1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí

12 935 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí Phân tích chiến lược marketing của tổng công ty điện lực dầu khí

Trang 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY

ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ

I.GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

I.1 Sự hình thành và phát triển

Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2005-2015, nhu cầu điện được dự báo tăng trưởng 15-17%/năm Thực hiện chiến lược phát triển ngành đã được Bộ chính trị thông qua và Chính phủ phê duyệt, Ngày 17/05/2007, Tổng Công

ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được công bố thành lập theo Quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ là: 10.738 tỷ VNĐ

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tiên giao dịch tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER CORPORATION, Tên viết tắt bằng tiếng Anh: PV POWER

Theo chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Dầu khí từ năm 2008, cùng với nhiệm vụ gia tăng trữ lượng, tăng sản lượng khai thác dầu khí và mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được 15% công suất điện của cả nước Như vậy, từ năm 2008 trên cơ sở các nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1 với tổng công suất là 1.950MW, đến năm 2015 phải tăng thêm bình quân 450-500 MW mỗi năm và đảm bảo đến năm 2015, tổng công suất điện của Tập đoàn vào khoảng 5000 - 6000MW, và năm 2020 phải đạt công suất 10.000 – 12.000MW Do vậy, để đạt được mục tiêu trên bên cạnh phát triển điện từ nguồn khí đòi hỏi phát triển điện từ các nguồn nhiên liệu khác như: than, thuỷ điện, phong điện, điện nguyên tử v.v… và phạm vi hoạt động không những ở trong nước

mà còn ở nước ngoài Ngoài các dự án điện được đầu tư 100% vốn (Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1) và các dự án đang triển khai đầu tư (Nhiệt điện Thái Bình 2, Vũng Áng, Quảng Trạch, Long Phú, Sông Hậu, thủy điện Hủa Na), Tập đoàn Dầu khí Việt

Trang 2

Nam còn tham gia cổ phần xây dựng nhà máy thuỷ điện như: Nậm Chiến, Dakdring… và dự kiến đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than như Hoàng Mai, Nghi Sơn, nhiệt điện than Miền Nam1, Miền Nam 2, nhiệt điện khí: ÔMôn, Nhơn trạch 2, Bình Thuận, Văn Chấn, Sông Tranh 3, 4, v.v…

Sự ra đời của Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực tới thị trường điện, phù hợp với chiến lược đổi mới và phát triển lĩnh vực năng lượng trong nền kinh tế quốc dân

I.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Trang 3

I.3 Sản phẩm, dịch vụ chung:

- Phát triển công nghiệp điện: Nhiệt điện khí và đầu tư thủy điện

- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật điện: Giám sát vận hành, bảo trì bảo dưỡng, đào tạo vận hành, vận hành thuê các nhà máy điện BOO, IPP, BOT

Trang 4

- Cung cấp dịch vụ tư vấn điện: Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư

- Sản xuất và kinh doanh thiết bị điện: Phục vụ cho công nghiệp, dân dụng, các nhà máy điện, các hệ thống truyền tải, phân phối

- Lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh bất động sản: Đây là các lĩnh vực hỗ trợ cho các hoạt động SXKD của Tổng Công ty, được điều tiết phát triển theo yêu cầu của thị trường

I.3 Đặc điểm về thị trường:

Đã từ nhiều năm nay, cơ chế mà các cơ quan quản lý tạo ra cho ngành điện là độc quyền trên thị trường bán buôn, bán lẻ và đường dây truyền tải Để giải bài toán phức tạp hiện nay của ngành điện, phá bỏ cơ chế độc quyền, con đường duy nhất là tái cấu trúc thị trường điện, thiết lập một thị trường điện theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh và minh bạch

