Cách dạy và học ấy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng của môn Ngữ Văn trong ngành giáo dục nói chung và ở TrườngTHPT Thọ Xuân 5 nói riêng.. Ở môn học Ngữ Văn, côn
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ……… 2
I Lý do chọn đề tài……… ………… 2
II Cơ sở lý luận của đề tài 2
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……… 4
I Thực trạng của vấn đề ……… 4
1 Thực trạng về thiết kế bài giảng……… 4
2 Thực trạng từ phía người dạy(Giáo viên) và người học(Học sinh)……….4
II Giải pháp và tổ chức thực hiện………5
1 Giải pháp thực hiện………5
1.1 Sự cần thiết phải đổi mới……… 5
1.2 Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực……… 5
1.2.1 Tính tích cực……… 5
1.2.2 Tính tích cực học tập……….6
1.2.3 Phương pháp dạy và học tích cực……… 6
1.3 Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học cực……… 7
1.3.1 Một số kĩ thuật dạy học tích cực……… 7
1.3.2 Một số phương pháp dạy và học tích cực……… 7
2 Tổ chức thực hiện……… 7
III Đề xuất giáo án thể nghiệm………8
IV Kết quả thực nghiệm……….14
1 So sánh kết quả quan sát và tìm hiểu từ học sinh……….14
2 So sánh kết quả kiểm tra nhanh……….15
3 So sánh kết quả đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn 15
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……… 17
Trang 2PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Chương trình Ngữ Văn bậc THPT bao gồm ba phân môn cơ bản: văn học,tiếng Việt và làm văn Phần văn học chiếm một vị trí khá lớn trong chương trìnhNgữ Văn phổ thông và có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp người đọccảm thụ, khám phá, chiếm lĩnh các sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ…
“Ôn tập phần văn học” (SGK ngữ văn 12 tập 1 – Ban cơ bản) từ trước đến
nay vẫn thường được xem là một bài tổng hợp lại kiến thức và được dạy – họcmột cách thụ động: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời hoặc học sinh trả lờicác câu hỏi trong SGK Cách dạy và học ấy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng của môn Ngữ Văn trong ngành giáo dục nói chung và ở TrườngTHPT Thọ Xuân 5 nói riêng Thực trạng trên đã khiến chúng tôi luôn trăn trở làlàm thế nào để gây được sự hứng thú, tích cực học tập từ phía học sinh, đặc biệtlà học sinh ở một trường phổ thông chất lượng đầu vào còn thấp và năng lực họctập còn hạn chế như trường THPT Thọ Xuân 5? Sự trăn trở ấy đòi hỏi đội ngũgiáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn phải quan tâm, trao đổi, nỗ lực tìmcách đi mới, lựa chọn cách thức và phương pháp dạy học phù hợp với nội dungbài học Qua thực tế giảng dạy, tích luỹ, chúng tôi đã đúc rút bài dạy thành sáng
kiến kinh nghiệm với đề tài: Vận dụng kết hợp một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực vào tiết “Ôn tập phần văn học”(SGK Ngữ văn 12 tập 1 – Ban cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn ở Trường THPT Thọ Xuân 5.
