CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG13052015 3:36:01 CH Lượt xem: 24926Th.s Chử Lương Đào…A.Những vấn đề có tính chất nguyên tắc khi dạy học TiếngI.Dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp1.Những cơ sở khoa họcHiện nay trong việc dạy tiếng nước ngoài cũng như dạy tiếng mẹ đẻ, thuật ngữ “ quan điểm giao tiếp” đã được sử dụng khá quen thuộc. Quan điểm này ra đời khoảng hơn hai chục năm nay, đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng, thu được những kết quả đáng lưu ý. Những cơ sở đề xuất quan điểm giao tiếp + Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện, nhiều công cụ khác nhau để giao tiếp ( ví dụ cờ, còi, biển báo, động tác tay chân…ánh mắt…)nhưng không có một phương tiện nào lại đơn giản và thuận lợi như ngôn ngữ. + Mục dích cuối cùng của việc dạy tiếng là dùng ngôn ngữ để tư duy và giao tiếp. Vậy chỉ có lấy giao tiếp, hướng tới giao tiếp thì việc dạy học tiếng mới có kết quả. Chỉ có hướng tới giao tiếp thì quá trình dạy học tiếng mới gạt bỏ nhàm chán, trở nên hấp dẫn, hứng thú với người học. + Trong việc dạy tiếng người ta thường đi theo 3 hướng: Hướng dạy ngôn ngữ: tức là dạy các đơn vị trong một hệ thống ngôn ngữ nào đó ( ví dụ dạy từ vựng, ngữ, câu…) để làm công cụ giao tiếp.( lí thuyết) Hướng dạy lời nói: dạy những cách thức hình thành và thể hiện những ý nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.( thực hành) Hướng dạy hoạt động lời nói: dạy quá trình giao tiếp qua việc nghiên cứu các dạng và hình thức khác nhau của lời nói. ( phong cách học) Cả ba hướng dạy trên đều nhằm mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống khác nhau của việc giao tiếp. Giao tiếp ở đây vừa mang tính mục đích vừa mang tính chất của một phương pháp. “ Quan điểm giao tiếp” bao trùm lên cả hai nội dung này. 2. Những điều cần chú ý khi dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp _ Chú ý đặc biệt đến chức năng làm công cụ giao tiếp, chức năng xã hội của ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy. Những kiến thức đi quá sâu vào hệ thống ngôn ngữ( của ngô ngữ học) cần được lược bỏ. Người học học cấu trúc ngôn ngữ là để nắm cách sử dụng chúng chứ không phải để hiểu lí thuyết về cấu trúc ngôn ngữ. Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc lĩnh hội kiến thức lí thuyết ngôn ngữ với việc luyện tập thực hành giao tiếp. Cần giải quyết hợp lí giữa việc dạy kiến thức ngôn ngữ lần lượt từ các đơn vị bậc thấp đến bậc cao, từ dễ đến khó ( ngữ âm từ vựng ngữ pháp văn bản phong cách) với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không tuân theo trình tự đó. Vì vậy, để đạt được mục đích giao tiếp, có lúc phải sắp xếp lại trình tự ngữ liệu cho phù hợp với giao tiếp trong thực tế. Ví dụ. Cấu tạo tình huống học tập gần gũi với tình huống giao tiếp thật trong đời sống. Những tình huống như vậy trong giờ học sẽ giúp người học tiếp thu bài nhẹ nhàng, thoải mái, giúp họ có thể sử dụng ngay cách nói, cách viết trong giờ học vào thực tế. Con người sử dụng 2 dạng giao tiếp ngôn ngữ là nói và viết. Dạy tiếng cần quan tâm đầy đủ đến cả hai dạng này. Sẽ là sai lầm khi thiên về, nhấn mạnh về một dạng nào đó( chỉ chú ý rèn nói mà không chú ý rèn viết hoặc ngược lại) 3. Những yêu cầu cụ thể của phương pháp giao tiếp Bất kì một phát ngôn nào của con người cũng có lí do, nhu cầu nhất định trong một tình huống nhất định. Cần tạo mọi tình huống và lợi dụng mọi tình huống để giảng dạy (vui vẻ, bực bội, trang nghiêm, tếu táo…người trẻ, người già,nông dân, trí thức…) Người nói hoặc viết cần được chuẩn bị chu đáo về nội dung; vì không có nội dung thì không thể nói tới giao tiếp. Biết lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với nhiệm vụ giao tiếp vạch ra. Tất cả những nội dung do học sinh tạo ra( phát ngôn, văn bản) đều có vai trò của mình trong giao tiếp. Lời nói( văn bản) cần được giáo viên và các học sinh tôn trọng, lắng nghe. Khi học sinh hỏi, giáo viên có nhiệm vụ trả lời. Phương pháp giao tiếp còn có những thủ pháp riêng. Đó là việc sử dụng một loạt các phương tiện dạy học, các loại bài tập rèn luyện như: tạo tình huống, tọa đàm,kể chuyện, ghi chép, thảo luận… II.Dạy tiếng quán triệt tính chất thực hành của bộ môn Việc dạy tiếng về bản chất và mục đích mang tính thực hành rõ rệt. Nguyên tắc thực hành càn được quán triệt trong suốt quá trình dạy học ở tất cả các khâu từ tìm hiểu bài, giới thiệu bài mới, bài học, ghi nhớ và bài tập và nhất là luyện tập.Khâu luyện tập với những yêu cầu: + Củng cố cho học sinh cách phát âm đúng, viết đúng chính tả, hiểu chính xác nghĩa của từ, hiểu cấu tạo và hệ thống hóa những từ đã học. + Giúp học sinh tự mở rộng vốn từ, bổ sung cho mình những từ mới trên cơ sở nắm vững kiến thức về cấu tạo từ và nghĩa của từ. + Hướng dẫn học sinh hình thành một cách tổng hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết qua các bài tập dịch xuôi, dịch ngược và làm bài tập sáng tạo( viết các đoạn văn ngắn theo chủ đề) Đây là hình thức cuối cùng và là hình thức cao nhất, thể hiện một cách toàn diện hiệu quả của dạy học tiếng.III .Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Đặc điểm đối tượng( ) Quá trình dạy học quyết không thể là quá trình thầy đọc trò ghi theo một giáo án với những kết luận có sẵn mang tính áp đặt. Học sinh thụ động tiếp thu khiến các buổi học nặng nề, nhàm chán và kiến thức không bền vững. Một số phương thức thực hiện:+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới ở nhà. Nên yêu cầu chu đáo mà nhẹ nhàng, tự nhiên, hấp dẫn, gợi mở và có tính chất định hướng cho quá trình dạy học trên lớp những hôm sau. Tránh hướng dẫn quá sơ lược, dễ dãi hoặc quá tỉ mỉ, chi tiết hoặc yêu cầu quá cao.+ Ở trên lớp Tạo không khí cởi mở, bình đẳng và khoa học để ai cũng tích cực suy nghĩ và muốn đóng góp xây dựng bài.Tránh tình trạng trong buổi học chỉ có thầy giáo và dăm ba học sinh làm việc, số còn lại “ ngồi chơi xơi nước” Trình tự bài học của giáo trình đã cấu tạo theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Giáo viên có thể đặt thêm các câu hỏi phụ, cho học sinh tìm thêm các ví dụ, khuyến khích học sinh diễn đạt nhận xét của mình bằng nhiều cách khác nhau. Tăng cường hỏi đáp cho cả 3 đối tượng khá giỏi, trung bình, yếu kém; động viên kịp thời và ra các bài tập nhỏ để cả lớp cùng chủ động tìm tòi suy nghĩ tìm hiểu và tiếp thu kiến thức mới.Chú ý: Phát huy tính tích cực, chủ đông, sáng tạo của học sinh phải trở thành ý thức tự giác sâu sắc và thường trực ở người giáo viên. Điều đó cộng với khả năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm sẽ dẫn đến thành công. Ngược lại việc hỏi đáp và ra bài tập…chỉ có tính chất hình thức chỉ dẫn đến sự rối rắm, lộn xộn hoặc nặng nề đối với buổi học. Hỏi đáp và bài tập trên lớp để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh phải tuân theo những yêu cầu sau:.. Câu hỏi và bài tập phải có tính hệ thống( liên hệ chặt chẽ với nhau, loogic, có cùng mục đích cơ bản: giúp học sinh tìm hiêu bài, liên hệ các tri thức trong bài, tự rút ra những nhận xét kết luận, ghi nhớ, hình thành tri thức và từ đó có cơ sở để hiểu bài và luyện tập).. Số lượng câu hỏi, bài tập vừa phải và phải được diễn đạt bằng một ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, ngắn gọn.B. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNGI. Phân biệt một sỗ khái niệm Trước khi xem xét các phương pháp dạy học tiếng cụ thể, chúng tôi xét thấy cần thiết phân biệt một số khái niệm để giáo viên không nhầm lẫn khi lên lớp. 1.Phương pháp luận Khái niệm “ Phương pháp luận” bao gồm 2 phương diện cơ bản:a.Là học thuyết về phương pháp khoa học nói chung ( tức là khoa học về phương pháp, về các phương pháp nghiên cứu) Ví dụ nói: phương pháp luận Mac xit là nói đến học thuyết Mac Lênin về phương pháp khoa học để nghiên cứu tự nhiên, xã hội và tư duy. Với tư cách là một phương pháp chung để nhận thức thực tiễn, phương pháp luận biện chứng Mac xit được coi là cơ sở của các môn khoa học.b. Là tổng hợp những cách, những phương pháp tìm tòi trong một ngành khoa học nào đó( tức là 1 tập hợp các phương pháp nghiên cứu dùng trong khoa học để tìm ra những kết luận cần thiết thì được gọi là phương pháp luận của khoa học ấy) Ví dụ: phương pháp luận nghiên cứu văn học, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử… Như vậy, phương pháp luận thường mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp.2. Phương pháp“ Phương pháp” gốc Hi Lạp là Methodos có nghĩa là đường hướng, cách thức nhận thức, là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm đối với việc nghiên cứu các hiện tượng, các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong khoa học và trong các hoạt động thực tiễn, khái niệm “ phương pháp” có ý nghĩa cụ thể tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu và hình thức hoạt động. Mỗi phương pháp đều có sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, vì ở đó được tổng hợp những tri thức về các hiện tượng và qui luật của hiện thực khách quan , trên cơ sở ấy, con người tìm ra những cách thức học tập, nghiên cứu và cải tạo thế giới khách quan. Các phương pháp của từng khoa học cụ thể đều được qui định bởi nội dung của khoa học ấy. Ví dụ nói: phương pháp dạy học Tiếng là nói đường hướng, cách thức ngắn nhất, tốt nhất để việc dạy học tiếng có kết quả cao nhất. Như vậy, phương pháp là cách thức đúng đắn để làm công việc nào đó. Nói cách khác, là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.3. Thủ phápLà cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định. Chẳng hạn nếu phương pháp giảng dạy là cách thức sử dụng các tài liệu học tập và cách thức hoạt động của giáo viên nhằm làm cho học sinh tiếp thu tài liệu có kết quả cao thì thủ pháp chỉ là một khâu trong quá trình áp dụng một phương pháp nào đó. “Thủ pháp” là một khái niệm hẹp hơn “ phương pháp”. Ví dụ trong dạy học văn có phương pháp đọc sáng tạo. Phương pháp này bao gồm hàng loạt thủ pháp như: đọc diễn cảm của giáo viên và học sinh, đọc phân vai, đọc đồng thanh, đọc thầm, dựng hoạt cảnh… Lưu ý: trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy, trong những hoàn cảnh cụ thể, có một số cách thức tiến hành được gọi là phương pháp, một số khác được gọi là thủ pháp. Song ranh giới giữa hai khái niệm này trên thực tế có lúc là tương đối. Ví dụ có thể nói “ phương pháp đối chiếu” khi bàn về một trong những hưỡng nhận thức các hiện tượng nói chung; cũng có thể nói “ thủ pháp đối chiếu” khi sự đối chiếu được dùng trong một trường hợp cụ thể ( chẳng hạn, khi học sinh khó hiểu sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép thì giáo viên có thể tiến hành đối chiếu mô hình để học viên phân biệt) Ví dụ khác: trong “ phương pháp điền dã” có thể có các thủ pháp: quan sát, hỏi –đáp…nhưng trong hoàn cảnh khác thì quan sát, hỏi đáp lại là một phương pháp. Như vậy, sự phân biệt “ phương pháp luận”, “ phương pháp”, “ thủ pháp” là sự phân biệt về cấp độ, về tính khái quát và việc thực hiện cụ thể. Khác biệt nhưng không đối lập. Chúng có liên quan mật thiết và thống nhất trong một hệ thống nhằm giải quyết thỏa đáng những vấn đề đặt ra. Sự phân biệt trên có ý nghĩa quan trọng trong công việc dạy học của mỗi giáo viên.II.Các phương pháp dạy học1.Trong đời sống con người nhận thức hiện thực theo những cách khác nhau: Cách thứ nhất là nhận thức phát hiện. Đây là kiểu nhận thức về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó chưa hề được khám phá trước đó, là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu của một cá nhân hoặc một tập thể khoa học.Ví dụ: tìm ra châu Mĩ, phát minh ra máy hơi nước, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bom nguyên tử… Cách thứ hai là nhận thức phát hiện lại. Cách này thu nhận những cái đã được khoa học tìm ra. Nó là dạng có sẵn và có thể thực hiện bằng cách dạy học để thu nhận tri thức. Hai cách nhận thức này phải tiến hành theo những phương pháp khác nhau. Cách thứ nhất phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; cách thứ hai phải sử dụng các phương pháp dạy học.Tài liệu này chỉ đề cập đến cách nhận thức thứ 2. Đó là phương pháp đặc thù của công việc dạy học: dạy cho học sinh phát hiện lại những tri thức do khoa học tìm ra. 2.Các phương pháp dạy học là gì? Đó là những cách thức hoạt động của thầy giáo và học sinh để nắm vững từng đơn vị kiến thức, hình thành cho người học những kĩ năng kĩ xảo nhất định. Cũng có thể coi các phương pháp dạy học là những cách truyền đạt tri thức có hiệu quả nhất, bằng con đường ngắn nhất của người này cho người khác. 3.Các phương pháp dạy học rất đa dạng, nhưng có thể trình bày theo một hệ thống nhất định với những điểm cần lưu ý là: Tính hoàn chỉnh của hệ thống phải được quán triệt trong tất cả các mặt của môn học. Đảm bảo mối tương quan giữa các phương pháp với nhau để chúng cùng dẫn học sinh đến mục đích là tiếp nhận được tài liệu học tập. Đảm bảo tính nhất quán của các nguyên tắc giáo dục.Các nguyên tắc này dùng làm cơ sở cho mọi phương pháp có trong thành phần của hệ thống đã cho. 4.Người ta phân loại các phương pháp dạy học theo những hệ thống khác nhau, căn cứ vào những bình diện khác nhau: Phân loại theo mức độ hoạt động của thầy giáo và học sinh: thầy trình bày kiến thức, đàm thoại, học sinh hoạt động độc lập. Phân loại theo nguồn tiếp nhận tri thức của học sinh: phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động thực tiễn… Phân loại theo các hoạt động tâm lí, tùy thuộc vào khả năng của học sinh được rèn luyện: nghe nhìn, ghi nhớ… Phân loại theo hoạt động tư duy: qui nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa… Phân loại theo phương thức hoạt động tiếp nhận các bộ phận thuộc nội dung tri thức: giải thích, chứng minh, nghiên cứu, tái hiện, trình bày vấn đề… Phân loại theo mức độ và tính chất tham gia của học sinh trong quá trình học tập: chủ động, bị động, hoạt động độc lập… Trở lên chỉ là một số cách phân loại. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp cụ thể.III.Một số phương pháp dạy học tiếng1.Phương pháp diễn giảngPhương pháp diễn giảng là tên gọi chung cho mọi dạng diễn đạt tương đối tỉ mỉ của giáo viên trong các giờ học nhằm các mục đích: giải thích tài liệu mới; giải thích những điều học sinh chưa hiểu; trả lời các câu hỏi của học sinh; bổ sung kiến thức tài liệu; mở rộng kiến thức thuộc một phần nào đó của chương trình. Diễn giảng là phương pháp có thể sử dụng rộng rãi cả khi củng cố hoặc khái quát hóa những kiến thức đã tiếp thu theo từng phần hay nhiều phần. Việc này cần thiết khi các tài liệu phải khái quát quá rộng mà thời gian ít hoăc trong trường hợp kiến thức cần khái quát tương đối khó mà học sinh khó có thể tự làm được. Các bước đi của phương pháp diễn giảng có thể được sắp xếp: + Cho học sinh quan sinh, tìm hiểu các tài liệu ngôn ngữ do giáo viên đưa ra. + Giáo viên phân tích và trình bày những đặc điểm chính của hiện tượng ngôn ngữ được nghiên cứu. + Học sinh rút ra những dấu hiệu của khái niệm, qui tắc có ghi trong tài liệu ( phát biểu bằng lời) + Giáo viên tóm tắt nội dung các qui tắc và khái niệm, khắc hoại những điểm cơ bản cho học sinh và chỉ dẫn cách vận dụng các nội dung đó vào nói , viết. Sử dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian. Giáo viên có thể cung cấp các mẫu lời nói cho học sinh ( thông qua cách diễn giảng của thầy) Một số vấn đề cần lưu ý: + Khi phân tích tài liệu mới cũng như khi khái quát hóa, việc diễn giảng của giáo viên không nên chiếm nhiều thời gian ( chừng 7 đến 10 phút 1 tiết học là vừa) + Việc diễn giảng chỉ đem lại kết quả khi giáo viên biết sử dụng lời nói một cách chặt chẽ, có hệ thống ( thể hiện ở việc chuyển từ phần này qua phần khác, trình bày và minh họa rõ ràng, không mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) Nói chung ngôn ngữ của giáo viên cả về hình thức lẫn nội dung đều phải là chuẩn mực cho học sinh noi theo và để họ dễ tiếp thu kiến thức. + Hiện nay ngành giáo dục đang hô hào ráo riết đổi mới phương pháp dạy học trong đó được nhấn mạnh là phương pháp lấy người học làm trung tâm nhưng điều đó quyết không bao giờ thay thế được lời nói của giáo viên trong tiết học. Không thể hình dung