1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN

29 339 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 65,01 KB

Nội dung

DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ YÊU CẦU “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN” GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÀNH THI 1. Phát triển năng lực cho người học – trọng tâm của đổi mới giáo dục Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam 1. Trong đó, việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Mọi phương diện, mọi bước đi của công cuộc đổi mới, đặc biệt là việc phát triển chương trình (CT) và biên soạn sách giáo khoa (SGK), cần phải quán triệt tinh thần này. Đấy cũng chính là vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Năng lực được phát triển từ quá trình dạy học Ngữ văn cần được quan niệm như thế nào? Làm thế nào để giúp học sinh phát triển được những năng lực đó? Bằng cách nào để đo lường, đánh giá mức độ của năng lực mà học sinh đạt được? Người thầy phải đổi mới như thế nào để đáp ứng được xu hướng đổi mới đó? Nhiều câu hỏi đặt ra cần có được những câu trả lời thuyết phục, có khả năng tạo được sự đồng thuận cao. Tạo một diễn đàn để các nhà chuyên môn và thầy cô giáo dạy học Ngữ văn cùng nhau thảo luận nhằm tìm kiếm những câu trả lời như vậy chính là mục tiêu của cuộc hội thảo khoa học này. 2. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực Hưởng ứng chủ đề của Hội thảo với các nội dung đã nêu trong Thông báo số một, 118 nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà quản lí giáo dục từ 35 cơ sở nghiên cứu, đào tạo, xuất bản, các sở giáo dục đào tạo, các trường phổ thông, đã gửi đăng kí về Ban tổ chức (BTC) 128 tham luận. Chỉ tính đến ngày 17032014, chúng tôi đã nhận được 87 tham luận. Những con số vừa nêu cho thấy mức độ quan tâm đến việc đổi mới căn bản và toàn diện môn học Ngữ văn. Đó là tín hiệu đáng mừng trước hội thảo. 2.1. Phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh – mục tiêu thống nhất, cách tiếp cận đa dạng Việc phát triển năng lực trong dạy học Ngữ văn, mà cụ thể là phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù dĩ nhiên không phải không thể chỉ thực hiện cục bộ ở một khâu, một bước, một yếu tố nào, mà phải từ tổng thể trong sự tương tác tích cực giữa các khâu, các bước, các yếu tố. Xây dựng CT với hệ thống chuẩn năng lực và ngữ liệu thích hợp; biên soạn SGK, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá,; phát triển đồng thời các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; kĩ năng phản biện, kĩ năng khai thác, cập nhật thông tin, cùng nhiều kĩ năng khác; v.v. Tất cả đều phải đồng bộ, bảo đảm tính hệ thống. PGS TS, Trưởng Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thảo Báo cáo đề dẫn Hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông _____________________________________________________________________________________________________________ 10 Vì vậy, có một đặc điểm chung rất dễ thấy là khi bàn về việc phát triển năng lực trong dạy học Ngữ văn, hầu hết các bài viết, dù bàn về nội dung, cấu trúc tổng thể hay một khâu, một yếu tố, một nội dung cụ thể nào đó của CT mới, đều rất chú ý xác lập mối quan hệ giữa các yếu tốbộ phận với tổng thể, định vị chúng trong hệ thống. Vì vậy, việc phân nhóm bài viết theo các tiểu chủ đề chỉ có tính chất tương đối và việc phân chia các tiểu ban để thảo luận trở nên phức tạp đối với BTC. Để thuận tiện cho việc tiến hành thảo luận, căn cứ vào trọng tâm các bài viết, BTC tạm thời được phân định 87 bài viết theo 4 tiểu chủ đề như sau: 1) Những vấn đề chung liên quan đến nhận thức tổng quát về môn học, chẳng hạn quan điểm, triết lí và lí luận giáo dục nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng; kinh nghiệm giáo dục từ các nước; cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới mục tiêu của môn Ngữ văn trong CT tổng thể ở trường phổ thông, (Nhóm này gồm 15 tham luận.) 2) Những phác thảo, đề xuất đổi mới CT, SGK Ngữ văn trên cơ sở nhìn lại CT, SGK cũ hiện hành. (Nhóm này gồm 30 tham luận) 3) Những trao đổi, đề xuất đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Ngữ văn. (Nhóm này gồm 20 tham luận) 4) Những trao đổi, đề xuất về đổi mới đánh giá, cùng một số vấn đề hữu quan như đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chính sách quản lí; điều kiện, môi trường dạy học; (Nhóm này gồm 22 tham luận) Nhìn chung các bản tham luận đã nêu và trao đổi về rất nhiều vấn đề; phân tích, diễn giải, tra vấn đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ, đồng thời đề xuất các giải pháp, phương án đổi mới có chủ kiến riêng của tác giả. Từ đó, cũng làm nảy sinh nhiều câu hỏi có tính vấn đề để thảo luận tiếp. 2.2. Các vấn đề thảo luận hướng đến sự đổi mới 2.2.1. Về những vấn đề chung Xung quanh Những vấn đề chung, tựu trung có 3 loại câu hỏi: 1) Nếu tên môn học là Ngữ văn (dự kiến) thì trong CT mới, mối quan hệ giữa dạy học ngữ và dạy học văn (ở phổ thôngđại học) cần phải xác định, xử lí thế nào?; 2) Có thể học tập được gì từ truyền thống để xác định tư tưởng chỉ đạo, triết lí giáo dục trong đổi mới giáo dục lần này?; 3) Nên xác định đặc trưng và xây dựng mục tiêu cụ thể của môn Ngữ văn mới như thế nào để tập trung phát triển năng lực cho người học? Quan hệ, khả năng và phương thức kết hợp giữa nghiên cứu, đào tạo về ngữ học và nghiên cứu, đào tạo về văn học sẽ như thế nào khi xây dựng CT mới ở đại học và phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực? Đây là vấn đề tưởng như không mới, song khi có nhà nghiên cứu1 4 nêu lên, soi xét đầy đủ, nghiêm túc, ta lại thấy vấn đề vừa mang tính học thuật, vừa hết sức thực tiễn, như vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Bởi vì, vấn đề được 1 Trần Đình Sử.Về mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và ngữ học trong trường đại học và trường phổ thông. Báo cáo đề dẫn Hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông _____________________________________________________________________________________________________________ 11 nêu lên có quan hệ khăng khít với mục tiêu phát triển đồng thời năng lực giao tiếp và năng lực cảm thụ văn học cho người học, gợi ra hướng kiếm tìm những giải pháp thích hợp. Để xây dựng CT theo hướng phát huy tính chủ thể hay phát triển năng lực của người học, các nhà giáo dục Việt Nam nên tiếp thu những gì trong tư tưởng, triết lí giáo dục mang tính khai minh của truyền thống cả phương Đông lẫn phương Tây, học tập thêm kinh nghiệm gì từ quan điểm, triết lí giáo dục của một số nước có nền giáo dục phát triển2 4? Đặc biệt, một số tham luận đã cố gắng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề trọng yếu, trực tiếp trả lời các câu hỏi như: Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn nào để xây dựng CT Ngữ văn mới? Đâu là đặc trưng của môn Ngữ văn? Những mục tiêu cụ thể của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam là gì? Thiết nghĩ, cách trả lời các câu hỏi trên trong tham luận của một số tác giả, dù thỏa đáng hoặc chưa, vẫn đáng xem là những gợi ý quan trọng để có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề trọng yếu nêu trên. 2.2.2. Về những vấn đề cụ thể 1) Trước hết là vấn đề CT và SGK. Xung quanh vấn đề này, từ một cái nhìn cận cảnh, một số nhà nghiên cứu – bằng những tích lũy, trải nghiệm quý báu, những thông tin cập nhật từ nhiều nguồn, sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, có bề dày của bản thân – đã cố gắng đưa ra các phác thảo về CT mang tính tổng thể3 4. Các phác thảo tổng thể này, rất đáng được xem xét cả trong cấu trúc hệ thống lẫn trong từng yếu tố đường nét cơ bản của nó. Song, những điểm được xem là đổi mới trong các bức phác thảo ấy, liệu đã là mới “căn bản, toàn diện” chưa? Có khả dụng và khả thi không? Hội thảo cần thảo luận kĩ lưỡng. Việc xác lập hệ thống chuẩn cần đạt4 4 (chuẩn chuẩn kiến thức – kĩ năng môn học) của CT Ngữ văn mới nên tiến hành theo các mô thức nào? Chuẩn năng lực trong CT của một số nền giáo dục phát triển như Hoa Kì, Hàn Quốc, Úc, Singapore, qua giới thiệu của một số tham luận5 4, có phù hợp với Việt Nam không? Nên học tập từ đó những gì, theo cách nào? Liên quan trực tiếp đến việc xây dựng “chuẩn năng lực” là yêu cầu “lượng hóa” năng lực. Nói cách khác, đây là yêu cầu xác định “độ phức tạp”6 4 của kiến thức – kĩ năng qua “độ phức tạp của văn bản đọc”. Thiết lập một hệ thống bài học có “độ phức tạp” tăng dần từ lớp 1 đến lớp 12 thật sự là một nan đề, nhất là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Góp phần giải quyết nan đề ấy – phân xuất “độ phức tạp” của tổ hợp “kiến thức – kĩ năng” – một số tham luận trong hội thảo này đã đề xuất giải pháp hay nêu lên một số kinh nghiệm cụ thể. Dĩ nhiên, kinh nghiệm là đáng tham khảo, nỗ lực là đáng ghi nhận, hoan nghênh. Song, trong các giải pháp hay kinh nghiệm đó, còn có điểm 2 Phạm Thị Phương, Đoàn Thị Thu Vân, Đinh Phan Cẩm Vân, Nguyễn Ái Học, Trương Thanh Tòng, Hoàng Thị Tuyết, 3 Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc Thống, 4 Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh, 5 Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Hồng Nam Võ Huy Bình, 6 Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hồng Nam Võ Huy Bình, Báo cáo đề dẫn Hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông _____________________________________________________________________________________________________________ 12 nào là mơ hồ, không đắc dụng? Cần phải đề xuất thêm các nguyên tắc chung hay các sáng kiến cụ thể nào nữa? Những đề xuất về phương thức phát triển năng lực giao tiếp trên cơ sở phát triển tổng hợp kiến thức với các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe theo nguyên tắc dạy học tích hợp7 4 hay việc tăng cường loại văn bản thông tin trong hệ thống văn bản đọc hiểu của CT Ngữ văn phổ thông Việt Nam theo cách làm của một số nước có nền giáo dục phát triển8 4 có khả thủ, hữu ích không? Việc tăng cường trang bị “kiến thức nền” cho đọc hiểu nên dừng lại mức độ nào và, cần kết hợp ra sao với việc hình thành, phát triển ở HS “chiến lược đọc”9 4 trong dạy học Ngữ văn? Và, còn rất nhiều câu hỏi khác, chẳng hạn: Bằng cách nào để kết hợp hài hòa và đáp ứng tốt giữa yêu cầu phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn ngữ văn, giữa phát triển năng lực giao tiếp với năng lực cảm thụ văn học?; Đối với một môn học vừa là công cụ để phát triển năng lực chung, vừa là công cụ để phát triển các năng lực đặc thù như Ngữ văn, cần thực hiện dạy học phân hóa như thế nào để vẫn bảo đảm được tinh thần tích hợp?; Thế nào là một hệ thống văn bản tối ưu và bằng cách nào để có được một hệ thống văn bản tối ưu?; Thế nào là một bộ SGK có chất lượng tốt?; Nên soạn SGK theo các mô hình nào10 4?; Quan niệm như thế nào về hình thức của SGK và vai trò, tác dụng của hình thức sách đối với việc phát triển hứng thú học tập và năng lực của HS?; v.v. Văn học nước ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam, với cả một kho tàng đồ sộ, lâu nay được trích tuyển và dạy học trong CT có những thành tựu và bất cập11. Sắp tới, khi triệt để thực hiện dạy học tích hợp, sẽ xử lí sao cho việc tuyển chọn văn bản và dạy học hiệu quả. CT bậc tiểu học, mặc dù vẫn nằm trong CT tổng thể của hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, nhưng rõ ràng, đây là bậc học mở đầu, việc dạy đọc, viết, nói, nghe và dạy học tiếng Việt kết hợp với dạy học văn học, cũng cần có nội dung, phương pháp dạy học đặc thù. Đó đều là những vấn đề cần và đáng được chúng ta xem xét thảo luận nhiều trong hội thảo này. 2) Gắn bó mật thiết với việc đổi mới CT và SGK là đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Môn Ngữ văn hướng đến thực hiện nhiều mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù) và nhiệm vụ (nhiệm vụ phát triển năng lực giao tiếp và năng lực cảm thụ văn học cho người học). Tuy nhiên, con đường để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên thì chỉ có một: 7 Nguyễn Thành Thi, Dương Thị Hồng Hiếu, Lê Ngọc Anh, Trần Viết Thiện, 8 Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phạm Thị Thu Hiền, 9 Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Đình Sử, 10 Nguyễn Thị Ly Kha, Dư Ngọc Ngân Jeong Mu Young, Trần Thanh Bình, Lê Ngọc Anh, 11 Lê Huy Bắc, Nguyễn Diệu Linh, Trần Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Thời Tân, Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thành Trung, (văn học nước ngoài); Phạm Tuấn Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Nguyễn Việt Hùng, Bùi Thanh Truyền, (văn học Việt Nam). Báo cáo đề dẫn Hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông _____________________________________________________________________________________________________________ 13 tất cả đều phải bắt đầu từ ngữ liệu, trên cơ sở đọc hiểu ngữ liệu (văn bản). Vì thế, cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản ngữ liệu, nhà sư phạm phải tổ chức tốt hoạt động đọc văn, từ đó tiến hành các hoạt động giao tiếp viết, nói, nghe. Muốn phát triển kĩ năng đọc, phải trang bị kiến thức nền và hình thành ở học sinh các chiến lược đọc. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu cũng phải được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, ứng dụng một số hình thức dạy học hiện đại như tổ chức giao tiếp trên lớp theo cặpnhóm, dạy học dự án, v.v. Đó là những vấn đề đã được đề cập12 4, dù chưa đầy đủ, cụ thể, chuyên sâu. Tuy nhiên, ở phương diện này hãy còn không ít vấn đề đang bỏ ngỏ. Chẳng hạn, các phương pháp, kĩ thuật rèn luyện kĩ năng. Cùng với kĩ năng đọc, các kĩ năng viết, nói, nghe cũng phải được phát triển có chủ định, được chú trọng thường xuyên và tiến hành có hiệu quả với phương pháp, kĩ thuật thích hợp. Khi, về phía người học, phải hình thành phương pháp học tập mới (phương pháp học kết hợp: đọc, viết, nói, nghe), thì hệ thống phương pháp dạy cũng phải thay đổi. CT mới sẽ không quan tâm nhiều đến phương pháp dạy học phân môn như trước (phương pháp dạy lí luận văn học, phương pháp dạy văn học sử,) mà phải quan tâm nhiều hơn đến hệ thống phương pháp dạy đọc, phương pháp dạy viết, phương pháp dạy nói, dạy nghe13 4,... Biết rằng cần có sự tương thích giữa nội dung, chuẩn CT và phương pháp, kĩ thuật dạy học, cũng như phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá14 4. Song, làm thế nào để tạo ra sự tương thích ấy? Đó mới là vấn đề. Nó đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm, bàn thảo nhiều. Ngay cả với quan niệm về đánh giá năng lực cũng như các kĩ thuật đánh giá năng lực, ứng dụng cho môn Ngữ văn cũng vậy15 4. Cũng có một số tham luận bàn riêng về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; về chức năng đặc thù và việc tự đổi mới căn bản toàn diện của các trường sư phạm. Rõ ràng đây là một vấn đề hữu quan, trước sau gì cũng phải bàn kĩ. Tiếc rằng các tham luận đề cập đến nội dung này chưa nhiều16 4, chưa xuất phát từ một cái nhìn toàn cục. 3. Đổi mới căn bản, toàn diện dạy học Ngữ văn – triển vọng và thách thức Có nhiều lí do để tin vào triển vọng đổi mới dạy học Ngữ văn theo mục tiêu phát triển năng lực cho người học: bởi cơ sở lí luận và thực tiễn với các điều kiện chín muồi, bởi CT mới được dự kiến xây dựng trên quan điểm tiếp cận hiện đại, tiếp thu từ kinh nghiệm, tinh hoa của nhiều nền giáo dục phát triển, v.v. Triển vọng là dễ thấy. Nhưng cũng có nhiều thách thức cần được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc. 12 Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 13 Nguyễn Thị Nga, Lê Ngọc Chi, Trương Thúy Hà, Lê Linh Chi, Phan Duy Khôi, Phạm Thị Ngọc Hoa, Phạm Phương Anh, Trần Văn Chung, 14 Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Tiến Thành – Nguyễn Phước Bảo Khôi, 15 Cuốn “Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam” (lưu hành nội bộ) do Dự án phát triển giáo viên THPT THCN tổ chức biên soạn, ấn hành 1913, nêu ra 50 hình thức kĩ thuật cụ thể, cũng đáng tham khảo. Song, nếu muốn áp dụng vào môn Ngữ văn thì phải cân nhắc, lựa chọn, cải biên thêm rất nhiều. 16 Bàn riêng về nội dung này có các tham luận của các tác giả: Phạm Thị Thu Hương, Đặng Hoàng Oanh, Hoàng Tiến Chính, Trần Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thanh Thi, Báo cáo đề dẫn Hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông _____________________________________________________________________________________________________________ 14 Thách thức đáng nói trước tiên đối với các nhà giáo dục khi xây dựng CT là xây phải dựng hệ thống chuẩn đạt chuẩn. Trong việc xây dựng hệ thống chuẩn, thách thức lớn nhất là việc lượng hóa kiến thức – kĩ năng, lượng hóa năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học. Nghĩa là lượng hóa đúng độ phức tạp của các kĩ năng đọc viết, nói, nghe, kèm theo là độ phức tạp của hệ thống kiến thức, hệ thống ngữ liệu hữu quan. Và phải sắp xếp sao cho độ phức tạp tăng dần từ lớp 1 đến lớp 12 với ba bậc học, 12 nấc thang rạch ròi. Vấn đề nhận thức, thái độ, năng lực tiếp cận, thực thi CT, phương pháp dạy học mới ở đội ngũ giáo viên cũng là thách thức không nhỏ. Mặt khác, bởi CT phải đổi mới “căn bản, toàn diện”, nên cũng có nhiều thách thức từ các vấn đề hữu quan. Ví dụ, sự đồng bộ giữa các bộ môn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để ứng dụng phương pháp dạy học, cách đánh giá mới phù hợp với CT, SGK mới, Làm sao để vượt qua các khó khăn, thách thức vừa nêu là câu hỏi chung mà nhiều bộ phận, nhiều cấp, phải trả lời Đó dĩ nhiên không phải nhiệm vụ, mục tiêu của hội thảo. Tuy vậy việc nhận thức rõ và sâu về chúng, hiển nhiên là rất có ý nghĩa. Cuối cùng, trong bối cảnh giáo dục được xã hội dành nhiều sự quan tâm, thông tin và các lời bình có độ nhiễu cao, hẳn không thừa khi ta lưu ý về tính đúng mực, khách quan cần có trong thái độ của nhà giáo dục đối với thực tế giáo dục nước nhà trong khi thảo luận. Đó phải là thái độ của người trong cuộc, vốn xa lạ với thái độ đả phá bồng bột, phủ nhận cực đoan: một thái độ công bằng, cởi mở và đầy thiện chí. Đây là hội thảo nêu những vấn đề tổng quát về dạy học Ngữ văn trong bối cảnh mới. Mong nó có sức gợi mở, nêu vấn đề để sau hội thảo này, có thêm nhiều hội thảo chuyên sâu, làm cơ sở cho những chỉ đạo, triển khai nhằm đổi mới căn bản, toàn diện dạy học Ngữ văn trong những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành TW8 (khóa XI), Nghị quyết số 29 về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bùi Mạnh Hùng (2013), “Chuẩn chương trình cốt lõi của Mĩ và một số liên hệ với việc đổi mới chương trình Ngữ văn ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học (Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số chuyên về Nghiên cứu Giáo dục học), số 42013. 4. Trường Đại học Sư phạm TPHCM (2014), Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông”, TP Hồ Chí Minh. Các file đính kèm theo tài liệu này: pdf01_5289.pdf Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học QĐND 09062017 00:15 GMT+7156 liên quanGốc Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 20162020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo (GDĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học Ảnh 1 Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và phát triển nguồn nhân lực được coi là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trước đó, trong Nghị quyết 29NQTW khóa XI chỉ rõ yêu cầu cấp thiết và nhiệm vụ cần đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Việc Bộ GDĐT công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân đã cho thấy quyết tâm không chỉ của ngành giáo dục, mà còn của toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng và đổi mới nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến. Ngày nay, như Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tếxã hội một cách bền vững. Khi mà hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi. Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết, nhằm quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 882014QH13 của Quốc hội khóa 13: Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới thì dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thể hiện quan điểm trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ. Điều đó đã được thể hiện rõ trên các bình diện mục tiêu: Hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học, quán triệt yêu cầu hướng nghiệp để thực hiện phân luồng mạnh sau trung học cơ sở và bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp ở trung học phổ thông; trao quyền và trách nhiệm tổ chức kế hoạch dạy học cho cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương, tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của người học. Trong đó, yếu tố được cho là quyết định chính là sự tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy, người học, học liệu, môi trường…). Việc kết hợp hài hòa giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triển khai trong những năm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, giáo dục STEM.... Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hóa đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học. Cũng chính từ đó để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến. Cùng với việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng dạy học theo chiều sâu. Tăng cường xây dựng các mô hình học tập gắn với thực tiễn; xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường. Cùng với đó cần tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới… Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cần tạo ra môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người thầy giáo phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy. Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế. 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trình Ngữ văn mới 1.1. Các thành tựu nghiên cứu giáo dục học và tâm lí học hiện đại đã cho thấy người học thay vì chỉ nghe giáo viên (GV) thuyết giảng, cần phải có cơ hội tham gia các hoạt động giáo dục có tính tương tác để phát triển các năng lực quan yếu. Những nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực dạy học Ngữ văn, đặc biệt là lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ, cũng đã chứng minh năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học và nhiều năng lực có liên quan khác chỉ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe chứ không phải thông qua việc nắm các kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ và văn học. 1.2. Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đây khẳng định cách xây dựng chương trình (CT) theo định hướng phát triển năng lực là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có và nền kinh tế tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia. 1.3. Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh (HS) các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Kinh nghiệm đổi mới CT theo hướng tích hợp và đa dạng hóa các thể loại VB được đưa vào nhà trường trong CT hiện hành cũng đặt cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới CT theo hướng đó trong bối cảnh xây dựng CT phát triển năng lực nói chung. Nhiều điểm tích cực, tiến bộ của CT hiện hành sẽ phải được kế thừa và phát huy hơn nữa. 1.4. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới CT theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản là giúp cho HS có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung vào việc xác định HS cần học những gì để có được kiến thức toàn diện về các lĩnh vực chuyên môn. 2. Đặc trưng của môn học 2.1. Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn. Các đặc trưng này thể hiện qua những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cận những mục tiêu đó. 2.2. Môn Ngữ văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của HS và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. 2.3. Môn Ngữ văn ở trường phổ thông không được dạy học như một bộ môn khoa học nhằm trang bị cho HS hệ thống các khái niệm khoa học. Tất cả các năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói và nghe. Các kiến thức lí thuyết về tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tập làm văn chủ yếu được dùng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó. 3. Mục tiêu giáo dục 3.1. Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức: đọc, viết, nói và nghe, trong đó bao gồm cả năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để viết và nói; giúp HS sử dụng tiếng Việt chính xác, mạch lạc, có hiệu quả và sáng tạo với những mục đích khác nhau trong nhiều ngữ cảnh đa dạng. Ngoài ra, môn Ngữ văn cũng chú ý giúp HS phát triển năng lực giao tiếp bằng các phương tiện nghe nhìn hay phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, biểu đồ, phim,…).1 3.2. Thông qua những tác phẩm văn học đặc sắc, giúp HS phát triển năng lực thẩm mỹ, nhạy cảm và tinh tế với các sắc thái của tiếng Việt; giúp HS biết đọc và có hứng thú đọc các tác phẩm văn học, biết viết, thảo luận và có hứng thú viết, thảo luận về các tác phẩm văn học, nhờ đó các em có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. 3.3. Giúp HS phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy suy luận, phản biện, biết đánh giá tính hợp lí và ý nghĩa của những thông tin và ý tưởng được tiếp nhận; giúp HS phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo, sự tự tin, năng lực tự lập, năng lực hợp tác và tinh thần cộng đồng. 3.4. Giúp HS hình thành và phát triển phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự học để có thể tự học suốt đời và biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng học được vào cuộc sống. Nhờ được trang bị kiến thức, kĩ năng và có kinh nghiệm đọc nhiều kiểu văn bản (VB) khác nhau trong nhà trường, khi trưởng thành, HS có thể tự đọc sách để không ngừng nâng cao vốn tri thức và văn hóa cần thiết cho cuộc sống và công việc. 3.5. Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản và hiện đại về tiếng Việt và văn học, góp phần phát triển vốn tri thức căn bản của một người có văn hóa. Giúp HS có được hiểu biết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học với đời sống xã hội. 3.6. Bồi dưỡng cho HS có thái độ tích cực và tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có thói quen và niềm vui đọc sách; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu, nhưng luôn có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Lên bậc trung học phổ thông, môn Ngữ văn còn có thêm mục tiêu trang bị kiến thức và kĩ năng theo định hướng nghề nghiệp của HS. Chẳng hạn, những HS có xu hướng học đại học những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến Ngữ văn thì được học sâu hơn dưới hình thức các phân mônchuyên đề tự chọn. 4. Nội dung 4.1. Các mạch nội dung và hệ thống chuẩn cần đạt Nội dung môn Ngữ văn (ở bậc tiểu học được gọi là “môn Tiếng Việt”) từ lớp 1 đến lớp 12 được tổ chức theo bốn mạch chính, tương ứng với bốn kĩ năng giao tiếp cơ bản và phần kiến thức ngữ văn (tiếng Việt và văn học) bổ trợ cho bốn mạch kĩ năng. Bốn mạch kĩ năng này sẽ được triển khai thành hệ thống các chuẩn cần đạt đối với từng kĩ năng. Chuẩn cần đạt thể hiện những điều HS cần biết và có thể làm được sau khi học. Việc xây dựng CT dựa vào hệ thống các chuẩn cần đạt, thay vì dựa vào các nội dung cần dạy học, giúp nhà trường có được cơ sở đánh giá được chất lượng của sản phẩm mà mình tạo ra. Hệ thống chuẩn này cũng là căn cứ để xác định được những nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá thích hợp đối với mỗi lớp học, cấp học sao cho HS có được những năng lực và phẩm chất mà xã hội kì vọng. Như một phác thảo, bài viết này thử nêu vài nét tổng thể như sau. 4.1.1. Đọc Tuy tất cả các kĩ năng đều quan trọng, nhưng kĩ năng đọc cần được coi là quan trọng nhất. Ngoài những nội dung chung như bản chất, chức năng, chiến lược và các yêu cầu chung của hoạt động đọc, các chuẩn cần đạt được xây dựng dựa vào các kĩ năng bộ phận, phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số phân biệt được phác thảo bước đầu: 1) Phân biệt thành hai thể loại VB cơ bản: a) VB văn học (hư cấu và phi hư cấu); b) VB thông tin (tức loại VB có chức năng thông báo, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục). Tỉ lệ hai loại VB này thay đổi theo từng cấp học, lớp học. 2) Phân biệt thành nhiều tiểu thể loại chi tiết hơn trong từng thể loại VB lớn trên đây, và theo đó phân biệt chuẩn đọc hiểu đối với từng tiểu thể loại: a) VB văn học và các thể loại văn học phổ biến: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch, sử thi; b) VB thông tin và các kiểu VB thông tin thông dụng (email, tin nhắn, thư từ, VB quảng cáo, VB hướng dẫn sử dụng thiết bị, diễn văn, VB hành chính, VB báo chí, VB thương mại, lịch sử, pháp luật, khoa học, ….). VB thông tin cũng có thể là những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu,... 3) Phân biệt theo mức độ phức tạp của hoạt động đọc, dựa trên các tiêu chí như: a) các cấp độ ngôn ngữ (tiếng, từ, câu, đoạn văn, VB); b) mức độ vận dụng các kiến thức lí luận văn học và lí luận đọc VB nói chung để đọc hiểu VB; c) các cấp độ nhận thức theo cách phân chia của Bloom (nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá; phiên bản mới: nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo). Trên cơ sở những phân biệt kiểu như vậy, CT có thể xây dựng những chuẩn cần đạt theo hướng tăng dần độ khó, chẳng hạn như: nắm được cốt truyện hay nội dung chính của VB; nắm được các chi tiết quan trọng, các nhân vật và hình tượng nghệ thuật; liên hệ nội dung của tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân, rút ra bài học cho bản thân; hiểu được mối liên hệ giữa đặc trưng thể loại và cách thể hiện nội dung; nắm được quan điểm tư tưởng, nghệ thuật của tác giả; đánh giá được giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, phong cách của nhà văn; nhận biết được các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, triết học được thể hiện trong VB; biết so sánh, đánh giá các VB cùng một chủ đề hay cùng một tác giả. Tương tự: nắm bắt thông tin có ngay trong VB (on the line), biết suy luận từ những thông tin trong VB để tìm câu trả lời (between the lines), biết liên hệ những gì đọc được với cuộc sống (beyond the line). 4.1.2. Viết Ngoài những nội dung chung như bản chất, chức năng, quy trình, chiến lược và các yêu cầu chung của hoạt động viết, các chuẩn cần đạt được xây dựng dựa vào các kĩ năng bộ phận, phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số phân biệt được phác thảo bước đầu: 1) Mức độ phức tạp của hoạt động viết. Ví dụ, viết chính tả, viết VB có tính chất khuôn mẫu và viết sáng tạo (dựa trên suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và ngôn ngữ của chính người viết) là những cấp độ viết khác nhau. Viết chính tả (nhìn để viết, nghe để viết) chỉ dành riêng cho tiểu học, chiếm tỉ lệ cao ở lớp 1, 2, 3 (khoảng 70% thời gian viết) và giảm đáng kể ở lớp 4, 5 (còn khoảng 30% thời gian viết), còn tạo lập có tính chất khuôn mẫu và viết sáng tạo thì dành cho cả tiểu học (từ học kì 2 lớp 1) và trung học. 2) Mức độ phức tạp của đề tài. Ví dụ: viết về con vật hay loài cây mà em biết (môi trường, hình dáng, màu sắc, đồ ăn…) và viết về một khía cạnh trong đời sống của con người như: sự cô đơn, nỗi lo sợ, sự vị tha, lòng đố kị… là hai cấp độ viết khác nhau. 3) Sự phân biệt các thể loại VB: 1) VB nghị luận văn học, 2) VB nghị luận xã hội, 3) VB thông tin. Tỉ lệ thay đổi theo từng cấp học, lớp học. 4.1.3. Nói – nghe Nói và nghe là hai kĩ năng, nhưng cần được gộp chung vì đó là hai hoạt động diễn ra nối tiếp nhau, cái này là kết quả phản hồi của cái kia. Ngoài những nội dung chung như bản chất (đặc trưng tác động qua lại trực tiếp, ngay tức thì giữa người nói và người nghe trong ngôn ngữ nói), chức năng của hoạt động nói và nghe, chiến lược và các yêu cầu chung của hoạt động nói và nghe (chẳng hạn sự phù hợp với ngữ cảnh và mục đích, thái độ và cử chỉ điệu bộ khi nói và nghe (những điều cần làm hay cần tránh khi nói và nghe), các chuẩn cần đạt được xây dựng dựa vào các kĩ năng bộ phận, phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số phân biệt được phác thảo bước đầu: 1) Kiểu, loại nói và nghe: nói và nghe trong hội thoại hàng ngày (chào hỏi, cám ơn, hỏi – trả lời, giới thiệu,…); kể chuyện và nghe; nói và nghe trong thảo luận; nói và nghe trong phát biểu, trình bày, diễn thuyết; nói và nghe trong tranh luận; nói và nghe trong phỏng vấn; nói và nghe gián tiếp (người nói không nhìn thấy người nghe và người nghe không thể trao đổi, hỏi lại người nói, chẳng hạn qua TV, radio,…). Nội dung chi tiết các chuẩn cần xoay quanh đặc điểm, chiến lược, phương pháp nói và nghe trong từng kiểu, loại. 2) Mức độ phức tạp của hoạt động nói và nghe. Mức độ phức tạp này được phân biệt dựa trên những tiêu chí sau: a) Mức độ phức tạp của vấn đề được nói đến (đòi hỏi những mức độ trải nghiệm khác nhau), ví dụ: kể về một người thân trong gia đình và kể về một câu chuyện, một tình huống làm thay đổi suy nghĩ của em về cuộc sống là hai cấp độ kể (nói) khác nhau. b) Thời gian nói ngắn hay dài, trong bao lâu. c) Ngữ cảnh nói, đối tượng nghe: nói với bạn ngồi bên cạnh, nói ở trong nhóm, nói trước lớp. d) Yêu cầu đối với việc nói và nghe, ví dụ: nói theo trình tự thời gian và nói theo lôgic nhân quả, so sánh (tương đồng và tương phản). Nghe để nắm thông tin ở cấp độ khác với nghe để nêu câu hỏi, trao đổi, thảo luận; nghe và biết đánh giá độ tin cậy, thuyết phục của các lập luận. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghe ở cấp độ khác với hiểu tầm quan trọng của kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghe (nghe một nội dung quen thuộc và một nội dung xa lạ khác nhau như thế nào). e) Phương tiện hỗ trợ khi nói và nghe: Nói có dùng VB (khác với nói tự do, nói vo), nói có dùng phương tiện công nghệ thông tin; nghe có cầm bút ghi chép (khác với nghe mà không cần ghi chép). Kĩ năng nói và nghe vừa được luyện tập trong khi học đọc và viết vừa được học thành tiết học riêng. Nội dung nói và nghe có thể dựa trên nội dung đã học trong phần đọc và viết hoặc có mối liên quan trực tiếp hay gián tiếp theo tinh thần tích hợp giữa các kĩ năng. 4.1.4. Kiến thức tiếng Việt Theo cách tiếp cận mới về xây dựng CT, không có bài học riêng về tiếng Việt. Những khái niệm công cụ của Việt ngữ học được giới thiệu, giải thích xung quanh VB đọc hiểu có liên quan và ở cuối bài học. Các nội dung kiến thức được giảm thiểu. Tuy vậy, những kiến thức căn bản sau đây vẫn cần được đưa vào CT. Về ngữ âm và chính tả: hệ thống chữ cái tiếng Việt và các âm tương ứng với các chữ cái đó2; một số quy tắc chính tả cần lưu ý để viết đúng, ví dụ như quy tắc phân biệt kqc, ggh, ngngh; phân biệt chính tả và chính âm, hiểu được viết đúng chính tả là yêu cầu bắt buộc còn chính âm thì không, trừ những trường hợp bị coi là “nói ngọng” thì phải sửa; các dấu câu (phẩy, chấm, chấm hỏi, chấm phẩy, chấm than, hai chấm, ba chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông); quy tắc viết hoa; các lỗi dùng dấu câu và viết hoa thường gặp.3 Về từ vựng – ngữ nghĩa: nghĩa của từ; nghĩa đen và nghĩa bóng; nghĩa gốc và nghĩa phái sinh; sắc thái nghĩa của từ (biết dùng từ có sắc thái thích hợp); các từ ngữ viết tắt (chẳng hạn tên các tổ chức quốc tế UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, ASEAN, APEC,…); cách viết tên riêng nước ngoài; các quan hệ nghĩa từ vựng: đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa; đa nghĩa và đồng âm (hiểu được một từ ngữ có thể được dùng với những ý nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau); sự phát triển của từ vựng tiếng Việt; ẩn dụ và hoán dụ từ vựng; cấu tạo từ tiếng Việt: tiếng – đơn vị cấu tạo từ; từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); thành ngữ (phân biệt với tục ngữ); từ tượng thanh và từ tượng hình; từ ngữ thuần Việt và từ ngữ vay mượn (chú ý đến ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo từ của các yếu tố Hán Việt có năng lực sản sinh cao) và việc sử dụng các lớp từ ngữ này trong giao tiếp; phân biệt các biến thể của tiếng Việt: tiếng Việt toàn dân và các biến thể địa phương và xã hội (biệt ngữ xã hội, thuật ngữ chuyên môn, tiếng lóng), biết dùng các biến thể tiếng Việt trong những tình huống giao tiếp thích hợp; những từ ngữ dễ nhầm về âm và nghĩa; một số lỗi dùng từ thường gặp.4 Phát triển vốn từ ngữ cho HS là một phần quan trọng trong CT Ngữ văn, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Đối với lớp 1, 2, và 3, vốn từ ngữ được học tập trung vào những từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ) biểu thị những khái niệm gần gũi, quen thuộc với HS như về gia đình, trường học, thế giới tự nhiên và xã hội gần gũi với trải nghiệm và trí tưởng tượng các em. Lên các lớp trên, HS được tiếp cận với những từ ngữ trừu tượng hơn với độ khó tăng dần. Đặc biệt chú ý đến vốn thuật ngữ khoa học, công nghệ được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày và những từ ngữ Hán Việt dễ gây nhầm lẫn. Trong tất cả các bài học, HS cần nắm được chính xác hình thức ngữ âm (chính tả) và ý nghĩa của những từ ngữ mới, những từ ngữ khó và biết cách sử dụng những từ ngữ này vào thực tiễn giao tiếp một cách sáng tạo. GV hướng dẫn cho HS biết nhận diện nghĩa của từ mới bằng cách: dựa vào ngữ cảnh (quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp với những từ xung quanh), suy luận từ nghĩa của các yếu tố cấu thành (đối với những từ như: quốc gia, quốc kì, gia đình, gia cảnh,…), tra cứu từ điển. Về ngữ pháp: các từ loại (danh từ, vị từ (động từ, tính từ), đại từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ); phân biệt danh từ đếm được và không đếm được; cấu trúc câu (các thành phần chính và phụ của câu); cấu trúc ngữ đoạn; các kiểu câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán; câu đơn và câu ghép; câu rút gọn, câu đặc biệt); trật tự từ tiếng Việt, hiểu được tầm quan trọng của trật tự từ trong tiếng Việt; biến đổi cấu trúc câu; lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp; một số lỗi ngữ pháp thường gặp (lỗi về cấu trúc cú pháp, lỗi dùng các yếu tố hồi chỉ, lỗi trật tự từ, lỗi lôgic, …).5 Về phong cách học và tu từ: các phong cách chức năng; phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; các biện pháp tu từ (tỉ dụ, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, điệp từngữ, uyển ngữ, điển cố, chơi chữ). Về liên kết và ngữ dụng: liên kết và mạch lạc trong VB, cấu trúc VB và đoạn văn, câu chủ đề; mối quan hệ giữa ngôn ngữ với ngữ cảnh, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Ngoài ra, HS cần phải hiểu được tiếng Việt, cũng như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, là một hệ thống kí hiệu có tính chất quy ước của một cộng đồng mà tất cả mọi thành viên đều phải tuân thủ khi giao tiếp, tuy nhiên mỗi cá nhân có thể vận dụng nó một cách sáng tạo. HS hiểu được tiếng Việt là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam; có thái độ trân trọng tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Lên trung học phổ thông, cần có những bài học riêng về các giai đoạn phát triển của tiếng Việt gắn với lịch sử chữ viết tiếng Việt và đặc trưng loại hình của tiếng Việt (Những bài này có thể triển khai dưới dạng bài tập nghiên cứu. HS được chia nhóm, tự tìm kiếm tư liệu, viết báo cáo và trình bày). 4.1.5. Kiến thức văn học Không có bài học riêng về kiến thức văn học. Những kiến thức nền cần thiết giúp HS đọc hiểu VB (tác giả, bối cảnh sáng tác, những khái niệm công cụ của lí luận văn học,…) được giới thiệu, giải thích ở đầu bài học, xung quanh các VB đọc hiểu có liên quan và cuối bài học. Tuy không lấy việc trang bị kiến thức làm trọng tâm, nhưng CT phải bao quát đầy đủ các kiến thức công cụ giúp HS đọc hiểu VB: tác phẩm văn học, nhà văn, bản chất và chức năng của văn học, cốt truyện, xung đột, bối cảnh, nhân vật (phân biệt nhân vật trong các thể loại văn học khác nhau; phân biệt lối tả nhân vật trong truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại, v.v.), điểm nhìn, ngôi kể, tình tiết, ngôn ngữ văn chương. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là thể loại. CT phải chú trọng đầy đủ các thể loại văn học phổ biến: truyện (truyện dân gian, truyện đồng thoại, truyện tranh, truyện ngắn, tiểu thuyết), thơ (thơ cổ điển và thơ hiện đại), kí (bút kí, tùy bút, …), kịch (bi kịch, hài kịch,....), sử thi, một số thể văn cổ và đặc trưng của từng thể loại. HS hiểu được quan hệ giữa đặc trưng thể loại và nội dung thể hiện, dụng ý của tác giả. Đôi khi cùng một chủ đề hay đề tài nhưng được thể hiện bằng những thể loại khác nhau. HS cần hiểu được sự khác biệt trong cách thức và hiệu quả thể hiện. Cho lớp 10, có thể có các bài tổng quan, ngắn gọn về lịch sử văn học Việt Nam (Những bài này có thể triển khai dưới dạng bài tập nghiên cứu. Với sự hướng dẫn của GV, HS được chia nhóm, tự tìm kiếm tư liệu, viết báo cáo và trình bày). Cho lớp 11 và 12, cần có một số kiến thức nâng cao về lí luận văn học như thi pháp học, tự sự học, lí thuyết tiếp nhận văn học,…, giúp cho HS vừa có tri thức văn hóa vừa có được công cụ để đọc hiểu VB, nhưng không được dạy thành bài riêng. Một số thuật ngữ lí luận văn học có thể không cần phải dùng đến, nhưng cần giải thích khái niệm sao cho HS có thể vận dụng để đọc, viết, nói, nghe về văn học. Như đã nêu trong phần mục tiêu, ngoài bốn năng lực giao tiếp cơ bản trên, CT còn chú ý đến cả năng lực thể hiệntrình bày và tiếp nhận các thông tin, ý tưởng qua các phương tiện nghe nhìn. Vì vậy, SGK và GV cần tạo cơ hội cho HS được trình bày và tiếp nhận với tư duy phê phán các thông tin và ý tưởng qua tranh ảnh (như logo quảng cáo, tranh châm biếm, cổ động, …), video clip, phim,… Lên bậc trung học phổ thông, ngoài những nội dung chung, bắt buộc dành cho tất cả HS, CT có thể có một số môn học tự chọn dành cho những HS có năng lực, sở thích vàhoặc có định hướng nghề nghiệp cần phát triển năng lực ngữ văn nhiều hơn các HS khác, chẳng hạn: môn Đọc, môn Viết, môn Nói, môn Văn học. So với CT hiện hành thì điểm khác biệt của CT mới không phải là ở chỗ cắt giảm kiến thức về tiếng Việt và văn học mà là ở chỗ thay đổi căn bản “hàm lượng” (mức độ nôngsâu của kiến thức) và “phương thức cài đặt” (cách thức đưa vào bài học). Như vậy, các chuẩn cần đạt của CT Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở hình dung sau khi học xong một lớpcấp học, HS phải có được những năng lực ngữ văn gì cần thiết cho việc học lên lớpcấp học cao hơn hay cho công việc trong tương lai sau khi rời khỏi nhà trường và góp phần giúp các em trưởng thành như một con người có văn hóa. Một bài học có thể nhằm đạt đến một số chuẩn, ngược lại một chuẩn có thể là mục tiêu của một số bài học. Trong mỗi bài học, SGK và GV cần giới thiệu cho HS các chuẩn cần đạt và nội dung học tập để đạt được các chuẩn đề ra. Làm như vậy sẽ giúp HS hiểu rõ được mục tiêu của bài học và tham gia vào hoạt động học tập một cách chủ động và tích cực. Cho đến nay, nội dung các CT Ngữ văn của Việt Nam được hình thành trên cơ sở các tác phẩm văn học cụ thể (sắp xếp theo các giai đoạn của lịch sử văn học hoặc theo thể loại) và những kiến thức về tiếng Việt, tập làm văn và văn học. Nghĩa là khi xây dựng CT, các nhà chuyên môn đã mặc định những tác giả, tác phẩm và những kiến thức quan trọng nào cần phải được dạy học ở nhà trường. Trong CT theo định hướng phát triển năng lực thì các tác phẩm văn học và kiến thức ngữ văn trước hết được dùng như là ngữ liệu và phương tiện giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn học. Như vậy, việc dạy học một tác phẩm văn học, một kiến thức về tiếng Việt hay về văn học nhằm mục đích chủ yếu không phải là để cho HS “biết gì” về tác phẩm hay kiến thức đó mà là giúp các em “làm được gì” từ những điều học được. 4.2. Ngữ liệu dạy học Ngữ liệu dạy học có thể là: a) Toàn văn hoặc đoạn trích một tác phẩm văn học; b) Toàn văn hay đoạn trích một VB thông tin (email, tin nhắn, thư từ, VB quảng cáo, VB hướng dẫn sử dụng thiết bị, diễn văn, VB hành chính, VB báo chí, VB thương mại, lịch sử, pháp luật, khoa học, …). Ở đây, VB thông tin được hiểu theo nghĩa rộng của thuật ngữ này, bao gồm cả những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu,…. ; c) VB dạng ngôn ngữ nói như một cuộc phỏng vấn, một cuộc hội thoại (nói chuyện, thảo luận, tranh luận) trong đời sống hằng ngày, trên TV, radio hay Internet. CT và SGK dành cho HS và GV được tự chọn khoảng 25% ngữ liệu. Phần 25% này vừa giúp HS và GV được chủ động chọn học và dạy những gì họ thấy phù hợp với mình, làm cho CT và SGK có thể thích ứng với nhiều đối tượng ở các vùng miền khác nhau; vừa làm cho danh sách các VB và ngữ liệu cần dạy học không bị “đóng cứng” mà có thể cập nhật, thích ứng với những thay đổi của đời sống. Việc lựa chọn ngữ liệu phải dựa trên các nguyên tắc sau (xếp theo thứ tự ưu tiên): a) Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các năng lực theo yêu cầu của CT. b) Phù hợp với kinh nghiệm, hiểu biết, độ trưởng thành (năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí), mối quan tâm của HS ở từng lớp học, cấp học; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập. Cần cân nhắc thỏa đáng đến dung lượng và độ phức tạp (nội dung, nghệ thuật, ngôn ngữ biểu đạt) của ngữ liệu. c) Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ (dùng từ ngữ, biện pháp tu từ, đặt câu, tổ chức VB). Đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học, việc lựa chọn được những tác phẩm hay sẽ giúp nuôi dưỡng ở HS tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách. Tiếp tục chú trọng các VB thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; tăng tỉ lệ các VB đậm tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mỹ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại. Tuyệt đối không chọn những VB kích động bạo lực, có những định kiến về chủng tộc, giới tính, tôn giáo,… hay có những ảnh hưởng tiêu cực khác đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. d) Xét trên tổng thể (trong một bộ SGK), chú ý bảo đảm được tỉ lệ thích hợp giữa VB văn học, VB thông tin (bao gồm cả VB không liên tục, tức VB có sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu,….).

