BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THẾ SƠN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 112009 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THẾ SƠN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Khoa học đất Mã số : 60.62.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn Khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN TÂN 2. TS. PHẠM QUANG KHÁNH Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 112009 i ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐỖ THẾ SƠN Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: GS.TSKH. PHAN LIÊU Hội khoa học đất Việt Nam 2. Thư ký: TS.TRẦN HỒNG LĨNH Trung tâm điều tra đất đai Bộ Tài Nguyên và Môi trường 3. Phản biện 1: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 4. Phản biện 2: TS. ĐÀO THỊ GỌN Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 5. Ủy viên: TS. PHẠM QUANG KHÁNH Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Đỗ Thế Sơn sinh ngày 17 tháng 04 năm 1976, tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Con Ông: Đỗ Xuân Hồng và Bà: Nguyễn Thị Cận. Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 06 năm 1994. Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý đất đai, hệ Chính quy tại Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tháng 9 năm 1999. Sau đó làm việc tại trường Trung học Địa Chính Trung ương III huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (nay là trường cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh).Chức vụ giáo viên. Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành Khoa học đất tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: Vợ là Vũ Thị Hạnh Thu, năm kết hôn 2002, con Đỗ Thị Diệu Linh sinh năm 2004 và Đỗ Thị Phương Linh sinh năm 2006. Địa chỉ liên lạc: Trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi trường T.p Hồ Chí Minh, cơ sở 2 Tam Phước Long Thành Đồng Nai Điện thoại: 098.3036.995 Email: Theson76yahoo.com.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. ĐỖ THẾ SƠN iv LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi trân trọng và biết ơn đến: TS. Nguyễn Văn Tân, trưởng khoa Quản lý đất đai Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. TS. Phạm Quang Khánh, nguyên trưởng phòng Thổ Nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam. Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi Trường, TP. Hồ Chí Minh. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Tập thể quý thầy cô khoa Quản lý đất đai Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Tập thể cán bộ phòng Thổ Nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam. Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đ ã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt khóa học và thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt là gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Đồng Nai, tháng 11, năm 2009 ĐỖ THẾ SƠN v TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá Tài nguyên đất đai phục vụ sử dụng đất huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước” được tiến hành tại huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước thời gian từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 07 năm 2009; nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Kết quả cho thấy: 1.Trên bản đồ đất huyện Lộc Ninh tỷ lệ 125.000 cho thấy toàn huyện có 05 nhóm đất với 08 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất phù sa: 43,00 ha (0,05 % DTTN); nhóm đất xám 8.351,00 ha (9,78% DTTN), nhóm đất đen 514,00 ha (0,60% DTTN), nhóm đất đỏ vàng có diện tích rất lớn nhất 69.613,00 ha (81,53% DTTN) và nhóm đất dốc tụ 5.311,00 ha (6,22% DTTN). 2. Trên cơ sở chồng xếp 06 bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS, bản đồ đơn vị đất đai huyện Lộc Ninh được thành lập ở tỷ lệ 125.000, với 62 đơn vị đất đai (LMU). Trong đó: Đất hình thành trên đá bazan và đá bọt bazan (Fk, Fu, Ru) có 27 đơn vị đất đai (LMU), với tổng diện tích 36.861,00 ha. Vùng đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ(X, Fp) Có 22 LMU , với 40.874,15 ha. Vùng đất phù sa (P) có 01 LMU, với diện tích 43,00 ha, nhóm đất hình thành trên mẫu chất dốc tụ hoặc bị gley (D, Xg) có 12 LMU, với diện tích 5.955,00 ha. 3. Qua kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, điều tra nông hộ, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của các lọai hình sử dụng đất (LUT) trong nông nghiệp, đề tài đã chọn ra 09 loại hình sử dụng đất phổ biến để đánh giá thích nghi đất đai. 4. Theo quan điểm khoa học kết hợp với thực tiễn, cộng với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện, kết quả đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện như sau: (1) đất trồng cao su 16.375,00 ha; (2) đất trồng điều 6.179,00 ha; (3) vi đất trồng tiêu 4.408,00 ha; (4) đất trồng cà phê 488,00 ha; (5) đất trồng cây ăn quả (nhãn, xoài, sầu riêng) 980,00 (ha; (6) đất trồng màu 1.275,00 ha; (7) đất lúa, lúa màu 1.308,92 ha. ABSTRACT The thesis of Evaluation of land resources for agriculture land use in the district of Loc Ninh, Binh Phuoc province was conducted in Loc Ninh, Binh Phuoc from March 2008 to July 2009 at the aim of building scientific base for effective and reasonable use of agriculture land resources in Loc Ninh district. Some of results were obtained: 1. On the soil map of Loc Ninh district at 125,000 scale, there are 5 soil groups with 8 soil units, in which the Alluvial soil accounts for 43.00 ha (0.05% total area (TA)); Grey soil: 8,351.00 ha (9.78% TA), Black soil: 514.00 ha (0.60% TA), Yellowish red soil contributes to the largest area of 69,613.00 ha (81.53% TA); and Deluvial soil: 5,311.00 ha (6.22% TA). 2. By using GIS (Geographic Information System) technique to overlay six individual maps of every land attribute, land unit map of Loc Ninh district was built in 125,000 scale, including 62 land mapping units (LMU); in which: Yellowred soil on basaltChromic Luvisols (FK, Fu, Ru) occupies 27 LMU on an area of 36,861.00 ha; soil on Ancient Alluvial (X, Fp) with 22 LMU on 40,874.15 ha; Alluvial soil (P) with 01 LMU on 43.00 hectares; Deluvial soil, Gleyic grey soil (D, Xg) with 12 LMU on 5,955.00 ha. 3. Based on surveying productive performance of rural households and evaluating present land use, socioeconomic efficiency of Land Use Type (LUT) in agriculture, the thesis has selected nine common Land Use Types to assess land adaptability. 4. In a combination of scientific and practical views, together with the local agriculture development orientation, the use of agriculture land in the district is suggested as follows: (1) Land for rubber plantation: 16,375.00 ha, (2 ) land for Cashew: 6,179.00 ha; (3) land for pepper: 4,408.00 hectares, (4) land for coffee: vii 488.00 hectares; (5) land for fruit trees (Longan, Mango, Durian): 980.00 ha; (6) land for Subsidiary crops: 1,275.00 ha; (7) Land for Paddy and mixed Paddy Subsidiary crops: 1,308.92 ha. MỤC LỤC TRANG Trang Chuẩn Y ............................................................................................................ i Lý Lịch Cá Nhân ........................................................................................................ ii Lời Cam đoan ........................................................................................................... iii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iv Tóm tắt ....................................................................................................................... v Mục lục ..................................................................................................................... vii Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... x Danh sách các sơ đồ, biểu đồ và hình ....................................................................... xi Danh sách các bảng .................................................................................................. xii Chương 1:MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 Chương 2:TỔNG QUAN.......................................................................................... 4 2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất đai. ........................................ 4 2.1.1.Các kết quả nghiên cứu về đất và phân loại đất. ................................................ 4 2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai .................................................... 10 2.1.3. Tổng quan phương pháp đánh giá đất đai theo FAO ...................................... 13 viii 2.1.4. Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu .......................................................... 23 2.2.Tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh ..... 26 2.2.1.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước ....................................... 26 2.2.2.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Ninh. ...................................... 26 2.2.3.Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Phước .................................. 27 2.2.4.Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lộc Ninh. ................................. 27 Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 30 3.1.Nôi dung nghiên cứu ........................................................................................... 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình hình thành và sử dụng đất đai .......................................................................................................... 30 3.1.2. Đặc điểm các loại đất trong mối quan hệ với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................................ 30 3.1.3. Đánh giá đất đai .............................................................................................. 30 3.1.4. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở của đánh giá đất đai ................. 31 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31 3.2.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 31 3.2.2. Phương pháp cụ thể......................................................................................... 31 3.2.3. Các tư liệu và thiết bị sử dụng ....................................................................... 34 Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 36 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình hình thành và sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................................ 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành, phát triển của lớp vỏ thổ nhưỡng ...................................................................................................................... 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội trong mối quan hệ với quá trình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp ......................................................................................................... 45 4.2. Đặc điểm các loại đất trong mối quan hệ với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................................ 50 4.2.1. Phân lọai đất huyện Lộc Ninh ......................................................................... 50 4.2.2.Đặc điểm lý hóa học và độ phì nhiêu đất ......................................................... 53 ix 4.2.3.Thống kê quỹ đất .............................................................................................. 61 4.3. Đánh giá đất đai ................................................................................................. 65 4.3.1.Xác định chất lượng đất đai trên cơ sở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......... 65 4.3.2.Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất .............................................................................................................................. 71 4.3.3.Kết quả đánh giá đất đai ................................................................................... 96 4.4. Đề xuất khả năng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Lộc Ninh trên cơ sở của đánh gía đất đai. ....................................................................................... 106 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 122 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 122 5.2 Kiến nghị........................