nổi và cũng sẽ không bao giờ có một tiết học không có một lời nói nào của giáo viên2.Phương pháp đàm thoại Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các giờ học tiếng. Khác với diễn giảng ( chỉ có giáo viên nói là chính), đàm thoại có sự tham gia tích cực của học sinh vào việc tìm hiểu, xây dựng bài. Phương pháp đàm thoại được xây dựng trên cơ sở các câu hói và các câu trả lời. Ưu điểm của phương pháp này là ở chỗ thu hút được phần lớn học sinh trong lớp cùng tích cực làm việc để tiếp nhận tri thức. Để phương pháp đàm thoại có hiệu quả, giáo viên cần nắm vững cách đặt vấn đề và cách nêu câu hỏi. Yêu cầ chung của các câu hỏi: + Câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. Nội dung câu hỏi vừa sức với ba đối tượng học sinh ( khá giỏi, trung bình, yếu kém) + Câu hỏi kích thích được khả năng suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh. + Không nên đặt câu hỏi trả lời theo nhiều cách đều đúng. + Không nên gộp nhiều câu hỏi nhỏ trong một câu hỏi lớn. + Tránh những câu hỏi chỉ cần trả lời “ có” hay “ không” là xong. Bình thường đàm thoại được bắt đầu từ những câu hỏi có chủ định, xác lập mối quan hệ giữa tài liệu mới và cũ, giúp học sinh khôi phục trong trí nhớ những điều đã quên. Cuộc đàm thoại được hoàn thành với những câu hỏi mà căn cứ vào đó có thể kiểm tra mức độ thu nhận nội dung kiến thức của học sinh. Trong dạy học tiếng, đàm thoại là phương pháp quan trọng, ở chỗ nó thể hiện được tính chất bộ môn ( thực hành ngôn ngữ) và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Áp dụng tốt phương pháp này sẽ giúp người học khắc sâu kiến thức, nhớ lâu những điều mà bản thân mình đã suy nghĩ và chủ động tìm ra. Muốn đàm thoại có kết quả giáo viên và học sinh cần phải được chuẩn bị chu đáo ( về bài cũ và bài mới, tránh tình trạng học sinh không học bài, không có tâm thế gì để tiếp thu kiến thức, lên lớp chỉ để cho đủ điều kiện dự thi) Tùy theo từng mục, từng bài, tùy theo mức độ hứng thú của học sinh mà phương pháp này có thể chiếm số lượng thời gian khác nhau trong một buổi học. 3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phân tích ngôn ngữ là phương pháp được áp dụng trong tất cả các giờ dạy học tiếng. Thực chất của phương pháp này là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo các tiêu chí nhất định để tìm ra nét đặc trưng của các hiện tượng đó. Phương pháp này được thực hiện bằng các biện pháp chính là quan sát ngôn ngữ, phân tích ngữ pháp và phân tích ngôn ngữ của nhà văn ( trong các ngữ liệu và các bài đọc thêm) Quan sát ngôn ngữ là giai đoạn đầu trong quá trình dạy học một hiện tượng ngôn ngữ ( về từ vựng, ngữ pháp…) Mục đích của quan sát một hiện tượng ngôn ngữ là tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong văn bản, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Quan sát ngôn ngữ còn có thể được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu bài mới( một khái niệm, một qui tắc…) Trong trường hợp này, quan sát nhằm định hướng cho việc hình thành khái niệm, qui tắc. Phân tích ngữ pháp là một dạng của phân tích ngôn ngữ. Đây là phần học trong đó sự phân tích chiếm ưu thế. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành phân tích ngữ pháp trong một văn bản nào đó về các thành phần của câu ( chủ ngữ, vị ngữ, định tố, bổ tố, trạng ngữ…) Phân tích ngữ pháp là một trong những khả năng có hiệu quả để dẫn dắt học sinh tiếp thu những định nghĩa và qui tắc ngữ pháp mới, củng cố các kiến thức ngữ pháp cũ và rèn kĩ năng vận dụng các qui tắc đó cho họ.Dạng làm việc này góp phần phát triển tư duy lô gic nói chung và khả năng phân tích của học sinh nói riêng. Nó tập trung được sự chú ý của học sinh, rèn luyện thói quen làm việc độc lập và cũng là một phương tiện tốt để ôn tập, củng cố kiến thức ngữ pháp. Phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn chương ( trong các bài đọc thêm) Cả quan sát ngôn ngữ và phân tích ngữ pháp đều chuẩn bị cho học sinh bước vào một công việc phức tạp hơn là phân tích ngôn ngữ văn chương. Việc phân tích này nhằm chỉ ra cách sử dụng từ ngữ của tác giả, các loại cấu trúc câu được dùng nhiều lần… Những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…đều có thể góp phần tích cực vào việc phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn chương.Ví dụ, những bài đọc thêm trong chương trình học tiếng Jrai là của nhà văn Chử Anh Đào viết về đề tài Tây nguyên. Đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật là tác giả sử dụng những từ ngữ quen thuộc, lối so sánh ví von, phóng đại gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của đồng bào Tây nguyên: “ Ừ cái tên của cháu…Mỗi cái tên chở một kiếp người…Cách đây mười lăm mùa rẫy…Người Jrai đặt tên cho con gái sao cho phải mềm như nước suối; con trai phải đặt tên để sau này nó lớn lên khỏe mạnh, dũng cảm, xứng đáng với cái tên của mình cụ Xớt chỉ tay như Díp, Xíp, Gơng đây…Còn cái tên của cháu…Ông cụ nheo mắt, trán cồn lên những vết nhăn sâu như lỗ người ta chọc gieo hạt Khi chào đời cháu khóc liền bảy ngày bảy đêm, khóc ướt lòng những người già. Bà Hlem đã đặt tên cho cháu. Bế cháu trên tay, amí đã ru rằng: “ Nín đi con Nín đi con Đừng khóc nữa, ơi con trai nhẫn vàng nhẫn bạc của mẹ Bây giờ con đã có một cái tên Klơng cái tên hùng mạnh nhất đời. Con uống giọt sương cho no, con cắn dùi sắt nung đỏ cho đứt để mẹ cha có nơi nương tựa.” Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh trình bày được các kiến thức ngữ pháp cơ bản đã tiếp thu chắc chắn, rõ ràng để họ tìm được nhanh những dạng câu cần thiết và chỉ ra được những nét đặc sắc của phong cách ngôn ngữ văn chương. Đây chính là dạng huy động tương đối đầy đủ các kiến thức về tiếng để hiểu biết tường tận một tác phẩm văn chương.4.Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu giáo khoaSách giáo khoa và các tài liệu giáo khoa là một trong những nguồn cung cấp tri thức và kĩ năng tiếng cho học sinh. Các tài liệu này chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học. Trong một tiết học, SGK, TLGK được giáo viên sử dụng để giải thích các kiến thức lí thuyết và làm các bài tập mẫu. SGK có thể được dùng ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, dùng để học bài, làm bài ở nhà và khi ôn tập. Phương pháp làm việc với SGK được tiến hành ở những dạng sau: Giáo viên đọc nội dung SGK; có thể đọc kĩ từng dòng, từng phần và giải thích rồi đặt những câu hỏi để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức. Ở những phần khó ( nhiều khái niệm mới, phức tạp) giáo viên cần đọc và giải thích kĩ để học sinh lĩnh hội. Cho học sinh đọc to SGK có sự bổ sung, giải thích kịp thời của giáo viên. Khi này cần hướng dẫn học sinh đọc đúng tinh thần của tài liệu để có cơ sở hiểu đúng nội dung của nó. Cho học sinh tóm tắt lại nội dung những phần đã đọc và trả lời các câu hỏi nhằm xác định mức độ hiểu tài liệu đã đọc đến đâu. Lưu ý: trong phương pháp làm việc với SGK, không có một trường hợp nào thay thế được lời nói sinh động của giáo viên. Tài liệu trong SGK càng ít thì sự giải thích của giáo viên càng có vai trò quan trọng. 5. Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan. Trong số các phương pháp để dạy học tiếng có kết quả phải kể đến phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan. Các tài liệu này được dùng nhiều trong các giờ học dành cho việc giải thích khái niệm mới, củng cố và ôn tập. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ giáo viên và các tài liệu trực quan là điều kiện quan trọng để học sinh tiếp thu vững chắc và tự giác về các phần lí thuyết và rèn kĩ năng. Khi không thể chỉ vào bản thân một vật thì những minh họa, sơ đồ, tranh ảnh…để thay thế cho vật đó sẽ giúp học sinh có khái niệm về vật đó. Việc dùng các tài liệu trực quan trong giờ học tiếng có mục đích thông báo những kiến thức mới hoặc giải thích những điều chưa rõ cho học sinh. Các dạng tài liệu trực quan thông dụng nhất để học tiếng là các sơ đồ, biểu bảng, mô hình, tranh ảnh minh họa. Ví dụ: sơ đồ bộ máy phát âm, mô hình cấu trúc câu, sơ đồ phân loại câu, tranh ảnh về công cụ lao động, vũ khí, trang phục, lễ hội…của đồng bào dân tộc. Tác dụng của tài liệu trực quan là một mặt giúp học sinh có thể tiếp nhận bằng mắt , có thể hiểu được những đơn vị kiến thức bằng quan sát các sơ đồ, mặt khác nó củng cố, khái quát hóa tri thức cho học sinh. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều tài liệu trực quan trong một tiết học vì nó sẽ gây rối và phân tán sự chú ý của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. 6. Phương pháp tham quan, đi thực tế Trong dạy học tiếng, phương pháp tham quan, đi thực tế có vai trò quan trọng. Nó có tác dụng rèn luyện khả năng quan sát , phân tích ngôn ngữ trong đời sống và mở rộng vốn từ cho học sinh. Khi đi thực tế, giáo viên có thể đặt ra cho học viên những nhiệm vụ: Sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh mô tả những hoạt động của đời sống Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng nhiều tính từ, câu trần thuật. Quan sát ngôn ngữ của nhân dân địa phương. Nhận xét về cách phát âm, từ vựng. So sánh với chuẩn ngôn ngữ. Ghi chép và học thuộc những từ mới mà học sinh chưa biết… 7. Phương pháp giao tiếp Những phương pháp đã trình bày ở trên là cơ sở tốt để hướng dẫn học sinh bước vào một hoạt động hoàn toàn chủ động : hoạt động giao tiếp ( thể hiện ở nói và viết) Cơ sở của phương pháp giao tiếp là dựa vào việc xác điịnh chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ( sản phẩm chung của một cộng đồng người) được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói (sản phẩm của một cá nhân) được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dạy học tiếng theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân người học. Để thực hiện tốt phương pháp này cần chú ý: Tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu này nảy sinh khi có nhiều vấn đề phải sử dụng các kiến thức về ngôn ngữ mới giải quyết được hoặc cần trao đổi mới hiểu được. Tạo cho học sinh có nội dung giao tiếp.Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo cho nội dung lời nói ( tức là phải có tư liệu đầy đủ và ý nghĩa xác định) Tạo cho học sinh có môi trường giao tiếp: có đối tượng, hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp. Tạo cho học sinh có đủ các phương tiện ngôn ngữ và có được các thao tác cơ bản khi giao tiếp: phác thảo đề cương, lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung, trình bày từng khía cạnh của nội dung một cách mạch lạc, khúc chiết, biết tự đánh giá mức độ đạt được cả về nội dung và hình thức giao tiếp. Cũng như phương pháp đàm thoại, phương pháp giao tiếp có tác dụng phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tiếng. Một vài kết luận: Trên đây là một số phương pháp chính trong việc dạy học tiếng dân tộc với tư cách là một ngôn ngữ thứ hai ( sau tiếng Việt) Việc tách ra từng phương pháp là cốt để trình bày cho thuận lợi. Trong thực tế dạy học, tùy từng nội dung cụ thể, các phương pháp thường được phối hợp sử dụng rất chặt chẽ. Các phương pháp đã trình bày có thể coi cùng một thuộc tính là chúng không cùng một mức độ ngang nhau, tốt như nhau và có thể sử dụng trong những hoàn cảnh bất kì, nhưng đều có một mục đích là giúp học sinh tiếp thu, sử dụng kiến thức tiếng Jrai, Bah Nar một cách tốt nhất. Nhiệm vụ của giáo viên là phải lựa chọn và áp dụng các phương pháp trong những tình huống cụ thể sao cho có kết quả cao và tiện lợi về thời gian. Không thể có một phương pháp dạy học tiếng duy nhất, vạn năng, có thể áp dụng vào những điều kiện bất kì mà chỉ có một tập hợp các phương pháp mới có thể đảm bảo cho học sinh tiếp thu chắc chắn toàn bộ những kiến thức được qui định. Các phương pháp và biện pháp phải là một hệ thống xác định để kích thích và bổ sung cho nhau. Thông thường để hình thành các khái niệm, truyền đạt các tri thức mới, giải thích các định nghĩa, qui tắc…người ta hay sử dụng phương pháp đàm thoại, diễn giảng, làm việc với sách giáo khoa; để luyện tập thực hành thì dùng phương pháp giao tiếp là chính; để củng cố kiến thức, hình thành các kĩ năng kĩ xảo thì vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ…Giáo viên cần nắm rõ đặc điểm, ưu thế của từng phương pháp để vận dụng linh hoạt trong những tiết dạy, mang lại hiệu quả mong muốn. C. GIẢNG DẠY TỪ NGỮ I. Đặt vấn đề: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu xây dựng nên những đơn vị của lời nói( ngữ, nhóm từ, câu, đoạn, văn bản). Vì vậy, học tiếng trước hết là học từ.Học từ cũng là một trong những mục tiêu cơ bản trong quá trình học tiếng dân tộc. Không thể tiến hành giao tiếp nếu không thuộc từ, vốn từ nghèo nàn hoặc không hiểu nghĩa của từ. Học sinh được học từ ngữ thông qua hệ thống các bài học, các chủ điểm trong chương trình và môi trường ngôn ngữ trong cuộc sống. II. Nhiệm vụ1.Phong phú hóa vốn từ2.Chính xác hóa vốn từ3.Tích cực hóa vốn từ III.Các lớp từ trong tiếng BahNar, JRaiTừ loại trong tiếng BahNar được phân chia thành hai lớp từ chính là Thực từ và Hư từ. 1.Thực từ: là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực, có thể đảm nhiệm các thành phần chính trong câu ( Chủ ngữ và vị ngữ)1.1 Danh từ: là những từ dùng để định danh( gọi tên) các hiện tượng sự vật. Ví dụ: (Phong) 1.2. Động từ: là những từ chỉ hoạt động, hành động. Ví dụ ( Phong) 1.3 Tính từ: là những từ chỉ tính chất, trạng thái.Ví dụ ( Phong) 1.4 Đại từ: là những từ dùng thay thế. Có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít,( tôi), số nhiều ( chúng tôi); ngôi thứ hai số ít( mày), số nhiều ( chúng mày); ngôi thứ ba số it( nó), số nhiều ( chúng nó); các đại từ chỉ định hoặc thay thế: này, kia, ấy, nọ… 1.5 Số từ: là những từ dùng để đếm. Ví dụ: một, hai, ba, bốn… 2. Hư từ: là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng thường chỉ có giá trị là chức năng ngữ pháp. 2.1 Thán từ ( Từ cảm) : ÔI, ối, a… 2.2 Từ đệm: à, ư, nhỉ, nhé…( tiếng BN) 2.3 Quan hệ từ ( từ nối): và, với, cùng…( BN) ( Các thầy giáo dạy tiếng sẽ minh họa cụ thể) IV. Cấu tạo từ Cũng như tiếng Việt, từ Jrai, BahNar cũng được cấu tạo theo các cách:1.Từ đơn.Từ đơn là những từ do một âm tiết( khi viết) hoặc một tiếng( khi nói) tạo thành. Ví dụ2.Từ ghép2.1Từ ghép chính phụ. Là loại từ ghép gồm hai thành tố trong đó một thành tố giữ vai trò chính và một thành tố giữ vai trò phụ. Ví dụ: nhà mồ2.2Từ ghép bình đẳng ( song song). Là loại từ ghép trong đó hai thành tố có vai trò bình đẳng với nhau. Ví dụ: ăn ở, sách vở…3.Từ láy. Là loại từ được cấu tạo có phần phụ âm đầu hay phần vần hoặc hai thành tố giống hệt nhau. Láy phụ âm đầu: xôn xao, khập khiễng Láy phần vần: thăm thẳm, bát ngát Láy toàn bộ: xiên xiên, nghiêng nghiêngV.Giảng dạy ý nghĩa và giá trị của từ1 Mở đầuKhông thể quan niệm được rằng dạy về từ ngữ mà không giảng dạy ý nghĩa của từ. Bất kì một từ nào cũng bao gồm hai phương diện: Hình thức âm thanh ( chữ viết) Nội dung ý nghĩa Nghĩa của từ là nội dung khái niệm, hình ảnh khái quát trừu tượng phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.Ví dụ khi nói “ học sinh” người ta nghĩ ngay đó là “ người đi học” ( khái quát) không phân biệt giới tính, tuổi tác, thấp cao, to nhỏ, trắng đen, trình độ nhận thức…Hình ảnh khái quát đó là nghĩa của từ “ học sinh” Sự hiểu nghĩa của từ trong mỗi người có thể hình thành theo hai con đường: Tự nhiên, tự phát trong thực tiễn giao tiếp ( sự lặp lại nhiều lần một từ nào đó trong những hoàn cảnh tương tự) Đây là con đường chủ yếu của lứa tuổi trước khi đến trường. Có ý thức qua giáo dục, hướng dẫn của giáo viên trong nhà trường. Con đường này nhanh chóng, chính xác và bền vững hơn. Để giúp người học hiểu được nghĩa của từ, người ta chủ yếu dùng lời giảng ( giải nghĩa từ) Dạy theo con đường có ý thức trong nhà trường, giáo viên phải giải nghĩa từ.2.Các phương pháp giải nghĩa từ Có thể có nhiều cách: dùng vật thật, tranh ảnh, minh họa…Nhưng những cách này có tác dụng rất hạn chế : giảm ý nghĩa khái quát của từ. Ví dụ để giải nghĩa từ “ hoa” mà chỉ đưa ra một bông hồng. Mặt khác, trong nhiều trường hợp không thể dùng giáo cụ trực quan để giải nghĩa. Sau đây là các phương pháp chính để giải nghĩa từ:2.1 Phương pháp