1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐT, BD CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK

45 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 792,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Đối tương nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 6. Kết cấu của báo cáo. 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐT,BD CÔNG CHỨC VÀ GIỚI THIỆU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK. 4 1.1. Cơ sở lý luận về công tác ĐT, BD công chức 4 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp huyện. 4 1.1.1.1.Khái niệm về công chức cấp huyện 4 1.1.1.2 Đặc điểm của công chức cấp huyện. 5 1.1.1.3. Nghĩa vụ, quyền hạn của công chức cấp huyện 5 1.1.2. Những vấn đề chung về công tác ĐT, BD công chức nhà nước. 7 1.1.2.1. Khái niệm ĐT, BD 7 1.1.2.2. Đối tượng ĐT, BD công chức 7 1.1.2.3. Mục tiêu của công tác ĐT, BD công chức. 8 1.1.2.4. Vai trò và chức năng của ĐT, BD của công chức 9 1.1.2.5. Nguyên tắc của công tác ĐT, BD công chức 11 1.1.2.6. Nội dung, hình thức ĐT, BD cán bộ, công chức. 11 1.1.2.7. Quy trình ĐT, BD 13 1.2. Giới thiệu chung về UBND huyện Eakar 15 1.2.1. Địa chỉ liên hệ 15 1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Eakar. 15 1.3. Khái quát về phòng Nội vụ huyện Eakar 16 1.3.1. Vị trí, chức năng 16 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 17 1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐT, BD CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK 19 2.1. Thực trạng về công tác ĐT, BD cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Eakar 19 2.1.1. Thực trạng chất lượng công chức UBND huyện Eakar 19 2.1.1.1.Về số lượng công chức 19 2.1.1.2. Về trình độ 22 2.1.1.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của huyện. 24 2.1.2. Thực trạng công tác ĐT, BD công chức tại UBND huyện Eakar giai đoạn 20142016 24 2.1.2.1. Nhu cầu ĐT và BD công chức. 24 2.1.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình ĐT 25 2.1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐT, BD 26 2.1.3. Nhận xét công tác ĐT BD công chức ở UBND huyện Eakar 27 2.4.5. Nguyên nhân còn tồn tại 30 3.2.Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác ĐT, BD. 31 3.2.1.Giải pháp chung. 31 3.2.2. Giải pháp cụ thể. 33 3.2.2.1. Đổi mới nội dung chương trình ĐT, loại hình ĐT. 33 3.2.2.2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá sau quá trình ĐT thông qua công việc thực tiễn được giao. 33 3.2.2.3. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác hổ trợ lớp học. 34 3.2.3. Một số khuyến nghị 35 3.2.3.1. Đối với UBND tỉnh 35 3.2.3.2. Đối với các cơ sở ĐT. 35 3.2.3.3. Đối với UBND huyện. 36 3.2.3.4. Đối với Phòng Nội Vụ huyện 37 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáotrong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường Các thầy cô đã trang bị cho em không chỉ những kiến thức chuyênmôn, mà còn có cả kỹ năng thực tế để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quátrình kiến tập và hoàn thành tốt bài báo cáo của mình

Đặc biệt, em xin gửi đến cô Tạ Thị hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ emhoàn thành báo cáo kiến tập này lời cảm ơn sâu sắc

Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác, các côchú, các anh, các chị tại phòng Nội vụ - UBND huyện Eakar đã tạo điều kiện cho emđược tìm hiểu thực tiễn trong quá trình kiến tập tại cơ quan Và em cũng xin gửi lờicảm ơn chân thành nhất đến chú Trần Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng Nội vụ - người

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm và cung cấp cho em những tài liệu rất quantrọng để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bàibáo cáo không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp

ý kiến từ phía các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài báo cáo của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017

SINH VIÊN

Võ Thị Thanh An

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài do em đã tìm hiểu và nghiên cứu, nội dung sốliệu trong báo cáo hoàn toàn đúng với tài liệu em đã tìm hiểu và được cơ quan nghiêncứu cung cấp Nếu bài nghiên cứu của em sai với nội dung, số liệu đã được cung cấp

em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Võ Thị Thanh An

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tương nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của báo cáo 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐT,BD CÔNG CHỨC VÀ GIỚI THIỆU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK 4