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 124 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 126 x DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALES (Automated Land Evaluation System): Hệ thống đánh giá đất đai tự động CNHN:Công nghiệp hàng năm CNLN: Công nghiệp lâu năm DTĐG: Diện tích đánh giá DTTN: Diện tích tự nhiên ĐNB: Đông Nam bộ ĐXHT: Đông Xuân Hè Thu M: Mùa FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Lương Nông thế giới GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý UBND: Ủy ban nhân dân HTSDĐ: Hiện trạng sử dụng đất KTXH: Kinh tế xã hội KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía nam SXNN: Sản xuất nông nghiệp LC (Land characteristic): Đặc tính đất đai LF (Limination factor): Yếu tố hạn chế LMU (Land mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai LQ (Land quality): Chất lượng đất đai LUT (Land use type): Loại hình sử dụng đất LUR (Land use requirement): Yêu cầu sử dụng đất LUS (Land use system): Hệ thống sử dụng đất xi DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH SƠ ĐỒ TRANG Sơ đồ 2.1 Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất .............................. 19 Sơ đồ 2.2.Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai ..................................................... 20 Sơ đồ 2.3.Ứng dụng kỹ thuật GIS và ALES trong đánh giá đất đai ......................... 25 Sơ đồ 4.1.Hệ thống sử dụng đất ................................................................................ 17 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất đai năm 2008 huyện Lộc Ninh ............ 72 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp năm 2008 ....................... 75 HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Lộc Ninh ..................................................................... 37 Hình 4.2. Bản đồ đất huyện Lộc Ninh ..................................................................... 52 Hình 4.3. Bản đồ đơn vị đất đai ............................................................................... 70 Hình 4.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................................................................. 74 Hình 4.5 Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai ........................................... 97 Hình 4.7 Bản đồ phân vùng phát triển nông lâm nghiệp ........................................ 111 Hình 4.8 Bản đồ chuyển đổi đất nông nghiệp ........................................................ 116 xii DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu dùng để xác định loại thích nghi ..................................... 21 Bảng 3.1 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích thổ nhưỡng ....................................... 33 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ............................................................................ 39 Bảng 4.2.Thống kê diện tích theo độ dốc .................................................................. 42 Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất .................................................. 45 Bảng 4.4.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Lộc Ninh ................................... 46 Bảng 4.5 .Phân loại và quỹ đất huyện Lộc Ninh ...................................................... 51 Bảng 4.6 .Thống kê diện tích các loại đất theo tầng dày .......................................... 62 Bảng 4.7 .Thống kê diện tích các loaị đất theo độ dốc, địa hình ............................. 63 Bảng 4.8 .Các đặc tính đất đai được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai . 66 Bảng 4.9 .Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai ............................................................ 67 Bảng 4.10.Cơ cấu sử dụng đất .................................................................................. 71 Bảng 4.11 .Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp ..................... 73 Bảng 4.12 .Phân loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ......................... 76 Bảng 4.13 .Hệ thống sử dụng đất trên các nhóm đất huyện Lộc Ninh ..................... 79 Bảng 4.14 .Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp . 82 Bảng 4.15 .Phân cấp đánh giá .................................................................................. 83 Bảng 4.16.Yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất ....................................... 95 Bảng 4.17. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất .... 98 Bảng 4.18. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo cấp thích nghi và yếu tố hạn chế ........................................................................................................................... 100 Bảng 4.19 Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Lộc Ninh ......................... 102 Bảng 4.20 Diện tích các cấp thích nghi khi xét riêng lẻ từng loại hình ................ 104 xiii Bảng 4.21. Khả năng thích nghi các loại hình sử dụng đất được chọn ................. 112 Bảng 4.22.Kết quả đề xuất cây cao su .................................................................... 113 Bảng 4.23.Kết quả đề xuất cây điều ....................................................................... 113 Bảng 4.24.Kết quả đề xuất cây tiêu ........................................................................ 114 Bảng 4.25.Kết quả đề xuất cây cà phê .................................................................... 115 Bảng 4.26. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất SXNN được chọn .............. 118 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và phát triển. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các thời kỳ nông nghiệp khác nhau, từ nền nông nghiệp sơ khai vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đựơc áp dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ cao như hiện nay. Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp và nhiều mục đích khác như: Xây dựng, giao thông, thủy lợi, mặt bằng cho sản xuất công nghiệp... Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất trong sản xuất, trong việc phát triển kinh tế xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai. Vì vậy, muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý thì nhất thiết phải đánh giá tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này. Trên thế giới, công tác đánh giá tài nguyên đất đai đã được thực hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính; ở Việt Nam, công tác này mới chỉ thực hiện ở các vùng lớn, liên vùng, tỉnh,… chưa cụ thể hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cấp huyện cho nên tính hiệu quả thường chưa cao, việc sử dụng đất chưa thực hiện đúng theo phương án quy hoạch. Vì thế công tác đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Lộc Ninh là rất cần thiết, làm căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, làm căn cứ xác định tính phù hợp cho việc bố trí các loại hình sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc đưa ra quyết định về sử dụng và quản lý đất đai. 2 Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc đánh giá tài nguyên đất đai nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước là mục đích của người xây dựng đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ sử dụng đất nông nghiệp huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước thực hiện nhằm mục tiêu tổng quát là xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh, với các mục tiêu cụ thể sau: Nắm vững số lượng, chất lượng đất đai từng khu vực, xác định tính phù hợp bền vững cho việc sử dụng đất nông nghiệp. Xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho sử dụng đất đầy đủ hợp lý và có hiệu quả cao, giúp cho cơ quan quản lý đất đai, người sử dụng đất ở địa phương khai thác tốt tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất. Đánh giá được khả năng thich nghi đất đai về các mặt tự nhiên, kinh tế, cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp được lựa chọn. Đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất bố trí sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc tính phù hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất cho hiện tại và tương lai, tìm ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả. Đề tài tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau: Các loại đất (Soil units) trên địa bàn huyện. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện Lộc Ninh. 3 1.3.2. Địa bàn nghiên cứu Đề tài được thực hiện ở huyện Lộc Ninh, huyện có diện tích tự nhiên là 85.395,15 ha, bằng 12,58% diện tích tỉnh Bình Phước, Có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 Xã và 01 Thị trấn. Lộc Ninh nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hoà, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất có chất lượng cao. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của toàn quốc như cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất nói chung. Đề tài tập trung nghiên cứu (i) đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; (ii) các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp và (iii) nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Trong đề tài chỉ nghiên cứu nông nghiệp về ngành trồng trọt (các ngành khác chỉ tham khảo). 4 Chương 2 TỔNG QUAN Nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc thực hiện đề tài Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ sử dụng đất nông nghiệp huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước” đề tài tiến hành tổng quan 02 chuyên đề sau đây: 2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất đai. 2.1.1.Các kết quả nghiên cứu về đất và phân loại đất. 2.1.1.1.Các nghiên cứu về đất và phân loại đất trên thế giới Nghiên cứu về đất là một trong những hợp phần quan trọng trong quá trình đánh giá thích nghi đất đai.Trong gần ba thập niên trở lại đây, tổ chức Lương nông thế giới (Food and Agriculture Organization FAO) đã có những hoạt động về nghiên cứu đất, tập trung vào các lĩnh vực: (1) Lập bản đồ đất, (2) Đánh giá đất đai để dự báo tiềm năng đất đai và đề xuất quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai. Công tác nghiên cứu phân loại đất trên thế giới có thể chia làm ba thời kỳ như sau: (1) Thời kỳ trước nghiên cứu của Docuchaev Theo Brady (1974), hơn 4.000 năm trước đây người Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu phân chia ruộng đất ra các bậc để tính thuế. Ở Châu Âu, năm 1853, Thaer đã đề xuất bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới. Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đất đã có từ năm 1832 (Ruffin, 1832), đến năm 1860 Hilgard xây dựng bảng phân loại đất đầu tiên cho nước Mỹ trên cơ sở nhận thức đất là một vật thể tự nhiên, tính chất đất có mối quan hệ đến thực vật, khí hậu. 5 Trong thế kỷ XIX, đã xuất hiện lần đầu tiên bản đồ đất nước Nga (phần châu Âu ). Sang nửa thế kỷ XIX, nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng Docuchaev, Kostusev và Sibirsev, Thổ nhưỡng học đã trở thành bộ môn khoa học. (2) Thời kỳ từ nghiên cứu của V.V. Docuchaev đến giữa thế kỷ XX Docuchaev (1846 1903) là người sáng lập môn khoa học về đất bộ môn khoa học đất mới khoa Thổ nhưỡng tự nhiên lịch sử hay phát sinh. Docuchaev là người đầu tiên đã xác định chính xác về đất, đã chỉ ra sự hình thành đất là một quá trình phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố tự nhiên hình thành đất là: Khí hậu, địa hình, thực vật và động vật (sinh vật), đá mẹ và tuổi địa phương (thời gian). Ở Mỹ, Coffey (1912) đề nghị phân chia đất làm 5 nhóm lớn, Marbut đã đề xuất hệ thống phân loại sắp xếp theo các cấp từ đơn vị đất (Soil unit) đến biểu loại (Serier). Tóm lại, đến giữa thế kỷ XX có 3 khuynh hướng phân loại chính (J.P. Gretrin, 1969) : Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hóa phát sinh). Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất). Phân loại của Mỹ (kinh nghiệm sử dụng đất, tính chất của đất và năng suất cây trồng). (3) Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX đến nay + Trung tâm phân loại đất Soil Taxonomy: Do bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ chủ trì, tập hợp một lực lượng lớn các nhà khoa học đất thế giới, đã xây dựng những quan điểm, phương pháp chuẩn đoán định lượng đã cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng. + Trung tâm FAOUNESCO: Đã vận dụng phương pháp định lượng trong phân loại đất của phân loại đất Soil Taxonomy, xây dựng hệ thống phân loại mang tính chú dẫn bản đồ, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hòa hợp có mối quan hệ lãnh thổ. Bản đồ đất thế giới tỉ lệ 15.000.000 đã xuất bản năm 1961, nhưng bản chú giải “Bản đồ đất thế giới” được bổ sung nâng cao từng thời kỳ. 6 2.1.1.2. Các nghiên cứu về đất và phân loại đất ở Việt Nam Công tác nghiên cứu điều tra phân loại đất có hệ thống được bắt đầu từ cuối thập niên 60. Có thể phân chia 2 thời kỳ : Thời kỳ 1958 1975 Ở miền Bắc đã xây dựng bảng phân loại đất và điều tra xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc ( Fridland và ctv, 1953). Tiếp theo là thời kỳ nghiên cứu phát triển phân loại đất và điều tra xây dựng các loại bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn (Lê Duy Thước và ctv, 1992). Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành xây dựng bảng phân loại đất và sơ đồ đất miền Nam (Moorman, 1960). Tiếp theo là những nghiên cứu phân loại, điều tra đất tỷ lệ lớn ở một số cơ sở và sao nhân phổ biến bảng phân loại và sơ đồ đất chung ra từng tỉnh để sử dụng (Thái Công Tụng, Trương Đình Phú, 1964). Thời kỳ sau năm 1975: Năm 1976, bản đồ đất Việt Nam do ban biên tập Bản đồ đất Việt Nam thực hiện ( Lê Duy Thước chủ trì). Năm 1978, hệ thống đất toàn bộ miền Nam ở cấp huyện (tỷ lệ 125.000), cấp tỉnh (tỷ lệ 1100.000) và cấp vùng (1250.000) được Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện từ năm 1976 1978. Năm 1995, bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 11 triệu và bản thuyết minh kèm theo đã được xuất bản (Đất Việt Nam, 1995). Tài liệu kế thừa trên cơ sở những tài liệu trước đây, có bổ sung những vùng điều tra cụ thể và ứng dụng phương pháp định lượng của FAOUNESCO trong phân loại và chú dẫn bản đồ. Kết quả phân loại đất Việt Nam có 19 nhóm và 54 đơn vị đất. Chú dẫn bản đồ có 14 nhóm và 31 đơn vị đất. 2.1.1.3.Các nghiên cứu về đất và phân loại đất vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Phước (a)Vùng Đông Nam Bộ (i) Những nghiên cứu trước năm 1975 (+) Giai đoạn từ 19451975 7 Bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (General soil map of The South Viet Nam) tỉ lệ 11.000.000 ( Morman, 1961). Tác giả đã xây dựng một chú dẫn tổng quát cho bản đồ này gồm 25 đơn vị bản đồ, trong đó phần đất của Đông Nam Bộ chia thành 11 đơn vị chú giải. Bản đồ kèm theo một chú dẫn bản đồ đơn giản không có số liệu phân tích, trong đó đã bỏ sót nhóm đất rất quan trọng là nhóm đất phèn, mà có thể tác giả gộp chung vào trong nhóm đất phù sa mặn. Để bổ sung cho tài liệu của Morman, năm 1972 Thái Công Tụng thuộc sở Địa học Sài Gòn đã biên soạn tài liệu nghiên cứu về “Đất đai vùng Cao nguyên trung phần và Đông Nam Bộ”. Trong tài liệu này tác giả đã mô tả 05 nhóm đất chính của Đông Nam Bộ có trên bản đồ của Morman về nguồn gốc phát sinh, tính chất lý hóa học, phân bố và khả năng sử dụng. Ngay trong những năm chiến tranh ác liệt (1973), các nhà thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu đất vùng căn cứ cũ (Cao Liêm và ctv, 1978). Các tác giả đã nghiên cứu tương đối sâu về 06 đơn vị đất của vùng (đất đỏ bazan, đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa mới, đất nâu bazan, đất xám granit và đất thung lũng) về thành phần hóa học tổng số, độ phì nhiêu, thành phần cơ giới, phân vùng đất đai và kiến nghị sử dụng đất. (ii) Những nghiên cứu sau năm 1975 Ngay cuối năm 1975, trên cơ sở những tài liệu của Moorman và Thái Công Tụng, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp với một số tuyến khảo sát bổ sung đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1250.000 cho các tỉnh B2 cũ (Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, 1975). Các tác giả trong công trình này đã chuyển đổi phân loại đất theo quan điểm phát sinh và chia đất vùng Đông Nam Bộ ra 09 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất trơ sỏi đá. Trên quan điểm thổ nhưỡng phát sinh, một bảng phân loại đất với các đơn vị bản đồ được phân chia kỹ tới chủng và biến chủng, rất coi trọng các chỉ tiêu kết von, thành phần cơ giới, đá mẹ, độ dốc, tầng dày đất. Những năm 19911994, lần lượt bản đồ đất tỷ lệ 1100.000 các tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Sông Bé,Tây Ninh, Đồng Nai được điều tra bổ sung, chỉnh lý (Phan Liêu 8 và ctv, 1987, 1991; Phạm Quang Khánh và ctv, 1991, 1992, 1993, 1994). Năm 1993 1994, Vũ Cao Thái và ctv, 1997 đã điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 150.000 theo phương pháp của FAOUNESCO. (b).Tỉnh Bình Phước Cho đến nay, những nghiên cứu có liên quan đến đất tỉnh Bình Phước đã có khá nhiều tài liệu, chúng được dựa trên những quan điểm phân loại khác nhau, đư ợc tiến hành theo nhiều phương pháp với các mức độ từ tổng quan đến chi tiết khác nhau và đất trong phạm vi tỉnh dưới con mắt của các nhà thổ nhưỡng đã từng được phân chia ra nhiều loại và định danh bằng những thuật ngữ khá phong phú, bao gồm: (1) Đất tỉnh Sông Bé (cũ), 1100.000 (Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp, 1977). Tài liệu được tổng hợp từ bản đồ đất các huyện, tỉ lệ 125.000 hoặc 150.000 với mức độ điều tra chi tiết; theo quan điểm phân loại phát sinh toàn tỉnh Sông Bé cũ có 18 đơn vị chú dẫn bản đồ. Trong đó tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị đất gồm: (1) đất phù sa, (2) đất xám trên phù sa cổ, (3) đất xám gley, (4) đất nâu thẫm trên đá bọt bazan, (5) đất nâu đỏ trên bazan, (6) đất nâu vàng trên bazan, (7) đất nâu vàng trên phù sa cổ, (8) đất vàng đỏ trên phiến sét, (9) đất vàng đỏ trên đá granite, (10) đất xói mòn trơ sỏi đá và (11) đất dốc tụ. (2) Bản đồ đất Đông Nam Bộ, 1250.000 (Phan Liêu và ctv, 1988). Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ của chương trình điều tra tổng hợp Đông nam bộ (chương trình 60G). Đứng trên quan điểm phát sinh, tác giả đã phân chia đất Đông Nam Bộ ra 9 nhóm đất với 45 đơn vị chú dẫn bản đồ. Trong phạm vi tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị, như bản đồ đất Sông Bé phát hiện. (3) Đất tỉnh Sông Bé (cũ), 1100.000 (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm, Trần Văn Huệ, 1993). “Tài liệu được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các tài liệu về đất đã có trong đó lấy bản đồ đất 1100.000 (Phan Liêu, 1987) làm căn cứ chính, kết hợp với điều tra thực địa và phân tích bổ sung các phẫu diện đại diện cho các loại hình thổ nhưỡng làm cơ sở cho việc xác định tên đất, trình bày đặc điểm lý hoá học đất và chuyển đổi tên đất theo phân loại của FAOUNESCO” (Nguyễn 9 Xuân Nhiệm, 1993). Trong tài liệu này, trên quan điểm phát sinh, đất tỉnh Bình Phước có 12 đơn vị thuộc 6 nhóm. Trong chương trình Điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất phục vụ công tác quy họach nông lâm nghiệp và thủy lợi cấp tỉnh vùng Đông Nam bộ”, Phạm Quang Khánh và ctv, (2003), đã điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Phước tỷ lệ 1100.000. Trên bản đồ đất 1100.000 tỉnh Bình Phước có 06 nhóm đất (Soil groups) và 11 đơn vị chú giải bản đồ đất (Soil mapping units). (c)Các nghiên cứu về đất và phân loại đất huyện Lộc Ninh. Trong Kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Lộc Ninh tỷ lệ 125.000 do phân viện quy hoạch TKNN miền Nam xây dựng phục vụ việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (20062010) cho thấy đất huyện Lộc Ninh có 5 nhóm, với 08 đơn vị bản đồ đất. Trong đó: (1) Nhóm đất phù sa: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất phù sa không được bồi. (2) Nhóm đất xám: Có 2 đơn vị bản đồ đất là đất xám trên phù sa cổ và đất xám gley. (3). Nhóm đất đen: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất nâu thẫm trên đá bọt bazan. (4). Nhóm đất đỏ vàng: Có 3 đơn vị bản đồ đất là đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu vàng trên đá bazan, đất nâu vàng trên phù sa cổ. (5) Nhóm đất dốc tụ: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất dốc tụ trên bazan. 2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai Đánh giá đất đai là xem xét khả năng thích ứng của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau, cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất, làm căn cứ đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai, là cơ sở khoa học quan trọng nhất cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. 10 Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai và thiên nhiên chư a được sử dụng hết hoặc sử dụng chưa hợp lý, để nâng cao sản lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả kinh tế, đồng thời phát hiện ra các loại đất mới đủ phẩm chất đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp có định hướng, chọn cho vùng một hệ thống sử dụng đất hợp lý bảo đảm cho việc sử dụng đất bền vững. Đánh giá đất đai có ý nghĩa quan trọng là nghiên cứu các biện pháp tăng cư ờng độ phì nhiêu cho từng loại ruộng đất đồng thời phát hiện những nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng thấp kém, dự kiến các phương án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất đai. 2.1.2.1. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học không dừng lại ở việc nghiên cứu đặc điểm đất đai và thống kê tài nguyên đất mà còn nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai để đề xuất sử dụng đất hợp lý. Năm 1970 nhiều quốc gia ở Châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai riêng cho quốc gia họ, các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp đánh giá đất đai và xem như một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng. Các nước như Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ, Ba Lan, Bungaria, Liên Xô cũ; đã nghiên cứu đánh giá đất đai, xác định khả năng thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp dựa vào các chỉ tiêu lựa chọn riêng của từng quốc gia. Qua đánh giá đất đai, các nhà nghiên cứu thấy rằng cần có sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai trên toàn cầu. Vì vậy đã hình thành hai ủy ban nghiên cứu là Hà Lan và FAO (Rome, Ý); kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời (FAO,1972), sau đó được Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973. Năm 1975, hội nghị tại Rome có những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp về đánh giá đất đai đầu tiên của FAO 11 (A Framework for Land Evaluation) công bố năm 1976, sau đó được bổ sung và chỉnh sửa năm 1983. Bên cạnh tài liệu tổng quát của FAO, một số hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO ấn hành như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (FAO, 1985); Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (FAO, 1990); Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992). Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đã trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Song song với sự phát triển công nghệ, công tác đánh giá đất đai được sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ thống thông tin địa lý (GIS), trở thành công cụ cần thiết cho việc thẩm định và ước lượng tiềm năng sản xuất của đất đai cho mục tiêu phát triển bền vững. 2.1.2.2. Tình hình đánh giá đất đai ở Việt Nam Từ đầu những năm 1970, công tác đánh giá phân hạng đất được tiến hành rộng khắp trong cả nước. Bùi Quang Toản và ctv (1991) đã tiến hành đánh giá phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 09 vùng chuyên canh. Kết quả phục vụ cho việc tổ chức lại sản xuất và đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh. Quy trình gồm 04 bước: Thu thập tài liệu; Vạch khoanh đất; Đánh giá và phân hạng chất lượng đất; Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất vùng đồng bằng bao gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua... Các yếu tố được chia thành 04 mức độ thích hợp là rất tốt, tốt, trung bình và kém. Về phân hạng, đất được chia thành 04 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự từ tốt đến xấu. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và môi trường thì chưa được nghiên cứu sâu. 12 Những năm 1980 đến nay, công tác đánh giá đất đai đã có nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện QH TKNN, Tổng cục Quản lý ruộng đất, các trường Đại học Nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất của Nhà nước cũng dựa trên cơ sở đánh giá phân hạng đất. Một số công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất được triển khai trên toàn quốc với nhiều đối tượng cây trồng và nhiều vùng chuyên canh. Đánh giá đất đai trở thành qui định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Một số công trình tiêu biểu như: + Đánh giá phân hạng đất khái quát trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1984) đã xây dựng bản đồ đất tàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 150.000 dựa trên nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng đất là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân cấp gồm 07 nhóm đất. + Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và ctv, 1986) đã tiến hành phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO nhưng chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên và hệ thống phân vị dừng lại ở lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. + Trong chương trình 48C, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm. Đề tài vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của FAO theo kiểu định tính, đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng, việc phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích nghi với cấp: Rất thích nghi (S1), Thích nghi trung bình (S2), Ít thích nghi (S3), Không thích nghi (N). Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đó đơn thuần thiên về mặt thổ nhưỡng, chưa quan tâm đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác động của môi trường (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000). + Ở đồng bằng sông Cửu Long một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang Trí, 1989; Trần Kim Tính, 1986). 13 Qua nghiên cứu cho thấy, công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam không thể dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích nghi cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch, quản lý đất đai trong toàn quốc đã nhanh chóng vận dụng tài liệu đánh giá đất đai của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam, hàng loạt các dự án được tiến hành từ cấp vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia, mang lại nhiều kết quả khả quan trong đánh giá đất đai, góp phần hoàn thiện hơn các tư liệu, thông tin về đất có giá trị phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở. 2.1.2.3. Tình hình đánh giá đất đai ở Đông Nam Bộ + Vũ Văn An, 1990 đã vận dụng các nguyên tắc trong “Đề cương đánh giá đất đai” của FAO vào điều kiện cụ thể vùng nghiên cứu tiến hành phân hạng đất trồng cây cao su cho vùng ĐNB và Tây Nguyên. + Phạm Quang Khánh, 1994 với luận án “Đất và các hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ” đã dựa vào hướng dẫn của FAO vận dụng vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. + Phạm Quang Khánh và ctv, 1995 đã ứng dụng theo hướng dẫn của FAO thực hiện việc đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. 2.1.2.4. Tình hình đánh giá đất đai ở tỉnh Bình Phước Cùng với tài liệu về nghiên cứu, đánh giá đất đai vùng Đông Nam Bộ, Phạm Quang Khánh và ctv đã thực hiện chuyên đề Đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Phước ở bản đồ tỷ lệ 1100.000 vào năm 1999. Trên bản đồ tỷ lệ 1100.000, đất tỉnh Bình Phước có 6 nhóm đất: Nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xói mòn trơ xỏi đá và nhóm đất dốc tụ. Với 11 đơn vị bản đồ đất. Trong công trình này, đất đai tỉnh Bình Phước đã được đánh giá theo phương pháp do FAO đề nghị. Toàn tỉnh trên bản đồ 1100.000 có 38 đơn vị đất đai. 14 2.1.3. Tổng quan phương pháp đánh giá đất đai theo FAO 2.1.3.1. Sự ra đời phương pháp đánh giá đất đai của FAO Trước khi phương pháp đánh giá đất đai của FAO ra đời (1976), hầu hết các nước trên thế giới đã tiến hành đánh giá đất đai phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất. Các phương pháp đánh giá đất đai giữa các nước rất khác nhau đã gây trở ngại cho việc thống kê tài nguyên đất đai, tiên đoán khả năng SXNN nhất là sản xuất lương thực cho chiến lược toàn cầu. Qua thực tiễn trên, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất hàng đầu thế giới, nghiên cứu và biên soạn, qua nhiều kỳ hội thảo quốc tế, một tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai đầu tiên của FAO đã ra đời năm 1976 (a framework for land evalution). Tài liệu này đã được nhiều nước trên thế giới thử nghiệm và công nhận là phương pháp đánh giá đất đai tốt nhất phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Sau đó tổ chức FAO cho ra đời hàng loạt các hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau và đồng thời hỗ trợ cho các trường Đại học xây dựng bài giảng đánh giá đất đai (FAO, 1976). 2.1.3.2. Một số thuật ngữ thường dùng trong đánh giá đất đai Đất đai (Land) Định nghĩa của Brinkman và Smyth (trích dẫn theo FAO, 1976): “Về mặt địa lý đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, n ước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai”. Đặc tính đất đai là tính chất tương đối đơn giản có thể đo đếm được như mưa bình quân hàng năm, thành phần cơ giới khác biệt của đất… Loại sử dụng đất chính (Major kind of land use) 15 Loại sử dụng đất chính là sự phân chia ở mức cao sử dụng đất ở nông thôn, cụ thể như: nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới, cây hàng năm, cây lâu năm, đất lâm nghiệp,… Loại hình sử dụng đất (Land Use Type LUT) Loại hình sử dụng đất hiện tại là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vạt hoặc khoanh đất với những phương thức quản lý, sản xuất trong điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng; mức thu nhập v.v... Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit LMU) Đơn vị bản đồ đất đai là những vạt đất với những đặc trưng cụ thể, để có thể nhìn thấy được và có thể xác định được trên khung địa lý. Đơn vị bản đồ đất đai có thể hiểu là một khoanh đất hay vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ với những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983). Tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất đai được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai (LUM). Hệ thống sử dụng đất (Land Use System LUS) Hệ thống sử dụng đất là một loại hình sử dụng đất bố trí trong một điều kiện tự nhiên cụ thể, có thể là một đơn vị bản đồ đất đai (LMU). Nó bao hàm cả vấn đề đầu tư, cải tạo đất và thu nhập có thể có. Bản đồ đất (Soil Map SM) 16 Bản đồ đất là một bản đồ chuyên ngành, thể hiện sự phân bố không gian của các đơn vị đất. Phản ảnh thực trạng tài nguyên đất của một vùng lãnh thổ nhất định. Qua bản đồ đất có thể xác định được số lượng các đơn vị đất (nhóm đất, loại đất,…); sự phân bố không gian các đơn vị đất; quy mô diện tích các đơn vị đất; tính chất các đơn vị đất và khả năng sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất. Chất lượng đất đai (Land quality LQ) Chất lượng đất đai là một đặc trưng của đất đai mà những tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một kiểu sử dụng riêng biệt. Hay có thể hiểu chất lượng đất đai là tính chất phức hợp của nhiều yếu tố tự nhiên thông thường phản ảnh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land use requirement LR) Yêu cầu sử dụng đất đai là những điều kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả. Bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêu cầu về quản trị và bảo vệ đất đai. Yếu tố hạn chế (Limitation factor) Yếu tố hạn chế là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến tiềm năng đất đai đối với loại hình sử dụng đất nhất định; được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích nghi đất đai. 2.1.3.3. Các nguyên tắc đánh giá đất đai của FAO Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai, bao gồm: (i) Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể; (ii) Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa đầu tư 17 (inputs) và thu nhập (outputs) ở các loại đất đai khác nhau; (iii) Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai;(iv) Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội; (v) Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững;(vi) Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích hợp của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự nhiên mà phải phân tích cả về kinh tế xã hội và tác động môi trường. Vì vậy, những thông tin từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng để bố trí định hướng sử dụng tài nguyên đất. 2.1.3.4. Nội dung và tiến trình công tác đánh giá đất đai theo FAO ở Việt Nam Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của nghiên cứu. Tuy nhiên, tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (i) Giai đoạn chuẩn bị; (ii) Giai đoạn điều tra thực tế và (iii) Giai đoạn xử lý số liệu và báo cáo kết quả. Trong mỗi giai đoạn, có ba nhóm công việc riêng biệt như sau: (i) Nhóm công việc liên quan đến sử dụng đất: Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, nghiên cứu các loại hình và hệ thống sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của các hệ thống sử dụng đất, lựa chọn các hệ thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất có triển vọng để đánh giá. (ii) Nhóm công việc liên quan đến đất đai: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên có liên quan đến sử dụng đất (khí hậu, đất, địa hình địa mạo, thực vật ...), lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai, khoanh định các đơn vị đất đai phục vụ cho việc đánh giá. 18 (iii) Nhóm công việc liên quan đến đất đai và sử dụng đất: So sánh và kết hợp giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất đai để phân định các mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho từng loại hình sử dụng đất. Giai đoạn 1: Đánh giá đất đai, gồm bảy bước: từ bước 1 đến bước 7. Giai đoạn 2: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai, gồm hai bước: 8 và 9. Tiến trình các bước công việc như sau : 2.1.3.5. Cấu trúc phân 2.1.3.5. Cấu trúc phân hạng và phương pháp xác định mức thích nghi Theo phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976, 1983), hệ thống phân vị khả năng thích nghi đất đai gồm có 4 bậc: Bộ (order), loại (class), loại phụ (subclass) và đơn vị (unit) (Sơ đồ 2.2) Cấp phân vị (Category) Bộ (Oder) Loại (Class) Loại phụ (Subclass) Đơn vị (Unit) 1 Xác định mục tiêu 2 Thu thập tài liệu 3 Xác đ ịnh loại hình sử d đất 4 Xác đ ịnh đơn vị đất đ 5 Đánh giá khả năng thích hợp 6 Xác định hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường 7 Xác đ ịnh loại sử dụng đất thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đ ất 9 Áp dụng kết quả đánh giá đất 2 Thu thập tài liệu Sơ đồ 2.1: Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất 19 S1 S2i () S2d1() S:Thích nghi() S2 S2d S2d2 S3 S2sl S2d3 S2r N:Không thích nghi() N1 N1i N2 N1d N1r Mức độ thích nghi được xác định bằng cách kết hợp giữa yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất với tính chất đất đai và được xét theo phương pháp hạn chế tối đa. Nghĩa là, mức độ thích nghi của mỗi một loại hình sử dụng đất được xác định bởi yếu tố đất đai có mức độ hạn chế cao nhất.Tiêu chuẩn xác định mức thích nghi đất đai đối với một loại hình sử dụng đất (LUT) được dựa vào 3 chỉ tiêu: (i)Năng suất mà LUT đó có thể đạt được, (ii)Tỷ suất lãi và (iii)Mức đầu tư cần thiết để thực hiện LUT đó (bảng 2.1). Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dùng để xác định loại thích nghi (FAO,1976) Sơ đồ 2.2: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai () i: Khả năng tưới; d: Độ dày tầng đất; sl: Độ dốc; r: Lượng mưa () d 1: Độ dốc 3 80; d 2: 8 150; d 3: >150 () S1: Thích nghi cao; S2: Thích nghi trung bình; S3; Ít thích nghi () N1: không thích nghi hiện tại; N2: Không thích nghi vĩnh viễn 20 LOẠI THÍCH NGHI CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH Năng suất () Tỷ suất lãi Xác định về đầu tư S1 (Thích nghi cao) >80% >1,5 lần Chi phí đầu tư thấp S2 (Thích nghi trung bình) 40 80% 0,8 1,5 lần Đầu tư trung bình, có thể chấp nhận được về kinh tế S3 (Ít thích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*********************
ĐỖ THẾ SƠN
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/2009
Trang 2ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC NINH
Trang 3Trung tâm điều tra đất đai - Bộ Tài Nguyên và Môi trường
3 Phản biện 1: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
4 Phản biện 2: TS ĐÀO THỊ GỌN
Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
5 Ủy viên: TS PHẠM QUANG KHÁNH
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4Hồ Chí Minh).Chức vụ giáo viên
Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành Khoa học đất tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: Vợ là Vũ Thị Hạnh Thu, năm kết hôn 2002, con Đỗ Thị Diệu Linh sinh năm 2004 và Đỗ Thị Phương Linh sinh năm 2006
Địa chỉ liên lạc: Trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi trường T.p Hồ Chí Minh, cơ sở 2 Tam Phước - Long Thành - Đồng Nai
Điện thoại: 098.3036.995
Email: Theson76@yahoo.com.vn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
ĐỖ THẾ SƠN
Trang 6- Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi Trường, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước
- Tập thể quý thầy cô khoa Quản lý đất đai - Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Tập thể cán bộ phòng Thổ Nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam
- Phòng Đào tạo Sau Đại học- Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đ
ã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt khóa học và thời gian thực hiện đề tài
Đặc biệt là gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 11, năm 2009
ĐỖ THẾ SƠN
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá Tài nguyên đất đai phục vụ sử dụng đất huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước” được tiến hành tại huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước thời gian từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 07 năm 2009; nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh
Kết quả cho thấy:
1.Trên bản đồ đất huyện Lộc Ninh tỷ lệ 1/25.000 cho thấy toàn huyện có 05 nhóm đất với 08 đơn vị bản đồ đất Trong đó nhóm đất phù sa: 43,00 ha (0,05 % DTTN); nhóm đất xám 8.351,00 ha (9,78% DTTN), nhóm đất đen 514,00 ha (0,60% DTTN), nhóm đất đỏ vàng có diện tích rất lớn nhất 69.613,00 ha (81,53% DTTN) và nhóm đất dốc tụ 5.311,00 ha (6,22% DTTN)
2 Trên cơ sở chồng xếp 06 bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS, bản đồ đơn vị đất đai huyện Lộc Ninh được thành lập ở tỷ lệ 1/25.000, với 62 đơn vị đất đai (LMU) Trong đó: Đất hình thành trên đá bazan và đá bọt bazan (Fk, Fu, Ru) có 27 đơn vị đất đai (LMU), với tổng diện tích 36.861,00 ha Vùng đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ(X, Fp) Có 22 LMU , với 40.874,15 ha Vùng đất phù sa (P) có
01 LMU, với diện tích 43,00 ha, nhóm đất hình thành trên mẫu chất dốc tụ hoặc bị gley (D, Xg) có 12 LMU, với diện tích 5.955,00 ha
3 Qua kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, điều tra nông hộ, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của các lọai hình sử dụng đất (LUT) trong nông nghiệp, đề tài đã chọn ra 09 loại hình sử dụng đất phổ biến để đánh giá thích nghi đất đai
4 Theo quan điểm khoa học kết hợp với thực tiễn, cộng với định hướng
phát triển nông nghiệp của huyện, kết quả đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện như sau: (1) đất trồng cao su 16.375,00 ha; (2) đất trồng điều 6.179,00 ha; (3)
Trang 8đất trồng tiêu 4.408,00 ha; (4) đất trồng cà phê 488,00 ha; (5) đất trồng cây ăn quả (nhãn, xoài, sầu riêng) 980,00 (ha; (6) đất trồng màu 1.275,00 ha; (7) đất lúa, lúa màu 1.308,92 ha
ABSTRACT
The thesis of "Evaluation of land resources for agriculture land use in the district of Loc Ninh, Binh Phuoc province" was conducted in Loc Ninh, Binh Phuoc from March 2008 to July 2009 at the aim of building scientific base for effective and reasonable use of agriculture land resources in Loc Ninh district
Some of results were obtained:
1 On the soil map of Loc Ninh district at 1/25,000 scale, there are 5 soil groups with 8 soil units, in which the Alluvial soil accounts for 43.00 ha (0.05% total area (TA)); Grey soil: 8,351.00 ha (9.78% TA), Black soil: 514.00 ha (0.60% TA), Yellowish red soil contributes to the largest area of 69,613.00 ha (81.53% TA); and Deluvial soil: 5,311.00 ha (6.22% TA)
2 By using GIS (Geographic Information System) technique to overlay six individual maps of every land attribute, land unit mapof Loc Ninh district was built
in 1/25,000 scale, including 62 land mapping units (LMU); in which: Yellow-red soil on basalt/Chromic Luvisols (FK, Fu, Ru) occupies 27 LMU on an area of 36,861.00 ha; soil on Ancient Alluvial (X, Fp) with 22 LMU on 40,874.15 ha; Alluvial soil (P) with 01 LMU on 43.00 hectares; Deluvial soil, Gleyic grey soil (D, Xg) with 12 LMU on 5,955.00 ha
3 Based on surveying productive performance of rural households and evaluating present land use, socio-economic efficiency of Land Use Type (LUT) in agriculture, the thesis has selected nine common Land Use Types to assess land adaptability
4 In a combination of scientific and practical views, together with the local agriculture development orientation, the use of agriculture land in the district is suggested as follows: (1) Land for rubber plantation: 16,375.00 ha, (2 ) land for Cashew: 6,179.00 ha; (3) land for pepper: 4,408.00 hectares, (4) land for coffee:
Trang 9488.00 hectares; (5) land for fruit trees (Longan, Mango, Durian): 980.00 ha; (6) land for Subsidiary crops: 1,275.00 ha; (7) Land for Paddy and mixed Paddy - Subsidiary crops: 1,308.92 ha
MỤC LỤC
TRANG
Trang Chuẩn Y i
Lý Lịch Cá Nhân ii
Lời Cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt v
Mục lục vii
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các sơ đồ, biểu đồ và hình xi
Danh sách các bảng xii
Chương 1:MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu 3
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 2:TỔNG QUAN 4
2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất đai 4
2.1.1.Các kết quả nghiên cứu về đất và phân loại đất 4
2.1.2 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai 10
2.1.3 Tổng quan phương pháp đánh giá đất đai theo FAO 13
Trang 102.1.4 Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu 23
2.2.Tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh 26
2.2.1.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước 26
2.2.2.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Ninh 26
2.2.3.Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Phước 27
2.2.4.Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lộc Ninh 27
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1.Nôi dung nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình hình thành và sử dụng đất đai 30
3.1.2 Đặc điểm các loại đất trong mối quan hệ với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp 30
3.1.3 Đánh giá đất đai 30
3.1.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở của đánh giá đất đai 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1.Phương pháp luận 31
3.2.2 Phương pháp cụ thể 31
3.2.3 Các tư liệu và thiết bị sử dụng 34
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình hình thành và sử dụng đất nông nghiệp 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành, phát triển của lớp vỏ thổ nhưỡng 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội trong mối quan hệ với quá trình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp 45
4.2 Đặc điểm các loại đất trong mối quan hệ với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp 50
4.2.1 Phân lọai đất huyện Lộc Ninh 50
4.2.2.Đặc điểm lý hóa học và độ phì nhiêu đất 53
Trang 114.2.3.Thống kê quỹ đất 61
4.3 Đánh giá đất đai 65
4.3.1.Xác định chất lượng đất đai trên cơ sở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 65
4.3.2.Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất 71
4.3.3.Kết quả đánh giá đất đai 96
4.4 Đề xuất khả năng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Lộc Ninh trên cơ sở của đánh gía đất đai 106
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
5.1 Kết luận 122
5.2 Kiến nghị 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 126
Trang 12KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía nam
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
LC (Land characteristic): Đặc tính đất đai
LF (Limination factor): Yếu tố hạn chế
LMU (Land mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai
LQ (Land quality): Chất lượng đất đai
LUT (Land use type): Loại hình sử dụng đất
LUR (Land use requirement): Yêu cầu sử dụng đất
LUS (Land use system): Hệ thống sử dụng đất
Trang 13DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1 Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất 19
Sơ đồ 2.2.Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai 20
Sơ đồ 2.3.Ứng dụng kỹ thuật GIS và ALES trong đánh giá đất đai 25
Sơ đồ 4.1.Hệ thống sử dụng đất 17
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất đai năm 2008 huyện Lộc Ninh 72
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp năm 2008 75
HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Lộc Ninh 37
Hình 4.2 Bản đồ đất huyện Lộc Ninh 52
Hình 4.3 Bản đồ đơn vị đất đai 70
Hình 4.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 74
Hình 4.5 Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai 97
Hình 4.7 Bản đồ phân vùng phát triển nông lâm nghiệp 111
Hình 4.8 Bản đồ chuyển đổi đất nông nghiệp 116
Trang 14DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu dùng để xác định loại thích nghi 21
Bảng 3.1 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích thổ nhưỡng 33
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu khí hậu 39
Bảng 4.2.Thống kê diện tích theo độ dốc 42
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất 45
Bảng 4.4.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Lộc Ninh 46
Bảng 4.5 Phân loại và quỹ đất huyện Lộc Ninh 51
Bảng 4.6 Thống kê diện tích các loại đất theo tầng dày 62
Bảng 4.7 Thống kê diện tích các loaị đất theo độ dốc, địa hình 63
Bảng 4.8 Các đặc tính đất đai được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 66 Bảng 4.9 Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai 67
Bảng 4.10.Cơ cấu sử dụng đất 71
Bảng 4.11 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp 73
Bảng 4.12 Phân loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 76
Bảng 4.13 Hệ thống sử dụng đất trên các nhóm đất huyện Lộc Ninh 79
Bảng 4.14 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 82 Bảng 4.15 Phân cấp đánh giá 83
Bảng 4.16.Yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất 95
Bảng 4.17 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất 98
Bảng 4.18 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo cấp thích nghi và yếu tố hạn chế 100
Bảng 4.19 Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Lộc Ninh 102
Bảng 4.20 Diện tích các cấp thích nghi khi xét riêng lẻ từng loại hình 104
Trang 15Bảng 4.21 Khả năng thích nghi các loại hình sử dụng đất được chọn 112
Bảng 4.22.Kết quả đề xuất cây cao su 113
Bảng 4.23.Kết quả đề xuất cây điều 113
Bảng 4.24.Kết quả đề xuất cây tiêu 114
Bảng 4.25.Kết quả đề xuất cây cà phê 115
Bảng 4.26 Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất SXNN được chọn 118
Trang 161
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và phát triển Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được
Đất cùng với con người đã đồng hành qua các thời kỳ nông nghiệp khác nhau, từ nền nông nghiệp sơ khai vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đựơc áp dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ cao như hiện nay Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp và nhiều mục đích khác như: Xây dựng, giao thông, thủy lợi, mặt bằng cho sản xuất công nghiệp
Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất trong sản xuất, trong việc phát triển kinh tế xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai Vì vậy, muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý thì nhất thiết phải đánh giá tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này
Trên thế giới, công tác đánh giá tài nguyên đất đai đã được thực hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính; ở Việt Nam, công tác này mới chỉ thực hiện ở các vùng lớn, liên vùng, tỉnh,… chưa cụ thể hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cấp huyện cho nên tính hiệu quả thường chưa cao, việc sử dụng đất chưa thực hiện đúng theo phương án quy hoạch Vì thế công tác đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Lộc Ninh là rất cần thiết, làm căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, làm căn cứ xác định tính phù hợp cho việc bố trí các loại hình sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc đưa
ra quyết định về sử dụng và quản lý đất đai
Trang 172
