1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

BÀN VỀ KĨ NĂNG NGÔN NGỮ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN

30 368 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 64,33 KB

Nội dung

Bai TV.Câu 2: Vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy học lý thuyết ngữ pháp Phần I: Cơ sở lí luận 1. Hoạt động giao tiếp a. Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân. Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ. b. Chức năng của giao tiếp: Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm… giúp con người định hướng hoạt động của mình. Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ… con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình cho phù hợp yêu cầu hoạt động. Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau. Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các nhóm xã hội. c. Các loại giao tiếp: Có nhiều cách phân loại giao tiếp: Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau: · Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể. · Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt… · Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản: · Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. · Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hình… Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp: · Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế. · Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. · Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú. 2. Vai trò của phương pháp giao tiếp trong dạy Văn ở trường phổ thông Những năm gần đây, nhất là từ sau cải cách giáo dục, phương pháp dạy học chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những phương pháp đó thì phương pháp giao tiếp được các nhà giáo dục hết sức chú ý. Có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phương pháp này. Trong số các tác giả nghiên cứu về dạy Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp thì có tác giả quan tâm cụ thể về mặt phương tiện (phương pháp dạy của giáo viên) cũng có tác giả quan tâm về mặt mục đích của việc dạy văn theo quan điểm giao tiếp. Trong sách “Những thủ thuật trong dạy học – các chiến lược nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên đại học và cao đẳng” Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn phương pháp dạy học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng Pháp phải dựa trên thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng Pháp học sinh phải luôn luôn được đặt vào tình huống giao tiếp”. Ở một đoạn khác, tác giả còn đặc biệt nhấn mạnh “ Cơ bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh hoặc thông hiểu lời nói” Điều đó có nghĩa là dạy học theo quan điểm giao tiếp được áp dụng rộng rãi trong tất cả các môn học. Để có thể hướng quá trình học tập vào hoạt động giao tiếp thì nười giáo viên cần thiết phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tình huống là một điều kiện quan trọng để sản sinh ra hoạt động giao tiếp, không có tình huống thì học sinh không thể giao tiếp. Đây là nhận định có ý nghĩa quan trọng để người giáo viên có thể tổ chức quá trình dạy học Tiếng việt, Làm văn đạt hiệu quả cao. Dạy học trong nhà trường nhằm đáp ứng 3 mục tiêu đề ra: § Hình thành kiến thức về ngôn ngữ nói chung và Tiếng việt nói riêng. § Nâng cao kĩ năng sử dụng Tiếng việt trong hoạt động giao tiếp. § Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt. Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “ Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” Lê A. 2006. 6970. Đặc biệt các tác giả còn nhấn mạnh “ Phương pháp này có thể được áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài học thuộc phân môn Tiếng việt “ Lê A. 2006. 70. Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng được những lý thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng Việt. Khi vận dụng phương pháp bày trong việc dạy tiếng nói riêng và ngữ văn nói chung thì người giáo viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được các lý thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp. Hầu hết các tác giả đều đánh giá rất cao về vai trò của phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy học. Ở đây, thêm một lần nữa, chúng tôi khẳng định vai trò của việc dạy Tiếng theo quan điểm giao tiếp, cụ thể là dạy lý thuyết ngữ pháp. Có thể nói việc dạy văn theo quan điểm giao tiếp hiện nay là một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong dạy và học ở trường phổ thông. 3. Cơ sở vận dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học lý thuyết ngữ pháp Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng, vừa là công cụ để con người nhận thức, tư duy. Trong nhà trường, việc giáo dục ngôn ngữ là hết sức cần thiết, Tiếng Việt trở thành môn học có vị trí đặc biệt: nó không chỉ cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng mẹ đẻ để phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh, mà còn trang bị cho các em một công cụ thiết yếu để học tốt các môn khoa học khác. Tiếng Việt còn là phương tiện để lưu trữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua môn Tiếng Việt, các thế hệ thanh niên, học sinh sẽ hiểu văn hóa của người Việt, thiên hướng tư duy của người Việt, lịch sử của Tiếng Việt trong mối quan hệ chiều sâu văn hóa… Những hiểu biết này sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách sống và những giá trị sống tốt đẹp cho học sinh. Tuy vậy trong chương trình phổ thông, việc xác định Tiếng Việt như một môn học độc lập là cả một quá trình lâu dài. Trước năm 1986, việc dạy Tiếng Việt chưa được chú trọng: dạy Tiếng được lồng vào quá trình dạy Văn, không có sách giáo khoa riêng cho Tiếng Việt. Măi đến năm 1986, ở cấp THCS, Văn và Tiếng mới tách ra hai môn riêng, Tiếng Việt mới có tư cách là một môn học độc lập. Ở trường THPT, năm 1990 Tiếng Việt mới thành một môn học chính thức – có chương trình và sách giáo khoa riêng. Đến năm 2000 (sau 10 năm) sách giáo khoa Văn – Tiếng Việt THPT đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn nặng về lý thuyết. Hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhìn chung còn chưa cao, năng lực sử dụng Tiếng Việt của cả học sinh và sinh viên vẫn còn yếu kém. Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã từng bước chuyển đổi từ nền kính tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy nguồn lực con người vì thế càng được xem là động lực quan trong thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước. Nhà trường cần tạo ra những con người có khả năng thực hành cao, vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ… Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới chương trình dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết đối với nghành giáo dục. Từ thực tế đó, năm 2000, chúng ta đã cải cách chương trình và sách giáo khoa. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2006, chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông đã được sử dụng đại trà. Việc biên soạn sách được sử dụng theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Ba môn Văn học – Tiếng việt – Làm văn, trước đây được biên soạn độc lập, nay được tích hợp lại trong một môn có tên gọi mới là Ngữ văn. Với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT mới, việc “dạy văn thực chất là dạy cho học sinh phương pháp đọc văn … Để dạy và học đọc văn, không chỉ dựa vào những kiến thức lịch sử và lí luận văn học mà còn phải trang bị cho học sinh các kiến thức Việt ngữ với tất cả các đơn vị và cấp độ ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đoạn văn, văn bản. Chính những đơn vị ngôn ngữ này tạo nên thế giới hình tượng của tác phẩm văn học”. Theo quan điểm giao tiếp và lý thuyết phát triển lời nói thì việc dạy tiếng thực chất là quá trình giao tiếp hóa. Vì vậy trong sách giáo khoa Ngữ văn, phần Tiếng Việt đã được chú trọng về tính hành dụng, tức là khả năng ứng dụng của việc học tiếng Việt vào việc đọc văn và cào các hoạt động giao tiếp bằng ngôn bản khác. Riêng phân môn Ngữ pháp, chương trình Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS dành thời lượng khá lớn cho việc nang cao và hoàn chỉnh dần những kiến thức mà học sinh đã được học ở bậc tiểu học (về từ loại, cụm từ, nòng cốt câu (lớp 6); kĩ năng tách, gộp, mở rộng câu (lớp 7); câu ghép, câu chia theo mục đích nói (lớp 8); liên kết câu (lớp 9)) Trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT , học sinh vẫn được học tiếp nối những kiến thức về ngữ pháp những việc trang bị kiến thức mới rất ít, chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp (tập trung ở chương trình Ngữ văn 11). Nhìn chung nội dung các bài học Nữ pháp ở THPT cũng đã được biên soạn theo hướng chú trọng tính thực hành, có sự tích hợp kiến thức với phầm Làm văn và Đọc văn trong chương trình. Bên cạnh đó, các bài học được thiết kế theo hướng “mở” (việc lựa chọn ngữ liệu hay những kết luận được rút ra sau khi tìm hiểu ngữ liệu đều không mang tính bắt buộc, áp đặt) giáo viên có thể có những sáng tạo riêng trong bài dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, để học sinh chủ động, tích cực cùng giáo viên xây dựng bài học. Tuy nhiên dù chương trình Ngữ văn THCS đã được triển khai đại trà từ năm 2002, Ngữ văn THPT từ năm 2006, nhưng thực tế dạy học cho thấy nhiều học sinh vẫn cảm thấy nặng nề khi học và không có hứng thú với những bài giảng về Tiếng Việt. Tình trạng dùng từ tùy tiện, viết câu sai, cách diễn đạt xa rời chuẩn mực tiếng Việt vẫn còn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tư duy, đọc hiểu văn bản và viết câu nghị luận của các em. Thực tế này đã đặt ra cho các nhà sư phạm nói chung và những giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng nhiều trăn trở về hiệu quả của việc dạy Tiếng, về chương trình sách giáo khoa, về việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên Ngữ văn, về hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học Tiếng Việt,… trong đó có việc dạy học phân môn ngữ pháp. Từ lí do trên, chúng tôi chọn việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy lý thuyết ngữ pháp làm đối tượng nghiên cứu. Đề tài chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu những cơ sở lí luận về phương pháp dạy học lý thuyết Ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp có thể giúp giáo viên có những định hướng và sự thay đổi cần thiết, phù hợp với điều kiện dạy học để tạo ra những giờ dạy và học ngữ pháp hứng thú, hiệu quả, chất lượng hơn, giúp học sinh có ý thức nói và viết câu chuẩn mực hơn trong hoạt động giao tiếp. 4. Ưu điểm của phương pháp giao tiếp Phương pháp giao tiếp là phương pháp cụ thể sử dụng cho hầu hết các bài dạy Tiếng việt, phương pháp giao tiếp giúp học sinh hiện thực hóa kiến thức lí thuyết của bài học. Phương pháp giao tiếp còn là phương pháp giúp phát triển lời nói cho học sinh và được áp dụng cho tất cả các phần trong bài học. Bên cạnh đó thì phương pháp giao tiếp còn giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương pháp giao tiếp: thực hành nhanh, dựa trên sản phẩm giao tiếp của học sinh để sửa chữa, bổ sung, giúp học sinh tăng cường phản xạ ngôn ngữ, để làm được điều này đòi hỏi người Giáo viên phải đầu tư về thời gian và công sức nhiều hơn ( chọn lọc và đa dạng hóa tình huống), Giáo viên cần đưa ra những nhận xét chính xác, kịp thời. 5. Sự thể hiện của phương pháp giao tiếp trong dạy học lý thuyết ngữ pháp Ngữ pháp là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ bên cạnh các bình diện khác như ngữ âm, từ vựng, phong cách… Nó có tính khái quát và trừu tượng cao hơn các bình diện khác vì nó bao gồm toàn bộ các quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp thành cụm từ, câu và cả các quy tắc liên kết câu để tạo thành đơn vị lơn hơn là đoạn văn và văn bản. Ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội văn bản. Do vậy mục tiêu của việc dạy học ngữ pháp chủ yếu là thực hành nhằm hướng học sinh đến việc sử dụng thành thạo, có hiệu quả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều đáng được chú ý ở giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” (Lê A) là quan điểm dạy học ngữ pháp theo định hướng giao tiếp “…việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học ngữ pháp nói riêng cần thấm nhuần quan điểm giao tiếp cả trong phương pháp dạy học…” Đây là một quan điểm đúng đắn. Dạy ngữ pháp sẽ trở nên phiến diện nếu giáo viên chỉ chú trọng đến các mô hình hóa các hình thức kết hợp của từ, ngữ… Mục đích của việc dạy học ngữ pháp nói riêng và tiếng Việt nói chung là phải giúp học sinh có thể giao tiếp trong các tình huống khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp, do sự chi phối của các nhân tố giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà các yếu tố ngôn ngữ luôn cần được sử dụng một cách linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh và đạt được hiểu quả giao tiếp. Như vậy, người dạy có thể áp dụng quan điểm giao tiếp vào hoạt động dạy học lý thuyết ngữ pháp vào hầu hết các phương pháp dạy học: thông báo – giải thích, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, giao tiếp, thảo luận nhóm, grap, trò chơi , tình huống có vấn đề… Ở mỗi phương pháp, tùy theo đặc trưng về thao tác, quy trình thực hiện, phạm vi có thể áp dụng, giáo viên sẽ “tùy cơ ứng biến” giúp cho bài dạy lý thuyết của mình trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như phương pháp thông báogiải thích, bản chất của nó là thầy giáo dùng lời nói của mình để giải thích, minh họa các tri thức mới, còn học sinh tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tiếp nhận tri thức đó. Ưu điểm của phương pháp này là trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tri thức lý thuyết mới, vì thế nên áp dụng cho những bài học về khái niệm ngữ pháp. Tuy nhiên nếu lạm dụng phương pháp này bài học sẽ trở thành giờ diễn thuyết, độc thoại của thầy giáo. Hoặc một phương pháp nữa đang được áp dụng kha sphoor biến hiện nay là phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận là một cách tạo điều kiện cho học sinh luyện tập khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực tư duy của học sinh trở nên linh hoạt. Hay nếu như tình huống có vấn đề là điều kiện tiên quyết của phương pháp dạy học nêu vấn đề thì một đề tài tạo được sự hứng thú, tò mò là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo thành công cho phương pháp thảo luận nhóm. Ngoài ra, các nhà sư phạm còn nhận thấy nếu kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao, thì phương pháp trò chơi, nếu sử dụng hợp lí, sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ khô khan, có thêm sự sinh động,hấp dẫn, hiệu quả học tập cũng tăng lên. Nhìn chung, giáo viên cần quan tâm đến tính khả thi của mỗi phương pháp trong thực tế dạy học. Mỗi phương pháp đều có đặc thù và chỗ mạnh của nó, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt để có thể đạt được mục đích dạy học. Chẳng hạn như phương pháp thông báogiải thích được kha snhieeuf người cho rằng áp đặt, không phát huy được tính chủ động của học sinh. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp là ở chỗ thời điểm, liều lượng giáo viên sử dụng và tính chất của kiến thức cần cung cấp. Trong điều kiện dạy học hiện nay , phương pháp truyền thống này vẫn được giáo viên sử dụng phổ biến khi cần cung cấp khái niệm ngữ pháp cho học sinh. Đối với kiểu bài lý thuyết ngữ pháp, khi hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh phải trải qua các thao tác sau: chọn ngữ liệu có chứa đựng khái niệm ngữu pháp, trình bày và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ các đặc trưng, dấu hiệu của khái niệm – khái quát hóa đặc trưng của khái niệm, sắp xếp các đặc trưng đó theo các mối quan hệ trình bày định nghĩa về khái niệm với yêu cầu ngắn gọn, đủ, rõ, chính xác – cụ thể hóa khái niệm và củng cố bằng các ngữ liệu mới. Trong chương tình dạy lý thuyết ngữ pháp, bên cạnh các bài về khái niệm còn có các bài về quy tắc, ví dụ như quy tắc lựa chọn trật tự từ trong câu, quy tắc sử dụng kiểu câu trong văn bản… Việc dạy các quy tắc cũng cần theo các bước cụ thể sau: xác định đúng nội dung của các quy tắc và các khái niệm ngữ pháp liên quan – nêu rõ mục đích và tác dụng của ừng quy tắc – chú trọng các thao tác trong quá trình thực hiện quy tắc. Do các quy tắc ngữ pháp vừa liên quan đến khái niệm ngữ pháp, vừa gắn liền với hoạt động ngôn ngữ trong thực tiễn sử dụng nên việc dạy học quy tắc ngữ pháp chính là việc chuyển từ ngữ pháp lí luận sang ngữ pháp thực hành. Vì vậy khi dạy quy tắc cần hướng vào các nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, hướng vào hoạt động giao tiếp để từ các quy tắc mà hướng dẫn tạo lập các sản phẩm giao tiếp, chuyển đổi chúng cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Như vậy tùy vào từng đơn vị bài dạy lý thuyết ngữ pháp mà giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp đưa học sinh vào những tình huống giao tiếp giả định. Tổ chức và trình bày ngữ liệu theo quan điểm chức năng, nhằm thể hiện rõ nhất vai trò của các yếu tố ngôn ngữ đó trong giao tiếp. Tất cả các yếu tố ngôn ngữ cần được xem xét, đánh giá trên cơ sở vị trí tự nhiên của chúng trong hoạt động lời nói. Nâng cao tính thực hành trong việc dạy tiếng. Đưa những lí thuyết học sinh tiếp nhận được trong giờ học tiếng vào việc thực hành giao tiếp, giúp học sinh thấy được tác dụng của việc học Tiếng việt trong nhà trường. Tình huống giao tiếp đưa ra phải bám sát nội dung bài học, phục vụ tối đa cho nhiều bài học. Phải tạo ra ít nhất một mâu thuẫn giữa tri thức đã biết và tri thức chưa biết, gợi ra nhiều câu nhận thức cho học sinh. Việc dạy tiếng chỉ có hiệu quả khi hoạt động dạy học gắn với một hoàn cảnh giao tiếp, một tình huống giao tiếp cụ thể. 6. Quy trình thực hiện Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp giả định Bước 2: Phân tích tình huống nêu ra, đưa ra những lời nói theo việc miêu tả tình huống ở bước 1( tranh luận, cảm ơn, khen, chê, bàn bạc…) Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận biết mức độ phù hợp giữa lời nói và hoàn cảnh giao tiếp. Bước 4: Điều chỉnh, sửa chữa những lời nói chưa phù hợp, rút ra những kết luận cần thiết để học sinh ghi nhớ, luyện tập. 7. Những vấn đề lưu ý khi vận dụng phương pháp giao tiếp trong việc dạy học lý thuyết ngữ pháp Đây là nguyên tắc chủ đạo chi phối đến nội dung, phương pháp và đối tượng dạy học. Nguyên tắc được giải thích: mọi quy luật, cấu trúc, hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ đều được giải thích thông qua một hoàn cảnh giao tiêp nhất định. Dạy Tiếng việt theo quan điểm giao tiếp có nghĩa là ngoài việc cung cấp những kiến thức về chức năng, ý nghĩa của ngôn ngữ, Giáo viên cần quan tâm đến việc đặt chúng vào trong một tình huống giao tiếp cụ thể, với những “vai giao tiếp” cụ thể. Qua đó học sinh có thể phát hiện ra chính xác ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ được dùng. Muốn dạy tiếng có hiệu quả, giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp đa dạng, và đặt học sinh vào tình huống đó để nó xử lí. Muốn làm được điều đó, người giáo viên cần phải phải ngừng tìm tòi, trau dồi kiến thức cá nhân, học hỏi qua chính các đồng nghiệp và kinh nghiệm dạy học. Đưa ra cho học sinh những tình huống giao tiếp hay, có vấn đề, ngữ liệu phải chọn lọc, tinh tế và có tính giáo dục cao. Khi đặt học sinh vào tình huống giao tiếp cụ thể, giáo viên cần linh hoạt khéo léo hướng học sinh vào trọng tâm của bài học, tránh lan man ngoài luồng. Ngoài ra còn phải luôn khuyến khích động viên để các em tự tin trình bày trong một tình huống giao tiếp giả định. Tất nhiên, để làm được các yêu cầu đó, cần sự nỗ lực rất lớn từ bản thân giáo viên trong công tác chuẩn bị và nghiệp vụ chuyên môn. Về phía học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần nỗ lực học tập, chuẩn bị bài kĩ ở nhà, hăng hái tham gia xây dựng bài ở lớp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều của giáo viên và học sinh. Đây là một trong những khuynh hướng dạy học tích cực. Nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả trong việc dạy và học tiếng Việt nói riêng cũng như năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ nói chung. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết nhất giúp học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và làm việc sau này. Phần II: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc dạy học lý thuyết ngữ pháp 1. Chương trình dạy học ngữ pháp ở trường phổ thông a. Liệt kê LIỆT KÊ CÁC BÀI GIẢNG LÍ THUYẾT NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG THPT LỚP 10 Phân loại Mục tiêu cần đạt Ghi chú Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ 1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Hiểu được đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và dạng viết. Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản. Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh họa. 2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Hiểu được đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản. Biết sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp, câu rút gọn phù hợp với các tình huống giao tiếp 3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; biết phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ sinh hoạt Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc hiểu và tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Viết được một số văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm có yếu tố nghệ thuật. Hoạt động giao tiếp 4. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Hoàn thiện hiểu biết về hoạt động giao tiếp. Nhận thức được sự phổ biến và đa dạng của hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng nhiều kênh khác nhau: âm thanh, chữ viết, hình ảnh… Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc – hiểu và tạo lập văn bản. Hiều được đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ, các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp và các nhân tố tham gia giao tiếp. Một số kiến thức khác 5. Khái quát lịch sử tiếng Việt Hiểu được một cách khái quát nguồn gốc, quan hệ họ hàng và quá trình phát triển của tiếng Việt. Biết vận dụng kiến thức về lịch sử tiếng Việt vào việc tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với thành tựu văn học chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt – tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. 6. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng theo các yêu cầu đó vào việc nói, viết, đọc – hiểu các văn bản. Nắm được những yêu cầu chung về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách. LỚP 11 Phân loại Mục tiêu cần đạt Ghi chú Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ. 7. Phong cách ngôn ngữ chính luận Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ chính luận; biết phân biệt ngôn ngữ chính luận với các phong cách ngôn ngữ khác đã học. Biết cách vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ chính luận để đọc hiểu và viết các bài văn nghị luận. Nêu được các đặc điểm và minh họa bằng các văn bản chính luận đã học. 8. Phong cách ngôn ngữ báo chí Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ báo chí; biết so sánh, phân biệt ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đã học. Biết cách phân tích, lĩnh hội các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí Biết viết một số văn bản báo chí thông dụng: tin tức, quảng cáo… Nêu được các đặc điểm và lấy được ví dụ minh họa. Hoạt động giao tiếp 9. Ngữ cảnh Hiểu về ngữ cảnh trong giao tiếp ( nói và viết). Biết vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh vào việc nói, viết và đọc – hiểu văn bản. Biết nói, viết phù hợp với ngữ cảnh; biết phân tích và lĩnh hội văn bản trong ngữ cảnh mà nó được sản sinh ra. Một số kiến thức khác 10. Nghĩa của câu Hiểu được các thành phần ngữ nghĩa của câu. Có khả năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn bản. Biết phân tích các thành phần ngữ nghĩa của câu trong văn bản 11. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Hiểu mối quan hệ ngôn ngữ chung của xã hội với lời nói riêng của cá nhân; nhận biết được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ và nét riêng trong lời nói cá nhân. Biết tuân thủ quy tắc chung của ngôn ngữ, đồng thời biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân. Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc. 12. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Hiểu một số đặc điểm loại hình của tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập. Có khả năng vận dụng hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt và có thể so sánh với một ngôn ngữ khác khi học ngoại ngữ hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ. Hiểu được đặc điểm của loại hình tiếng Việt để sử dung có hiệu quả ngôn ngữ của bản thân. LỚP 12 Phân loại Mục tiêu cần đạt Ghi chú Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ 13. Phong cách ngôn ngữ khoa học Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ khoa học; biết so sánh phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học với các phong cách khác. Biết đọc – hiểu và viết một văn bản khoa học phù hợp với đặc điểm phong cách ngôn ngữ khoa học. Nêu được đặc điểm, lấy được ví dụ minh họa 14. Phong cách ngôn ngữ hành chính Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ hành chính; biết so sánh, phân biệt phong cách hành chính với các phong cách khác. Biết vận dụng những hiểu biết về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc tiếp nhận và tạo lập (nói và viết) văn bản hành chính. Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh họa. Hoạt động giao tiếp 15. Nhân vật giao tiếp Hiểu vai trò, ý nghĩa và các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp trong việc nói, viết và đọc – hiểu văn bản Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định. Một số kiến thức khác 16. Thi luật Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ tiêu biểu đã học. Biết vận dụng hiểu biết về thi luật vào việc đọc – hiểu văn bản thơ. Phân tích được thi luật của một số bài thơ đã học ( về vần, nhịp, thanh điệu) 17. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Hiểu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một đòi hỏi của sự phát triển tiếng Việt. Biết vận dụng những kiến thức về tiếng Việt và sự trong sáng của tiếng Việt để hoàn thiện năng lực nói và viết. Phân tích được những hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong việc sử dụng tiếng Việt hiện nay. b. Ý kiến giảm tải, bổ sung Qua bảng liệt kê các bài giảng về lí thuyết ngữ pháp ở trường phổ thông hiện nay thì theo ý kiến riêng của nhóm tôi cần có những bổ sung và giảm tải đối với nội dung giảng dạy lí thuyết ngữ pháp như sau: 1. Trong tài liệu “ Tìm hiểu về chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông” Tác giả Đỗ Ngọc Thống xác định mục đích chính của việc dạy Tiếng Việt ở trường phổ thông là “ hành dụng”, “tức là hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng các đơn vị ngôn ngữ trong Tiếng Việt một cách tổng hợp và thành thạo trong nói cũng như viết theo một kiểu văn bản nào đó” (tr. 139) Tuy nhiên thực tế ở trường phổ thông lại hoàn toàn khác. Học sinh được học ngữ pháp Tiếng Việt với một phân lượng thời gian khá nhiều nhưng vẫn nói, viết câu sai, lúng túng khi thực hiện các kĩ năng viết câu (tách, gộp, mở rộng và rút gọn, chuyển đổi trật tự bộ phận câu…) và không ứng dụng các kiến thức đã học vào giao tiếp hàng ngày. Hầu hết khi dạy lí thuyết ngữ pháp giáo viên chỉ chú trọng đến những khái niệm chung chung. Chính vì vậy sau khi học xong một đơn vị bài học, học sinh vẫn viết câu sai. (Vd: Trong câu ghép chính phụ chỉ quan hệ tương phản nếu đảo cách sử dụng trong ngữ sẽ dễ gây nhầm lẫn). Để giúp học sinh hạn chế những lỗi sai trên, thiết nghĩ một bài học lí thuyết ngữ pháp ngoài những khái niệm, những định nghĩa cần chú ý đến tác dụng, ý nghĩa, cách dùng đơn vị lí thuyết ngữ pháp đó. Giáo viên khi giảng dạy lý thuyết cần hạn chế những kiến thức quá cũ, quá dễ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. Thay vào đó là những kiến thức phù hợp hơn với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh. 2. Khi dạy học ngữ pháp còn khá nhiều điều bất cập và hạn chế cần được bổ sung kịp thời. Chẳng hạn như hệ thống ngữ liệu không phù hợp, một số hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt dù đã chú ý đến vai trò chủ động của học sinh nhưng chưa thật thể hiện vai trò hướng dẫn của giáo viên và sự sáng tạo của học sinh; hệ thống bài tập còn đơn điệu, thiếu tính liên kết và chưa khai thác triệt để nhằm phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo cho học sinh. Giáo viên cần bỏ đi những ngữ liệu sáo rỗng, thiếu khả năng tích hợp cao hay những ngữ liệu quá dễ mà thay vào đó là những ngữ liệu đã được chọn lọc, giàu tính nhân văn, phù hợp với sự tích hợp kiến thức của từng đơn vị bài học. 3. Bên cạnh đó, trong chương trình dạy học ngữ pháp ở trường phổ thông giáo viên chưa chú ý kĩ đến các kỹ năng thực hành. Chính vì vậy cần tăng cường kỹ năng thực hành để học sinh để luyện tập nhuần nhuyễn cách sử dụng các dơn vị lý thuyết vừa học sao cho hiệu quả. 2. Vận dụng quan điểm giao tiếp để dạy bài “Nghĩa của từ” NGHĨA CỦA CÂU ( Ngữ Văn 11 Tập II – Ban cơ bản) A. Mục đích, yêu cầu Nhận thức được những nội dung cơ bản của hai thành phần nghĩa trong câu. Lĩnh hội và phân tích được hai thàn phần nghĩa của câu, biết thể hiện được hai thành phần nghĩa của câu một cách thích hợp với các nhân tố của ngữ cảnh, với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện C. Phương pháp thực hiện Phương pháp giao tiếp, PP thảo luận nhóm, PP phát vấn, PP làm việc với sách giáo khoa. D. Tiến trình dạy học I Ổn định lớp II Kiểm tra bài cũ III Giới thiệu bài mới IV Nội dung bài dạy Bài dạy gồm có 3 hoạt động chính: 1. Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu 2. Tìm hiểu về nghĩa sự việc 3. Tìm hiểu về nghĩa tình thái Bước 1: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu Giáo viên sẽ đưa ra hệ thống ngữ liệu sau: a. Phải trả những nghìn rưởi phơrăng …. b. Chỉ phải trả nghìn rưởi phơrăng …. c. Phải trả những nghìn rưởi phơrăng … đấy. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm ra hai thành phần nghĩa của câu: 1. So sánh ngữ liệu và tìm ra nét nghĩa chung mà ngữ liệu muốn truyền tải? 2. So sánh ngữ liệu và tìm ra nét nghĩa riêng mà ngữ liệu muốn truyền tải? Yếu tố nào tạo nên những nét nghĩa riêng đó? 3. Từ đó em hiểu nghĩa của câu là gì? Bao gồm những thành phần nghĩa nào? Học sinh trả lời yêu cầu của giáo viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên và đảm bảo được các nội dung sau: Nét nghĩa chung: + Thông tin về số tiền phải trả. + Nội dung muốn truyền tải: Số tiền trả cho nhà hát là nghìn rưởi phơrăng. Nét nghĩa riêng: + Yếu tố khác nhau: “những”, “chỉ”, “đấy” + Thái độ hay sự đánh giá của người nói trong ba câu trên rất khác nhau: · Câu a: Giá đối với người nói là cao. · Câu b: Giá đối với người nói là thấp. · Câu c: Giá đối với người nói không chỉ cho giá đó cao mà còn có ý muốn người đối thoại đặc biệt lưu tâm và mang ý mỉa mai, châm biếm. Nghĩa của câu là nội dung phát ngôn biểu thị. + Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) + Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) Để tạo không khí hứng thú cho bài dạy và khích động khả năng tìm tòi của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra mội câu hỏi tình huống: Tại sao trong một câu ngoài thành phần miêu tả (thành phần chính), người ta còn có thành phần tình thái? Thành phần tình thái này được thể hiện bằng những phương tiện gì? Đáp án của câu hỏi này các em sẽ tự trả lời được khi học xong bài này. Bước 2: Tìm hiểu về nghĩa sự việc Giáo viên cho các nhóm thảo luận nhanh 5p, sau đó lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày và các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng giáo viên chốt lại ý chính. Nhóm 1: Sự việc là gì? Sự việc được biểu hiện như thế nào? Nhóm 2: Nghĩa sự việc trong câu là gì? Lấy một số ví dụ? Nhóm 3:Nghĩa sự việc trong câu thể hiện ở những thành phần nào? Cho vd? Nhóm 4: Lấy một số ví dụ và phân tích (nội dung, yếu tố thể hiện). Sau khi thảo luận xong, giáo viên cần chốt lại những ý chính sau: Sự việc: những hiện tượng, sự kiện, hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật… + Sự việc biểu hiện hành động. + Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại… + Sự việc biểu hiện quan hệ. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Thể hiện: các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Bước 3: Tìm hiểu về nghĩa tình thái Giáo viên đưa ra một tình huống và yêu cầu học sinh viết câu trả lời vào một mẫu giấy nhỏ, sau đó thu lại và chọn 5 câu trả lời bất kì để học sinh phân tích. Tình huống: Hãy hỏi một người bạn thân của bạn lí do hôm qua bạn ấy nghỉ học? Giáo viên sẽ giúp học sinh phân tích những câu trả lời dựa vào những tiêu chí sau: 1. Sự việc trong câu là gì? 2. Người nói trong câu có thái độ gì? 3. Yếu tố nào thể hiện những thái độ đó? 4. Nghĩa tình thái trong câu là gì? Giáo viên chốt lại ý chính: Nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc với người đối thoại. + Nghĩa tình thái hướng về sự việc. + Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố Thực hành về nghĩa của câu trong một cuộc đối thoại với bạn cùng lớp về một vấn đề cụ thể. (GV có thể đưa ra tình huống, hoặc HS tự lựa chọn tình huống) Giáo viên đưa ra một bài tập để học sinh thực hành nhanh ngay tại chỗ: Từ một câu sau đây: “Nam đi học”. Em hãy tạo ra những câu có sắc thái ý nghĩa khác nhau Phân biệt nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu. 2. Dặn dò Chuẩn bị bài “Luyện tập Nghĩa của câu”. F. TƯ LIỆU Bảng một số loại nghĩa tình thái của câu. STT Nghĩa tình thái Từ ngữ thể hiện 1 Khẳng định tính chân thực của sự việc Thực ra, thật, đúng (là), sự thật (là), quả (là), đích thị (là), chắc chắn (là) … 2 Phỏng đoán sự việc (khả năng xảy ra sự việc) Hẳn (là), hình như, có lẽ, nghe đâu, chưa biết chừng, chưa chắc,… 3 Đánh giá về mức độ, số lượng, tình trạng Đến, chỉ còn, ít ra, độ, là cùng, nhiều lắm thì…mỗi, chỉ có, là mấy, là cùng, những, chỉ có…thôi, đã (trợ từ), mới (trợ từ),… 4 Đánh giá sự việc có thật không có thật hoặc giả thiết; đã xảy ra chưa xảy ra Định, toan, dám, sẽ, giả sử, giá thế thì, hóa ra, đã (phụ từ),… 5 Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết Nên, cần, phải, có thể, nhất định, không nên, chưa nên, chẳng, đâu, vì…nên, nếu…thì,… 6 Tình cảm gần gũi thân mật Nhỉ, nhé, cơ, ơi, hỡi, chứ… 7 Thái độ kính trọng Thưa, bẩm, kính, dạ, vâng, ạ… 8 Thái độ hách dịch, bực tức Này, hử, phỏng, mày, ê,… Phần II: Kết luận Việc giảng dạy lý thuyết ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp mang lại một số kết quả sau: § Kết hợp lý thuyết ngữ pháp và nghĩa trong giao tiếp để dạy học ngữ pháp. § Học sinh mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động trong suốt quá trình học, phát huy vai trò chủ đạo và sáng tạo của học sinh, đúng như khuynh hướng mà dạy học hiện đại yêu cầu. § Nâng cao vốn sử dụng tiếng mẹ đẻ qua tình huống giao tiếp. § Tạo không khí lớp học sôi động. § Tạo điều kiện để học sinh đóng vai trò trung tâm trong các tình huống dạy và học, còn nội dung là tổ chức thiết kế và điều khiển quá trình dạy học. Tóm lại, dạy và học lý thuyết ngữ pháp mang lại hiệu quả cao đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh có vốn từ yếu, sử dụng tiếng mẹ đẻ chưa trôi chảy, đặc biệt là những học sinh nhút nhát và rụt rè trong suốt quá trình học. Comments You do not have permission to add comments.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp được con người sử dụng để liên lạc và giaotiếp với nhau Việc liên lạc và giao tiếp rất cần các kĩ năng thiết yếu để tạo chongười nghe sự thu hút, gần gũi và hiểu được vấn đề Chính trong cuộc sống giaotiếp ấy, chúng ta phải dùng những câu cú, từ ngữ một cách có khoa học và chínhxác