lôgicPhương pháp này nhằm phát hiện nội dung khái niệm, nội dung loogic chứa đựng trong từ. Nếu hiểu nội dung khái niệm chính là nghĩa của từ thì phương pháp này dẫn dắt học sinh đi thẳng tới nghĩa của từ. Phương pháp này được vận dụng qua hai bước: Nêu khái niệm loại, trong đó khái niệm biểu hiện nghĩa của từ cần được xác định thành một khái niệm chủng. sau đó liệt kê những đặc điểm cơ bản của chủng này với chủng khác trong cùng một loại. Ví dụ: “ công nhân” người lao động theo những qui trình công nghiệp ( chủng) Để phân biệt với “ nông dân” người lao động sản xuất ra những sản phẩm lương thực, thực phẩm. Phương pháp loogic thích hợp với việc giải nghĩa các thực từ ( danh từ, động từ, tính từ) vì thực từ phản ánh hiện thực một cách trực tiếp. Ví dụ động từ “ hi sinh” : hiến dâng ( loại) những gì quí báu ( chủng) Chú ý: 1. Với một số tính từ trong những trường hợp cụ thể có thể có cách làm khác: mô tả cụ thể đặc điểm của sự vật có tính chất cần thuyết minh. Ví dụ “ băn khoăn”: tính chất của một trạng thái tâm lí ( người) không yên ổn vì có những điều phải tính toán, cân nhắc nhiều. Nêu sự vật mà tính chất cần xác định là một đặc điểm điển hình. Ví dụ “ trắng”: có màu của vôi. 2.Không giải nghĩa bằng những đặc điểm không cơ bản, hoặc quá rộng hoặc quá hẹp. Ví dụ : “ mèo”: vật nuôi trong nhà( quá rộng), “ bình”: đồ đựng nước bằng sứ( quá hẹp) Tác dụng của phương pháp lô gic là góp phần tích cực rèn luyện tư duy cho học sinh. Khi xác định nội dung khái niệm( nghĩa của từ) họ sẽ được tập dượt suy nghiệm trên thực tế khách quan tổng hợp, khái quát hóa( để xác định khái niệm loại), phân tích, so sánh, trừu tượng hóa ( để xác định đặc điểm cơ bản của chủng).Ở đây học sinh sẽ vận dụng tổng hợp so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa …và với sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh không những tiến tới hiểu nghĩa của từ sâu sắc mà còn là dịp để luyện tập cách suy nghĩ mạch lạc, lô gic, rõ ràng.2.2 Phương pháp ngôn ngữ họcĐây là cách tìm những quan hệ ngữ nghĩa thích hợp trong nội bộ ngôn ngữ để làm sáng tỏ nghĩa của từ.Có hai loại quan hệ: Quan hệ giữa từ với từ : đồng nghĩa( babố; phu nhân vợ; đất địa…) trái nghĩa ( ngắn dài, to nhỏ, gầnxa…) Quan hệ trong nội bộ từ ( quan hệ giữa các từ tố) Để giải thích nghĩa của một từ nào đó ta có thể chọn nêu một hoặc những từ đồng nghĩa với nó. Ví dụ: “ giang sơn”: đất nước, núi sông; “ bằng hữu”: bạn bè; “ bất hủ” : không mục nát… Nếu dùng từ trái nghĩa, ta làm phép phủ định để biến quan hệ đối cực thành quan hệ đồng nhất. Ví dụ “ bấp bênh”: không (yếu tố phủ định) vững chắc ( trái nghĩa) Phân tích quan hệ từ tố ( trong các từ ghép)ở một bộ phận từ ghép ( không phải tất cả) có thể xuất phát từ nghĩa của từng từ tố để hiểu nghĩa của từ. Ví dụ “ lạc quan”: lạc: sung sướng, vui vẻ, phấn khởi, quan: nhìn “lạc quan”: cái nhìn tin tưởng, vui vẻ. Tác dụng của phương pháp ngôn ngữ học là ngoài việc giúp hiểu từ, nó còn có tác dụng khắc họa và gợi dậy trong đầu học sinh các yế tố từ vựng có quan hệ với nhau, đồng thời làm cho họ ý thức được các mối quan hệ đó. Như vậy, từ ngữ trong đầu học sinh không còn là những đơn vị rời rạc mà kết hợp lại với nhau theo những hệ thống nhất định , tạo điều kiện để học sinh lựa chọn các yếu tố thích hợp trong hệ thống này để nói, viết thêm phong phú và đa dạng và uyển chuyển về mặt từ ngữ. Một số điểm cần lưu ý: Giải nghĩa theo hai phương pháp trên, để đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, giáo viên cần dựa vào từ điển để tra cứu.Mặt khác giáo viên cần học tập, rèn luyện để có khả năng giải nghĩa từ trong bát kì hoàn cảnh nào kể cả khi không có từ điển. Ngoài ra cũng cần yêu cầu và luyện cho học sinh tự mình giải nghĩa những từ khó. Đó là kiểu bài tập để học sinh phát triển nhiều mặt về tư duy và ngôn ngữ. Sau khi giải nghĩa từ, rất cần đặt chúng vào văn cảnh sử dụng để tăng sức thuyết phục, làm cho sự giải nghĩa thêm sinh động và khắc sâu sự hiểu biết về từ cho học sinh. Ví dụ: “ bâng khuâng”: những cảm xúc buồn vui, thương nhớ lẫn lộn, không cảm xúc nào nổi bật. Sau khi giảng giải như vậy, giáo viên lấy ví dụ ( đặt từ vào văn cảnh sử dụng): Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi ( ND) Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi ( TH) Bâng khuâng nghe năm tháng Đẹp như người con gái nước Nga ( TH) _ Đi qua xóm núi Thậm Thình Bâng khuâng nhớ nước non mình ngàn năm (NBV)2.3 Phương pháp xã hội học Căn cứ để sử dụng phương pháp này là từ ngữ được hình thành trong quá trình phát triển của cộng đồng ngôn ngữ có liên quan cách này hay cách khác với những hiện tượng, lối sống xã hội nhất định.Trong những trường hợp sự liên quan này đã trở nên mờ nhạt nhưng vẫn có thể chỉ ra những gốc gác sâu xa mang ý nghĩa xã hội, ý nghĩa vốn có. Vì vậy những cứ liệu về từ nguyên học cũng là một cơ sở để hiểu nghĩa của từ ngữ một cách thấu đáo, sâu sắc.( vd giải nghĩa các từ về phong tục tập quán, địa danh…) Phương pháp xã hội học thường được dùng để giải nghĩa những từ ngữ cổ, từ ngữ vay mượn.Phương pháp này đồi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hóa sâu rộng.Bằng phương pháp này, giáo viên không những giúp học sinh thấu hiểu nội dung ý nghĩa của từ ngữ để góp phần cảm thụ văn học mà còn có thể cung cấp cho họ hiểu biết về lối sống, văn hóa, phong tục tập quán…của dân tộc Jrai, Bah Nar ở những thời đại khác nhau, qua đó nâng cao trình độ của học sinh lên một bước. 3. Giảng dạy giá trị của từ Bất kì từ ngữ nào cũng có hai mặt. Đó là hình thức ( âm thanh, chữ viết) và mặt nội dung ngữ nghĩa( nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa mở rộng, chuyển nghĩa, sắc thái tu từ, phong cách) Trong nhiều trường hợp, các từ đồng nghĩa, gần nghĩa không thể thay thế cho nhau. Ví dụ ta nơi “ thay mặt” chứ không nói “ đổi mặt”; nói “ trái tim” để chỉ đời sống tình cảm, còn“ quả tim” thì lại thiên về phương diện sinh học.( vd) Một số biện pháp giảng dạy giá trị của từ + Kết hợp phân tích từ trong các ví dụ ngữ pháp + Tổ chức học sinh đọc thêm sách báo + Rèn luyện ý thức thường xuyên tìm hiểu các sắc thái phong cách của từ. + Lập sổ tay từ đồng nghĩa… C. GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP I. Đặc điểm ngữ Pháp Bah Nar,Jrai ( Nội dung của gv giảng dạy phần ngôn ngữ JR, BN) 1. Các ngữ ( nhóm từ) : ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ.Vd: các em học sinh này ( ngữ Dt), đã đi rồi ( ngữ Đt) xa lắm ( ngữ TT) 2. Các kiểu câu 2.1 Câu phân theo mục đích nói:câu kể. Ví dụ: Tôi làm rẫy. ( dấu chấm) câu hỏi. Ví dụ: Anh đi đâu? ( dấu hỏi) câu cầu khiến. Ví dụ: Mời em ngồi ( dấu cảm) câu cảm. Ví dụ: Ôi, tôi nhớ mẹ (dấu cảm) 2.2 Câu phân theo cấu tạo ngữ pháp Câu đơn ( chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt) Ví dụ: Tôi đọc sách. Câu ghép ( gồm 2 cum Chủ ngữ vị ngữ trở lên)Ví dụ: Mẹ đi hái măng còn tôi đi học. II. Phương pháp giảng dạy ( ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng – Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông – NXB Giáo dục – H.19832.