GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12
Trong những năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012; 2012 – 2013; 2013 – 2014 khi dạy các bài thực hành của môn Công Nghệ lớp 12, tôi đã vận dụng từng bước sử dụng đúng phương pháp dạy học thực hành kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả. Kết quả cho thấy các em học sinh rất say mê, hứng thú trong học tập; nhiều em chăm chỉ thực hành, có kỹ năng thực hành tốt và vận dụng được vào công việc thực tế. Chính vì thế mà kết quả học tập của bộ môn được nâng cao rõ rệt. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài “Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12” kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý được thể hiện cụ thể là:
Về phía thầy:
- Say mê nghiên cứu, tìm tòi, học tập các kiến thức chuyên sâu liên quan đến ngành kỹ thuật điện và điện tử, rèn luyện kỹ năng thực hành của bản thân để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
- Tích cực tìm kiếm các dụng cụ, linh kiện ngoài thực tế để đưa vào minh họa cho bài dạy và sử trong các bài thực hành giúp học sinh thấy được các linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử được sử dụng ngoài thực tế và được ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
- Xây dựng một hệ thống các bài dạy thực hành của chương trình lớp 12 một cách khoa học hợp lý phù hợp với đối tượng học sinh và đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa.
Về phía trò:
- Học sinh thích thú, say mê học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập và khắc sâu kiến thức bài học.
mạch điện tử đơn giản ứng dụng trong thực tế đời sống. (Mạch chỉnh lưu, mạch đa hài, mạch khuếch đại, mạch điều khiển tốc độ động cơ….)
Kết quả đạt được sau khi ứng dụng đề tài vào giảng dạy tại các lớp 12 trường THPT Phù Cừ như sau:
Giáo dục học sinh đại trà: Chất lượng học tập của các lớp 12 mà tôi được phân công giảng dạy được nâng cao so với các năm trước đây chưa áp dụng đề tài, cụ thể là trong các năm học:
Năm học Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu, kém 2010 - 2011 12,17 % 37,28 % 42,43 % 8,12 % 2011 - 2012 19,25 % 42,36 % 32,14 % 2,25 % 2012 - 2013 28,32 % 51,27 % 20,39 % 0,12 % 2013 - 2014 30,61% 61,18% 8,23% 0,08%
Dựa vào bảng thống kê chất lượng học tập của các lớp 12 trong các năm học từ 2010 - 20011 đến năm học 2013 – 2014. Khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy ở các tiết thực hành cho ta thấy số lượng học sinh hiểu bài tăng lên, học sinh có sự hứng thú, yêu thích môn học, thích tìm tòi, ham hiểu biết. Thông qua kết quả đánh giá ở các năm học, năm 2010- 2011 bài thực hành đạt điểm giỏi 12,17%, điểm khá 37,28% đến năm 2013- 2014 điểm giỏi lên tới 30,61%, điểm khá 61,18%. Rõ ràng, khi áp dụng đề tài vào giảng dạy đại trà thì tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên điểm trung bình, yếu giảm hẳn. Điều đó chứng tỏ khi áp dụng đề tài trong dạy thực hành đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục định hướng nghề nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khả năng áp dụng sáng kiến hoàn toàn khả thi vì kinh phí đầu tư để áp dụng trong khả năng của các trường THPT, kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông. Nội dung của đề tài không chỉ áp dụng cho môn Công
Nghệ mà còn áp dụng nhiều cho môn Vật lí ( vì có nhiều kiến thức liên quan), môn Nghề phổ thông, các trường Trung cấp Kỹ thuật, Cao đẳng Nghề,….
Phạm vi áp dụng sáng kiến không chỉ dạy học thực hành Công Nghệ 12 trong nhà trường mà còn vận dụng cho các đối tượng khác, ngành nghề khác như: thợ sửa chữa các thiết bị điện, điện tử dân dụng, công nhân điện, thợ mắc và lắp ráp mạch điện dân dụng,…….
Hiệu quả, lợi ích thu được:
- Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông
- Giúp cho học sinh có hứng thú, yêu thích môn học; đồng thời giáo dục cho các em có tinh thần say mê lao động, quý trọng thành quả lao động và có trách nhiệm với bản thân mình.
- Áp dụng đề tài giúp cho các em (đặc biệt là các em có lực học không cao) có kỹ năng nhất định, để xác định cho mình nghề nghiệp, việc làm trong tình hình xã hội hiện nay đang “ thừa thầy thiếu thợ”.