II Cơ sở lý luận của đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta hiện nay là chủ trương đổi mớichương trình giáo dục phổ thông trong đó nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính chủ động, tíchcực của học sinh
Thực tiễn nước ta cho thấy, đất nước đang trên con đường hội nhập vàphát triển Vì vậy, việc đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy họclà hết sức cần thiết Luật giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh” Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị chohọc sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thànhở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng
Ở môn học Ngữ Văn, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học được bắtđầu từ những tính toán rất khoa học về điều kiện vĩ mô của chương trình vàSGK nhưng công cuộc đổi mới có thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiềuvào cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh Thực tế phương pháp dạyhọc văn truyền thống chính là “Giảng văn”, với phân môn này thì gần như đây là
Trang 3hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản Chúng ta không phủ nhận những thànhcông mà phương pháp đem lại, tuy nhiên với phương pháp này việc phát huytính chủ động sáng tạo của học sinh là chưa có Chính điều đó đòi hỏi phải cónhững đổi mới về phương pháp trong việc dạy – học văn trong nhà trường phổthông, đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục đặc biệt là những giáoviên dạy văn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc ở tất cả các môn học nói chung và ở môn Ngữ Văn nói riêng, chúng tôi nhậnthấy rằng để học sinh chủ động, tích cực học tập thì giáo viên phải tạo được sựtự nhiên, thoải mái, cởi mở và hứng thú cho học sinh
Trang 4PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Thực trạng của vấn đề
1 Thực trạng về thiết kế bài giảng
Như đã nói ở trên, phần văn học chiếm vị trí khá lớn trong chương trình
Ngữ Văn THPT Vì vậy, tiết “Ôn tập phần văn học” là bài học rất quan trọng.
Với bài học tổng hợp kiến thức này nhiều nhà nghiên cứu Văn học cũng như độingũ giáo viên đã rất dày công định hướng, thiết kế bài giảng
Trong cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” (Tập 1) do tác giả Lưu Đức
Hạnh làm chủ biên, NXB Giáo dục 2008, ta dễ dàng nhận thấy một bài soạncông phu và sáng tạo Hệ thống đề mục khoa học, rõ ràng, có sự liên kết chặtchẽ
Trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 12” (Tập 1) do tác giả Phan Trọng
Luận làm chủ biên, NXB Giáo dục 2008, ta thấy đó là một bài thiết kế vô cùngsinh động và sáng tạo Ở đây, tác giả đã đưa ra một trò chơi lý thú là “Đôi bạncùng tiến” Trong trò chơi này giáo viên cho 2 học sinh lên chơi, một học sinhbốc đáp án, đọc nhanh bằng mắt, sau đó dùng ngôn ngữ để diễn đạt cho học sinh
2 hiểu, từ đó có thể xác định đúng đáp án đã cho và ghi vào ô quy định Sauphần trò chơi, giáo viên cho học sinh tự chọn nội dung theo gợi ý từ bảng ghiđáp án và trình bày một nội dung mình tâm đắc
Trong trang giáo án điện tử cũng có nhiều thiết kế về tiết “ Ôn tập phần văn học” Nhìn chung, các bài thiết kế đều đã tập trung thể hiện được các yêu
cầu về phần hướng dẫn học bài trong SGK
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng có sự đối sánh giữa nội dungcủa SGV với phần hướng dẫn học bài trong SGK và nhận thấy sự đồng bộ củacuốn sách này với các thiết kế kể trên
Như vậy, các bài thiết kế kể trên đã có những thành công đáng kể Hệthống bài soạn logic, đáp ứng được yêu cầu của nội dung đưa ra, cách tổ chứchoạt động cũng như phân bố thời gian hợp lý Tuy nhiên, với phương pháp dạyhọc đổi mới theo hướng tích cực thì việc giáo viên tạo được tâm thế, sự hứngthú học tập, tìm hiểu cho học sinh là rất khó Điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phảitự tìm tòi hướng đi mới cho bài dạy của mình
2 Thực trạng từ phía người dạy(Giáo viên) và người học(Học sinh)
Theo cách dạy truyền thống ta thấy rằng, dạy là quá trình truyền đạt,chuyển tải nội dung đã được quy định trong chương trình SGK Người dạy(Giáo viên) là người truyền thụ tri thức, là trung tâm đóng vai trò chủ động,quyết định, chứng minh chân lý của kiến thức trong SGK và của giáo viên Mụctiêu của dạy học là chuẩn bị cho học sinh vào đời và tiếp tục học lên, chú trọngtới việc hình thành kiến thức cho học sinh do vậy nhiều kiến thức đã học ít đượcdùng đến trong đời sống hàng ngày Phương pháp giảng dạy chủ yếu theo lốitruyền thụ một chiều, các phương pháp thực hành ít được dùng để kiểm nghiệmlại những gì đã học Hình thức tổ chức dạy chủ yếu là toàn lớp, giáo viên đốidiện với cả lớp Phương tiện dạy – học được sử dụng chủ yếu để minh họa, kiểm