Theo "Đề án thiết kế tổng thể thị trường điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện" của Bộ Công Thương, có 3 phương án cho việc tái cơ cấu ngành điện Theo đó, phương án thứ nhất sẽ thực hiện tách cùng lúc các khâu phát điện - truyền tải và phân phối điện đang thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành các công ty hoạt động độc lập dưới sự quản lý của bộ chủ quản (Bộ Công Thương) Phương án 2, chỉ tách khâu phát điện và vận hành hệ thống điện để khâu này không thuộc quyền chi phối của một mình EVN Và phương án cuối cùng là tách khâu phát điện, vận hành

hệ thống và khâu mua bán điện ra khỏi EVN Lúc này, EVN có vai trò như một tập đoàn kinh doanh và bán lẻ điện, chịu trách nhiệm của nhà phân phối điện đến các hộ

sử dụng

Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến

2020 Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là:

sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử;

Trang 5

đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực

Đó là cơ hội và là thách thức cho PV Power thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Mục tiêu hoạt động của PV Power thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại PV Power và vốn của PV Power đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Vươn lên giữ vai trò trung tâm và tối đa hóa hiệu quả hoạt động

Quan điểm có tính nguyên tắc, quán triệt và xuyên suốt trong quy hoạch phát triển của PV POWER là:

- Phát triển ngành điện lực dầu khí trên cơ sở các nguồn tài nguyên trong nước, đồng thời tích cực mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực, trước tiên là Lào, sau đó tới Campuchia và thị trường khác như Châu Á, Nam Mỹ, v.v…; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước

- Tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ Tập đoàn về vốn, thương hiệu…; phát triển PV

POWER bền vững, hiệu quả, an toàn, mang tính đa ngành và liên ngành, linh hoạt và năng động, phù hợp với sự phát triển của thực tế nhưng phải táo bạo, chủ động tìm kiếm các giải pháp công nghệ cao, có tính đón đầu Đẩy mạnh công tác hợp tác trong nội bộ PVN, trong nước và quốc tế; áp dụng mạnh mẽ và hiệu quả các quá trình chuyển giao công nghệ cao và đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện công tác chuẩn

bị nếu như thực hiện theo cách truyền thống

II PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Hiện nay trên thị trường điện năng có 2 nhà cung cấp điện lớn nhất đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVPOWER) Có thể nói EVN là đơn vị chủ lực cung cấp điện năng cho toàn quốc và có rất nhiều thế

Trang 6

mạnh, còn PVPower là đơn vị mới thành lập và cũng là một đối thủ tiềm năng của EVN

Dưới đây là sự so sánh về 2 đơn vị trong tình hình hiện nay (tính đến thời điểm năm 2011):

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT

NAM (EVN)

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ

(PVPOWER)

Đặc điểm: Là đơn vị được thành

lập năm 1956, giữ vai trò chủ

chốt, cung cấp cho thị trường

tổng sản lượng 65% điện lưới

quốc gia

Đặc điểm: Là đơn vị được thành lập năm 2007,

hiện giữ vị trí thứ 2, cung cấp thị trường tổng sản lượng là 15% điện lưới quốc gia

Mục tiêu hoạt động: của EVN

thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh

doanh có lãi, bảo toàn và phát

triển vốn chủ sở hữu nhà nước

đầu tư tại EVN và vốn của EVN

đầu tư vào các doanh nghiệp

khác; Giữ vai trò trung tâm để

phát triển một Tập đoàn Điện lực

Quốc gia Việt Nam đa sở hữu,

trong đó sở hữu nhà nước là chi

phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt

động của Tập đoàn Điện lực

Quốc gia Việt Nam

Thuận lợi: Là đơn vị độc quyền

phân phối điện toàn quốc, được

quyền chi phối giá cả và từ nhiều

năm không bị áp lực cạnh tranh

Mục tiêu hoạt động: Chiến lược phát triển đảm

đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia của Việt nam là “Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; Cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội; Đảm bảo an ninh năng lượng; Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, từng bước hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh

Thuận lợi: Các dự án Cà Mau, Nhơn Trạch là

các dự án trọng điểm quốc gia nên thường xuyên được Chính phủ, các bộ ngành quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ;