1.1 Cơ sở lý luận về công tác ĐT, BD công chức 4

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp huyện 4

1.1.1.1.Khái niệm về công chức cấp huyện 4

1.1.1.2 Đặc điểm của công chức cấp huyện 5

1.1.1.3 Nghĩa vụ, quyền hạn của công chức cấp huyện 5

1.1.2 Những vấn đề chung về công tác ĐT, BD công chức nhà nước 7

1.1.2.1 Khái niệm ĐT, BD 7

1.1.2.2 Đối tượng ĐT, BD công chức 7

1.1.2.3 Mục tiêu của công tác ĐT, BD công chức 8

1.1.2.4 Vai trò và chức năng của ĐT, BD của công chức 9

1.1.2.5 Nguyên tắc của công tác ĐT, BD công chức 11

1.1.2.6 Nội dung, hình thức ĐT, BD cán bộ, công chức 11

1.1.2.7 Quy trình ĐT, BD 13

1.2 Giới thiệu chung về UBND huyện Eakar 15

1.2.1 Địa chỉ liên hệ 15

Trang 4

1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Eakar 15

1.3 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Eakar 16

1.3.1 Vị trí, chức năng 16

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 17

1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐT, BD CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK 19

2.1 Thực trạng về công tác ĐT, BD cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Eakar 19

2.1.1 Thực trạng chất lượng công chức UBND huyện Eakar 19

2.1.1.1.Về số lượng công chức 19

2.1.1.2 Về trình độ 22

2.1.1.3 Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của huyện 24

2.1.2 Thực trạng công tác ĐT, BD công chức tại UBND huyện Eakar giai đoạn 2014-2016 24

2.1.2.1 Nhu cầu ĐT và BD công chức 24

2.1.2.2 Xây dựng kế hoạch, chương trình ĐT 25

2.1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐT, BD 26

2.1.3 Nhận xét công tác ĐT BD công chức ở UBND huyện Eakar 27

2.4.5 Nguyên nhân còn tồn tại 30

3.2.Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác ĐT, BD 31

3.2.1.Giải pháp chung 31

3.2.2 Giải pháp cụ thể 33

3.2.2.1 Đổi mới nội dung chương trình ĐT, loại hình ĐT 33

3.2.2.2 Tổ chức kiểm tra, đánh giá sau quá trình ĐT thông qua công việc thực tiễn được giao 33

3.2.2.3 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác hổ trợ lớp học 34

3.2.3 Một số khuyến nghị 35

3.2.3.1 Đối với UBND tỉnh 35

Trang 5

3.2.3.2 Đối với các cơ sở ĐT 35

3.2.3.3 Đối với UBND huyện 36

3.2.3.4 Đối với Phòng Nội Vụ huyện 37

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, toàn bộ đội ngũ côngchức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quátrình tổ chức và hoạt động của nhà nước Công chức trong thời kỳ chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cần được trang bị kiến thứcmới để đương đầu với những thay đổi của thời cuộc, cần phải có sự chuẩn bị, chọn lọcchu đáo để có một đội ngũ công chức trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nắmvững đường lối cách mạng của Đảng; vững vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị,

có năng lực về lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năngthực tiễn để thực hiện công tác đổi mới Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, với sự pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ càng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nướcphải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực điều hành và xử lý công việc thực tiễn

Do đó hoạt động công tác ĐT, BD đội ngũ công chức được đặt ra cấp thiết hơn Ngay

từ khi nhà nước độc lập, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặt công tác ĐT, BDcông chức vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định Đó cũng là yêu cầucấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Nghị quyết trung ương 3 (khóaIII) đã xác định; “Xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất năng lực là yếu tố quyếtđịnh chất lượng của bộ máy nhà nước” Đối với công tác ĐT, BD Nghị quyết đã xácđịnh rõ công chức cần phải được ĐT, BD kiến thức toàn diện, trước hết về đường lốichính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội Thực tế cho thấy hiện nay các

cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm hơn đến việc ĐT đội ngũ công chức tuynhiên nhiều nơi việc tổ chức ĐT, BD chưa phù hợp với yêu cầu chức năng công việc.Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơ quan, tổ chức ĐT, BD chưa có một kếhoạch ĐT, BD hợp lý gây ra lãng phí về thời gian, tiền của và cả nguồn nhân lực, do

sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi, ĐT không đúng lúc, đúng chỗ UBND huyệnEakar là cơ quan hành chính của nhà nước, trong nhưng năm qua rất quan tâm đếncông tác ĐT, BD đội ngũ công chức xác định đó là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệulực, hiệu quả quả lý nhà nước