Trang 5nghiệm những nội dung trong SGK hoặc lời của giáo viên Đặc biệt ở tiết “Ôn tập phần văn học” hầu như giáo viên chỉ dạy theo cách truyền thống, chính cách
dạy ấy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc học của học sinh
Còn theo cách học truyền thống thì học là một quá trình tiếp thu, lĩnh hộiqua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ Người học(Học sinh) đóng vai tròlà người thụ động theo dõi, ghi nhớ, thừa hành, bắt chước Do đó, học sinh ngạithực hành và khẳng định chính kiến của mình về bài học
Mặt khác chúng tôi còn nhận thấy, trường THPT Thọ Xuân 5 là ngôitrường mới thành lập được 10 năm lại mới chuyển đổi từ loại hình trường Báncông sang Công lập nên đầu vào của học sinh còn thấp dẫn đến năng lực học tậpcủa các em còn nhiều hạn chế đặc biệt là ở môn học cần nhiều đến sự tư duy vàóc sáng tạo như môn Ngữ Văn Xuất phát từ năng lực học tập còn hạn chế nêntrong quá trình học môn Ngữ Văn, học sinh không có hứng thú làm việc, khôngđộng não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK và sách tham khảo đểtìm câu trả lời hoặc làm bài tập Điều đó đã làm cho một bộ phận đáng kể họcsinh trong trường có thói quen trông chờ, ỷ lại, ít cố gắng, lười biếng, ngại trảlời câu hỏi, học tập thụ động, không hăng hái tham gia xây dựng bài với thầy(cô) giáo
II Giải pháp và tổ chức thực hiện
1 Giải pháp thực hiện
Từ những thực trạng trên chúng tôi nhận thấy, muốn tạo được hứng thúhọc tập và sự chủ động, tích cực từ phía học sinh thì giáo viên cần phải đổi mớiphương pháp dạy học phù hợp
1.1 Sự cần thiết phải đổi mới
Ở mỗi quốc gia mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giaiđoạn phát triển Ở nước ta, mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa và bổ sung chophù hợp với yêu cầu của tình hình mới Những yêu cầu đổi mới ấy xuất phát từnhững đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội; từ những đòi hỏi từ sự phát triển kinhtế và từ những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm – sinh lý của người học
Điều đáng chú ý là, mục tiêu giáo dục ngày nay ở nước ta cũng như cácnước trên thế giới không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức đã cócủa nhân loại mà chú ý đến vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống, đặc biệtquan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợpvới hoàn cảnh
1.2 Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
1.2.1 Tính tích cực
Tính tích cực là một sản phẩm của con người trong đời sống xã hội Hìnhthành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáodục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triểncộng đồng Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triểnnhân cách trong quá trình giáo dục
Trang 61.2.2 Tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập là những gì diễn ra bên trong người học Quá trìnhhọc tập tích cực nói đến những hoạt động chủ yếu của chủ thể - về thực chất làtích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lựccao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
Tính tích cực học tập liên quan trước hết tới động cơ học tập Động cơđúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của sự tự giác Hứng thú và tự giác là
2 yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực Tính tích cực học tập có quan hệ chặt chẽvới tư duy độc lập Suy nghĩ, tư duy độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tínhtự giác, hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập
Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh:
- Có hứng thú học tập
- Tập trung chú ý tới bài học/nhiệm vụ học tập
- Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghichép
- Có sáng tạo trong qua trình học tập
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao
- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình
- Biết vận dụng những tri thức thu được để giải quyết các vấn đề thựctiễn
1.2.3 Phương pháp dạy và học tích cực
Phương pháp dạy và học tích cực dùng để chỉ những phương pháp giáodục/dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tácvà giao tiếp ở mức độ cao Phương pháp này bao gồm nhiều phương pháp hìnhthức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia củangười học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập vànăng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho người học hứng thú, niềmtin trong học tập Việc học đối với học sinh khi đã thành niềm hạnh phúc sẽ giúpcác em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Như vậy,dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực hoạt động của người học vàtính nhân văn của giáo dục