Sự phát triển song hành giữa khí và điện luôn được Tập đoàn DK quan tâm tạo điều kiện vì vậy

sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa Tổng công

Trang 7

sản xuất kinh doanh, cho đến khi

PVPower ra đời

Khó khăn: Nhà nước đang tháo

bỏ cơ chế độc quyền của EVN

Do được độc quyền nên EVN

chưa năng động, cải tiến trong

phương pháp kinh doanh, cách

quản trị kinh doanh

Thị trường mục tiêu: Cung cấp

nhu cầu sử dụng điện năng cho

các tổ chức, cá nhân trên phạm vị

toàn quốc

Các gói sản phẩm:

- Cung cấp điện năng đến khách

hàng

- Truyền tải điện

- Cơ khí điện lực và viễn thông

công cộng ngày càng chiếm vị trí

quan trọng trên thị trường

Ngoài các lĩnh vực chính kể trên,

cũng không ngừng phát huy thế

mạnh của mình trên các lĩnh vực

như: Tư vấn; nghiên cứu – đào

tạo, tài chính – ngân hàng…

Chiến lược sản phẩm: Tạo ra

sản phẩm theo cơ chế xin – cho,

thụ động trong sản xuất kinh

doanh, mục đích không nhằm tối

ty với các công ty thành viên thuộc Tập đoàn như PVGas đã phát huy tác hiệu quả

Khó khăn: Do mới thành lập nên ban đầu còn

gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế chưa cao, hiện bị phụ thuộc vào EVN về

cơ chế giá mua và bán điện

Thị trường mục tiêu: Cung cấp nhu cầu sử

dụng điện năng trong ngành Dầu khí, hướng tới thị trường mà EVN đang chi phối

Các gói sản phẩm:

- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật điện: Giám sát vận hành, bảo trì bảo dưỡng, đào tạo vận hành, vận hành thuê các nhà máy điện BOO, IPP, BOT

- Cung cấp dịch vụ tư vấn điện: Tư vấn thiết kế,

tư vấn giám sát, chuyển giao công nghệ, tư vấn

- Sản xuất và kinh doanh thiết bị điện: Phục vụ cho công nghiệp, dân dụng, các nhà máy điện, các hệ thống truyền tải, phân phối

- Lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh bất động sản: Đây là các lĩnh vực hỗ trợ cho các hoạt động SXKD của Tổng Công ty, được điều tiết phát triển theo yêu cầu của thị trường

Chiến lược sản phẩm: Tạo ra sản phẩm theo

phương pháp bán cái thị trường cần và mục đích tối đa hóa lợi nhuận

- Ưu tiên phát triển sản xuất kinh doanh nhiệt điện khí nhằm mục đích sử dụng tối đa và hiệu

Trang 8

đa hóa lợi nhuận

Chủ yếu phát triển thuỷ điện, nhất

là các công trình có lợi ích tổng

hợp (cấp nước, chống lũ, chống

hạn ) Đầu tư các nguồn thuỷ

điện nhỏ với nhiều hình thức để

tận dụng nguồn năng lượng sạch,

tái sinh này

Phát triển các nhà máy nhiệt điện

như nhiệt điện than do có nguồn

than sản xuất trong nước và than

nhập

Nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí

phát hiện

Nhập khẩu điện từ Lào,

Campuchia và Trung Quốc

Chiến lược giá: Đến thời điểm

này EVN độc quyền về giá

Chiến lược phân phối: Phân

phối điện khắp toàn quốc, là mặt

hàng chiến lược, thiết yếu Cung

không đủ cầu nên chủ yếu phân

phối ở các khu vực đô thị, các nhà

máy lớn, ưu tiên giáo dục, y tế,

các đơn vị đặc thù không thể

thiếu điện Còn lại là vùng sâu,

vùng xa và hải đảo

Giá trị cốt lõi:

quả nguồn khí do PVN cung cấp, phát triển nhiệt điện than, thuỷ điện

- Điện nguyên tử: ngay từ bây giờ PV Power đã đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, mạnh mẽ bắt tay vào ngay công tác chuẩn bị… để có cơ hội sớm tham gia vào xây dựng các dự án nhà máy