Với những kiến thức đã được học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và quathời gian kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Eakar em xin trình bày về thực trạng côngtác ĐT, BD đội ngũ công chức ở UBND huyện Eakar đưa ra một số ý kiến đánh giá

Trang 8

kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân về công tác này qua đề tài: “ Thực trạng công tác ĐT, BD công chức tại UBND huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk” Nghiên cứu đề tài trên

với mong muốn tìm ra những điểm phù hợp cũng như chưa phù hợp trong công tác

ĐT, BD công chức tại UBND huyện đồng thời rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn để nângcao sự hiểu biết của bản thân Do thời gian kiến tập có hạn, nên bài viết có thể chưathật đầy đủ và hoàn chỉnh Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đánhgiá và đóng góp ý kiến của Thầy Cô giáo cùng cán bộ, công chức công tác tại phòngNội vụ để bài báo cáo này hoàn thiện hơn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được các mục đích đã đặt ra, báo cáo có những nhiệm vụ:

+ Phân tích cơ sở lý luận về ĐT, BD nói chung và ĐT, BD công chức trong các

cơ quan hành chính nhà nước nói riêng dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hìnhthức ĐT, BD

+ Phân tích thực trạng công tác ĐT, BD công chức tại Ủy ban nhân dân huyệnEakar Trên cơ sở đó so sánh với cơ sở lý luận, đánh giá từ đó đưa ra những

hạn chế bất cập tồn tại và nguyên nhân của những bất cập đó

+ Đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những mặthạn chế, hoàn thiện công tác ĐT, BD công chức của UBND huyện Eakar

3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: UBND huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk

- Phạm vi thời gian: Các số liệu trong đề tài được lấy từ năm 2014 đến năm 2016

4 Đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đội ngũ công chức UBND huyện Eakar,

Trang 9

tỉnh Đắk Lắk.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các mục đích đã đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn

- Phương pháp đánh giá

6 Kết cấu của báo cáo.

Đề tài nghiên cứu ngoài danh mục tài từ viết tắt, lời cảm ơn,phần mở đầu, phầnkết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Phần nội dung đề tài gồm 2 chương cụthể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác ĐT, BD đội ngũ công chức và giới thiệu về Ủy ban nhân dân huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 2: Thực trạng và đánh giá về công tác ĐT, BD đội ngũ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk.

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐT,BD CÔNG CHỨC

VÀ GIỚI THIỆU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR,

TỈNH ĐẮK LẮK.

1.1 Cơ sở lý luận về công tác ĐT, BD công chức

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp huyện.

1.1.1.1.Khái niệm về công chức cấp huyện

Trải qua diễn biến phát triển của đất nước, các khái niện công chức cũng cónhiều cách gọi, được thể hiện dưới nhiều thể loại văn bản khác nhau Khoản 2 Điều 4Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định “Công chức là công dân Việt Nam, đượctuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân

mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật”

Như vậy, theo khái niệm công chức được đề cập tại khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008, có thể khái quát: Công chức cấp huyện là một bộ phận của côngchức làm việc trong bộ máy nhà nước nói chung

Công chức cấp huyện trong cơ quan hành chính nhà nước, tại khoản 2 điều 6Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định những người làm công chứcbao gồm:

“Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;

Trang 11

Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.”

1.1.1.2 Đặc điểm của công chức cấp huyện.

Thứ nhất, công chức cấp huyện là công dân Việt Nam Muốn trở thành côngchức cấp huyện thì phải là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luậtquy định tại điều 36 Luật cán bộ công chức như sau: Có Quốc tịch là Quốc tịch ViệtNam, có nơi cư trú tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có lí lịch rõ ràng, có phẩm chấtchính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn phù hợp, có sức khỏe để hoàn thànhcông vụ, nhiệm vụ chức danh, chức vụ, ngạch công chức được đảm nhận

Thứ hai, con đường hình thành công chức là do tuyển dụng, bổ nhiệm Việctuyển dụng công chức huyện do cơ quan có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu,nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Người có đủ các điều kiện quy định tạiđiều 36 Luật cán bộ công chức 2008 thì đăng ký dự tuyển công chức Việc tuyển dụngcông chức được thực hiện chủ yếu thông qua thi tuyển trừ quy định tại khoản 2 điều 37Luật cán bộ công chức 2008 “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 củaLuật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển”