Trong phương pháp dạy và học tích cực giáo viên giữ vai trò là người tổchức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện cáchoạt động học tập một cách có hiệu quả Các dấu hiệu đặc trưng của phươngpháp dạy và học tích cực có thể là:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọngrèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợptác
- Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhucầu và lợi ích của xã hội
Trang 7- Dạy và học coi trọng sự hướng dẫn tìm tòi.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
1.3 Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học cực
Theo cuốn Dạy và học tích cực Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
của NXB Đại học Sư phạm thì chúng ta có một số kĩ thuật và phương pháp dạyhọc tích cực như sau:
1.3.1 Một số kĩ thuật dạy học tích cực
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn phủ bàn
- Kĩ thuật mảnh ghép
- Sơ đồ tư duy
- Kĩ thuật “KWL”
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Lắng nghe và phản hồi tích cực…vv
1.3.2 Một số phương pháp dạy và học tích cực
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Học theo hợp đồng
- Học theo góc
- Học theo dự án
- Dạy học vi mô… vv
2 Tổ chức thực hiện
Kĩ thuật và phương pháp dạy – học tích cực là những biện pháp, cách thứchoạt động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hoạt động nhằm thựchiện giải quyết một nhiệm vụ/nội dung cụ thể; Là những cách thức, con đườngdẫn đến mục tiêu của bài học
Tuy nhiên, việc phân định chỉ mang tính tương đối Sự phân biệt giữa kĩthuật dạy học và phương pháp dạy học nhiều khi không thật rõ ràng Để áp dụngcác phương pháp, kĩ thuật trong dạy học đạt hiệu quả, tích cực hóa học sinh thìngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp, kĩ thuậtdạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của giáo viên
Xuất phát từ những yêu cầu chung đó nên trong tiết dạy “Ôn tập phần văn học” (SGK Ngữ văn 12 tập 1 – Ban cơ bản) ở Trường THPT Thọ Xuân 5 ,
chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực,từ đó đúc kết thành một số kĩ thuật và phương pháp dạy học ở khía cạnh nhỏhơn, phù hợp với trình độ và năng lực nhận thức của học sinh trong trongtrường
Một số khía cạnh của kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực chúng tôi
đã vận dụng:
- Phương pháp: Phát vấn – đàm thoại
- Phương pháp: Gợi mở
- Phương pháp: Tạo tình huống, nêu vấn đề
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
Trang 8- Phương pháp: Đặt câu hỏi
- Phương pháp: Phân tích – tổng hợp
1 Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm lại một cách hệ thống và biết vận dụng linh hoạt sáng tạo những kiếnthức cơ bản về văn học Việt Nam đã học trong chương trình
- Củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm văn học chuẩn bị thi học kỳ I
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp văn học
- Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận qua các đề có liên quan
3 Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu văn học Việt Nam hiện đại
II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo án, SGK, SGV, tư liệu có liên quan, bảng phụ, máy chiếu …
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Phát vấn – đàm thoại
- Phương pháp: Gợi mở
- Phương pháp: Tạo tình huống, nêu vấn đề
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Phương pháp: Đặt câu hỏi
- Phương pháp: Phân tích – tổng hợp
- Phương pháp: Thuyết trình
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi “Vui để học”, “Thử tài văn học”
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh
3 Nội dung bài mới:
Trang 9Lời vào bài: Vậy là học kì I đã sắp kết thúc, cô, trò chúng ta đã đi hết gần
nửa chặng đường của lớp 12, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cuốn sách Ngữvăn 12 học kì I sắp khép lại Để giúp các em nắm lại một cách hệ thống và biếtvận dụng linh hoạt sáng tạo những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam đã họctrong chương trình, hôm nay chúng ta sẽ học bài “Ôn tập phần văn học ”
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- Văn học Việt Nam từ năm 1945
đến 1975 phát triển qua mấy chặng
đường?
