1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn công nghệ 12

39 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 7,96 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ ***** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12 MÔN: CÔNG NGHỆ Tên tác giả: BÙI XUÂN ĐÍCH Giáo viên môn CÔNG NGHỆ Năm học 2013 – 2014 Họ và tên : BÙI XUÂN ĐÍCH Chức vụ: Giáo viên – Chủ tịch Công đoàn trường Đơn vị: Trường THPT PHÙ CỪ- H. PHÙ CỪ - T. HƯNG YÊN Đề tài sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12 2 MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần XI của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…”. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo…” Như chúng ta biết môn Công Nghệ có những đặc thù riêng so với môn học khác đây là môn học tương đối mới so với môn học khác và chương trình môn học gắn với thực tiễn, với công nghệ với sản xuất. Do đó bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác làm việc trong lao động sản xuất. Môn Công Nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp chủ yếu trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt cũng cố lý thuyết cho học sinh mặt khác để hình thành những kỹ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối môn học góp phần chuẩn bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động. Muốn tăng hiệu quả học tập, nhằm rèn luyện kỹ năng, thái độ đúng đắn, khoa học trong lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp cho học sinh thì việc tìm hiểu và sử dụng có hiệu quả các thiết bị đồ dùng của môn học trong trường phổ thông là một công việc hết sức quan trọng 3 của giáo viên. Đây là vấn đề vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính nhạy cảm nên việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng thành thạo thiết bị đồ dùng trong giờ thực hành môn Công Nghệ 12 đạt kết quả cao cần có kế hoạch và phương pháp đúng đắn. Việc sử dụng tốt, có hiệu quả các đồ dùng thiết bị trong giảng dạy ở trường phổ thông là nội dung rất quan trọng và cần thiết trong việc “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo…”, nội dung này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên triển khai trong Hội thi giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành giỏi năm học 2013 – 2014. Sau đây, tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12” mà tôi xem là có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng, kết quả giờ dạy. 2. Mục đích nghiên cứu Ở bậc THPT, việc học môn Công Nghệ là môn học có nhiều kiến thức mới mẻ và mang tính chất khoa học. Đặc thù các giờ thực hành của môn học Công Nghệ lớp 12 là môn học khó truyền đạt, khó thao tác đối với giáo viên, khó làm đối với học sinh; môn học có rất nhiều kiến thức mới, trừu tượng mang tính công nghiệp. Chính vì lý do đó mà phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đã dành 12 tiết thực hành trên tổng số 35 tiết của sách giáo khoa lớp 12. Để tiết học thực hành đạt kết quả cao, giáo viên cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu về cách sử dụng thiết bị đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 12. Nhằm tìm ra cách dạy thực hành có hiệu quả nhất, giúp cho học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vững chắc hơn. Mặt khác nếu có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, thiết bị trực quan từ phía giáo viên, sẽ giúp học sinh có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó trong một thời gian ngắn, hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao. 4 Xét về tâm lí lứa tuổi, đối với các các em học sinh ở lứa tuổi THPT hầu hết thích tìm tòi những cái mới lạ. Việc đưa các đồ dùng trực quan, và được thử tay nghề của mình vào các bài thực hành là rất cần thiết, sẽ làm cho học sinh thích thú, say mê học tập. Tuy nhiên nếu giáo viên không có kỹ năng thành thạo, không sử dụng thiết bị đồ dung trực quan hợp lý, không có phương pháp hướng dần học sinh một cách khoa học thì rất dễ gây phản tác dụng( không đúng với kết quả lý thuyết…) hoặc có thể dẫn đến việc mất tập trung vào nội dung bài giảng và có thể gây ra tai nạn lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về phía Thầy: - Có kiến thức về phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học thực hành; có kĩ năng, thao tác thành thạo việc sử dụng thiết bị đồ dùng trong dạy thực hành, có tay nghề của người thợ điện tử. - Có kiến thức sâu về chuyên ngành điện tử và điện kỹ thuật được đào tạo. - Biết phối hợp các phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại để có kết quả giáo dục cao nhất. Về phía trò: - Tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, có khả năng tư duy sáng tạo trong quá trình học tập. - Có hứng thú trong việc học thực hành, say mê công việc, có kiến thức về an toàn lao động. - Biết lắp ráp một số mạch điện tử đơn giản trong các bài thực hành. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12” được xây dựng và thực hiện trong các bài dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12 tại trường THPT Phù Cừ từ năm học 2010 - 2011 đến nay. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 5 1. Cơ sở định hướng nghiên cứu đề tài Trong nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và việc sử dụng các thiết bị trong dạy thực hành nói riêng, đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn, Khi nhà trường có bổ sung thêm các thiết bị đồ dùng cho bộ môn, tôi đã tích cực soạn bài theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm và sưu tầm các thiết bị, linh kiện kỹ thuật để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Các biện pháp tiến hành Nghiên cứu lý luận: Lý luận về các phương pháp dạy học thực hành, các bước dạy thực hành trong trường THPT, đặc biệt là dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12 hiện nay. Nghiên cứu thực tiễn: Xây dựng các giáo án dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12, đề xuất mua bổ sung các thiết bị đồ dùng trực quan. Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ chức năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị thực hành ( đồng hồ vạn năng, linh kiện điện tử, mạch điện tử,… ), xem lại kiến thức liên quan ở môn Vật lí lớp 11; tham khảo các nguồn thông tin, kiến thức trong các tài liệu tham khảo, mạng Internet…. Lập chương trình, xây dựng khung nội dung của đề tài, phân tích những vấn đề còn hạn chế, bất hợp lý trong nội dung sách giáo khoa. Thực hiện các phương pháp, các thao tác khác nhau trên cùng thiết bị, cùng nội dung thực hành. Từ đó, so sánh tìm ra ưu, nhược điểm và lựa chọn các phương án hợp lý nhất. Thử nghiệm phương pháp dạy học thực hành trên các lớp khác nhau, các đối tượng học sinh khác nhau làm cơ sở để đánh giá mức độ thành công của đề tài. 6 NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia bảo vệ Tổ quốc”. Kết quả cần đạt được của đề tài này là nghiên cứu sâu phương pháp sử dụng thiết bị đồ dùng trong dạy học thực hành, xây dựng các bài dạy thực hành có hiệu quả cao nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh khối 12. Nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh; góp phần định hướng cho học sinh khối 12 biết cách lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân”. II. TÌM HIỂU THIẾT BỊ THỰC HÀNH Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy thực hành là phương pháp dạy học mà trong đó học sinh dựa vào sự quan sát giáo viên làm mẫu và tiến hành thực hành tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành. Do đó, người dạy muốn có các thao tác chuẩn mực, kỹ năng thành thạo trong dạy thực hành thì cần phải hiểu rõ tính năng tác dụng của các thiết bị. Ở đây trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ đề cập tới : Đồng hồ vạn năng kim hiển thị SANWUA – YX – 960TR và các thiết bị liên quan được sử 7 dụng phổ biến trong các trường THPT (Thực tế có nhiều loại: Đồng hồ vận năng hiển thị số,…….). 1. Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài đồng hồ vạn năng kim hiển thị a. Hình dạng bên ngoài 15 1 14 2 13 3 12 4 11 5 10 6 9 7 8 1 – Kim chỉ thị 9 – Thang đo điện trở 2 – Mặt chỉ thị 10 – Chuyển mạch chọn thang đo 3 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh 11 – Thang đo điện áp xoay chiều 4 – Đầu đo điện áp thuần xoay chiều 12 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ) 5 – Thang đo điện áp một chiều 13 - Cung chia đo điện áp xoay chiều 6 – Đầu đo chung (Com)(căm que đen) 14 - Cung chia đo điện áp và dòng điện một chiều 7 – Thang đo dòng điện một chiều 15 - Cung chia đo điện trở 8 8 – Đầu đo dương (+)(cắm que đỏ) b. Một số kí hiệu sử dụng trên đồng hồ Trên đồng hồ vạn năng kim hiển thị có một số kí hiệu như sau: · Nội trở của đồng hồ: DC20 KΩ /V; AC 9KΩ/V · Phương đặt đồng hồ: - ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang - ┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng - Ð : Phương đặt xiên góc (thường là 45 0 ) · Điện áp thử cách điện: 5 KV · Bảo vệ bằng cầu chì và điôt · DCV : Thang đo điện áp một chiều. · ACV : Thang đo điện áp xoay chiều. · DCA : Thang đo dòng điện một chiều. · Ω: Thang đo điện trở · 0Ω ADJ : Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động) · COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen · (+) : Đầu đo dương, cắm que đo màu đỏ c. Cung chia độ A B C D 9 - (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược lại với tất cả các cung còn lại). - (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương. - (C) Là cung chia độ thang đo điện áp và dòng điện một chiều DCV.A: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và dòng điện một chiều. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V - (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều ACV: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp xoay chiều. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V d. Các thang đo - DC.V: Đo điện áp một chiều có 7 thang đo, từ 0,1V đến 1000V - DC.mA: Đo dòng điện 1 chiều, có 4 thang đo, từ 50mA đến 250mA - AC.V: Đo điện áp xoay chiều, có 4 thang đo, từ 10V đến 1000V 10 [...]