Thứ ba, nơi làm việc của công chức Công chức đảm nhận chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng công sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấphuyện, trong các cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của Đảngcông sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

Thứ tư, chế độ lương và nguồn kinh phí trả lương cho công chức Công chứcđược biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lươngcủa đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

1.1.1.3 Nghĩa vụ, quyền hạn của công chức cấp huyện

1.1.1.3.1 Nghĩa vụ của công chức cấp huyện

Công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng thì đều có những nghĩa

vụ sau:

Thứ nhất, đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Được quy định rõ tại điều 8

Trang 12

Luật cán bộ công chức 2008 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia;Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, trong thi hành công vụ Trước tiên phải tuân thủ theo các Các nguyêntắc trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 3 Luật cán bộ công chức 2008 Tuânthủ Hiến pháp và pháp luật; Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của

tổ chức, công dân; Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giámsát; Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; Bảo đảm thứbậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

1.1.1.3.2 Quyền hạn của công chức cấp huyện

Thứ nhất, công chức được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ, được quyđịnh tài Điều 11 Luật cán bộ công chức 2008 Được giao quyền tương xứng vớinhiệm vụ; Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy địnhcủa pháp luật; Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao;Được ĐT, BD nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; Được pháp luật bảo

vệ khi thi hành công vụ

Thứ hai, công chức về tiền lương và các chế dộ liên quan đén tiền lương, đượcquy định tài Điều 12 Luật cán bộ công chức 2008 Được Nhà nước bảo đảm tiềnlương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế -

xã hội của đất nước Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khănhoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp vàchính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiềnlàm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật

Thứ 3, công chức về nghỉ ngơi, được quy định tài Điều 13 Luật cán bộ côngchức 2008 Công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theoquy định của pháp luật về lao động Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, công chứckhông sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lươngcòn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày khôngnghỉ

Trang 13

Thứ 4, các quyền khác của công chức, được quy định tài Điều 14 Luật cán bộcông chức 2008 Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, thamgia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện

đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bịthương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chínhsách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền kháctheo quy định của pháp luật

1.1.2 Những vấn đề chung về công tác ĐT, BD công chức nhà nước.

1.1.2.1 Khái niệm ĐT, BD

“ĐT” và “BD” là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bảnquy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên cách tiếpcận này cũng theo nhiều chiều khác nhau

Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằmhình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ… để hoànthành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề mộtcách có năng suất và hiệu quả Hay nói một cách chung nhất, đào tạo được xem như làmột quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhấtđịnh

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túcnghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề,đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề Các hoạtđộng này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mangmột cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để laođộng có hiệu quả hơn

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ

về ĐT, BD công chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010), tại Điều 5 giải

thích: “ĐT là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “BD là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.

1.1.2.2 Đối tượng ĐT, BD công chức

- Công chức hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở

Trang 14

Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện;

- Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toánNhà nước

- Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ thành lập

- Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân ;

- Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

Như vậy, đối tượng của công tác ĐT, BD công chức nhà nước là một đội ngũrất đông đảo những người đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và Đoànthể từ Trung ương đến cơ sở

1.1.2.3 Mục tiêu của công tác ĐT, BD công chức.

Mục tiêu của hoạt động ĐT, BD công chức được xác định cụ thể theo từng thời

kỳ phát triển của xã hội, nhằm xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng những mục tiêuchính trị, kinh tế, xã hội của đất nước Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, mục tiêu

cơ bản của công tác này là:

Thứ nhất, trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước thành thạo vềchuyên môn nghệp vụ, trung thành với chế độ XHCN, tận tụy với công vụ, có trình độquản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lýnhà nước; tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quản và chất lượng chương trình cảicách hành chính nhà nước

Thứ hai, thực hiện ĐT, BD đội ngũ công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạnhcông chức đã được nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những hạn chế,thiếu hụt hiện nay để thực thi công vụ, đảm bảo yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân

lữ thường xuyên cho các cơ quan nhà nước

Thứ ba, ĐT, BD để củng cố kiến thức và năng lực cơ bản Tăng cường kiếnthức và kỹ năng cho đối tượng ĐT là mục đích tự thân của công tác ĐT, BD Đội ngũcông chức hành chính chỉ là một bộ phận của nguồn nhân lực cả nước nhưng nó đóngvai trò quan trọng vì nó là nhân tố giúp vận hành của cả bộ máy hành chính Hoạt độnglao động hành chính nhà nước thuộc dạng lao động yêu cầu nhiều kiến thức chuyênsâu và kỹ năng thành thực Vì vậy công tác ĐT, BD cần đặt ra mục tiêu trang bị kiến

Trang 15

thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ công chức hành chính là một trong những mụctiêu cốt yếu.

