng cách nêu vấn đề) để HV lĩnh hội, vừa là người kích thích tự giác,tích cực suy nghĩ sáng tạo của HS trong học tập đồng thời tạo ra bầu không khídân chủ giữa thầy và trò để đạt hiệu quả cao trong học tập

* Phương pháp tự trải nghiệm

Tự trải nghiệm dưới sự định hướng, tư vấn của GV sẽ giúp HS rèn luyệnkhả năng tự tin trước người khác, kĩ năng giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, tựtrải nghiệm còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của HS trong việc tiếp thu

và hiểu tri thức về truyền thống lịch sử địa phương, rèn luyện cho HS kĩ năngđộc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học,giúp HS tự tin hơn trong cuộc sống của mình, thích ứng và bắt nhịp nhanh vớinhững tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến Tự trải nghiệm của

HS cần phải được tăng cường trong học tập trên lớp, trong hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp và tự rèn luyện của mỗi cá nhân HS

* Phương pháp đóng vai

Trang 39

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một sốcách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằmgiúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụthể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải làphần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phầndiễn ấy.

* Phương pháp giao công việc

- Là phương pháp lôi cuốn HS vào các hoạt động đa dạng với nhữngcông việc cụ thể, với nghĩa vụ xã hội nhất định

- Tác dụng của phương pháp giao việc là HS có cơ hội vận dụng nhữngtri thức đã học của công việc cụ thể, với những yêu cầu nhất định Nhờ đó HSđược thể hiện những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng vàhình thành được hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việcđược giao

- Khi giao việc cho HS cần chú ý:

+ Chọn công việc phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dục

+ Công việc phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học

+ Đưa ra những yêu cầu cụ thể, giúp họ có thể định hướng đúng đắn chotoàn bộ chuỗi hoạt động của họ nhằm thực hiện công việc được giao

+ Phải tính đến hứng thú, năng khiếu của người được giáo dục nhằm pháthuy được thế mạnh của họ trong hoạt động

+ Để tập thể giao việc cho cá nhân với những yêu cầu rõ ràng nhằm tạo

cơ hội cho HS phát huy ý thức, năng lực tự quản và tính tích cực đối với việcđược giao

+ Theo dõi và giúp đỡ để HS hoàn thành mọi yêu cầu của công việcđược giao

+ Kiểm tra, đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của cánhân, tập thể

Trang 40

1.3.6 Các con đường giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ở

Hoạt động dạy học trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, định hướng

cố vấn cho sự phát triển của HS tiểu học Tùy theo nội dung, chương trình củatừng môn học mà GV lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhằm pháttriển tri thức, kĩ năng, thái độ GV có thể lựa chọn lồng ghép, tích hợp nội dunggiáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh ở trường tiểu học trongchương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế như: Lịch sử và Địalý; Tự nhiên và xã hội, Đạo đức; Mỹ thuật; Tiếng việt…

GV cần nghiên cứu nội dung dạy học từ đó thiết kế các tình huống dạyhọc sinh động, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo dựng được sựliên kết giữa HS với nhau, chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bànbạc, trao đổi thông tin, trao đổi những quan điểm cá nhân, xây dựng bầu khôngkhí học tập thoải mái, không căng thẳng, mệt mỏi từ đó cuốn hút HS tham giavào hoạt động nhóm, lớp,… Như vậy, thông qua dạy học lồng ghép, tích hợpkhông những đảm bảo được mục tiêu môn học mà còn giáo dục truyền thốnglịch sử địa phương cho học sinh

Để tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dunggiáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong chương trình dạy học thôngqua các môn học chiếm ưu thế Về phía GV phải có trình độ hiểu biết sâu vànăng lực thiết kế, tổ chức và kiểm tra đánh giá theo hướng lồng ghép, tíchhợp nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương Về phía HS phải chủ

Ngày đăng: 12/10/2018, 11:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Vân Anh (2011), Một số biện pháp dạy học Lịch sử địa phương ở nước Anh, Tạp chí Giáo dục, số 269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Trần Vân Anh
Năm: 2011
2. Ban khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới,NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổimới
Tác giả: Ban khoa giáo Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. Ban chấp hành TƯ khoá IX (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ sáu
Tác giả: Ban chấp hành TƯ khoá IX
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp Tiểu học từ năm học 2008-2009, công văn số 5892/BGDĐTGDTrH ngày 28 tháng 7 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nội dung GD địaphương ở cấp Tiểu học từ năm học 2008-2009, công văn số 5892/"BGDĐTGDTrH
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông mônLịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dụcTrung học phổ thông môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) Đại cương khoa học quản lý, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quảnlý
Nhà XB: Nxb KHXH
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003) Cơ sở khoa học quản lý, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm -ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
10. Phạm Khắc Chương (2006) Lý luận quản lý giáo dục đại cương, giáo trình ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý giáo dục đại cương
11. Chương trình phổ thông môn lịch sử (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phổ thông môn lịch sử
Tác giả: Chương trình phổ thông môn lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Thị Côi, Vũ Ngọc Anh (2012), Tài liệu hướng dẫn địa phương biên soạn tài liệu nội dung địa phương môn Lịch sử, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn địa phươngbiên soạn tài liệu nội dung địa phương môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi, Vũ Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2012
14. Địa chí Hải Dương (Tập 1, 2, 3), Nxb Chính trị Quốc gia, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Hải Dương (Tập 1, 2, 3)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
15. Hải Dương (2008), Hành trình hội nhập và phát triển, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình hội nhập và phát triển
Tác giả: Hải Dương
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2008
16. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz
Nhà XB: Nxb Khoa họckỹ thuật
Năm: 1992
17. Bùi Minh Hiền (2006) (chủ biên), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
18. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2003), Lý luận luận dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận luận dạy học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm
Năm: 2003
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 2004
20. Đặng Bá Lãm (2005) Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
21. Phan Ngọc Liên (2000), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội 22. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1980), Phương pháp dạy học lịch sử tập 2,Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận sử học", Nxb ĐHQG Hà Nội22. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1980), "Phương pháp dạy học lịch sử tập 2
Tác giả: Phan Ngọc Liên (2000), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội 22. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội22. Phan Ngọc Liên
Năm: 1980
23. Phan Ngọc Liên (2003), Lịch sử và giáo dục lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và giáo dục lịch sử
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w