... chất và thiết bị tối thiểu để dạy thực hành Những thiết bị và dụng cụ để dạy thực hành này không chỉ cung cấp cho thầy giáo mà phải cung cấp đầy đủ cho học sinh, để các em rèn luyện kỹ năng thực hành Qua việc nghiên cứu đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12 tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy thực hành môn Công Nghệ 12, thực. .. Một số hình ảnh trong giờ thực hành môn Công Nghệ 12 Trường THPT Phù Cừ 30 IV HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG TRONG GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12 Trong những năm học 2010 – 2011; 2011 – 2 012; 2 012 – 2013; 2013 – 2014 khi dạy các bài thực hành của môn Công Nghệ lớp 12, tôi đã vận dụng từng bước sử dụng đúng phương pháp dạy học thực hành kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan có... đã áp dụng đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12 kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy thực hành môn Công Nghệ 12 ở trường THPT Phù Cừ đã đạt được kết quả nhất định Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng còn có một số tồn tại, hạn chế: - Về cơ sở vật chất: nhà trường đã có phòng thực hành bộ môn nhưng phải ghép chung với môn học... sinh rất say mê, hứng thú trong học tập; nhiều em chăm chỉ thực hành, có kỹ năng thực hành tốt và vận dụng được vào công việc thực tế Chính vì thế mà kết quả học tập của bộ môn được nâng cao rõ rệt Hiệu quả của việc áp dụng đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12 kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý được thể hiện cụ thể là: Về phía... giáo viên sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy thực hành nói chung và của môn Công Nghệ 12 nói riêng; cần xác định vị trí đúng đắn của môn học trong trường phổ thông - Cần trang bị đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho từng tiết dạy thực hành ( thiết bị phải đảm bảo chất lượng) , phải có phòng bộ môn riêng cho môn học ( hiện nay phải sử dụng phòng thực hành chung với môn Vật lí) - Nâng cao công tác... đề tài không chỉ áp dụng cho môn Công 32 Nghệ mà còn áp dụng nhiều cho môn Vật lí ( vì có nhiều kiến thức liên quan), môn Nghề phổ thông, các trường Trung cấp Kỹ thuật, Cao đẳng Nghề,… Phạm vi áp dụng sáng kiến không chỉ dạy học thực hành Công Nghệ 12 trong nhà trường mà còn vận dụng cho các đối tượng khác, ngành nghề khác như: thợ sửa chữa các thiết bị điện, điện tử dân dụng, công nhân điện, thợ mắc... giống nhau 2 Một số hình ảnh về đồng hồ vạn năng kim chỉ thị khác 11 III NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trong phân phối chương trình môn Công Nghệ lớp 12 hiện nay( đã giảm tải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và có sự thống nhất của Sở GD&ĐT Hưng Yên) thì còn 5 bài thực hành có sử dụng thiết bị đồng hồ vạn năng Do vậy, tôi trình bày giải pháp theo từng bài cụ thể: 1 Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn... Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập nghiên cứu chức năng của đồng hồ vạn năng kim hiển thị phần nội dung có liên quan đến việc sử dụng trong các bài thực hành môn Công Nghệ 12 Những phần ứng dụng khác, cấu tạo bên trong và nguyên lý hoạt động,… xin không trình bày ở đây - Với mỗi loại đồng hồ kim hiển thị khác nhau thì cách bố trí thang đo, cung chia độ, chức năng, …có những điểm khác nhau không nhiều; phần... luyện kỹ năng thực hành của bản thân để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh - Tích cực tìm kiếm các dụng cụ, linh kiện ngoài thực tế để đưa vào minh họa cho bài dạy và sử trong các bài thực hành giúp học sinh thấy được các linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử được sử dụng ngoài thực tế và được ứng dụng trong đời sống, sản xuất - Xây dựng một hệ thống các bài dạy thực hành của chương trình lớp 12 một... 61,18% Rõ ràng, khi áp dụng đề tài vào giảng dạy đại trà thì tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên điểm trung bình, yếu giảm hẳn Điều đó chứng tỏ khi áp dụng đề tài trong dạy thực hành đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục định hướng nghề nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Khả năng áp dụng sáng kiến hoàn toàn khả thi vì kinh phí đầu tư để áp dụng trong khả năng của các trường . ***** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12 MÔN: CÔNG NGHỆ Tên tác giả: BÙI XUÂN ĐÍCH Giáo viên môn CÔNG NGHỆ Năm học 2013. thực hành. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12 được xây dựng và thực hiện trong các bài dạy thực hành môn. sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành giỏi năm học 2013 – 2014. Sau đây, tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm : Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh một số cuộn cảm - skkn kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn công nghệ 12
nh ảnh một số cuộn cảm (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w