Thứ tư, nâng cao khả năng thích nghi cho đội ngũ công chức hành chính Trướcnhững thay đổi và nhanh chóng, bất cứ cá nhân và cộng đồng nào cũng khó tránh khỏiđược những thiếu hụt Đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nước hạn chế vềtrình độ vốn kiến thức là yếu tố gây thiếu hụt to lớn Tiếp cận với nền hành chính hiệnđại của thế giới, giao dịch với những cá nhân đến những nền văn hóa, chính trị và trình

độ kinh tế khác nhau sau mở cửu hội nhập đòi hỏi công tác ĐT, ĐB cần phải giúp họvượt qua những thiếu hụt ấy bằng cách trang bị những kiến thức và kỹ năng mới (Kiếnthức về pháp luật, về kinh tế, về văn hóa, về kỹ năng quản lý, )

1.1.2.4 Vai trò và chức năng của ĐT, BD của công chức

1.1.2.4.1.Vai trò của ĐT, BD

- Công tác ĐT, BD công chức nhằm phục vụ cho công tác chuẩn hóa cán bộ.Đây có thể coi là vấn đề quan trọng khi mà đội ngũ công chức hiện nay còn thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức còn bộc lộ nhiều yếukém Điều này đã làm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc, gây nhiềubức xúc trong nhân dân Do đó trong thời gian tới công tác ĐT, BD công chức cầnphải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho độingũ công chức

- ĐT, BD công chức nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đạihóa đất nước ĐT, BD cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có nănglực, phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đấtnước

- ĐT, BD công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính

- Tạo ra một đội ngũ công chức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có nănglực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc tận tụy phục vụ nhân dân,

có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Xây dựng một đội ngũ công chức huyện năng động, nhạy bén, linh hoạt, cókhả năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công việcnhanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện

1.1.2.4.2.Chức năng của ĐT, BD

- Là phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến thức, kĩ năng

Trang 16

Thông qua công tác ĐT, BD, người lao động tiếp thu kỹ năng, kiến thức để thựcthi công việc được giao một cách có hiệu quả và chất lượng Khối kiến thức, kĩ năngđược sắp xếp một cách có hệ thống bằng các chương trình, tài liệu và chúng được các

cơ quan, tổ chức giảng dạy, trao đổi bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phảiđảm bảo khối lượng kiến thức, kỹ năng đó đến được với công chức Do vậy, khốilượng kiến thức kĩ năng thực chất là một sản phẩm trí tuệ, khoa học được cung cấp tớingười lao động thông qua phương tiện là ĐT, BD

Việc xác định công tác ĐT, BD là phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến thức, kỹnăng đã khắc phục những nhược điểm, hạn chế của việc trang bị kiến thức, kỹ năngkhông qua ĐT, BD ĐT, BD có mục tiêu, đối tượng và theo từng nội dung, chươngtrình, tài liệu sẽ giúp quá trình học tập của công chức diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơntạo động lực cho từng công chức phấn đấu trưởng thành và thúc đẩy quá trình cảicách hành chính được thuận lợi Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này thì khốilượng kiến thức, kỹ năng phải được thẩm định rất khoa học bởi các cơ quan có thẩmquyền thông qua các chương trình, giáo trình, tài liệu với các nội dung phong phú và

đa dạng có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội củaViệt Nam

- Chức năng phát triển

Phát triển năng lực đội ngũ công chức là yếu tố quan trọng của việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Phát triển năng lực đội ngũ công chức đáp ứngnhững thay đổi bên ngoài nền công vụ và đòi hỏi phát triển đội ngũ công chức trongnền công vụ Nó đảm bảo tăng cường thêm sinh lực cho khả năng và thái độ tích cựccủa công chức Khả năng mà không kèm theo thái độ tích cực sẽ là mất thăng bằng,cũng như thái độ tích cực không kèm theo khả năng là trì trệ Nhiều người chỉ ra rằng

Trang 17

phát triển năng lực chính là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng và thái độ của đội ngũ côngchức.