Trang 1

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO

HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN

-***** -MỞ ĐẦU

Hiện nay, các khái niệm như dạy học tích hợp, đổi mới sách giáo khoa, đổimới chương trình dạy học, nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh,… có mặttrên các báo giấy, báo mạng, các kênh thông tin đại chúng là nhiều không kể xiết.Thực chất, những công việc đó là sự chuẩn bị từng bước một cho lộ trình đổi mớicăn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam – một nền giáo dục mà không chỉ cácnhà chuyên môn làm giáo dục mà cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều thấy rấtnhiều những nghịch lí, rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu.Trong đó, sự đổi mới của các bộ môn thuộc chuyên ngành khoa học xã hội – nhânvăn là được mọi người quan tâm nhiều hơn cả, đặc biệt là môn Ngữ văn

Môn Ngữ văn là tên gọi môn học hiện hành của Việt Nam (từ cấp THCS đếncấp THPT) và Trung Quốc (cả ba cấp) Chúng tôi sử dụng thuật ngữ là Ngữ văn vìđây là tên gọi mà sách giáo khoa hiện hành đang dùng nhưng trên thực tế thì tên gọicủa bộ môn này cũng lắm phức tạp với nhiều cách gọi khác nhau Trước đây, chúng

ta không gọi là Ngữ văn mà gọi là Văn học, Tiếng Việt,… Nhưng nhóm chúng tôinghĩ rằng dù gọi thế nào thì cũng quan trọng bằng nội hàm bên trong của thuật ngữ

vì nó vẫn thường được gọi là môn Văn với ba phần rõ ràng: Văn học, Tiếng Việt vàLàm văn Trong đó,Văn học là phần lớn nhất, gồm những văn bản được chọn trongkho tàng văn học dân tộc Tiếng Việt là phần cung cấp những kiến thức, công cụnền tảng để hình thành và phát triển năng lực đọc văn và làm văn Còn Làm văn ởđây mang nghĩa rộng hơn là nhằm rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh Thếnhưng hiện tại, chương trình của môn học này nói riêng và cả nền giáo dục ViệtNam nói chung đang bộc lộ những vấn đề, những bất cập không còn phù hợp để đápứng nhu cầu phát triển chung của xã hội Vậy nên đổi mới là cần thiết Nhưng lại cómột điều nữa đặt ra là chúng ta phải đổi mới như thế nào trong bối cảnh của nềngiáo dục hiện nay? Liệu những con người mà chúng ta đang có có đủ trí tuệ, đủ bảnlĩnh và tầm nhìn để hoạch định một lộ trình, một chiến lược lâu dài cho nền giáodục đang “kêu cứu”?

Trang 2

Đối với môn Ngữ văn, để xác lập định hướng phát triển chương trình chomôn học này cần những người trong cuộc một mặt xem xét lịch sử phát triển củamôn học, chỉ ra các yếu tố ổn định nên tiếp tục kế thừa, mặt khác cũng cần xuấtphát từ những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt là yêu cầu hiện đạihóa và hội nhập quốc tế Đổi mới không có nghĩa là làm mới hoàn toàn nền giáodục, đập đi xây lại Đổi mới là giữ lại những gì đã ổn định, chỉ thay thế nhữngnhững gì đã cũ, đã lỗi thời vì một mục đích chung là giúp nền giáo dục Việt Namđào tạo được những hiền tài nhằm bồi đắp thêm nguyên khí của quốc gia.

Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của nhómchúng tôi gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về môn Văn trong nhà trường và quy trình tổ chức dạyhọc Ngữ Văn

1.1 Tổng quan về môn Văn trong nhà trường1.2 Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới căn bản vàtoàn diện

1.2.1 Quy trình tổ chức dạy học1.2.2 Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục1.3 Nhận xét tổng quan về môn Văn trong nhà trường và quy trình tổchức dạy học Ngữ Văn

Chương 2: Về quy trình tổ chức dạy học Ngữ Văn hiện hành

2.1 Mục tiêu của môn học2.2 Kết cấu nội dung chương trình môn Ngữ Văn2.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Ngữ Văn2.4 Cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ VănChương 3: Quy trình tổ chức dạy học Ngữ Văn theo hướng đổi mới căn bản

và toàn diện nền giáo dục

3.1 Mục tiêu của môn học3.2 Kết cấu nội dung chương trình môn Ngữ Văn hiện nay3.3 Tổ chức thực hiện dạy học Ngữ Văn

3.4 Cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ Văn

Trang 3

3.5 So sánh các chương trình dạy học và cách tổ chức dạy học NgữVăn hiện hành và đổi mới

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN VĂN TRONG NHÀ

TRƯỜNG VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN1.1 Tổng quan về môn Văn trong nhà trường

Môn Văn trong nhà trường đã trải qua nhiều lần đổi tên, từ Văn tuyển, Tríchgiảng văn học, Văn và bây giờ là Ngữ Văn Mỗi tên gọi giúp chúng ta ý thức rõ hơnnội hàm của nó, cái tên “Ngữ Văn” đã giúp cho người dạy và người học có điềukiện để đi sâu hơn vào bản chất đặc thù của bộ môn Văn học được coi là trò diễncủa ngôn từ, thứ ngôn từ đặc biệt này được cô đúc và gọt giũa từ hiện thực, vì thế

mà nó luôn hàm chứa tính hình tượng, theo Maiacopxki từng nói:

“Hãy luyện đến hàng ngàn quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi.”

Nhưng trong việc giảng dạy Ngữ Văn hiện nay, không ít người dạy Văn không tậptrung gợi cho HS hiểu như thế nào là tính hình tượng, mà chỉ tập trung vào giảng

“ý” của tác phẩm – HS không cần học thuộc thơ, chỉ cần học “ý” Hiệu quả một giờhọc cuối cùng là có ý, đủ ý là được; kiểm tra, thi và chấm điểm theo “ý” Phải chăngthực tế cho thấy môn Văn dần mất đi tính nghệ thuật vốn có, chức năng thẩm mĩ củavăn học cũng phai dần đi Hơn nữa, chức năng giáo dục, nhận thức cũng vì thế màthu hẹp dần

Đặc trưng của môn học Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn.Các đặc trưng này thể hiện qua những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cậnnhững mục tiêu đó Môn Ngữ Văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chấttổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổthông nói chung Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợptác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học.Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học lànhững năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duyđóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của HS và công việc của các em trongtương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống Đồng thời với quá trình giúp

HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dụctình cảm và nhân cách cho người học Môn Ngữ văn ở trường phổ thông khôngđược dạy học như một bộ môn khoa học nhằm trang bị cho HS hệ thống các kháiniệm khoa học Tất cả các năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thôngqua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói

Trang 5

và nghe Các kiến thức lí thuyết về tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tậplàm văn chủ yếu được dùng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó.

1.2 Quy trình tổ chức dạy học Ngữ Văn theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện

1.2.1 Quy trình tổ chức dạy học

Quy trình tổ chức dạy học đó là quá trình phản ánh các bước thực hiện phục

vụ cho việc dạy học, trong đó phải kể đến xác định mục tiêu chiến lược, biên soạnchuẩn bị SGK – các tài liệu có liên quan, xây dựng, định hướng nội dung khungchương trình từ chương trình tổng thể đến chương trình cụ thể từng môn học,phương pháp tổ chức thực hiện và tổ chức đánh giá kiểm tra Quy trình tổ chức dạyhọc luôn có sự đổi mới để phù hợp với thực tiễn giáo dục, chính sự đổi mới đóquyết định đến hiệu quả giáo dục mà vai trò cốt lõi là hình thành nên những ngườihọc có tri thức, có năng lực

1.2.2 Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện trong dạy học Ngữ Văn

Trong thời đại “bùng nổ thông tin” như hiện nay, đã đưa đến khó khăn saucho giáo dục nói chung và tổ chức dạy học nói riêng: số năm học không tăng màkiến thức nhân loại thì tăng lên vùn vụt Do vậy, phải tìm ra được cái “bất biến” đểứng với cái “vạn biến” của kiến thức Có lẽ thế mà tổ chức dạy học theo hướng đổimới căn bản và toàn diện là vấn đề thiết yếu được đặt ra với nền giáo dục Việt Namhiện nay Và phương pháp mang quy luật thời đại: “Học là học cách học, dạy là dạycách học” có phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam và tổ chức dạy học Ngữ Vănhay không?

Hướng đổi mới căn bản và toàn diện thông qua nghị quyết số 88/2014/QH13,

đã đưa ra mục tiêu: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngnhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổthông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyểnnền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả

về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năngcủa mỗi học sinh.” Có thể thấy rằng, mục tiêu này theo hướng phát triển căn bảnkiến thức, toàn diện năng lực – phẩm chất ở mỗi học sinh

Tiếp tục, hướng đổi mới căn bản và toàn diện, dựa theo tuyên bố của Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc: “Học để biết – Học để làm –Học để chung sống – Học để tự khẳng định mình”, giáo dục Việt Nam đổi mớinhằm góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục

Trang 6

và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới “côngdân toàn cầu”.

Dựa trên chương trình tổng thể, có thể thấy chương trình và phương pháp tổchức dạy học Ngữ Văn có lẽ cũng được thay đổi để phù hợp với mục tiêu phát triểntheo hướng đổi mới căn bản và toàn diện Chẳng hạn: chuyển từ tiếp cận kiến thứcsang tiếp cận năng lực – xác định lại mục tiêu môn học – xây dựng chương trìnhtổng thể với hệ thống chuẩn mới – đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánhgiá – triệt để thực hiện dạy học tích cực và phân hóa Xác định mục tiêu là phát triểnđược năng lực và phẩm chất cho học sinh theo từng cấp bậc học, trên đó triển khaidạy mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học dựa trênngữ liệu là các kiểu loại văn bản và phương thức thể hiện đa dạng Phương phápgiảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, cách đánh giá về chất lượng tổ chức dạy họccũng khác hẳn, thay vì thiên về đánh giá học thuộc kiến thức thì sẽ chú trọng vềđánh giá các năng lực và phẩm chất của học sinh Để thấy rằng học sinh không chỉ

là người tiếp thu kiến thức nhân loại mà còn là người với đầy đủ các năng lực, phẩmchất cần thiết để sánh vai cùng bạn bè thế giới

Đổi mới sách giáo khoa, khung chương trình và tiếp cận các phương phápdạy học hiện đại, có lẽ giáo dục Việt Nam hướng đến “Tự do sư phạm” và môn NgữVăn hướng đến “Tự do lựa chọn tác phẩm là nhu cầu cơ bản cho việc dạy học vănchương nhà trường” Chương trình đổi mới, định hướng nội dung môn Ngữ Vănphân thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục địnhhướng nghề nghiệp Tất cả hướng đến nhằm khơi gợi niềm hứng thú, lòng say mêvới nghề của giáo viên, đồng thời học sinh cũng trở thành những chủ thể đầy chủđộng, tự tin và sáng tạo

1.3 Nhận xét tổng quan về môn Văn trong nhà trường và quy trình tổ

Trang 7

Đổi mới trong quy trình tổ chức dạy học nói chung và tổ chức dạy học NgữVăn là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay Vì thếgiới đã chuyển sang thời kì kinh tế tri thức, cho nên đầu tư vào chất xám sẽ là cáchđầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia Điều đó với Việt Namcàng quan trọng hơn, bởi sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khókhăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, nước ta đã thoát ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.Vấn đề cốt lõi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để chúng ta phát triển, tiếp tục phát triểnnhưng vẫn giữ được những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Thế hệ trẻ cóthể thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm qua chương trình và phương pháp đổi mớidạy học

Chẳng hạn, chương trình giáo dục phổ thông định hướng hình thành và phát triểncho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,trách nhiệm, thì vai trò của môn Ngữ Văn khá quan trọng trong thực hiện vấn đềnày Như trên đã nói, quy trình tổ chức dạy học môn Ngữ Văn dường như thay đổi

để phù hợp với thực tiễn giáo dục nước nhà, hiện tại việc đổi mới chương trình vàsách giáo khoa đang gấp rút thực hiện để đưa vào thực tiễn

Trang 8

CHƯƠNG 2: VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN

HIỆN HÀNH2.1 Mục tiêu của môn học

Bộ môn Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo vàgiáo dục từ xưa đến nay bởi nó là một môn học mang tính nhân văn Trong nhàtrường phổ thông, môn Ngữ văn không được dạy như một bộ môn khoa học nhằmcung cấp hệ thống tri thức khoa học mà chỉ cốt phát triển toàn diện năng lực củangười học, qua đó giáo dục tình cảm và nhân cách cho học sinh Ở bất kì quốc gianào thì nó vẫn luôn có chỗ đứng, tuy nhiên mục tiêu của bộ môn này là không giốngnhau ở mỗi quốc gia và mỗi thời đại Đối với nước ta, xác định đúng mục tiêu củamôn Ngữ văn là giúp cho các nhà giáo dục tháo gỡ được những khó khăn trong quátrình hành nghề của mình, đồng thời giúp môn Ngữ văn bắt kịp với thời đại, hòamình vào công cuộc hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước

Chương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên ba mục tiêu Một là trang bị nhữngkiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học màtrọng tâm vẫn là tiếng Việt và văn học Việt Nam sao cho phù hợp với trình độ pháttriển của lứa tuổi, với yêu câu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước Hai là hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụngtiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập tư duy, đặcbiệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những gì đã học vào thực tiễn Ba làbồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình,thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hộichủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân,tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóacủa dân tộc và nhân loại Từ ba mục tiêu này, ta có thể thấy được ba yêu cầu tiênquyết khi hình thành cấu trúc chương trình môn Ngữ văn, đó là kiến thức, năng lực

và thái độ “Đây chính là cấu trúc “kinh điển” của mục tiêu giáo dục trong nhàtrường phổ thông từ trước đến nay” (Đỗ Ngọc Thống) Nhưng đó chỉ là mục tiêuchung của môn học Cụ thể hơn ta sẽ thấy ở từng cấp học, từng phân môn, từng tiếthọc và từng bài học sẽ có những mục tiêu dạy học được cụ thể hóa Mục tiêu mônNgữ văn ở cấp Trung học cơ sở (THCS) sẽ khác với cấp Trung học phổ thông(THPT) Mục tiêu của phân môn Văn học trung đại sẽ khác với phân môn Văn họchiện đại Dạy tiếng Việt sẽ khác với dạy làm văn và cũng một tác giả, chẳng hạn

Trang 9

như Xuân Diệu, nhưng mục tiêu bài học của “Vội vàng” sẽ khác với “Đây mùa thutới” và còn khác hơn nữa với “Thơ duyên”

Tuy nhiên, quan điểm dạy học Ngữ văn thường không có sự thống nhất caogiữa các thời kỳ, giữa các tác giả soạn sách giáo khoa, các cấp học, vùng miền, giữacác cấp lãnh đạo chuyên môn và các giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngoài ra cònphải tính đến sự khác nhau rất lớn giữa “nói” và “làm”, lý thuyết và thực tiễn Nhìnvào chương trình sách giáo khoa, giáo án và qua phát biểu chỉ đạo của các nhà làmgiáo dục, người ta thấy việc dạy và học Ngữ văn ngày nay có vẻ rất “đổi mới”, rất

“hiện đại” nhưng kỳ thực, lối dạy thì đã quá cũ và không còn đáp ứng được nhữngyêu cầu chung của thời đại

2.2 Kết cấu nội dung chương trình môn Ngữ Văn

Theo những nhà làm giáo dục ở ta thì kết cấu chương trình Ngữ văn hiệnhành đang được thực hiện theo “nguyên tắc tích hợp” Ở cấpTiểu học thì tập trungchủ yếu vào phần tiếng Việt, ở hai cấp là THCS và THPT thì chương trình có cấutrúc gồm ba phần: Tiếng Việt, Làm văn và Văn học Mỗi phần có các nội dungriêng với hệ thống phân môn khá độc lập

Ở cấp Tiểu học, nội dung chương trình được xây dựng dựa theo nguyên tắctích hợp Theo quy tắc tích hợp dọc (đồng tâm), chương trình được bố trí thành haivòng Vòng 1 (gồm các lớp 1,2,3) tập trung hình thành ở học sinh các kĩ năng đọc –viết, phát triển các kĩ năng nghe – nới với những yêu càu cơ bản như đọc thông,hiểu đúng nội dung một văn bản ngắn; viết rõ ràng và đúng chính tả; thông qua cácbài tập thực hành, bước đầu có một số kiến thức sơ giản về từ, câu, đoạn văn và vănbản Vòng 2 (gồm các lớp 4,5) cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tiếng Việt

để pát triển các kĩ năng như đọc – viết – nghe – nói ở mức cao hơn so với nhữngyêu cầu cơ bản như: hiểu đúng nội dung văn bản và bước đầu biết đọc diễn cảm mộtvăn bản ngắn, biết cách tạo lập một số kiểu văn bản và biết phát biểu về một số đềtài quen thuộc Còn theo quy tắc tích hợp ngang (đồng quy), chương trình cụ thể ởmỗi lớp đều thể hiện sự phối hợp giữa các mảng kiến thức tiếng Việt, Văn học, Vănhóa và Đời sống; giữa kiến thức và kĩ năng; giữa các kĩ năng đọc – viết - nghe –nói Các kiến thức và kĩ năng được cung cấp, rèn luyện dưới hình thức các loại bàihọc như Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu,…

và được liên kết với nhau qua hệ thống chủ điểm học tập

Ở cấp THCS, môn Ngữ văn có mục tiêu là hoàn thiện kiến thức cơ sở về từvựng, ngữ pháp tiếng Việt; cung cấp kiến thức về văn bản văn học, lí luận văn học;hình thành ở học sinh năng lực tiếp nhận và tạo lập các kiểu văn bản tự sự, miêu tả,

Trang 10

biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ Chương trình THCS cũngđược tiếp tục xây dựng theo nguyên tắc tích hợp Theo yêu cầu tích hợp dọc,chương trình được chia thành hai vòng Vòng 1 (bao gồm lớp 6,7) và vòng 2 (baogồm lớp 8,9) Một số kiểu văn bản đã học ở vòng 1 sẽ được tiếp tục học ở vòng 2với yêu cầu cao hơn Yêu cầu đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản ở vòng 2 cũngcao hơn so với vòng 1 Theo yêu cầu tích hợp ngang, chương trình sẽ lấy các kiểuvăn bản đọc làm trục chính để liên kết nội dung học tập ở cả ba phần là Tiếng Việt,Văn học và Làm văn Chẳng hạn như ta lấy “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao đượchọc trong chương trình Ngữ văn 8 làm ví dụ Khi sử dụng văn bản “Lão Hạc”, giáoviên sẽ có thể liên kết được nội dung của cả ba phần Học sinh nắm được nội dung

và nghệ thuật của tác phẩm là trọng tâm của phần Văn học, từ văn bản đó tìm cáctình thái từ chẳng hạn thì đó lại là kiến thức của phần Tiếng Việt và khi làm một bàiviết với đề bài “Em hãy tưởng tượng cuộc sống của anh con trai lão Hạc sau khi từđồn điền cao su trở về” thì đó lại là kiến thức của phần Làm văn

Ở cấp THPT, chương trình chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực đọchiểu văn bản và làm văn, cung cấp một số tri thức phổ thông về lí luận và lịch sửvăn học; trang bị một số kiến thức về nguồn gốc và loại hình tiếng Việt, về giao tiếp

và phong cách học Chương trình môn Ngữ văn ở cấp này được xây dựng dựa theo

nguyên tắc tích hợp trên hai trục đọc văn và làm văn Trong trục đọc văn có sự tích

hợp giữa tri thức lí luận văn học với tri thức lịch sử văn học và văn hóa dân tộc.Trong trục làm văn có sự tích hợp kĩ năng tạo lập văn bản với kĩ năng tư duy (quansát, phân tích, liên tưởng, so sánh, tổng hợp,…) và các tri thức đời sống Trong phầnVăn học, các văn bản dùng để đọc văn sẽ được sắp xếp theo tiến trình lịch sử vănhọc Trong từng giai đoạn, các văn bản này lại được sắp xếp theo cụm thể loại nhưtruyện, thơ, kí, phú, ngâm khúc, văn tế, kịch, nghị luận,… Phần Tiếng Việt được

bố trí thành cụm ba nội dung: các phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp vànhững vấn đề chung về tiếng Việt Ở phần Làm văn, kiến thức về kiểu văn bản vàphương thức biểu đạt ở cấp THCS sẽ không lặp lại nữa mà các kiến thức sẽ tạptrung vào việc tìm ý, lập dàn ý, phép suy luận, cách tạp lập đoạn văn và văn bản Về

kĩ năng tạo lập văn bản thì chương trình ở cấp THPT chú trọng kiểu viết bài nghịluận (gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học)

Nhìn chung, cấu trúc của chương trình và nhất là sách giáo khoa Ngữ vănhiện hành vẫn chủ yếu lấy trục nội dung (Tiểu học thì theo hệ thống chủ đề, cònTrung học thì lấy lịch sử văn học) Có nhiều văn bản đọc hiểu chưa được chọn lọc,thiếu tính hấp dẫn

Trang 11

2.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Ngữ Văn

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh thì mônNgữ văn hiện hành còn chú ý đến nhiệm vụ phát triển năng lực đọc văn và chútrọng đặc biệt đến năng lực tiếp nhận văn bản Những nhiệm vụ này đòi hỏi mônNgữ văn cần áp dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc thù Từsau năm 2000, chương trình Ngữ văn ở ta đã có một bước tiến quan trọng là chuyển

từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản Theo định hướngnày thì dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách khám phá, giải mã văn bản tácphẩm, từ đó hình thành năng lực tự học, tự tiếp nhận văn học nói riêng và văn bảnnói chung

Tuy nhiên, có một thực tế là việc tiếp nhận văn học của học sinh phổ thônghiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn Các em vẫn còn là những người trẻ còn ngồitrên ghế nhà trường, vốn sống và vốn hiểu biết chưa sâu nên khi tiếp nhận một vănbản văn học, nơi chứa đựng sự từng trải, vốn sống, sự hiểu biết có khi là cả cuộc đờicủa một nhà văn, nhà thơ và có khi là của cả cộng đồng Ngôn ngữ ở đây không chỉnói tiếng Việt hiện đại tại thời điểm các em đang sống mà các bạn học sinh còn tiếpxúc với những văn bản có từ cổ, có điển cố văn học, những từ mang nghĩa bóng,những hình ảnh ẩn dụ,…mà bắt buộc người học phải có khả năng suy luận, liêntưởng thì mới hiểu được chủ đề, tư tưởng mà nhà văn nhà thơ muốn truyền tải.Không chỉ gặp khó khăn về ngôn ngữ mà khi tiến hành hoạt động tiếp nhận văn học,các em còn gặp phải sự khác biệt về quan niệm văn học, quan niệm thẩm mĩ củacon người thời xưa thể hiện trong tác phẩm nếu học sinh tiếp xúc với các tác phẩmvăn học trung đại hay sự khác biệt về lối sống, phong tục tập quán, cách đánh giácác giá trị trong xã hội, đánh giá con người, cách phản ứng với các hiện tượng xãhội,…Những trở ngại trên chỉ được hóa giải khi và chỉ khi các em tìm thấy trong tácphẩm mối liên hệ gần gũi với những vấn đề của chính bản thân và với thế giới màcác em đang sống Vậy nên trong quá trình đọc, người học phải kết nối một cáchtích cực giữa thế giới trong tác phẩm với những kinh nghiệm của cá nhân