Trong văn học càng quan trọng hơn, việc lựa chọn một đoạn văn để diễn đạt,một câu để phát ngôn hay một từ ngữ để bày tỏ một tác phẩm, một sự kiện và mộtnhân vật là quá trình của sự chọn lọc, chắt chiu từng câu, từng chữ để cho việc cảmthụ trở nên lãng mạng, logic Ngôn ngữ cũng là một hệ thống tín hiệu đặc biệt đểcon người nhận diện được chính tả, câu, từ ngữ và đoạn văn Để làm nên điều đómột cách bày bản thì chúng ta phải rèn luyện kĩ năng viết câu,từ, đoạn và đặc biệt

là viết đúng chính tả Với đề tài “bàn về kĩ năng ngôn ngữ” nhóm chúng tôi sẽ đưa

ra một số phương pháp viết câu hay, hay một đoạn văn đầy đủ ý nghĩa vớicâu,cúkhoa học

Đề tài này sẽ giải quyết được những vấn đề hay viết sai lỗi chính tả, dùng từ,câu, đoạn không đúng mục đích, ý nghĩa muốn đề cập đến

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái niệm về kĩ năng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng Những định nghĩa nàythườngbắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từngngười.Tuy nhiênhầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hìnhthành khi chúng ta áp dụngkiến thức vào thực tiễn Kĩ năng học được doquá trình lặp đi lặp lại một hoặc mộtnhóm hành động nhất định nào đó Kỹnăng luôn có chủ đích và định hướng rõràng.Như vây, kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuầnthụchay một chuỗi hoạt động nào đó trên cơ sở của hiểu biết về kiến thức haykinhnghiệm

1.2 Khái niệm về ngôn ngữ

F.Sausure xác định khái niệm ngôn ngữ trong sự phân biệt với lời nói vàngônngữ Theo ông ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phụcvụ cho việcgiao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tậpthể một cách độc lậpvới nhứng tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng vụ thểcủa con người cũng như trừutượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm vànguyện vọng đó Như vậy ngôn ngữ làphương tiện giao tiếp ở dạng khảnăng tiềm tàng trừu tượng hóa khỏi bất kì một sự

áp dụng cụ thể nào củachúng Người ta chỉ có thể giao tiếp nếu các lời nói bao gồmnhứng yếu tốcó giá trị chung, hoạt động theo những nguyên tắc chung Ngôn ngữchínhlà hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấutạocác lời nói(Theo Nguyễn Thiện Gíap, 777 Khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội)

Như vậy, ta có thể hiểu rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu củaconngười Bằng ngôn ngữ chúng ta có thể truyền đạt đi một cách chính xácbất kì một

Trang 3

thông tin nào có thể diễn tả tâm trạng, tình cảm miêu tả hànhđộng hay sự vật Ngônngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngônngữ nói và ngôn ngữ viết Để sửdụng ngôn ngữ một cách hiệu quả chúng tacần lưu tâm đến: nội dung ngôn ngữ,phát âm, giọng nói, tốc độ nói Nhưvậy ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp vàcủa tư duy con người.

1.3 Khái niệm về kĩ năng ngôn ngữ

Kỹ năng ngôn ngữ là những phương pháp, cách thức sử dụng ngôn ngữ đạt hiệuquả cao trong lời nói cũng như chữ viết Đó là những kĩ năng về sử dụng từ, câu,lối diễn, sao cho khi sử dụng tránh gặp phải những lỗi thường gặp như sai chính

tả, diễn đạt không logic,…và phát huy tối đa, hiệu quả hoạt động của ngôn ngữ

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐÚNG CHÍNH TẢ

2.1 Hình thức chữ viết

2.1.1 Âm đầu

2.1.1.1 Đặc trưng ngữ âm tổng quát các âm đầu

Tất cả các âm Tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng động đặc thù

Chẳng hạn,cách mở đầu của những âm tiết như: Bút, chì, học, sinh những âm tiết như ăn uống, uể, oải cũng bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây ra một tiếng bật.Sự cản trở của không khí này về thực chất cũng giốngnhư cách cấu âm của [b, t, k] ở đầu âm tiết sự khác nhau chỉ ở vị trí cấu âm

Tóm lại, phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính phụ âm Nói cách khác, các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng việt bao giờ cũng là các phụ âm

Trang 5

2.1.1.2 Các tiêu chí khu biệt âm đầu

Trong TV các đặc trưng âm học – cấu âm có chức năng ngôn ngữ học, xét theo phương thức và định vị có thể kể đến:

- Tiêu chí tương liên hữu thanh / vô thanh khu biệt các âm vị thành âm hữu

thanh /b, d, v,z, \ và các âm vô thanh /t, t’, c, k,?, f, s, h\

- Tiêu chí bật hơi khu biệt / t’\ với /t\

- Tiêu chí cộng minh về tính chất mũi khu biệt /m,n, l,…\

Về tiêu chí định vị:

- Tiêu chí tương liên môi, lưỡi, thanh hầu khu biệt

- Tiêu chí âm lưỡi có sự đối lập với đầu , mặt và gốc lưỡi

- Âm đầu lưỡi có sự khu biệt giữa đầu lưỡi quặt và đầu lưỡi bẹt

2.1.1.3 Biến thể của các âm đầu

- Trong các âm môi thì f, v được phát ở môi – răng

- Định vị đầu lưỡi bẹt được thể hiện trong đầu lưỡi – răng và đầu lưỡi lợi

- Âm vị quặt lưỡi ít gặp trên miền bắc

- Âm vị lưỡi sau x,anpha

- Các phụ âm ngạc hóa

2.1.1.4 Sự thể hiện bằng các chữ viết của âm đầu

- Đa số âm vị đều thể hiện bằng chữ viết với một con chữ

- Có 5 âm vị được ghi không thống nhất trong mọi trường hợp

- Trong chữ p, r có thể dùng để ghi 2 âm vị hãn hữu

2.1.1.5 Chức năng của âm đầulà cơ sở của việc viết tắt các con chữ đúng đầu âm

tiết: xã hội chủ nghĩa được viết thành XHCN, mẫu dịch quốc doanh viết MDQD, hay Nguyễn Văn An viết thành Ngη V An,

2.1.2 Âm cuối

2.1.2.1 Các tiêu chí khu biệt

Các âm tiết TV đối lập bằng cách kết thúc khác nhau, kết thúc bằng sự kéo dài và giữ nguyên, về cơ bản, âm sắc của âm chính

Vd: má, đi, chợ

Trang 6

- Tiêu chí ồn – vang

- Tiêu chí mũi – không mũi

- Tiêu chí định vị môi – lưỡi

- Sự đối lập đầu lưỡi và mặt lưỡi

- Âm cuối đối lập với các âm khác

2.1.2.2 Quy luật phân bố của các âm cuối sau âm chính

- Âm cuối zero không bao giờ phân bố sau các âm ngắn

- Các bán âm cuối chỉ phân bố sau các âm chính có âm sắc đối lập

2.1.2.3 Sự thể hiện của các âm cuối trong lời nói và quy luật biến dạng của chúng

- Các phụ âm cuối là những âm đóng

- Biến thể ngắn và biến thể dài

- Các bán nguyên âm cuối ở thể ngắn khôn được phát âm với tư thế điển hình

- Các bán nguyên âm cuối thể hiện rõ nét

2.1.2.4 Sự thể hiện bằng chữ viết

- Bán nguyên âm –u thể hiện bằng chữ o khi đứng sau các nguyên âm dài

- Bán nguyên âm cuối –I thể hiện bằng chữ y

- Phụ âm cuối –n ghi bằng nh

- Phụ âm cuối k ghi bằng ch

- Âm cuối zero thể hiện trong chính tả bằng sự vắng mặt của một con chữ

2.1.3 Thanh điệu

Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính

Về mặt chữ viết thanh điệu được ghi bằng các dấu huyền ngã, hỏi, sắc, nặngTrong TV có sáu thanh điệu

2.1.3.1 Những nét khu biệt của thanh điệu

- Là hình thức biểu đạt của những hình vị khác nhau

- Những âm tiết cùng thuộc một âm vực lại đối lập với nhau về sự biến thiên

- Sự đối lập về ngữ âm

- Sự nghẽn thanh hầu ở ngã, sắc hay hiện tượng yết hầu hóa ở hỏi, nặng

2.1.3.2 Các âm vị thanh điệu

- Về âm vực: âm cao, thấp

- Về âm điệu: bằng , trắc

2.1.3.3 Sự thể hiện của các thanh điệu

- Thanh không dấu

- Thanh huyền

Trang 7

- Thanh ngã

- Thanh hỏi

- Thanh sắc

- Thanh nặng

2.1.3.4 Sự phân bố các thanh điệu

- Phân bố trong các loại hình âm tiết

- Phân bố trong các vần thơ

- Phân bố trong các từ kép láy

2.2 Dấu câu

2.2.1 Công dụng của dấu câu

Về công dụng của dấu câu nên hiểu là dấu câu dùng để biểu đạt những gì trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết Theo giáo X.U.Abakumov thì công cụng cơ bản của dấu câu là ở chỗ chỉ ra sự phân chia lời nói thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt tư tưởng trong chữ viết Ngoài công dụng cơ bản này, ông còn chỉ ra vai trò phụ của dấu câu là đôi khi còn có thể chỉ ra một sắc thái ý nghĩa nào đó của một

bộ phận của lời nói có một dấu nào đặt ở sau, có thể chỉ ra mối quan hệ giữa các bộphận của câu có dấu đặt ở giữa

Từ đó, cho thấy “cùng với các yếu tố khác của ngôn ngữ (từ, cấu trúc và cúpháp), dấu câu dùng để biểu thị tư tưởng và tình cảm trong lời nói bằng chữ viết Nhưng bởi vì người nói chưa bao giờ cũng dựa vào lời nói bên ngoài hoặc bên trong và bởi vì không thể có được những tư tưởng, tình cảm “trần truồng” ở ngoài câu, nghĩa là ngoài vật liệu từ vựng, ngữ pháp và do đó, ngoài cấu tạo ngữ điệu cho nên dấu câu trong khi biểu đạt những tư tưởng, tình cảm nhất định trong ngôn ngữ viết,đồng thời cũng báo hiệu về ngữ điệu tương ứng với những tư tưởng, tình cảm này”[A.F.Lomizov,Phương pháp giảng dạy dấu câu, NXB “Giáo dục”, M.1946, tr12, 13]

2.2.2 Chức năng của dấu câu

Văn bản tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu sau: dấu chấm, chấm than, chấm hỏi,chấm lửng,hai chấm, phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc vuông (mócvuông)

và ngoặc kép Để khắc phục lỗi đánh dấu câu không thích hợp, chúng ta cầnnắm rõchức năng của các dấu câu

1 Dấu chấm(.)

Trang 8

Dùng để kết thúc câu tường thuật.

- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY

Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin vàTruyền thông,…là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:

- Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫnhiểunhững ý không nói ra

- Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng

- Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh

- Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suynghĩcủa người đọc

Trang 9

- Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp

- Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước

- Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại

5 Dấu chấm than(!)

Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng để:

- Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

- Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

6.Dấu gạch ngang(-)

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê

- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại

- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

7.Dấu ngoặc đơn(())

Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:

- Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác

- Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ

- Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu

Ví dụ:

- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điệnkinhđiển(thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là độnglựclớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao

Trang 10

Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằngngoặckép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.

Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm

9.Dấu chấm phẩy(;)

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép

- Đứng sau các bộ phận liệt kê

10 Dấu phẩy(,)

Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng

- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép

- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng

11.Dấu móc vuông([])

Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năngchúthích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C,… ởmụclục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn

Trang 11

Viết hoa tên người:

Tên người VNđược viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết Ví dụ: Trần Hưng Đạo,

Tú Xương, Nguyễn Thị Minh Khai

Riêng tên một số dân tộc ít người trong nước nếu được phiên âm thì viết hoa chữcái đầu ở mỗi bộ phận tên và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận thì có dấu

gạch nối Ví dụ: y Ngông niê-kđăm, Kơ-pa Kơ-Long,

Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tênvà giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận cũng có dấu gạch nối Ví

dụ: Vla-đi-mia I Lich Lê – nin, Riêng tên người nước ngoài được phiên âm qua

âm Hán Việt thì viết hoa như tên người Việt Nam, ví dụ: Tư Mã Thiên, Thành Cát

Tư Hãn, Nã Phá Luân,…

Viết hoa tên địa lí

Tất cả tên sông, núi, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường, thôn,…Việt đềuviết hoa chữ chữ cái đầu ở mỗi âm tiết

Ví dụ: Trường Sơn, Cửu Long, Sài Gòn, Hà Nội,…

Một số tên địa lí phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ởmỗi bộ phận của tên và và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối

Ví dụ: Krông a –na, Y – a – li, Chư – pa,…

Tên núi, sông , thành phố, tỉnh, làng, xã,… nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việtcũng viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận và giữa các âm tiết trong cùng một bộphận có dấu gạch nối

Trang 12

Ví dụ: Xanh Pê- téc –bua, Ê-vơ-ret, Béc- lin,

Riêng tên nước ngoài phiên âm ra qua âm Hán- Việt thì viết hoa như tên địa lí Việtnam

Ví dụ: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bắc Kinh, Luân Đôn,

Viết hoa các tổ chúc chính trị xã – hội

Đối với các cơ quan, tổ chức xã hội thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên vàcác âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên

Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Ghi chú:

- Các từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc ) chỉ viết hoa khi được dùngtrong tên riêng địa lí

Ví dụ: miền tây của Tây Đức, bờ biển phía nam của vùng Đông Nam Á,

- Những từ vốn là tên riêng địa lí nhưng theo thời gian đã mất tính chất là tênriêng, chuyển sang chỉ chủng loại thì không phải viết hoa

Ví dụ: mực tàu, cá rô phi

- Tên chức vụ, danh hiệu có thể viết hoa để tỏ ý kính trọng

Ví dụ: Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bà mẹ Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân,…

2.4 Cách phiên âm

Trong các văn bản khao học chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và các thuật ngữ quốc tế Có ba cách xử lí các từ ngữ này, phụ thuộc vào loại hình vănbản trong đó chúng xuất hiện: để nguyên dạng, chuyển tự hoặc phiên âm

Viết nguyên dạng

Được dùng trong sách báo, tạp chí chuyên môn, trong các tiểu luận, luận văn đại học và sau đại học Chẳng hạn, theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong

Trang 13

thư mục của luận văn sau đại học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái,… đều phải

Ví dụ: Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Xanh Pê-tec-bua,…

Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La- tinh thì giữ nguyên dạng như trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết như các dấu phụ

õ, ẽ,

Dấu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La- tinh thì dùng lối chuyển từ được quy ước sang chữ cái La-tinh

Trang 14

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG LỐI DIỄN ĐẠT 3.1 Cách dùng từ

Dùng từ là một trong những điểm rất quan trọng trong việc viết văn.Dùng từ chínhxác, phong phú, câu văn sẽ trong sáng rõ ràng, ta sẽ làm chongười đọc hiểu đúng,hiểu sâu những vấn đề ta muốn nói Ngược lại, dùng từsai lầm, mơ hồ câu văn sẽcónghĩa nhạt nhẽo, sẽ khiến cho người đọc hiểulầm, hiểu không hết nội dung ngữnghĩa ta muốn truyền đạt

Trang 15

Thống kê ( thay cho thống kế)

Phóng viên ( thay cho phỏng viên)

Có nhưng thành ngữ cũng dùng không đúng âm:

Giáo đá thành oán → gáo tra dài cán

Nói toạc móng heo → nói toạc móng lợn

3.1.1.2 Dùng từ đúng nghĩa

Việc dùng từ không đúng nghĩa là do không nắm vững ý nghĩa của từ.Nghĩa của từ

là một hiện tượng rất phức tạp, không phải cứ ai là người bảnngữ là có thể phânbiệt được những nét tế nhị về ngữ nghĩa của một từ trongnhững ngữ cảnh khácnhau, cũng như nhận định rõ ràng những dị biệt nghĩatinh tế giữa hai từ khácnhau.Những từ có hình thức ngữ âm gần nhau, mà nghĩa khác nhau thườngbị nhầmlẫn Chẳng hạn: văn chương và văn học, nhược điểm và yếu điểm.Theo Phan KếBính, trong Việt Hán văn khảo, “văn là vẻ đẹp, chương là vẻsáng”, “đem tính tình

tư tưởng diễn ra thành lời nói sáng đẹp thì gọi là vănchương”, vậy văn chương lànhững thành tựu mỹ thuật, những sáng tác nghệthuật lấy ngôn từ làm chất liệu cònvăn học là khoa học nghiên cứu về vănchương Còn hai từ nhược điểm và yếuđiểm thường bị hiểu nhầm là đồngnghĩa, thật ra nhược là “yếu đuối”, nhược điểm

là “điểm yếu kém”, còn yếulà “trọng đại” yếu điểm là “điểm quan trọng”

Những từ có âm gần nhau và nghĩa gần nhau càng dễ gây ra sự nhầmlẫn Chẳnghạn, hai từ cổ nhân và cố nhân có âm gần nhau nhưng nghĩa khácnhau: cổ chỉ quákhứ xa, cố chỉ quá khứ gần, cổ nhân là “người đời xưa”,còn cố nhân là “người bạn

cũ, người tình cũ” Hay hai từ thường xuyên vàthường trực cũng thường bị dùngsai Thường xuyên là thường diễn ra nhưngnói về trạng thái động, còn thường trực

là thường diễn ra nhưng nói về trạngthái tĩnh Vì thế, không nên nói “xe ra vàothường trực” mà phải nói “xe ravào thường xuyên”.Có trường hợp dùng từ khôngchính xác, không phù hợp với nghĩahạn chế của nó Ví dụ trong từ nhấp nháy dùng

để miêu tả cử động của mắt,không nên dùng để chỉ cử động của bộ râu như sauđây: “Họa sĩ PVS nhấpnháy bộ ria mép quen thuộc”

3.1.1.3 Dùng từ đúng phong cách

Ngày đăng: 12/12/2017, 23:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2003) Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thiện Giáp (2005),777 Khái niệm ngôn ngữ học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Khác
3. Nguyễn Minh Tuyết (chủ biên), Tiếng Việt thực hành, NXB ĐH Quốc gia, H., 2001 Khác
4. Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Văn Nguyên, Tiếng Việt thực hành, NXB Nghệ An, 2009 Khác
5. Đinh Thanh Huệ, Tiếng Việt thực hành (dánh cho sinh viên không chuyên ngữ), NXB Giáo dục, H., 1997 Khác
6. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w