1.1.2.5 Nguyên tắc của công tác ĐT, BD công chức

Theo “Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chínhphủ về ĐT, BD công chức” thì nguyên tắc của công tác ĐT, BD công chức là:

1 ĐT, BD phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức,tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lựccủa cơ quan, đơn vị

2 Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức tronghoạt động ĐT, BD

3 Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức ĐT, BD

4 Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chươngtrình BD theo vị trí việc làm

5 Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả

1.1.2.6 Nội dung, hình thức ĐT, BD cán bộ, công chức.

1.1.2.6.1 Nội dung

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số: 874/ QĐ-TTg ngày 20/11/1996 vềcông tác ĐT, BD về công chức Nhà nước quy định nội dung của công tác ĐT, BD tạiĐiều 2 Nội dung cơ bản của ĐT, BD công chức Nhà nước là:

1 ĐT, BD về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước có lậptrường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt

2 ĐT, BD kiến thức về hành chính Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ cán

bộ vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của công chức Nhà nước trước yêu cầucủa nhiệm vụ mới

3 ĐT, BD kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường vàvai trò của Nhà nước trong cơ chế mới

4 ĐT, BD về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năngnghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạchđịnh, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự áncủa Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển

Trang 18

5 ĐT, BD ngoại ngữ cho công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giaodịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn.

6 Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học nhằmtừng bước hiện đại hoá và tăng cường năng lực của nền hành chính Nhà nước

7 Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung ĐT, BD chủ yếulà: ĐT, BD về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công cụ, pháp luật và hành chính

1.1.2.6.2 Hình thức ĐT, BD.

Một số phương pháp ĐT, BD thường được sử dụng như:

a) Phương pháp ĐT tại nơi làm việc.

Là các phương pháp ĐT trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ họcđược những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiệncông việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.Nhóm này bao gồm các phương pháp như :

ĐT, BD khi bắt đầu nhận việc:

- Làm quen với công việc

- Làm quen với tổ chức

- Trang bị những kỹ năng cần thiết để công chức hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

ĐT, BD trong quá trình thực hiện công việc:

Người lao động khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kỹ năng để hoàn thànhtốt hơn các chức trách và nhiệm vụ được giao

Người lao động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới đặt ra do sự thay đổi tính chấtcông việc theo yêu cầu của tổ chức

ĐT, BD cho công việc tương lai:

ĐT phục vụ mục tiêu, định hướng phát triển của tổ chức; ĐT phục vụ mục tiêu,định hướng phát triển trong tương lai của người lao động

b) Phương pháp ĐT thoát ly khỏi công việc.

Là phương pháp ĐT trong đó người học tách khỏi sự thực hiện công việc thực

tế để trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết, bao gồm các phương pháp sau:

* Phương pháp ĐT cử đi học tại các trường chính quy: người học được cử đihọc tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và ĐT nghề

Trang 19

* Phương pháp nghiên cứu tình huống: người dạy đưa ra các tình huống,

những tình huống này có thể lấy từ thực tế hoặc có thể giả địnhvà yêu cầu người họcphải biết Với phương pháp này giúp người học có được tư duy và lĩnh vực mà mìnhlàm việc,đồng thời tiếp cận các tình huống khác nhau

* Phương pháp hội thảo: là phương pháp được tiến hành trên cơ sở tập hợp củacác chuyên gia, các nhà khoa học, những người làm việc, công tác lâu năm trong lĩnhvực đó, cùng trao đổi, thảo luận về công việc, qua đó người tham gia hội thảo sẽ hiểuhơn về công việc đó

* Phương pháp ĐT kĩ năng xử lý công văn, giấy tờ: phương pháp này chủ yếuđược áp dụng trong lĩnh vực ĐT nhân viên hành chính, văn phòng, thường xuyên phảitiếp xúc với lĩnh vực công văn, giấy tờ,

* Phương pháp ĐT theo kiểu chương trình hóa thông qua sự hỗ trợ của máy

tính:

các chương trình ĐT lập sẵn trên phần mềm của máy tính, người học thực hiệntheo hướng dẫn của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng để ĐT rất nhiều kĩnăng mà không cần có người dạy

1.1.2.7 Quy trình ĐT, BD

Sơ đồ 1.1: Quy trình ĐT, BD

Một cách đơn giản hơn, quy trình ĐT, BD dựa trên cơ sở năng lực thực hiệncông việc bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