- Ngoài ra Tổng công ty cũng đầu tư các nhà máy thuỷ điện nhỏ, điện gió, mặt trời

- Ngoài việc tập trung vào phát triển đầu tư các nhà máy dự án sản xuất điện, PV Power cũng tham gia vào lĩnh vực truyền tải và phân phối điện; Chuẩn bị thành lập công ty bán điện, công

ty kinh doanh bán lẻ điện để tham gia vào thị trường điện cạnh tranh; Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật điện, bảo dưỡng, sửa chữa và các dịch vụ

kỹ thuật khác của nhà máy điện trong và ngoài

PV POWER; Dịch vụ tư ván điện; Vận hành, giám sát vận hành các nhà máy của PV POWER

và các nhà máy điện ngoài Tổng Công ty; Nhập khẩu, tồn trữ kho vật tư thiết bị chuyên ngành điện cho PV POWER; Liên danh liên kết với các công ty nước ngoài thực hiện các dịch vụ sửa chữa cung cấp vật tư và huấn luyện đào tạo…

Chiến lược giá: Đến thời điểm này PVPower

phụ thuộc giá điện vào EVN

Chiến lược phân phối: Hiện nay, PVPower

phân phối trong ngành Dầu khí phục vụ công tác thăm dò khai thác Dầu khí Tiến tới năm 2015 sẽ

Trang 9

Chủ động, Mạnh mẽ, Bền vững,

Hiệu quả, An toàn

phân phối khắp toàn quốc

Đang thiết lập các kênh phân phối, cạnh tranh giá cả để khi Nhà nước xóa bỏ độc quyền EVN, PVPower vạch kế hoạch như sau:

Phấn đấu đến 2015 và định hướng đến 2025, PV Power luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng nhiệt điện khí

- Mặc dù sản lượng nhiệt điện than của PV POWER sẽ chỉ thực sự được nâng lên từ năm

2016 nhưng PV Power phấn đấu đến năm 2025,

sẽ đứng thứ hai toàn quốc về nhiệt điện than nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 sẽ đứng thứ hai toàn quốc

về thuỷ điện, đứng đầu toàn quốc về đầu tư thuỷ điện ra nước ngoài: Lào, Campuchia… Tổng công ty luôn chủ động tìm kiếm liên doanh với các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư có tiềm năng để góp vốn liên doanh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, chế tạo, gia công phụ tùng cơ khí, xây lắp điện hoặc tham gia đầu tư tài chính…

Giá trị cốt lõi:

1 Chất lượng – Tín nhiệm:

PVPower tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm PVPower cam kết với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Trang 10

PVPowe mong muốn xây dựng phong cách điển hình của cán bộ công nhân viên (CBCNV) PVPower là tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao Các thành viên của PVPower luôn mang hết sức lực và trí tuệ để giải quyết công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để đem lại sự hài lòng cho khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân

3 Hợp tác – Chia sẻ:

PVPower là một tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao Do đó, PVPower coi trọng sự hợp tác

và hài hòa, tôn vinh những giá trị này với mong muốn CBCNV PVPower sẽ luôn hợp tác trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết được mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của

PVPower, của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác của PVPower

4 Sáng tạo - Hiệu quả:

Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của PVPower PVPower mong muốn tạo môi trường thuận lợi

để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa EVN lên vị trí dẫn đầu lĩnh vực năng lượng trong nước và trong khu vực

Qua sự so sánh trên cho thấy EVN có đầy đủ nội lực và thế mạnh về sản xuất kinh doanh điện quốc gia PVPower là đơn vị non trẻ mới được thành lập nhưng cũng

Ngày đăng: 02/01/2018, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w