- Hãy nêu những thành tựu tiêu
biểu của văn học Việt Nam trong
những chặng đường này?
I Khái quát Văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám 1945 đến năm 1975
1 Các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975
- VHVN từ CM Tháng Tám năm 1945 đến
1975 phát triển qua 3 chặng đường
+ Chặng đường từ 1945 đến 1954+ Chặng đường từ 1955 đến 1964+ Chặng đường từ 1965 đến 1975
2 Những thành tựu chính của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975
* Chặng đường từ năm 1945 đến 1954
- Truyện và Ký: Đôi mắt, Ở rừng(Nam Cao); Làng(Kim Lân); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc); Truyện Tây Bắc(Tô Hoài)
…
- Thơ ca: Thơ Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc(Tố Hữu)…
- Kịch: Bắc Sơn(Nguyễn Huy Tưởng); Chị Hòa(Học Phi)…
- Lý luận phê bình: Chưa phát triển mạnh
* Chặng đường từ năm 1955 đến 1964
- Văn xuôi: Mùa Lạc(Nguyễn Khải); Sống mãi với thủ đô(Nguyễn Huy Tưởng); Tranh tối tranh sáng(Nguyễn Công Hoan); Sông Đà(Nguyễn Tuân)…
- Thơ ca: Gió lộng(Tố Hữu); Ánh sáng và phù sa(Chế Lan Viên)….
- Kịch nói: Một đảng viên(Học Phi); Ngọn lửa(Nguyễn Vũ)….
* Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
- Văn xuôi: Người mẹ cầm súng(Nguyễn Thi); Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành); Chiếc lược ngà(Nguyễn quang Sáng)…
Trang 10- Trò chơi vui để học: Gv tổ chức
trò chơi cho học sinh (Gv đưa ra
các yếu tố theo 3 cột trên bảng
phụ, yêu cầu học sinh nối các yếu
tố theo trật tự hợp lý)
-> Khuyến khích sự nhanh tay,
nhanh mắt
- Văn học Việt Nam từ cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến 1975 có
mấy đặc điểm cơ bản?
- Trò chơi vui để học: Gv tổ chức
trò chơi cho học sinh: Chọn đáp án
đúng(cho 3 đáp án)
-> Sau khi học sinh chọn xong đáp
án, giáo viên hỏi tiếp: Em hãy nêu
ba đặc điểm đó?
- Trò chơi thử tài văn học: Gv tổ
chức trò chơi cho học sinh: Đây là
ai?
Đây “là nhà yêu nước và nhà cách
mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời
là một nhà hoạt động lỗi lạc của
phong trào Quốc tế cộng sản”
-> Từ đáp án GV dẫn dắt đến
phần 1
- Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa(Tố Hữu); Hoa ngày thường – Chim Báo bão(Chế Lan Viên); Mặt đường khát vọng(Nguyễn
Trò chơi vui để học: Nối các yếu tố
theo trật tự hợp lý
3 Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975
* Trò chơi vui để học: Chọn đáp án đúng:
- Ba đặc điểm
- Bốn đặc điểm
- Năm đặc điểm
Đáp án đúng là: ba đặc điểm
* Ba đặc điểm là:
- Nền văn học chủ yếu vận động theohướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc vớivận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynhhướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
II Kiến thức cơ bản qua những tác phẩm cụ thể
* Trò chơi thử tài văn học: Đây là ai?
- Đáp án: Hồ Chí Minh