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về thay sách giáo khoa CCGD (môn Văn và Tiếng Việt) – NXB GD – H.19883.Ksor Yin ( chủ biên) – Ngữ pháp tiếng Bah Nar – NXB GD – H.2000 Ngữ pháp tiếng Jrai NXB GD – H.2000CÁC TIN KHÁCBáo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2016 2017 (351)TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI (3459)VẬN DỤNG BẢNG MÔ TẢ NĂNG LỰC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ (1273)MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CỦA GIÁO TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (1023)NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG (591)ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC HỌC PHẦN TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (755)CẢM THỤ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT, NHỮNG ĐIỀU CẦN UỐN NẮN (716)ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT TÁC DỤNG ĐƯƠNG LƯỢNG (682)ỨNG DỤNG THANG BLOOM TRONG XÂY DỰNG (2011)VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QL SỰ THAY ĐỔI ĐỂ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (5785)Xem tất cả >>Trang tin nội bộThông báo mớiKê khai tài sản, thu nhập năm 2017. (54)DANH SÁCH CBGV ĐƯỢC CỬ ĐI COI THI KỲ THI CÔNG CHỨC NĂM 2017 (66)Quyết định tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục (78)Các văn bản liên quan đề án tinh giản biên chế (80)Danh mục sách mới năm 2017 (40)Dự thảo Quy chế Tổ chức và hoạt động trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai (82)Hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức biên chế trường lớp (108)Tìm kiếmnhập từ khóa Tìm kiếmLịch công tác tuầnLỊCH CÔNG TÁC Tuần 19(từ 11122017 đến 15122017) (104)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 18(từ 04122017 đến 08122017) (140)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 17(từ 27112017 đến 01122017) (162)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 16 (từ 20112017 đến 24112017) (138)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 15(từ 13112017 đến 17112017) (192)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 14(từ 06112017 đến 10112017) (160)LỊCH CÔNG TÁC Tuần 13 (từ 30102017 đến 03112017) (143)Đăng nhậpTên đăng nhập:Mật khẩu: Thư viện ảnh Tin nhiều người xem NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ CNH VÀ THỰC TRẠNG CNHHĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (38081) CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG (24926) Bản đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM 2016 (20576) TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 1, 2, 3 (15912)Hỗ trợ onlineYH: thanhcdglai01yahoo.com.vnHotline: 02693877365YH: nguyendinhbinhgialaigmail.comHotline: 02693877048Lượt truy cậpOnline: 63 | Thống kê: 3328637 CDSPGIALAI Bộ giáo dục CDSPGIALAI Bộ giáo dụcBản quyền (C) 2013 thuộc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai Điện thoại: 0593.877.244 Fax: 3877312. Email: cdspgialaicdspgialai.edu.vn Giấy phép số 383754GP BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 03032013 Chịu trách nhiệm chính: Ông Trịnh Đào Chiến Địa chỉ: 126 Lê Thánh Tôn T.P Pleiku Gia Lai Ghi rõ nguồn gốc Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai khi phát hành lại thông tin từ website này Các trang sẽ mở ra tại Bai TV.Câu 2: Vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy học lý thuyết ngữ phápPhần I: Cơ sở lí luận 1. Hoạt động giao tiếpa. Khái niệm giao ti
Trang 1ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN GIAO TIẾP TRONG DẠY
và một trong những nguyên tắc quan trọng mà người giáo viên cần phải nắm rõ đó
là nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học, đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt.Tiếng Việt là một môn học quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơbản về ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhằm giúp hoc sinh vận dụng tốt những nguyêntắc trong hoạt động giao tiếp nói và viết, tiếp nhận và tạo lập văn bản
Trang 2CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hoạt động giao tiếp
1.1.1 Giao tiếp
Nhu cầu giao tiếp được xem như là một nhu cầu cần thiết của con người.Thông qua việc giao tiếp, con người có thể hòa nhập được với xã hội, lĩnh hội cácchuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Và điều quan trọng hơn là qua giaotiếp, con người còn giúp cho người khác nhận ra giá trị nhân cách của mình Vậygiao tiếp là gì?
Giao tiếp là vấn đề phức tạp, có nhiều hướng nghiên cứu Do vậy, có rấtnhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp, mỗi quan điểm đều có tính hợp lí của nótùy theo cách tiếp cận của tác giả ở góc độ nào
Trong giáo trình quan điểm tâm lý học, A.A Leonchiev đã cho rằng: “ Giao
tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ
xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.”
Phạm Minh Hạc(1989) quan niệm: “ Giao tiếp là hoạt động xác lập vận
hành quan hệ người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau.”
Nguyễn Thạc, Hoàng Anh(1991) cũng đã quan niệm rằng: “ Giao tiếp là
hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.”
Trang 3Đứng ở những góc nhìn khác nhau thì các tác giả có những quan điểm khácnhau về giao tiếp Theo sự tìm hiểu, nghiên cứu thì nhóm chúng tôi cho rằng: Giaotiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm mục đích trao đổi tưtưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, hoàn thiện nhân cách bản thân.Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hìnhthành nhân cách trẻ.
1.1.2 Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có các chức năng cụ thể như sau:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thôngbáo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm vớinhau… giúp con người định hướng hoạt động của mình
Chức năng điều chỉnh hành vi: Chức năng điều khiển được thể hiện ở khíacạnh ảnh hưởng tác động qua lại của giao tiếp Trong giao tiếp, chúng ta ảnhhưởng, tác động đến người khác: tác động đến động cơ, mục đích, quá trình raquyết định và hành động của họ Mặt khác, đối tượng giao tiếp cũng tác động, ảnhhưởng đến ta Qua giao tiếp, cá nhân cũng thu được thông tin để tự điều chỉnh bảnthân mình
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợpđồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong cácnhóm xã hội
Chức năng thiết lập và vận hành quan hệ: Giao tiếp không chỉ là hình thứcbiểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để conngười thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có
Trang 4Như vậy, giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân cũng như ảnhhưởng đến đời sống xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và pháttriển xã hội.
1.1.3 Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
- Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
+ Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể
+ Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cửchỉ, nét mặt…
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của conngười, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội
- Theo khoảng cách giao tiếp, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
+ Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát vànhận tín hiệu với nhau
+ Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình…
- Theo quy cách giao tiếp, người ta chia hai loại giao tiếp:
+ Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chứctrách, quy định, thể chế
+ Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ vềnhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thôngcảm, đồng cảm với nhau
Trang 5Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
1.1.4 Vai trò của giao tiếp
Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của xã hội.Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách:
+ Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người
+ Giao tiếp là con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội
+ Giao tiếp giúp con người thỏa mãn và phát triển các nhu cầu khác như: nhu cầu tình cảm, nhu cầu được xã hội thừa nhận, đánh giá, được tôn trọng, được phát triển…
+ Qua giao tiếp, cá nhân tự so sánh, đối chiếu mình với các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ đó tự điều khiển, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách
1.2 Tiếp cận giao tiếp
“ Tiếp cận giao tiếp là một kiểu hành động lấy giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữlàm nền để triển khai các hoạt động dạy học” [1, tr.5] Giao tiếp xã hội bằngngôn ngữ có các quy tắc nhất định nhằm bảo đảm sự thông hiểu lẫn nhau giữacác nhân vật giao tiếp Ngoài nhân vật giao tiếp, các quy tắc này còn liênquan đến các nhân tố giao tiếp khác như nội dung giao tiếp, bối cảnh giaotiếp,…
1.3 Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học
1.3.1 Khái niệm
Trang 6Tiếp cận giao tiếp trong dạy học là quá trình người dạy sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm và quan điểm của bản thân vào những hoàn cảnh khác nhau trong quá trình giao tiếp, nhằm giúp cho người học lĩnh hội được những sản phẩm đó trong quá trình giao tiếp với người dạy.