Thế thì trong quá trình này, người giáo viên sẽ có vai trò như thế nào ? Dùhiện tại cũng đã có người áp dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảngdạy môn Ngữ văn như phương pháp khăn trải bàn, phương pháp hoạt động nhóm,phương pháp động não,…(số đó rất ít) nhưng hầu hết những giáo viên giảng dạy đãlành nghề thì họ vẫn dùng phương pháp dạy học truyền thống để dạy, nghĩa là ngườithầy vẫn là người rao giảng, truyền đạt kiến thức Những khó khăn mà các em học

Trang 12

sinh gặp đây chúng tôi tin rằng trong tương lai vẫn vướng phải, chỉ là tăng hay giảmbớt mà thôi Một mình học sinh không thể tiếp nhận văn bản tác phẩm thành côngđược mà chúng cần có sự giúp đỡ từ phía thầy cô của mình Trong chương trìnhhiện hành, người giáo viên sẽ giải quyết khó khăn của học trò bằng cách cung cấpnhững thông tin cơ bản về tác giả hoặc những sự kiện lịch sử xã hội liên quan đếntác phẩm, hoàn cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời, những đặc điểm tư tưởng, quanđiểm của tác giả khi viết tác phẩm Họ còn giải nghĩa từ cổ, từ khó hoặc hướng dẫn

HS suy luận ý nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh cụ thể, rút ra chủ đề của tác phẩm dựavào các chi tiết được miêu tả, thái độ tác giả khi tường thuật lại sự kiện, giọng điệutác phẩm bằng cách xây dựng câu hỏi, giải nghĩa từ, phân tích cấu trúc ngữ phápcủa câu, các thủ thuật đảo ngữ, điệp ngữ và còn có thể giúp học sinh liên tưởng,tưởng tượng để hiểu rõ hơn cảnh vật, tính cách nhân vật được miêu tả bằng cách:đọc diễn cảm tác phẩm, mô tả lại ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật bằnggiọng đọc ( phân tích bằng giọng đọc), yêu cầu HS đặt mình vào vị trí của nhân vật

và hình dung thái độ, cách phản ứng trước các sự kiện, gắn kinh nghiệm cá nhân HSvới nội dung tác phẩm Có thể thấy, với chương trình Ngữ văn hiện nay thì vai tròtrung tâm của những người “gõ đầu trẻ” vẫn là rất lớn và quyết định nhiều đến quátrình tiếp nhận văn bản văn học của học sinh

Trong chương trình môn Ngữ văn hiện nay, giáo viên đã sử dụng rất nhiềunhững phương pháp dạy hoc khác nhau nhằm để giờ học đạt được hiệu quả caonhất Việc sử dụng phương pháp nào trong quá trình dạy học chịu sự chi phối củanhững yếu tố sau: Nội dung bài học, vị trí của bài học trong chương trình, lượng

thời gian cho phép, trình độ học sinh, mục đích cần đạt được của bài học Ðây là

những yếu tố mà người giáo viên cần cân nhắc kĩ khi soạn bài Các phương pháp đólà:

- Phương pháp đọc tác phẩm

Đây là phương pháp cổ điển nhất nhưng cũng là phương pháp hiện nay đượcnhiều giáo viên áp dụng và đạt hiệu quả cao Bởi lẽ đọc là phương pháp có tính đặcthù của giờ giảng văn Việc tiếp nhận tác phẩm phải bắt buộc được bắt đầu từ việcđọc: đọc thành tiếng và không thành tiếng Đó là lí do vì sao mà trong một môn họcđặc biệt như môn Ngữ văn thì phương pháp dạy học trực quan được sử dụng rất hạnchế Cùng là bộ môn thuộc khoa học xã hội nhưng Ngữ văn khác Lịch sử, Địa Lí

Đó là thế giới bên trong tác phẩm và thế giới ấy sẽ được tái hiện lại tùy vào cảm thụ

Trang 13

thẩm mĩ, sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc chứ không phải là được cụ thểhóa ở bất kì một hình ảnh, tranh vẽ hay một thước phim nào Ngôn ngữ văn học làloại ngôn ngữ hết sức đặc biệt, nó đòi hỏi sự chính xác rất cao, có tính hàm súc, rất

đa nghĩa chứ không đơn trị, có tính biểu cảm và tính tạo hình Bằng ngôn ngữ, nhàvăn nhà thơ có thể tác động trực tiếp đến tri giác của người đọc, làm cho học cảmgiác được nhân vật và thế giới bên trong tác phẩm – thế giới thứ hai một cách vậtchất nhất

- Phương pháp diễn giảng

Diễn giảng là phương pháp trình bày, thông báo vấn đề cho học sinh, học sinh

sẽ tiếp thu những kiến thức đó và sau đó tái hiện lại chúng Phương pháp từ xưa đếngiờ nên giáo dục của ta vẫn làm, không chỉ riêng môn Ngữ văn mà còn dùng chonhững môn khác Ưu điểm của nó là giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt hay cóđược tri thức vì người giáo viên sẽ làm nhiệm vụ là nghiệm thu kiến thức và giảnggiải lại cho các em.Tuy nhiên, những ưu điểm của phương pháp này chỉ có lợi chogiáo viên, người trực tiếp tham gia giảng dạy, còn đối với học sinh thì lại là bất lợi

và đó cũng là nhược điểm của phương pháp này Học sinh sẽ thụ động, không pháthuy được tính tích cực trong học tập Trong tiến trình đó, học sinh dễ trở thànhnhững người đến lớp để “dự giờ” vì có nhiều em chỉ ngồi để nghe và não thì khôngvận động để tư duy Các em có thể hiểu bài nhưng chắc chắn là không thể nhớ lâu,nhớ kĩ kiến thức

- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)

Đàm thoại là phương pháp mà giáo viên sẽ xây dựng hệ thống những câu hỏicho học sinh trả lời, trao đổi và ở mức cao hơn là sẽ tranh luận với nhau dưới sự chỉđạo, hướng dẫn của giáo viên, qua đó tiếp nhận tri thức Phương pháp này rất thíchhợp sử dụng, nhất là trọng những điều kiện như thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học.Câu hỏi thảo luận vào lúc này là cách tiện lợi nhất để kích thích học tập một cáchtích cực

Đặc điểm của hình tượng văn học là có tính biểu tượng, ngôn ngữ mang tínhhàm ẩn cho nên việc cảm thụ tác phẩm là không hề dễ dàng Vì thế, câu hỏi củagiáo viên phải hướng được sự chú ý của học sinh vào những chi tiết, hình ảnh, từngữ tiêu biểu, từ đó giúp các em nắm được nội dung tác phẩm Có ba loại hình câuhỏi hay được các giáo viên sử dụng: (1) Câu hỏi tái hiện, (2) Câu hỏi yêu cầu giảithích/phân tích/suy luận và (3) Câu hỏi khái quát

2.4 Cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ Văn

Trang 14

Với chương trình Ngữ văn hiện hành, công tác kiểm tra, đánh giá đã có nhiềuchuyển biến tích cực, chẳng hạn như định hướng ra đề mở, tăng cường nghị luận xãhội, kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận Kiểm tra và đánh giá là hai khâuquan trọng trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mụctiêu dạy học Có hai cách tiến hành đánh giá kết quả học tập Ngữ văn của học sinh:(1) là đánh giá thường xuyên, được thực hiện trong từng bài học, từng chương hoặctừng phần và (2) là đánh giá định kì, được thực hiện vào giữa học kì, cuối học kì,cuối năm học hoặc cuối cấp học Đánh giá kết quả học tập thực chất xem xét mức

độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng mônhọc, từng lớp học, cấp học Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành cácchuẩn kiến thức, kĩ năng Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ

cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh

Chương trình dạy học hiện nay được xem là chương trình giáo dục “địnhhướng nội dung”, tức là việc dạy học thiên về cung cấp và trang bị kiến thức chongười học là chính Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nộidung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đãđược quy định trong chương trình giáo dục của môn học Những nội dung của cácmôn học này dựa trên thành tựu của các khoa học chuyên ngành tương ứng Kết quảhọc tập của học sinh qua mỗi cấp, mỗi lớp, mỗi môn học là mức độ tiếp thu đượcbao nhiêu kiến thức theo yêu cầu cần đạt Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì việckiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn hiện hành đang có rất nhiều vấn đề Vấn đềlớn nhất có lẽ là chưa có hình thức nào có thể đánh giá đúng được sự vận dụng kiếnthức một cách sáng tạo Đề thi môn Ngữ văn hiện nay chủ yếu vẫn là đề kiểm trakiến thức, kiểm tra trí nhớ, sự tái hiện, làm theo và chép lại Học sinh học tác phẩmnào thì vào thi đúng tác phẩm đó, chỉ kiểm tra đúng những gì giáo viên đã dạy, trừmột số đề nghị luận xã hội, còn lại thì dường như không có chỗ cho sự sáng tạo dù

đó mới là điều nên có trong môn Ngữ văn, cả đáp án đề thi môn này đã là một sựhạn chế sáng tạo rồi Những sự đổi mới chỉ có thể trông chờ vào tương lai Cần phảikhuyến khích hơn nữa khả năng sáng tạo của học sinh bởi với lứa tuổi này thì nó là

vô hạn, đôi lúc còn khiến ta bất ngờ, phát triển cho các em khả năng vận dụng kiếnthức đã học, cả nội dung lẫn phương pháp để giải quyết một nhiệm vụ tương tự,trong một tình huống mới

Ngày đăng: 12/12/2017, 23:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. “Mục tiêu của việc dạy học Ngữ văn trong thời đại mới” – (không tìm thấy tên tác giả), số 168 (tháng 7/2011) đăng trên Tạp chí Non Nước với địa chỉ truy cập http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=365&so=29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mục tiêu của việc dạy học Ngữ văn trong thời đại mới”
4. “Các phương pháp dạy học Ngữ văn” với địa chỉ truy cập Internet https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/lldhocvan/chuong2.htm#I Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các phương pháp dạy học Ngữ văn”
5. “Kiểm tra, đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh” – TS. Nguyễn Trọng Hoàn, được đăng tải trên trang “Big School” với địa chỉ truy cập Internet https://bigschool.vn/mot-so-van-de-ve-kiem-tra-danh-gia-nang-luc-ngu-van-cua-hoc-sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kiểm tra, đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh” "– TS. Nguyễn Trọng Hoàn,được đăng tải trên trang “Big School
8. “Đổi mới căn bản, toàn diện chương trình Ngữ văn” , Đỗ Ngọc Thống, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM (số 56/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới căn bản, toàn diện chương trình Ngữ văn”
6. Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 7/ 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w