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc đánh giá tài nguyên đất đai nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước là mục đích của người xây dựng đề tài này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài "Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ sử dụng đất nông nghiệp huyện
Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước" thực hiện nhằm mục tiêu tổng quát là xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Ninh, với các mục tiêu cụ thể sau:
- Nắm vững số lượng, chất lượng đất đai từng khu vực, xác định tính phù hợp bền vững cho việc sử dụng đất nông nghiệp
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho sử dụng đất đầy đủ hợp
lý và có hiệu quả cao, giúp cho cơ quan quản lý đất đai, người sử dụng đất ở địa phương khai thác tốt tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất
- Đánh giá được khả năng thich nghi đất đai về các mặt tự nhiên, kinh tế, cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp được lựa chọn
- Đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất bố trí sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc tính phù hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất cho hiện tại và tương lai, tìm
ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả Đề tài tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
- Các loại đất (Soil units) trên địa bàn huyện
- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện Lộc Ninh
Trang 183
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở huyện Lộc Ninh, huyện có diện tích tự nhiên là 85.395,15 ha, bằng 12,58% diện tích tỉnh Bình Phước, Có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 Xã và 01 Thị trấn
Lộc Ninh nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hoà, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất
có chất lượng cao Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của toàn quốc như cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
có liên quan đến sử dụng đất nói chung Đề tài tập trung nghiên cứu (i) đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; (ii) các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp và (iii) nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý Trong đề tài chỉ nghiên cứu nông nghiệp về ngành trồng trọt (các ngành khác chỉ tham khảo)
Trang 192.1 Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất đai
2.1.1.Các kết quả nghiên cứu về đất và phân loại đất
2.1.1.1.Các nghiên cứu về đất và phân loại đất trên thế giới
Nghiên cứu về đất là một trong những hợp phần quan trọng trong quá trình đánh giá thích nghi đất đai.Trong gần ba thập niên trở lại đây, tổ chức Lương nông thế giới (Food and Agriculture Organization - FAO) đã có những hoạt động về nghiên cứu đất, tập trung vào các lĩnh vực: (1) Lập bản đồ đất, (2) Đánh giá đất đai
để dự báo tiềm năng đất đai và đề xuất quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai Công tác nghiên cứu phân loại đất trên thế giới có thể chia làm ba thời kỳ như sau:
(1) Thời kỳ trước nghiên cứu của Docuchaev
Theo Brady (1974), hơn 4.000 năm trước đây người Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu phân chia ruộng đất ra các bậc để tính thuế
Ở Châu Âu, năm 1853, Thaer đã đề xuất bảng phân loại đất theo thành phần
cơ giới
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đất đã có từ năm 1832 (Ruffin, 1832), đến năm 1860 Hilgard xây dựng bảng phân loại đất đầu tiên cho nước Mỹ trên cơ sở nhận thức đất là một vật thể tự nhiên, tính chất đất có mối quan hệ đến thực vật, khí hậu
Trang 205
Trong thế kỷ XIX, đã xuất hiện lần đầu tiên bản đồ đất nước Nga (phần châu
Âu ) Sang nửa thế kỷ XIX, nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng Docuchaev, Kostusev và Sibirsev, Thổ nhưỡng học đã trở thành bộ môn khoa học
(2) Thời kỳ từ nghiên cứu của V.V Docuchaev đến giữa thế kỷ XX
Docuchaev (1846 - 1903) là người sáng lập môn khoa học về đất - bộ môn khoa học đất mới - khoa Thổ nhưỡng tự nhiên lịch sử hay phát sinh Docuchaev là người đầu tiên đã xác định chính xác về đất, đã chỉ ra sự hình thành đất là một quá trình phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố tự nhiên hình thành đất là: Khí hậu, địa hình, thực vật và động vật (sinh vật), đá mẹ và tuổi địa phương (thời gian)
Ở Mỹ, Coffey (1912) đề nghị phân chia đất làm 5 nhóm lớn, Marbut đã đề xuất hệ thống phân loại sắp xếp theo các cấp từ đơn vị đất (Soil unit) đến biểu loại (Serier)
Tóm lại, đến giữa thế kỷ XX có 3 khuynh hướng phân loại chính (J.P Gretrin, 1969) :
- Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hóa phát sinh)
- Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất)
- Phân loại của Mỹ (kinh nghiệm sử dụng đất, tính chất của đất và năng suất cây trồng)
(3) Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX đến nay
+ Trung tâm phân loại đất Soil Taxonomy: Do bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ chủ
trì, tập hợp một lực lượng lớn các nhà khoa học đất thế giới, đã xây dựng những quan điểm, phương pháp chuẩn đoán định lượng đã cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng
+ Trung tâm FAO/UNESCO: Đã vận dụng phương pháp định lượng trong
phân loại đất của phân loại đất Soil Taxonomy, xây dựng hệ thống phân loại mang tính chú dẫn bản đồ, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hòa hợp có mối quan hệ lãnh thổ Bản đồ đất thế giới tỉ lệ 1/5.000.000 đã xuất bản năm 1961, nhưng bản chú giải “Bản đồ đất thế giới” được bổ sung nâng cao từng thời kỳ
Trang 216
2.1.1.2 Các nghiên cứu về đất và phân loại đất ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu điều tra phân loại đất có hệ thống được bắt đầu từ cuối thập niên 60 Có thể phân chia 2 thời kỳ :
- Thời kỳ 1958 - 1975
Ở miền Bắc đã xây dựng bảng phân loại đất và điều tra xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc ( Fridland và ctv, 1953) Tiếp theo là thời kỳ nghiên cứu phát triển phân loại đất và điều tra xây dựng các loại bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn (Lê Duy Thước và ctv, 1992)
Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành xây dựng bảng phân loại đất và sơ
đồ đất miền Nam (Moorman, 1960) Tiếp theo là những nghiên cứu phân loại, điều tra đất tỷ lệ lớn ở một số cơ sở và sao nhân phổ biến bảng phân loại và sơ đồ đất chung ra từng tỉnh để sử dụng (Thái Công Tụng, Trương Đình Phú, 1964)
- Thời kỳ sau năm 1975:
Năm 1976, bản đồ đất Việt Nam do ban biên tập Bản đồ đất Việt Nam thực hiện ( Lê Duy Thước chủ trì) Năm 1978, hệ thống đất toàn bộ miền Nam ở cấp huyện (tỷ lệ 1/25.000), cấp tỉnh (tỷ lệ 1/100.000) và cấp vùng (1/250.000) được Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện từ năm 1976 -1978
Năm 1995, bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu và bản thuyết minh kèm theo
đã được xuất bản (Đất Việt Nam, 1995) Tài liệu kế thừa trên cơ sở những tài liệu trước đây, có bổ sung những vùng điều tra cụ thể và ứng dụng phương pháp định lượng của FAO/UNESCO trong phân loại và chú dẫn bản đồ Kết quả phân loại đất Việt Nam có 19 nhóm và 54 đơn vị đất Chú dẫn bản đồ có 14 nhóm và 31 đơn vị đất
2.1.1.3.Các nghiên cứu về đất và phân loại đất vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Phước
(a)Vùng Đông Nam Bộ
(i) Những nghiên cứu trước năm 1975
(+) Giai đoạn từ 1945-1975
Trang 227
- Bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (General soil map of The South Viet Nam) tỉ lệ 1/1.000.000 ( Morman, 1961) Tác giả đã xây dựng một chú dẫn tổng quát cho bản đồ này gồm 25 đơn vị bản đồ, trong đó phần đất của Đông Nam
Bộ chia thành 11 đơn vị chú giải Bản đồ kèm theo một chú dẫn bản đồ đơn giản không có số liệu phân tích, trong đó đã bỏ sót nhóm đất rất quan trọng là nhóm đất phèn, mà có thể tác giả gộp chung vào trong nhóm đất phù sa mặn
- Để bổ sung cho tài liệu của Morman, năm 1972 Thái Công Tụng thuộc sở Địa học Sài Gòn đã biên soạn tài liệu nghiên cứu về “Đất đai vùng Cao nguyên trung phần và Đông Nam Bộ” Trong tài liệu này tác giả đã mô tả 05 nhóm đất chính của Đông Nam Bộ có trên bản đồ của Morman về nguồn gốc phát sinh, tính chất lý -hóa học, phân bố và khả năng sử dụng
- Ngay trong những năm chiến tranh ác liệt (1973), các nhà thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu đất vùng căn cứ cũ (Cao Liêm và ctv, 1978) Các tác giả đã nghiên cứu tương đối sâu về 06 đơn vị đất của vùng (đất đỏ bazan, đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa mới, đất nâu bazan, đất xám granit và đất thung lũng) về thành phần hóa học tổng số, độ phì nhiêu, thành phần cơ giới, phân vùng đất đai và kiến nghị sử dụng đất
(ii) Những nghiên cứu sau năm 1975
Ngay cuối năm 1975, trên cơ sở những tài liệu của Moorman và Thái Công Tụng, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp với một số tuyến khảo sát bổ sung đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 cho các tỉnh B2 cũ (Viện Quy Hoạch
và Thiết Kế Nông Nghiệp, 1975) Các tác giả trong công trình này đã chuyển đổi phân loại đất theo quan điểm phát sinh và chia đất vùng Đông Nam Bộ ra 09 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất trơ sỏi đá Trên quan điểm thổ nhưỡng phát sinh, một bảng phân loại đất với các đơn vị bản đồ được phân chia kỹ tới chủng và biến chủng, rất coi trọng các chỉ tiêu kết von, thành phần cơ giới, đá mẹ, độ dốc, tầng dày đất
Những năm 1991-1994, lần lượt bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 các tỉnh Bà Vũng Tàu, Sông Bé,Tây Ninh, Đồng Nai được điều tra bổ sung, chỉnh lý (Phan Liêu
Trang 238
và ctv, 1987, 1991; Phạm Quang Khánh và ctv, 1991, 1992, 1993, 1994) Năm 1993 -1994, Vũ Cao Thái và ctv, 1997 đã điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai
tỷ lệ 1/50.000 theo phương pháp của FAO/UNESCO
1977) Tài liệu được tổng hợp từ bản đồ đất các huyện, tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000
với mức độ điều tra chi tiết; theo quan điểm phân loại phát sinh toàn tỉnh Sông Bé
cũ có 18 đơn vị chú dẫn bản đồ Trong đó tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị đất gồm: (1) đất phù sa, (2) đất xám trên phù sa cổ, (3) đất xám gley, (4) đất nâu thẫm trên đá bọt bazan, (5) đất nâu đỏ trên bazan, (6) đất nâu vàng trên bazan, (7) đất nâu vàng trên phù sa cổ, (8) đất vàng đỏ trên phiến sét, (9) đất vàng đỏ trên đá granite, (10) đất xói mòn trơ sỏi đá và (11) đất dốc tụ
(2) Bản đồ đất Đông Nam Bộ, 1/250.000 (Phan Liêu và ctv, 1988) Tài liệu
này được xây dựng trong khuôn khổ của chương trình điều tra tổng hợp Đông nam
bộ (chương trình 60-G) Đứng trên quan điểm phát sinh, tác giả đã phân chia đất Đông Nam Bộ ra 9 nhóm đất với 45 đơn vị chú dẫn bản đồ Trong phạm vi tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị, như bản đồ đất Sông Bé phát hiện
(3) Đất tỉnh Sông Bé (cũ), 1/100.000 (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân
Nhiệm, Trần Văn Huệ, 1993) “Tài liệu được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các tài
liệu về đất đã có trong đó lấy bản đồ đất 1/100.000 (Phan Liêu, 1987) làm căn cứ chính, kết hợp với điều tra thực địa và phân tích bổ sung các phẫu diện đại diện cho các loại hình thổ nhưỡng làm cơ sở cho việc xác định tên đất, trình bày đặc điểm lý hoá học đất và chuyển đổi tên đất theo phân loại của FAO/UNESCO” (Nguyễn
Trang 2406 nhóm đất (Soil groups) và 11 đơn vị chú giải bản đồ đất (Soil mapping units)
(c)Các nghiên cứu về đất và phân loại đất huyện Lộc Ninh
- Trong Kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Lộc Ninh tỷ lệ 1/25.000 do phân viện quy hoạch TKNN miền Nam xây dựng phục vụ việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2006-2010) cho thấy đất huyện Lộc Ninh có 5 nhóm, với 08 đơn vị bản đồ đất Trong đó:
(1) Nhóm đất phù sa: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất phù sa không được bồi (2) Nhóm đất xám: Có 2 đơn vị bản đồ đất là đất xám trên phù sa cổ và đất
xám gley
(3) Nhóm đất đen: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất nâu thẫm trên đá bọt bazan (4) Nhóm đất đỏ vàng: Có 3 đơn vị bản đồ đất là đất nâu đỏ trên đá bazan,
đất nâu vàng trên đá bazan, đất nâu vàng trên phù sa cổ
(5) Nhóm đất dốc tụ: Có 1 đơn vị bản đồ đất là đất dốc tụ trên bazan
2.1.2 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là xem xét khả năng thích ứng của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau, cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất, làm căn cứ đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai, là cơ sở khoa học quan trọng nhất cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả
Trang 2510
Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai và thiên nhiên chư
a được sử dụng hết hoặc sử dụng chưa hợp lý, để nâng cao sản lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả kinh tế, đồng thời phát hiện ra các loại đất mới đủ phẩm chất
đưa vào sản xuất nông - lâm nghiệp có định hướng, chọn cho vùng một hệ thống sử dụng đất hợp lý bảo đảm cho việc sử dụng đất bền vững
Đánh giá đất đai có ý nghĩa quan trọng là nghiên cứu các biện pháp tăng cường độ phì nhiêu cho từng loại ruộng đất đồng thời phát hiện những nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng thấp kém, dự kiến các phương án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất đai
2.1.2.1 Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học không dừng lại ở
việc nghiên cứu đặc điểm đất đai và thống kê tài nguyên đất mà còn nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai để đề xuất sử dụng đất hợp lý Năm 1970 nhiều quốc gia ở Châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai riêng cho quốc gia họ, các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp đánh giá đất đai và xem như một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng Các nước như Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ, Ba Lan, Bungaria, Liên Xô cũ; đã nghiên cứu đánh giá đất đai, xác định khả năng thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp dựa vào các chỉ tiêu lựa chọn riêng của từng quốc gia
Qua đánh giá đất đai, các nhà nghiên cứu thấy rằng cần có sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai trên toàn cầu Vì vậy đã hình thành hai ủy ban nghiên cứu là Hà Lan và FAO (Rome, Ý); kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời (FAO,1972), sau đó được Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973
Năm 1975, hội nghị tại Rome có những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp về đánh giá đất đai đầu tiên của FAO
Trang 2611
(A Framework for Land Evaluation) công bố năm 1976, sau đó được bổ sung và chỉnh sửa năm 1983 Bên cạnh tài liệu tổng quát của FAO, một số hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO ấn hành như:
Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (FAO, 1985); Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng
cỏ quảng canh (FAO, 1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (FAO, 1990); Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992)
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đã trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994) Song song với sự phát triển công nghệ, công tác đánh giá đất đai được sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ thống thông tin địa lý (GIS), trở thành công cụ cần thiết cho việc thẩm định và ước lượng tiềm năng sản xuất của đất đai cho mục tiêu phát triển bền vững
2.1.2.2 Tình hình đánh giá đất đai ở Việt Nam
Từ đầu những năm 1970, công tác đánh giá phân hạng đất được tiến hành rộng khắp trong cả nước Bùi Quang Toản và ctv(1991) đã tiến hành đánh giá phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 09 vùng chuyên canh Kết quả phục vụ cho việc tổ chức lại sản xuất và đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất cho các hợp tác
xã và các vùng chuyên canh Quy trình gồm 04 bước: Thu thập tài liệu; Vạch khoanh đất; Đánh giá và phân hạng chất lượng đất; Xây dựng bản đồ phân hạng đất Các yếu tố sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất vùng đồng bằng bao gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua Các yếu tố được chia thành 04 mức độ thích hợp là rất tốt, tốt, trung bình và kém Về phân hạng, đất được chia thành 04 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự từ tốt đến xấu Quy trình này
đã được áp dụng trong một thời gian dài Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và môi trường thì chưa được nghiên cứu sâu
Trang 2712
Những năm 1980 đến nay, công tác đánh giá đất đai đã có nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa, Viện QH & TKNN, Tổng cục Quản lý ruộng đất, các trường Đại học Nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất của Nhà nước cũng dựa trên cơ sở đánh giá phân hạng đất Một số công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất được triển khai trên toàn quốc với nhiều đối tượng cây trồng và nhiều vùng chuyên canh Đánh giá đất đai trở thành qui định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất Một số công trình tiêu biểu như:
+ Đánh giá phân hạng đất khái quát trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1984) đã xây dựng bản đồ đất tàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/50.000 dựa trên nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng đất là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân cấp gồm 07 nhóm đất
+ Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và ctv, 1986) đã tiến hành phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO nhưng chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên và hệ thống phân vị dừng lại ở lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất
+ Trong chương trình 48C, Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm Đề tài vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của FAO theo kiểu định tính, đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng, việc phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích nghi với cấp: Rất thích nghi (S1), Thích nghi trung bình (S2), Ít thích nghi (S3), Không thích nghi (N)
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đó đơn thuần thiên về mặt thổ nhưỡng, chưa quan tâm đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác động của môi trường (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000)
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ
đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang Trí, 1989; Trần Kim Tính, 1986)
Trang 2813
Qua nghiên cứu cho thấy, công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam không thể dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích nghi cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau Các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch, quản lý đất đai trong toàn quốc đã nhanh chóng vận dụng tài liệu đánh giá đất đai của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam, hàng loạt các dự án được tiến hành từ cấp vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia, mang lại nhiều kết quả khả quan trong đánh giá đất đai, góp phần hoàn thiện hơn các tư liệu, thông tin về đất có giá trị phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở
2.1.2.3 Tình hình đánh giá đất đai ở Đông Nam Bộ
+ Vũ Văn An, 1990 đã vận dụng các nguyên tắc trong “Đề cương đánh giá đất đai” của FAO vào điều kiện cụ thể vùng nghiên cứu tiến hành phân hạng đất trồng cây cao su cho vùng ĐNB và Tây Nguyên
+ Phạm Quang Khánh, 1994 với luận án “Đất và các hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ” đã dựa vào hướng dẫn của FAO vận dụng vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu
+ Phạm Quang Khánh và ctv, 1995 đã ứng dụng theo hướng dẫn của FAO thực hiện việc đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu
2.1.2.4 Tình hình đánh giá đất đai ở tỉnh Bình Phước
- Cùng với tài liệu về nghiên cứu, đánh giá đất đai vùng Đông Nam Bộ,
Phạm Quang Khánh và ctv đã thực hiện chuyên đề Đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Phước ở bản đồ tỷ lệ 1/100.000 vào năm 1999
- Trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000, đất tỉnh Bình Phước có 6 nhóm đất: Nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xói mòn trơ xỏi
đá và nhóm đất dốc tụ Với 11 đơn vị bản đồ đất
- Trong công trình này, đất đai tỉnh Bình Phước đã được đánh giá theo phương pháp do FAO đề nghị Toàn tỉnh trên bản đồ 1/100.000 có 38 đơn vị đất đai
Trang 2914
2.1.3 Tổng quan phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
2.1.3.1 Sự ra đời phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Trước khi phương pháp đánh giá đất đai của FAO ra đời (1976), hầu hết các nước trên thế giới đã tiến hành đánh giá đất đai phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất Các phương pháp đánh giá đất đai giữa các nước rất khác nhau đã gây trở ngại cho việc thống kê tài nguyên đất đai, tiên đoán khả năng SXNN nhất là sản xuất lương thực cho chiến lược toàn cầu
Qua thực tiễn trên, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất hàng đầu thế giới, nghiên cứu và biên soạn, qua nhiều kỳ hội thảo quốc tế, một tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai đầu tiên của FAO đã ra đời năm 1976 (a framework for land evalution) Tài liệu này đã được nhiều nước trên thế giới thử nghiệm và công nhận
là phương pháp đánh giá đất đai tốt nhất phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Sau đó tổ chức FAO cho ra đời hàng loạt các hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau và đồng thời hỗ trợ cho các trường Đại học xây dựng bài giảng đánh giá đất đai (FAO, 1976)
2.1.3.2 Một số thuật ngữ thường dùng trong đánh giá đất đai
- Đất đai (Land)
Định nghĩa của Brinkman và Smyth (trích dẫn theo FAO, 1976): “Về mặt địa lý đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai”
Đặc tính đất đai là tính chất tương đối đơn giản có thể đo đếm được như mưa bình quân hàng năm, thành phần cơ giới khác biệt của đất…
- Loại sử dụng đất chính (Major kind of land use)
Trang 3015
Loại sử dụng đất chính là sự phân chia ở mức cao sử dụng đất ở nông thôn,
cụ thể như: nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới, cây hàng năm, cây lâu năm, đất lâm nghiệp,…
- Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT)
Loại hình sử dụng đất hiện tại là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vạt hoặc khoanh đất với những phương thức quản lý, sản xuất trong điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế -
xã hội nhất định Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu
về cơ sở hạ tầng; mức thu nhập v.v
- Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai là những vạt đất với những đặc trưng cụ thể, để có thể nhìn thấy được và có thể xác định được trên khung địa lý Đơn vị bản đồ đất đai
có thể hiểu là một khoanh đất hay vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ với những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983) Tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất đai được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai (LUM)
- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS)
Hệ thống sử dụng đất là một loại hình sử dụng đất bố trí trong một điều kiện
tự nhiên cụ thể, có thể là một đơn vị bản đồ đất đai (LMU) Nó bao hàm cả vấn đề đầu tư, cải tạo đất và thu nhập có thể có
- Bản đồ đất (Soil Map - SM)
Trang 31- Chất lượng đất đai (Land quality - LQ)
Chất lượng đất đai là một đặc trưng của đất đai mà những tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một kiểu sử dụng riêng biệt Hay có thể hiểu chất lượng đất đai là tính chất phức hợp của nhiều yếu tố tự nhiên thông thường phản ảnh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai
- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land use requirement - LR)
Yêu cầu sử dụng đất đai là những điều kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả Bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêu cầu về quản trị và bảo vệ đất đai
- Yếu tố hạn chế (Limitation factor)
Yếu tố hạn chế là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến tiềm năng đất đai đối với loại hình sử dụng đất nhất định; được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích nghi đất đai
2.1.3.3 Các nguyên tắc đánh giá đất đai của FAO
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai, bao gồm: (i) Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại
hình sử dụng đất cụ thể; (ii) Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa đầu tư
Trang 3217
(inputs) và thu nhập (outputs) ở các loại đất đai khác nhau; (iii) Phải có sự kết hợp
đa ngành trong đánh giá đất đai;(iv) Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội; (v) Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững;(vi) Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau
Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích hợp của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự nhiên mà phải phân tích cả về kinh tế- xã hội và tác động môi trường