1.3.2 Những nhân tố để giao tiếp trong dạy học
Giao tiếp trong dạy học là một hoạt động bao gồm nhiều nhân tố có quan hệqua lại với nhau, tác động, ràng buộc lẫn nhau Có thể kể đến các nhân tố sau đây:
Nhân tố giao tiếp: Đó là những người tham gia giao tiếp, gồm người phát( giáo viên, học sinh) và người nhận ( giáo viên, học sinh)
Nội dung giao tiếp: Trước hết, đây chủ yếu là phạm vi liên quan đến các bàihọc, sau đó sẽ mở rộng ra những lĩnh vực có liên quan đến nội dung giao tiếpđó.Ví dụ: Trong tiết Ngữ pháp tiếng việt, các thầy cô giáo dùng tiếngViệt để nói vềtiếng Việt, về những đơn vị ngữ pháp, những quy tắc hoạt động của nó Qua đó,thầy cô sẽ giúp các em thấy được vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày
Phương tiện giao tiếp: Đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ được dùng làm phươngtiện chuyên chở thông tin Để cho giao tiếp đạt được hiệu quả thì đòi hỏi ngườiphát phải có khả năng dùng từ, đặt câu hoặc phát âm hoặc viết chữ chuẩn xác đểtạo nên văn bản truyền tải nội dung thông tin đến người nhận Người nhận phải cónăng lực ngôn ngữ tương ứng để hiểu những nội dung thông tin được truyền tảitrong văn bản
Hoàn cảnh giao tiếp: Giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnhnào đó Giao tiếp trong dạy học cũng vậy cần phải đặt giao tiếp trong thời gian cụthể, không gian cụ thể của một cuộc giao tiếp cụ thể Ví dụ: Hoàn cảnh giao tiếp
Trang 7của người giáo viên và học sinh khi đang trong giờ học sẽ khác với hoàn cảnh giaotiếp của người giáo viên và học sinh đó khi gặp mặt ở nơi công cộng.
Đích của giao tiếp: Người phát đã thể hiện được những hiểu biết và quanđiểm của mình và người nhận hiểu được những nội dung thông tin mà người phátmuốn đề cập đến
1.3.3 Vai trò của tiếp cận giao tiếp trong dạy học
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sư phạm trong nhàtrường,hoạt động dạy học và giáo dục
+ Nhờ có hoạt động giao tiếp nhà giáo dục mới tổ chức được hoạt động củamình Có thể nói giao tiếp là công cụ, phương tiện của hoạt động giáo dục
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện của hoạt động giáo dục mà còn nội dung,mục đích của phương tiện giáo dục
+ Thông qua quá trình giao tiếp ở học sinh sẽ hình thành những cách ứng xử,giao tiếp có văn hóa
+ Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách học sinh
+ Nhờ có giao tiếp nhà giáo dục có thể truyền thụ những tri thức khoa học, kinhnghiệm, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.Thông qua đó, học sinh tiếp nhận đểhình thành nhân cách của mình
+ Nhờ giao tiếp mà người giáo viên có thể đi sâu vào thế giới tinh thần của họcsinh, thiết lập mối quan hệ gắn bó với học sinh, kích thích tính tích cực trong hoạtđộng của học sinh từ đó phát triển nhân cách của học sinh
Trang 8CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN GIAO TIẾP TRONG
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
Tiếp cận giao tiếp là một kiểu hành động lấy giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữlàm nền để triển khai các hoạt động dạy học.Vậy tiếp cận giao tiếp trong dạy họcTiếng Việt là dựa vào ngôn ngữ để cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản vềtiếng mẹ đẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trang bị cho các em mộtcông cụ thiết yếu để học tốt các môn học khác Tiếng Việt còn là phương tiện lưutrữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Qua môn Tiếng Việt, các thế hệ thanhniên, học sinh sẽ hiểu văn hóa của người Việt, thiên hướng tư duy của người Việt,lịch sử của tiếng Việt trong mối quan hệ chiều sâu văn hóa… Những hiểu biết này
sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách sống và những giá trị sống tốtđẹp cho học sinh Những điều này đang thực hiện nguyên tắc tiếp cận giao tiếp
2.2 Cơ sở khoa học
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người Con người cóthể sử dụng nhiều phương tiện, nhiều công cụ khác nhau để giao tiếp nhưng không
có một phương tiện nào lại đơn giản và thuận lợi như ngôn ngữ
Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, bởi vậy, chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mớibộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình
Gắn với hoạt động giao tiếp, việc dạy tiếng trong nhà trường mới trở nênsinh động, hấp dẫn,mới giúp học sinh vượt qua được những lực cản tâm lí khi các
em học tiếng mẹ đẻ Mục đích cuối cùng của việc dạy tiếng là dùng ngôn ngữ để tưduy và giao tiếp
Trong việc dạy tiếng người ta thường đi theo 3 hướng:
Trang 9- Hướng dạy ngôn ngữ: tức là dạy các đơn vị trong một hệ thống ngôn ngữnào đó ( ví dụ dạy từ vựng, ngữ, câu…) để làm công cụ giao tiếp( lí thuyết).
- Hướng dạy lời nói: dạy những cách thức hình thành và thể hiện những ýnghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp( thực hành)
- Hướng dạy hoạt động lời nói: dạy quá trình giao tiếp qua việc nghiên cứucác dạng và hình thức khác nhau của lời nói( phong cách học)
Cả ba hướng dạy trên đều nhằm mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụngngôn ngữ, vận dụng sử dụng trong những tình huống khác nhau, với mục đích khácnhau của việc giao tiếp nhằm đạt được hiểu quả
2.3 Nội dung nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
2.3.1 Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy
Ngôn ngữ là phương tiên của tư duy “Chức năng giao tiếp ngôn ngữ gắnliền với chức năng thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ
có thể giúp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, do đó hiểu biết lẫn nhau
và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động nếu bản thânngôn ngữ tàng trữ những kinh nghiệm, những tư tưởng và tình cảm của con người”[2, tr.19]
“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” “Không có từ nào, câu nào
mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng hay không có ý nghĩa, tư tưởng nào
mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ”[2, tr.20] Ngoài ra, ngôn ngữ còn trực tiếptham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Mcas và Awngghen đã viết: “ Sự sảnsinh ra ý tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết là gắn liền trực tiếp và mật thiếthoạt động vật chất với giao dịch vật chất của con người - đó là ngôn ngữ của cuộcsống thực tế” Do đó, ngôn ngữ và tư duy luôn có mối quan hệ biện chứng, chặtchẽ Quá trình người học nhận thức các khái niệm, quy tắc của ngôn ngữ, vận dụng
nó vào giải quyết trong các tình huống cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình
Trang 10người học tiến hành các thao tác tư duy theo một sự định hướng về phương pháp
và loại hình tư duy nào đó
Mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy cho thấy việc dạy họcTiếng Việt không chỉ là dạy tri thức , truyền thụ những kiến thức, lý thuyết cho họcsinh mà bên cạnh đó, dạy học Tiếng Việt còn yêu cầu giáo viên dạy cho học sinhcách sử dụng Tiếng Việt phù hợp với mục đích, trong những hoàn cảnh cụ thể.Điều này đồng nghĩa với mục tiêu cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt là hìnhthành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho học sinh
Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học Tiếng Việt cần đặc biệt quan tâmđến việc rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành các phẩm chất tư duy, góp phầnhình thành tư duy hình tượng cho các em
Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgic, lí tính nên chúng ta phải rènluyện các thao tác tư duy lôgic cho học sinh Bởi tri thức ngôn ngữ có sự khái quáthoá, trừu tượng hoá cao Chẳng hạn, khi chúng ta nói “danh từ” nghĩa là khôngphải nói đến một danh từ cụ thể nào cả mà nói đến tất cả các danh từ trong sự đốichiếu với động từ, tính từ Các bài học hình thành khái niệm, áp dụng khái niệm đểgiải quyết một vấn đề cụ thể của ngôn ngữ, của việc sử dụng ngôn ngữ là những cơhội để phát triển tư duy cho các em Thông qua việc phân tích, các em vận dụngnhững phẩm chất tư duy lôgích để khái quát hoá thành những khái niệm, những trithức về ngôn ngữ Và từ những kiến thức đã thu nhận được, các em, một lần nữa,lại vận dụng năng lực tư dưy lôgic của mình để sử dụng những kiến thức đó tronggiao tiếp bằng ngôn ngữ Để rèn luyện tư duy lôgích cho học sinh, giáo viên phảiđặc biệt quan tâm những lỗi về câu do diễn đạt thiếu lôgic Cần quan tâm đến lỗisắp xếp ý lộn xộn, thiếu tính hệ thống trong một văn bản/ngôn bản của học sinh
Ngoài việc rèn luyện thao tác tư duy lôgic cho học sinh, trong giờ TiếngViệt, chúng ta cần hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy cho các em
Trang 11Muốn vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh nắm được các vấn đề cần nói