Trang 20

Sơ đồ 1.2: Quy trình ĐT, BD giản đơn

 Xác định nhu cầu ĐT CBCC

Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu ĐT như sau:

1 Làm rõ các yêu cầu Xác định vấn đề ĐT, quyết định đưa ra những nhiệm vụmới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với ĐT, BD

2 Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu ĐT Phân tích nhu cầu ĐT

3 Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc

4 Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành visai lệch

5 Xác định nhu cầu ĐT từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4

6 Xác định các mục tiêu và nội dung ĐT

 Lập kế hoạch ĐT, BD

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức ĐT, BD, người ta đưa ra các côngviệc cần thực hiện trong thiết kế chương trình ĐT, như sau:

1 Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình ĐT

2 Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình

3 Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu

4 Quyết định loại hình thức ĐT nào: tại cơ quan (ĐT trong công việc) hay tậptrung ngoài cơ quan

5 Quyết định hình thức phương pháp ĐT – như huấn luyện, kèm cặp hướngdẫn …

6 Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyêngia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ

7 Hoàn thiện Chương trình

 Thực hiện kế hoạch ĐT, BD

Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐT, BD cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Cónhững hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ

Trang 21

Do đó, để thực hiện kế hoạch ĐT, BD, cần phân tích kế hoạch ĐT, BD thànhcác công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tàiliệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạtđộng giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

 Đánh giá ĐT, BD

Theo các nhà nghiên cứu, có 4 cấp độ đánh giá chương trình ĐT như sau:

1 Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về ĐT, BD vàocác thời điểm trước, trong, cuối khoá ĐT và vào những thời điểm sau ĐT

2 Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóahọc Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra

3 Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụng nhữngđiều đã học vào công việc như thế nào Những thay đổi đối với việc thực hiện côngviệc

4 Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc ĐT có tác động, ảnh hưởng tớikết quả của tổ chức, hiệu quả của ĐT, BD như thế nào

Tùy theo các cấp độ đánh giá mà người ta sử dụng các phương pháp đánh giákhác nhau để xem xem thực hiện quy trình ĐT, BD đạt kết quả đến đâu, hiệu quả nhưthế nào

1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Eakar.

UBND huyện Eakar có 13 phòng chuyên môn, thực hiện chức năng, nhiệm vụtham mưu, giúp UBND huyện điều hành công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực.Các cơ quan chuyên môn của huyện Eakar bao gồm phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp;Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và ĐT; Phòng

Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng HĐND&UBND huyện; Phòng Nông nghiệp – Pháttriển Nông thôn; Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Dân tộc

Trang 22

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND huyện Eakar

1.3 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Eakar

1.3.1 Vị trí, chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Eakar, cóchức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lýNhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạchcông chức trong cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viênchức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và nhữngngười hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; vănthư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng

Phòng Nội vụ con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt dộng tại Kho bạc nhà nước

CHỦ TỊCH UBNDHUYỆN EAKAR

CÁC PHÓ CHỦ TỊCHUBND HUYỆN EAKARPhòng Nội vụ

Phòng Tài chính –

Kế hoạchPhòng Tài nguyên

và Môi trườngPhòng Lao động –Thương binh và Xã

hộiPhòng Văn hóa vàThông tinPhòng Giáo dục và

ĐT

Phòng Y tế

Thanh tra huyệnVăn phòngHĐND&UBNDhuyệnPhòng Nông nghiệp – Phát triểnNông thônPhòng Kinh tế -

Hạ tầngPhòng Dân tộcPhòng Tư pháp

Ngày đăng: 03/01/2018, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hương Huy (2007), Quản trị nguồn nhân lực tập 1, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
2. Hương Huy (2008), Quản trị nguồn nhân lực tập 2, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
3. PGS.TS Trần Kim Dung (2009). Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Khác
4. PGS.TS Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực( Tái bản lần 8, có sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản Tổng Hợp, Tp.Hồ Chí Minh Khác
5. Chính phủ, Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức Khác
6. Quốc Hội, Luật số: 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Luật cán bộ công chức năm 2008 Khác
7. Quốc Hội, Luật số: 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Khác
8. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Về ĐT, BD cán bộ, công chức, viên chức Khác
9. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về ĐT, BD công chức Khác
10. UBND huyện Ea Kar, trang thông tin điện tử UBND huyện Ea Kar Khác
12. Báo cáo kết quả ĐT, BD cán bộ, công chức năm 2014-2016 Khác
13. Các trang web của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w