Vì vậy, những thông tin từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng để bố trí định hướng sử dụng tài nguyên đất
2.1.3.4 Nội dung và tiến trình công tác đánh giá đất đai theo FAO ở Việt Nam
Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của nghiên cứu Tuy nhiên, tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (i) Giai đoạn chuẩn bị; (ii) Giai đoạn điều tra thực tế và (iii) Giai đoạn xử lý số liệu và báo cáo kết quả Trong mỗi giai đoạn, có ba nhóm công việc riêng biệt như sau:
(i) Nhóm công việc liên quan đến sử dụng đất: Điều tra, đánh giá hiện trạng
sử dụng đất, nghiên cứu các loại hình và hệ thống sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của các hệ thống sử dụng đất, lựa chọn các hệ thống
sử dụng đất và loại hình sử dụng đất có triển vọng để đánh giá
(ii) Nhóm công việc liên quan đến đất đai: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên
có liên quan đến sử dụng đất (khí hậu, đất, địa hình địa mạo, thực vật ), lựa chọn
và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai, khoanh định các đơn vị đất đai phục vụ cho việc đánh giá
Trang 3318
(iii) Nhóm công việc liên quan đến đất đai và sử dụng đất: So sánh và kết hợp giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất đai để phân định các mức độ thích
hợp của các đơn vị đất đai cho từng loại hình sử dụng đất
Giai đoạn 1: Đánh giá đất đai, gồm bảy bước: từ bước 1 đến bước 7
Giai đoạn 2: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai, gồm hai bước: 8 và 9
Tiến trình các bước công việc như sau :
2.1.3.5 Cấu trúc phân
2.1.3.5 Cấu trúc phân hạng và phương pháp xác định mức thích nghi
Theo phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976, 1983), hệ thống phân vị khả năng thích nghi đất đai gồm có 4 bậc: Bộ (order), loại (class), loại phụ (sub-class) và đơn vị (unit) (Sơ đồ 2.2)
d đất
4
Xác đ ịnh đơn
vị đất đ
5
Đánh giá khả năng thích hợp
6
Xác định hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường
7
Xác đ ịnh loại
sử dụng đất thích hợp nhất
8
Quy hoạch
sử dụng đ
ất
9
Áp dụng kết quả đánh giá đất
Trang 3419
S1 S2/i (*) S2/d-1(**) S:Thích nghi(***) S2 S2/d S2/d-2
để thực hiện LUT đó (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dùng để xác định loại thích nghi
(FAO,1976)
Sơ đồ 2.2: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai
(*) i: Khả năng tưới; d: Độ dày tầng đất; sl: Độ dốc; r: Lượng mưa
(**) d 1: Độ dốc 3 8 0 ; d 2: 8 15 0 ; d 3: >15 0
(***) S1: Thích nghi cao; S2: Thích nghi trung bình; S3; Ít thích nghi
(****) N1: không thích nghi hiện tại; N2: Không thích nghi vĩnh viễn
Trang 3520
LOẠI
THÍCH NGHI
CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH Năng suất (*) Tỷ suất lãi Xác định về đầu tư S1 (Thích nghi cao) >80% >1,5 lần Chi phí đầu tư thấp
N (Không thích
nghi) <20% <0,5 lần
Nếu không có biện pháp cải tạo và quản trị đất thích hợp thì dù có đầu
tư lớn cũng không thực hiện được
(*) Mức năng suất so với năng suất tối đa mà một LUT có thể đạt đ ược
Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế để xác định loại khả năng thích nghi đất đai, nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp này, đồng thời áp dụng phương pháp kết hợp theo chủ quan, thảo luận kỹ càng với các chuyên gia, với người trực tiếp sử dụng đất và có kết hợp xem
xét vấn đề kinh tế - xã hội
2.1.3.6 Phân tích kinh tế, tài chính trong phân hạng thích nghi đất đai
Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai trong giai đoạn hiện nay luôn có sự liên kết trao đổi với dữ liệu kinh tế và các dữ liệu về điều kiện tự nhiên; trao đổi liên tục các thông tin giữa các nhà khoa học tự nhiên và xã hội trong đánh giá đất đai Thực hiện được như vậy thì các kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn, có định hướng cho cây trồng thích hợp cả về tự nhiên và về thị trường Yêu cầu đầu tiên để thực hiện phân tích kinh tế trong đánh giá thích nghi đất đai là thu nhận dữ liệu chính xác về đầu tư, chi phí và giá cả từ các nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Đánh giá tài nguyên đất đai, cần phải làm sáng tỏ 3 vấn đề về phân tích kinh tế:
- Phân tích kinh tế mang tính thời điểm Các kết quả sẽ khác nhau nên thời điểm thu thập dữ liệu kinh tế cũng khác nhau do sự thay đổi thường xuyên của chi phí và giá cả
Trang 3621
- Đánh giá kinh tế không phải là vấn đề tính toán đơn giản từ những số liệu
cố định mà là sự khẳng định đối với tổng thu nhập thuần
- Các phân tích kinh tế không cung cấp biện pháp đơn độc, duy nhất về thích nghi đất đai Tổng thu nhập thuần có thể được xác định ngay theo ngày công, tháng
công hoặc theo khu vực đơn vị đất đai cho các loại hình sử dụng đất khác nhau 2.1.3.7 Đánh giá những tác động đến môi trường
Các ảnh hưởng của việc sử dụng đất hoặc những thay đổi sử dụng đất đến môi trường có thể là thuận lợi hoặc bất lợi Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp được biểu hiện bởi hai nhóm ảnh hưởng: những ảnh hưởng nội tại (ảnh hưởng đến LMU đang sử dụng); những ảnh hưởng bên ngoài
(1) Những ảnh hưởng bất lợi nội tại
- Dọn sạch thảm thực vật kể cả thực vật và động vật hiếm;
- Phá hoại các hành lang tự nhiên về động vật hoang dã;
- Giảm hàm lượng hữu cơ lớp đất mặt khi chuyển đổi rừng (cày phá lâm) và đồng cỏ tự nhiên thành đất trồng trọt
Hầu hết các ảnh hưởng nội tại đều được xem xét trong đánh giá đất đai, là một trong các nguyên tắc của chương trình đánh giá đất đai theo FAO Một khi thấy đất có hiện tượng đất thoái hoá do việc sử dụng đất thì phải xác định thích nghi đất đai là không phù hợp; khi cải tạo đất có triển vọng thì có thể nâng hạng thích nghi Một số nhược điểm của các ảnh hưởng trên có thể được xem xét khi các phúc lợi kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất là quan trọng, tuy nhiên một khi sự thoái hoá đất nghiêm trọng dẫn đến sự phá huỷ hoàn toàn đất đai là không cho phép
(2) Những ảnh hưởng bất lợi bên ngoài
- Sự ngập lụt ở cuối nguồn vào mùa mưa, tích luỹ bùn ở các hệ thống thuỷ nông gây thiếu nước trong mùa khô;
- Sự kiềm hoá hoặc mặn hoá các dòng sông và hồ ao, việc sử dụng phân bón gây ô nhiễm đất và quần thể động thực vật
Trang 3722
2.1.4 Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Kỹ thuật GIS (Geographic Information System)
Hệ thống thông tin đia lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình lập quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
Ở Việt Nam, công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90 Ứng dụng đầu tiên của GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai ở Đồng bằng sông Hồng, kết quả đã xây dựng “Bản đồ sinh thái dồng bằng sông Hồng, tỷ lệ 1/250.000” (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1990) Tiếp sau đó, GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các lớp thông tin chuyên đề: thổ nhưỡng, sử dụng đất, thủy lợi, … phục vụ cho nghiên cứu tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng GIS, bước đầu vận dụng có hiệu quả các tiện ích sẵn có của GIS Tuy nhiên, việc ứng dụng GIS chỉ mới dừng lại ở mức xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (dùng chức năng OVERLAY của GIS) và biểu diễn kết quả đánh giá thích nghi (bản đồ khả năng thích nghi cây trồng) Các công đoạn đối chiếu giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) và yêu cầu sử dụng đất (LUR) của cây trồng còn phải thực hiện bằng phương pháp cổ điển (bằng tay), sau đó nhập kết quả đánh giá thích nghi vào GIS để biểu diễn Các chỉ tiêu về kinh tế (đầu tư, tổng giá trị sản phẩm, lãi, thu nhập,…) của các loại hình sử dụng đất cũng được xử lý riêng bên ngoài (bằng phần mềm Microsoft Excel) Do đó, việc tự động hóa công đoạn đối chiếu giữa LQ/LC
và LUR và tự động tính toán hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất là yêu cầu khách quan và cấp bách
2.1.4.2 Ứng dụng kỹ thuật GIS và Hệ thống đánh giá đất tự động ALES (Automated Land Evaluation System) trong đánh giá đất đai
Trong tiến trình đánh giá đất đai, việc xây dựng các biểu bảng liên kết và tính toán khả năng thích hợp cần rất nhiều thời gian và dễ mắc sai sót Vì vậy, cần
Trang 3823
phải tự động hoá tiến trình đánh giá đất đai Rossiter, 1990 đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một chương trình máy tính nhằm hỗ trợ cho các nhà chuyên môn cải thiện các dự án đánh giá đất của mình Vì thế đã ra đời Chương trình đánh giá đất tự động (gọi tắt là ALES), Rossiter và Wanbeke, 1994 thuộc Trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ) biên soạn theo “Khung đánh giá đất của FAO”
ALES có thể thực hiện cả việc phân tích khả năng thích hợp về tự nhiên lẫn kinh tế Đối với đánh giá khả năng thích hợp về tự nhiên, các chất lượng đất đai có thể được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp Sau đó, nhà điều tra sẽ xây dựng nhánh cây quyết định và phân cấp mức thích hợp từng chất lượng đất đai theo yêu cầu của các loại hình sử dụng đất Việc đánh giá về kinh tế được dựa trên thu nhập thuần (gross margins) của các loại hình sử dụng đất Việc xây dựng mô hình trong ALES rất khác nhau tuỳ vào yêu cầu của từng địa phương Vì vậy, việc xác lập các yêu cầu sử dụng đất để đánh giá phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu của địa phương Việc ứng dụng ALES đã mang lại ba lợi ích trong đánh giá đất: (i) Các kết quả đánh giá về kinh tế rất dễ bị lỗi thời nên người sử dụng ALES là có thể cập nhật thường xuyên các thông số kinh tế; (ii) Dễ dàng thay đổi nhánh cây quyết định trong đánh giá thích hợp về tự nhiên và ALES sẽ cho kết quả ngay; (iii) Kết quả đánh giá của ALES có thể kết nối với hệ thống GIS phục vụ cho việc phân tích đưa ra các phương án quy hoạch sử dụng đất Ngoài ra, việc đánh giá trong ALES được dựa trên chất lượng đất đai nên các yếu tố môi trường tự nhiên được xem xét trong mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ và mang tính hệ thống hơn đánh giá dựa trên các đặc tính đất đai riêng lẻ
Tóm lại, Chương trình đánh giá đất tự động (ALES) là một mô hình hỗ trợ quá trình đánh giá đất đai và có thể xem như một phần của GIS (có sự kết nối thông tin giữa dữ liệu của bản đồ đơn vị đất đai với mô hình) Việc phân cấp các mức thích hợp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xây dựng nhánh quyết định (decision tree) cho các chất lượng đất đai, công việc này đôi khi phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia.(Sơ đồ 2.3)
Trang 3924
C¸c tham kh¶o ban ®Çu vÒ vïng nghiªn cøu;
môc tiªu, néi dung vμ ph−¬ng ph¸p
Trang 4025
2.2.Tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh
2.2.1.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Qua số liệu thống kê đất đai năm 2008 cho thấy một số đặc điểm nổi bật về
sử dụng đất tỉnh Bình Phước như sau:
- Tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng rất cao, trong tổng số 687.441 ha DTTN đến
nay đã đưa vào sử dụng 686.276 ha, chiếm 99,83% DTTN, tỷ lệ này cao hơn vùng
ĐNB và cao hơn nhiều so với toàn quốc
- Trong đất đã đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất so
với vùng ĐNB và cả nước, ngược lại đất phi nông nghiệp lại chiếm một tỷ trọng
nhỏ so với ĐNB và cả nước
- Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất có mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ
trọng cao nhất vì ở đây có nhiều hồ chứa nước lớn nhất khu vực
2.2.2.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Ninh
Qua số liệu thống kê đất đai năm 2008 cho thấy một số đặc điểm nổi bật về
sử dụng đất huyện Lộc Ninh như sau:
- Tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng rất cao; trong tổng số 85.395,15ha DTTN đến
nay đã đưa vào sử dụng 84.895,17 ha, chiếm 99,41% DTTN, tỷ lệ này tương đương
với toàn tỉnh ( toàn tỉnh Bình Phước 99,83%)
- Trong đất đã đưa vào sử dụng, đất thuộc nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng rất cao (92,30% DTTN), ngược lại đất phi nông nghiệp có một tỷ trọng rất
thấp (7,11% DTTN)
- Trong 84.895,17 ha đất đã đưa vào sử dụng: Đất lâm nghiệp là 25.729,50
ha, chiếm 30,13% DTTN (tỷ trọng này đối vời tỉnh bình Phước là 25,96%) Đất sản
xuất nông nghiệp có 53.043,53 ha, chiếm 62,07% DTTN, thấp hơn toàn tỉnh (tỉnh
Bình Phước là 64,93% ) Đất phi nông nghiệp có 6.075,21 ha, chiếm 7,11% DTTN,
thấp hơn so với toàn tỉnh (toàn tỉnh Bình Phước 7,75%)
- Đất chưa sử dụng còn rất ít: 499,97 ha, chiếm 0,59% DTTN Cho thấy khả năng
khai thác từ đất chưa sử dụng bổ sung cho các mục đích sử dụng không còn nhiều