Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều:

Một phần của tài liệu skkn kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn công nghệ 12 (Trang 25 - 29)

Mạch nguồn một chiều là mạch điện được dùng khá phổ biến trong thực tế, để thực hiện tốt mục tiêu bài học cần nắm vững cách đo điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, đo nhiều mức điện áp khác nhau; lưu ý ở đây là đo nóng( đo có điện). Trong quá trình đo nếu không để ý sẽ mắc sai sót như: nhầm thang đo xoay chiều sang một chiều, điện áp sang dòng điện,….gây sự cố, hỏng đồng hồ.

Phương pháp đo điện áp xoay chiều

nếu để thang quá cao thì kim báo thiếu chính xác. Trường hợp chưa biết điện áp cần đo khoảng bao nhiêu, ta đặt thang đo ở nấc lớn nhất rồi chuyển dần về nấc thấp hơn đến khi đọc dễ nhất.

- Đặt que đo vào hai cực cần đo( không cần quan tâm màu que đo), quan sát kim chỉ giá trị đo và đọc kết quả( xác định số vạch trên cung đo nhân với giá trị của một vạch). Ví dụ: ở nấc thang ACV 250V, trên cung đo ACV có 50 vạch nhỏ thì giá trị một vạch 250 : 50 = 5 V, nếu kim chỉ 30 vạch thì giá trị đọc được là : 30 vạch X 5V = 150V.

* Chú ý:

Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều . Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều

- Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V.

- Cách đọc giá trị tương tự như đo điện áp xoay chiều, nhớ là quan sát kim và đọc trên cung đo một chiều.

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

Phương pháp đo dòng điện một chiều:

Dùng đồng hồ vạn năng mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, thực hiện theo các bước sau:

- Đặt đồng hồ ở nấc đo dòng điện cao nhất.

- Đặt que đo nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm - Nếu kim lên thấp thì giảm nấc đo

- Cách đọc giá trị giống như đo điện áp một chiều, nhớ là quan sát kim và đọc trên cung đo dòng điện một chiều.

Sử dụng cách đo điện áp và dòng điện trên để xác định các giá trị của Mạch nguồn điện một chiều:

1 2 3 4 5

1. Vị trí đặt que đo điện áp sơ cấp biến áp 2. Vị trí đặt que đo điện áp thứ cấp biến áp

3. Vị trí đặt que đo điện áp một chiều sau mạch chỉnh lưu 4. Vị trí đặt que đo điện áp một chiều sau mạch lọc

5. Vị trí đặt que đo điện áp ra tải.

Lưu ý:

- Trước khi đo cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ mạch điện lắp ráp, liên hệ với mạch nguyên lý để xác định chính xác các vị trí cần đo.

- Thực hiện trình tự đo lần lượt theo các bước trên: đọc kết quả, ghi kết quả vào bảng số liệu rồi thực hiện đo các bước tiếp theo.

- Khi đo các thao tác phải chính xác, dứt khoát: đầu que đo phải tiếp xúc tốt với vị trí đặt que đo, tránh run tay, bị trượt hoặc chạm sang vị trí khác.

- Khi đo điện áp xoay chiều ở đầu sơ cấp cần lưu ý đến an toàn điện (tránh bị điện giật), điện áp đầu vào có thể không ổn định làm kim chỉ kết quả dao động thì phải chờ kim đứng yên rồi mới đọc kết quả.

- Khi đo điện áp một chiều phải đặt các que đo đúng cực: Que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm.

Một phần của tài liệu skkn kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn công nghệ 12 (Trang 25 - 29)