và viết, biết thể hiện nội dung các vấn đề đó bằng các phương tiện ngôn ngữ khácnhau Ngoài ra, chúng ra cần rèn cho học sinh nói/viết từ một ý bằng nhiều cáchkhác nhau, cần biết sử dụng các dạng ngôn ngữ nói/viết cho phù hợp với hoàn cảnhgiao tiếp
Năng lực tư duy của con người được thể hiện ở nhiều phương diện Tư duynhanh, chậm, chính xác, không chính xác, bền bỉ, kém bền bỉ, đó là phẩm chấtcủa tư duy Thiên về tư duy hình tượng hay thiên về tư duy logic, đó là khuynhhướng của tư duy Phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đốichiếu, quy nạp, diễn dịch, đó là thao tác của tư duy Biện chứng, khách quan haychủ quan, máy móc, đó là phương pháp tư duy Chính vì thế, nguyên tắc rèn luyệnngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy đòi hỏi phải cụ thể hoá thành các yêu cầu sauđây:
Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện phương pháp tư duy
Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy
Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy
Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng cả hai loại tư duy, tư duy hìnhtượng và tư duy logique
Để thực hiện tốt được những yêu cầu trên, chương trình dạy–học tiếng Việtphải tuyển chọn được một hệ thống văn bản ngữ liệu có khả năng đáp ứng cao cácyêu cầu rèn luyện, đồng thời cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống các câu hỏi tìm hiểubao gồm đầy đủ các loại: câu hỏi định hướng, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánhđối chiếu, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khái quát hoá chuẩn bị tốt hệ thống bài tậprèn luyện kĩ năng và bài tập rèn luyện lời nói liên kết tạo điều kiện giúp cho họcsinh không chỉ thấy được giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt,
Trang 12thông hiểu được ý nghĩa của chúng, gắn chúng với nội dung hiện thực được phảnánh mà còn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa các đơn vịnày vào hoạt động trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, thực hiện những nhiệm
vụ giao tiếp cụ thể một cách có hiệu quả
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc pháttriển tư duy cho học sinh với những yêu cầu:
- Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếngcho các em
- Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói cầnviết và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ
2.3.2 Hướng vào hoạt động giao tiếp
Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp quan trọngnhất của xã hội loài người Con người có thể sử dụng nhiều phuơng tiện giao tiếpkhác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ.Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giaotiếp quan trọng nhất của con người Do đó, việc dạy tiếng Việt trong nhà trườngcần bảo đảm hai mục đích cơ bản:
Truyền thụ những kiến thức khoa học về tiếng Việt, cụ thể là những kháiniệm, công thức, quy tắc, cùng những tri thức khác nữa về một bộ môn Tiếng Việt,trên cơ sở là môn khoa học
Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lí thuyết tiếp thu đượcvào thực tế hoạt động giao tiếp
Trang 13Tri thức ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của sự phát triển
tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt phải bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và
tư duy Nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên là giúp học sinh nắm được nhữngtri thức cơ bản, quan trọng để các em có kiến thức làm nền tảng ban đầu Từ đó,các em hiểu và đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng về tri thức được tiếp nhận Đồngthời giáo viên phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn đạt tưtưởng của mình
Song song cùng việc cung cấp tri thức thì giáo viên cần phải dạy cho họcsinh cách sử dụng Tiếng Việt
Ví dụ:
Người mẹ đóng hai vai trò: Là mẹ trong gia đình và đồng thời người giáoviên trên lớp Như vậy, người con xưng hô như thế nào cho đúng? Điều này phảitùy thuộc vào từng ngữ cảnh để xưng hô Trong gia đình là mối quan hệ mẹ - connên xưng mẹ - con Nhưng khi đến trường thì lại là mối quan hệ thầy - trò nên phảixưng cô - em Không thể dùng lối giao tiếp ở trong gia đình để xưng hô khi ở
Trang 14trường như “Thưa mẹ, con xin trả lời câu hỏi”, và ngược lại, không thể dùng
“Em mời cô ăn cơm”, để giao tiếp khi ở trong gia đình
Trong hoạt động giao tiếp, cần chú ý đến yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phingôn ngữ
2.3.2.1 Yếu tố ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là hệ thống những từ ngữ, cấu trúc, ngữ pháp, câu được hệ thốngnhằm diễn đạt suy nghĩ của con người Ngôn ngữ là cái phức tạp nhất và nóichung, nó hiệu quả nhất đối với thị giác hơn là thính giác Trong một vài trườnghợp, ở mặt ẩn dụ, từ ngữ ngôn ngữ đã được mở rộng nhằm bao hàm các kỷ thuậtnhư vậy; do đó, thông tin được hệ thống hoá bằng các ký hiệu hữu hình hay độngtác mà chúng có thể được gọi là “ngôn ngữ ký hiệu” hay “ngôn ngữ hành vi” và haitrạng thái này đều tương tác trong sự vận hành “tạo nghiệp” của chúng sinh vậtloại”
*Về phân loại, ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ nói : Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âmthanh và được tiếp nhận, phân tích bằng cơ quan phân tích thính giác Ngôn ngữnói có hai hình thức:
+ Ngôn ngữ độc thoại: là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi không
có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp
Ví dụ: Đoạn độc thọai nội tâm của nhân vật Ngạn trích trong “Mắt biếc”
(Nguyễn Nhật Ánh)
“Sau những lần bị đòn, tôi thường ra đứng một mình ở đầu hè, nhìn xuống chợ Tôi đứng đó, buồn bã, cô đơn và rên rỉ như một con chó con Tôi vừa xoa cặp mông bỏng rát vừa cảm thấy mình là đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời và tôi cứ để
Trang 15mặc những giọt nước mắt lăn tròn trên má Những lúc đó, tôi thường ao ước mình đột ngột chết đi để ba tôi pahir hối hận vì đã đánh tôi, để mẹ tôi phải hối hận vì không dám can ba, và cả bà tôi nữa, bà sẽ vô cùng khổ tâm vì bà đã trót đi dạo trong một buổi tối quan trọng như vậy Mọi người sẽ khóc sưng cả mắt Nghĩ đến cảnh mẹ tôi và bà tôi khóc than vật vã, tóc xổ rối tung, áo quần xốc xếch, tự nhiên tôi thấy mủi lòng, không muốn chết nữa Nhưng rồi tôi bất giác sờ tay xuống mông
và kiên quyết giữ nguyên ý định trừng phạt mọi người bằng cái chết đáng thương của mình Dĩ nhiên tôi không muốn chết hẳn Chết hẳn như chú Hoan đám ma tháng trước, tôi sợ lắm Vợ con chú khóc như ri nhưng chú thì chẳng nghe thấy gì Chú ngủ, ngủ hoài và chẳng bao giờ dậy nữa Mẹ tôi bảo vậy Không, tôi không định chết như chú Hoan Tôi chỉ chết chừng năm ngày thôi Lúc ba mẹ tôi, ông bà tôi và những người thân khóc khô hết nước mắt thì tôi sẽ sống dậy trước sự hân hoan chào đón của mọi người Lúc ấy, mọi người sẽ chen lấn giành giật nhau để được ôm lấy tôi Ai tôi cũng cho ôm nhưng ba tôi thì không Tôi sẽ lạnh lùng hất tay ba tôi ra, bất chấp vẻ đau khổ ánh lên trong đôi mắt ba Nhưng dù sao, cuối cùng tôi cũng suy nghĩ lại và để cho ba tôi ôm tôi nhưng ba sẽ phải là người sau chót được đến gần tôi Những ngày sau đó hẳn là những ngày rất tuyệt vời đối với tôi Tôi sẽ tha hồ vấy bẩn áo quần, tha hồ nghịch cát, thậm chí chôn cả người trong cát, chỉ chừa hai lỗ mũi, mà vẫn không sợ bị đòn Mải chìm đắm trong viễn cảnh xán lạn đó, tôi quên béng cả khóc”.
Trang 16Nức nở mãi, chị mới kể:
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọnnhện Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em Mà em ốmyếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng Mấy bậnbọn nhện đã đánh em Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặtchân, vặt cánh ăn thịt em
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây Đứa độc ác không thể cậy khỏe ănhiếp kẻ yếu.”
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
- Ngôn ngữ viết: Thể hiện bằng các ký hiệu chữ viết và được tiếp nhận, phântích bằng cơ quan thị giác Ngôn ngữ viết cần chính xác, tuân thủ đầy đủ cácnguyên tắc ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả và lôgic
Khi muốn “giao tiếp” với bạn đọc thông qua tác phẩm nhằm truyền tải tưtưởng, buộc chủ thể phải sử dụng ngôn ngữ như là công cụ, phương tiện giao tiếp
2.3.2.2 Yếu tố phi ngôn ngữ
Cách khác biệt văn hoá thường cản trở sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người Ví dụ, người Việt thường nói “cắt tai cắt tóc”, nhưng khi người Anhnghe thì họ sẽ không hiểu Như vậy, để tránh sự không hiểu, con người không chỉ nói bằng một thứ ngôn ngữ mà còn phải hiểu được ngôn ngữ "im lặng" của nhau, bởi ngoài giao tiếp ngôn ngữ, còn có "giao tiếp phi ngôn ngữ"
Nội dung, ý nghĩa văn bản không nằm đơn thuần trên những con chữ đượcthể hiện trong tác phẩm, điều này có nghĩa là lớp nghĩa văn bản không nằm hoàntoàn trên ngôn ngữ Mỗi tác phẩm văn học được ra đời trong một hoàn cảnh riêng