SKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang tríSKKN Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ trang trí
Trang 1MỤC LỤC Trang MỤC LỤC
I.TÊN ĐỀ TÀI
II PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5 Phương pháp nghiên cứu
III PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
2 2 Thực trạng tình hình
3 Nguyên nhân
4 Biện pháp giúp học sinh học tốt,nâng cao chất lượng bài vẽ
IV KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2I.TÊN ĐỀ TÀI
Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ Thuật ở phân môn vẽ trang trí
II.PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Giáo dục ở mọi thời đại bao giờ cũng giữ vai trò hết sức quan quan trọng trong quá trình phát triễn của xã hội,thực hiện nhiệm vụ giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều hoạt động nhiều môn học ,trong đó môn Mĩ Thuật có vị trí quan trọng
là môn cơ sở của giáo dục thẩm mĩ.Môn Mĩ Thuật chỉ ra những quan điểm những tiêu chuẩn của cái đẹp.Vì vậy môn Mĩ Thuật đã là môn học chính thức của chương trình giảng dạy ở tiểu học, mục đích chủ yếu làm cho học sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật để các em biết về những yếu tố làm ra cái đẹp
và những tiêu chuẩn của cái đẹp Giúp các em cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên ,đất nước Qua phân môn trang trí ,học sinh nắm được các yếu tố tạo nên cái đẹp của vẽ trang trí Họa tiết, hình mãng, màu sắc , bố cục Học sinh cảm thụ được vẽ đẹp của ngệ thuật trang trí qua đường nét và nhịp điệu của đường nét và họa tiết, qua sự phong phú của hình mãng ,sự cân đốicủa bố cục và sự hài hòa của màu sắc Đồng thời trang trí có nhiệm vụ dạy cho học sinh cách sáng tạo trang trí đơn giản để học sinh có thể tạo ra một số sản phẩm trang trí phục vụ cho học tập và sinh hoạt như trang trí sách vở ,góc học tập
1.2.Cơ sở thực tiễn
Nhận thấy rằng đồ dùng trực quan rất quan trọng trong dạy học nên hàng năm trường thường tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học Môn mĩ thuật cũng cần rất nhiều đồ dùng dạy học đặc biệt là phân môn vẽ trang trí
Giáo viên Mĩ Thuật nhận thấy rằng đồ dùng dạy học ở phân môn vẽ trang trí ở chương trình Mĩ thuật Đan Mạch là rất cần thiết,vì sự độc đáo và sáng tạo của chúng kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh ,giúp cá em làm bài tốt hơn Do đó đồ dùng trực quan ở phân môn vẽ trang trí cần đa dạng về thể loại ,đẹp
về bố cục,màu sắc
Trang 3Học sinh : Qua phỏng vấn học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học do giáo viên chuẩn bị đối với tiết vẽ trang trí giúp các bạn học tốt
hơn,có hứng thú hơn các tiết không có đồ dùng trực quan
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục,xác định vai trò của môn học mục đích ở đây là : Nghiên cứu tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường Tiểu học Hướng Phùng để nghiên cứu và tìm ra những đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung ,với học sinh và phù hợp với thực tiễn địa phương để tiết dạy đạt hiệu quả hơn
Đối với học sinh thông qua đây để hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan giúp em có hứng thú và học tốt hơn ,bài vẽ đạt hiệu quả hơn.Đây cũng là lí do
tôi chọn đề tài này để viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ Thuật ở phân môn Vẽ trang trí ”
3,Đối tượng nghiên cứu
Ở đây đối tượng nghiên cứu là đồ dùng trực quan trong dạy phân môn vẽ trang trí
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Học sinh trường tiểu học Hướng Phùng-Khối lớp 1,2,3,4,5 (Cụ thể là lớp
1A,2A,2B,2C,2D,2E,2H,3A,3B,3C,3D,3E,4A,4B,4C,4D,4E,4H,5A,5B ,5C,5D, 5E )
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2.Phương pháp phân tích tổng hợp
5.3.Phương pháp thự nghiệm chứng minh
5.4.Phương pháp so sánh đối chiếu
6.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
6.1.Phạm vi nghiên cứu: Trường tiểu học Hướng Phùng thuộc xã Hướng
Phùng,huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị
6.2.Kế hoạch nghiên cứu
Trang 4Tháng 9: Đăng kí tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tháng 10: Lập đề cương
Tháng 11,12 : Đọc tài liệu tham khảo ,thu thập các bài vẽ
Tháng 1,2 : Tiến hành viết ,khảo sát số liệu
Đầu tháng 3: Nghiên cứu bài vẽ ,tổng hợp ,rút kết luận
Cuối tháng 3 : Hoàn thành sang kiến kinh nghiệm
III.PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục , thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ Đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh Tiểu học
Với bộ môn mĩ thuật áp dụng phương pháp Đan Mạch hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy còn ít kinh nghiệm Không có hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên Việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn Đồng thời đây cũng là bộ môn áp dụng phương pháp mới và đặc biệt mới được áp dụng đầu năm học này nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội
2 Thực trạng tình hình.
Qua việc tìm hiểu về đồ dùng trực quan cho thấy rằng, việc nắm bắt vấn
đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy
2.1 Thực trạng học tập:
Trang 51 Học sinh chưa nắm bắt được cách chọn họa tiết đã đơn giản để đưa vào trang trí
2 Học sinh TH có cách nhìn, cách cảm nhận màu hết sức trong sáng, lung linh đầy màu sắc Là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo cho các bài vẽ tươi ,hồn nhiên
3 Trong khi tiến hành bài vẽ trang trí,các em chưa vận dụng qui trình để tiến hành bài vẽ trang trí
4 Học sinh Tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài
vẽ hiệu quả hơn
5 Đối với học sinh các điểm lẻ đồ dùng học tập còn thiếu rất nhiều
6 Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinhTiểu học còn kém Khảo sát số liệu đầu năm học cho thấy
Khối Số lượng Bài vẽ hoàn thành Bài vẽ chưa hoàn thành
2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất : Do đặc điểm tâm lý:
Ở học sinh Tiểu học tâm lí chưa bền vững, đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên Nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ trang trí đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt
Nguyên nhân thứ hai: Do đồ dùng dạy học còn chưa phong phú ,chưa
đáp ứng cho việc dạy học:
Do đầu năm học 2016-2017 này Phòng Giáo Dục yêu cầu áp dụng phương pháp dạy học mới đó là Phương pháp dạy học theo phương pháp Đan Mạch Vì thế nên đồ dùng dạy học cho các tiết học đó là do giáo viên chuẩn bị nên nó chưa phong phú về thể loại Làm cho tiết học chưa mang lại hiệu quả cao
Trang 6Nguyên nhân thứ ba: Do hứng thú học tập trong phân môn vẽ trang trí ở
học sinh Tiểu học:
Từ nguyên nhân do đặc điểm tâm lí nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hứng thú
vẽ bài của các em Đa số các em có hứng thú vẽ bài ,vì sau những giờ học mệt mỏi các em thích tự do thể hiện nên không theo trình tự các bước vẽ dẫn đến những bài chưa đúng yêu cầu
3 Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở phân môn vẽ trang trí:
3.1.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Trước khi dạy một bài vẽ tranhg trí thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng, nhất là đồ dùng dạy học
Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan ( tranh, ảnh minh họa ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến khía cạnh thị giác và trí nhớ của các em Do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc
Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ sách vở, giấy vẽ, màu, chì, tẩy những đồ dùng cần thiết cho học sinh Ngoài ra phải sưu tầm những vật dụng như phế phẩm hay giấy màu ,đất sét,đất nặn theo yêu cầu của từng bài học Khi soạn giáo án cần áp dụng linh hoạt các qui trình dạy học Mĩ Thuật theo phương pháp Đan Mạch một cách phù hợp với đối tượng
Đối với học sinh nhận thức chậm :Cần giao nhiệm vụ dể hơn cho các em Đối với học sinh nhận thức tốt :Ta có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự
điều chỉnh hay sửa chữa Ví dụ: Chỗ này cần sử dụng hình ảnh gì cho phù hợp
Với học sinh nhận thức nhanh :Ta yêu cầu cao hơn Dùng các màu sắc
có sẵn ở các phế phẩm để ghép lại hoàn thành một bài vẽ hoàn chỉnh
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, giáo viên cần phải có thời gian và quá trình thâm nhập giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy Để vừa đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo được bầu không khí vui vẻ thoải mái trong khi các em làm bài
Giáo viên phải phân tích kỹ đồ dùng trực quan.Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy Cho nên là người giáo viên nói chung, giáo viên mĩ thuật nói riêng cần phải
Trang 7nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú
và sự đổi mới trong cách giảng dạy
3.2 Phần lên lớp:
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp Phải đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em hoàn thành sản phẩm tốt
Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung:
Qua hình minh họa, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về cách chọn họa tiết màu sắc để trang trí, tìm ra các chất liệu phù hợp cho từng bài trang trí
Hướng dẫn học sinh cách vẽ trang trí:
Nên giới thiệu qua đồ dùng minh họa và kết hợp trực tiếp minh họa bảng
để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại vầ nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết sáo rổng Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh e rằng học sinh không chú ý và sẽ dẫn đến chưa nắm được yêu cầu của bài
Hướng dẫn học sinh làm bài:
Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng, vẽ hình, tìm màu Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh trang trí sẽ đạt hiệu quả cao
Để sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học cần lưu ý những điểm:
-Phân loạj đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung ,thích hợp với từng thời kì,từng giai đoạn học tập và ý đồ của giáo viên
-Hình thức đồ dùng trực quan phải có kích thước vừa phải,dể quan sát ,có trọng tâm,đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh
-Trình bày đồ dùng dạy học cần rỏ rang ,khoa học
*Vậy :
Ưu điểm : -Chuẩn bị tốt Đồ dùng trực quan là Giáo viên đã nắm bắt nội
dung và phương pháp dạy học
-Các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học thường có kết quả cao hơn
Học sinh hiểu nhanh và tiếp thu ngay tại lớp
Hạn chế : -Học sinh hay sao chép bài của giáo viên minh họa
Trang 8- Chuẩn bị đồ dùng mất quá nhiều thời gian
4 Kết quả đạt được qua khảo sát giữa học kì 2
Có sử dụng đồ dùng trực quan
Khối Số lượng Bài vẽ hoàn thành Bài vẽ chưa hoàn thành
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Với đề tài “Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ Thuật ở phân môn
vẽ trang trí” đã góp phần gợi ý cho các thầy giáo ,cô giáo chuẩn bị ĐDDH đầy
đủ thường xuyên hơn trong tiết dạy trang trí của mình để tiết dạy đạt hiệu quả hơn Qua những tiết dạy phân môn vẽ trang trí có sử dụng ĐDDH đày đủ và đúng cách đã giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn này nói riêng cũng như môn Mĩ thuật nói chung, giúp các em yêu thích môn học Đồng thời qua môn học các em có thể vận dụng những kiến thức Mĩ thuật vào cuộc sống sinh hoạt hang ngày phong phú và đẹphơn
2.Kiến nghị
* Nhà trường :Cần quan tâm ,giúp đở về cơ sở vật chất như phòng học nghệ thuật ,bảng ,giá vẽ Mua sắm tranh ,ảnh ,đồ dùng dạy học cho môn Mĩ thuật nói chung và phân môn trang trí nói riêng
* Phụ huynh : Gia đình cần quan tâm về tinh thần và mua sắm đồ dùng học tập cho con em mình giúp các em có đủ điều kiện tham gia học tập thật tốt
* Mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình ,nhà trường và xã hội là động lực ,là bước
đà giúp các em vững bước trên con đường hoàn thành nhân cách của mình
-Kết hợp gia đình ,nhà trường và các tổ chức xã hội : mở các cuộc thi, hội thi có liên quan đến Mĩ thuật tạo cho các em một môi trường để giao lưu
Trang 9* Phòng giáo dục : Để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật phương pháp Đan Mạch cần tổ chức nhiều tiết chuyên đề để giáo viên có cơ hội học hỏi trao đổi kinh ngiệm
Hướng Hóa, ngày 27tháng 3năm 2017
Trang 10XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
(Ký ghi rõ họ tên)
Lê Thị Niềm
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình bố cục I NXB Đại học sư phạm năm 2004.Tác giả Đàm Luyện
2 Giáo trình bố cục II.NXB Đại học sư phạm năm 2004.Tác giả Đàm Luyện
3 Nghệ thuật bố cục và khuôn hình ( sách tham khảo )
4 Giáo trình kí họa NXB Đại học sư phạm năm 2004 Tác giả Nguyễn Lăng Bình
5 Sách giáo khoa mĩ thuật 1,2,3,4,5 NXB Giáo dục
6 Sách chuẩn kỹ năng kiến thức NXB Giáo dục