NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 41 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trí địa lý của một địa phương chẳng hạn như gần các trung tâm kinh tế lớn hay vị trí thuận lợi trong giao lưu KT - XH sẽ tác động không nhỏđến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, lụt bão TX cũng là nguyên nhân làm tăng chi NSNN. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là một tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏđến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

1.4.2. Điều kiện KT - XH

Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát

triển của địa phương.

Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, cơ sở giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội… cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.

Khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền KT - XH cũng ảnh hưởng không nhỏđến chi NSNN. Lực lượng sản xuất phát triển cao, kết cấu hạ tầng bền vững, đảm bảo cho yêu cầu phát triển thì quy mô tích luỹ ngày càng lớn, quy mô thu NSNN ngày càng được mở rộng, nguồn thu NSNN ngày càng bền vững. Do vậy, chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện sẽ ngày mở rộng và tăng dần theo đầu tư chiều sâu, nền kinh tế xã hội của huyện sẽ ngày càng phát triển.

Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển KT - XH trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn huyện, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ KT - XH của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền KT - XH nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của huyện. Khi kinh tế xã hội của huyện phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền KT - XH theo đúng định hướng quy hoạch của địa phương, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của NSNN.

1.4.3. Trình độ của cán bộ quản lý

Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách. Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành NS tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản

lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý ngân sách.

1.4.4. Các nhân tố khác

Ý thức chấp hành của các đối tượng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến chất lượng quản lý chi NSNN, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN sẽ tránh được những sai phạm và vi phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Sự phối hợp trong các cơ quan của hệ thống tài chính trong việc thực hiện quản lý chi NSNN và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, thực hiện và tham gia quản lý NSNN cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Qua những nhân tố đã nêu trên, công tác quản lý chi NS chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau, có thể lựa chọn giải pháp thích hợp đểđạt mục tiêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi NSNN là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội.

Tuy nhiên, khác với các chủ thể khác, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà nước, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu của NSNN là rất khó khăn, phức tạp.

Để đánh giá hiệu quả chi tiêu NSNN, cần phải sử dụng đến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng như các chỉ tiêu định lượng và định tính với nhau.

Tất cả những vấn đề lý luận là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Pắc đề cập ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC QUN LÝ CHI NSNN TI PHÒNG TÀI CHÍNH – K HOCH HUYN KRÔNG PC,

TNH ĐẮK LK

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT - XH HUYỆN KRÔNG PẮC ẢNH

HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. V trí địa lý

Huyện Krông Pắc có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn. Vị trí địa lý cách trung tâm Buôn Ma Thuột trên 30 km theo Quốc lộ 26 về phía Đông, thuộc tỉnh Đắk Lắk, nằm trong vùng Tây Nguyên.

Lãnh thổ của huyện có địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Năng; phía Nam giáp huyện Krông Na, Krông Bông; phía Đông giáp huyện Ea Kar; phía Tây giáp Thành phố Buôn Ma Thuột.

b. Địa hình và khí hu

- Địa hình:

Địa hình huyện Krông Pắc nằm trong vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 500m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam.

Nhìn chung địa hình đặc trưng bởi 3 dạng sau đây:

+ Vùng cao nguyên, dãy đồi lượn sóng: Thuộc bía Đông Cao nguyên Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ, phân bố từ Tây sang Đông phía Bắc huyện. Đây là vùng chiếm diện tích lớn nhất huyện (khoảng 40.000ha). Độ cao trung bình 500 – 550m.

này có nhiều dãy núi rải rác như Cư Im (618m), Cư Đrang (664m), Cư Kplang (648m) giáp huyện Krông Bông và dãy núi cao nhất là Cư Ouie (788m) giáp huyện Krông Na, độ dốc trung bình từ 20,5% trở lên.

+ Vùng trũng thấp: Có diện tích khoảng 12.000ha, nằm ven hạ lưu sông Krông Búk và sông Krông Pắc thuộc phía Nam và Đông Nam huyện. Vùng này có độ cao trung bình 400 – 500m, tương đối bằng phẳng, xen lẫn núi sót (Cư Mui cao 502m, Cư Plung cao 581m). Vùng này có nhiều sình lầy, một số khu vực ngập nước vào mùa mưa.

- Khí hậu thời tiết:

Huyện Krông Pắc nằm trên Cao nguyên trung phần, thười tiết khí hậu vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Đặc điểm khí hậu khu vực Krông Pắc là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu của vùng trung tâm và khí hậu vùng phía Đông tỉnh Đắk Lắk. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân 23 - 240C, lượng mưa bình quân khoảng 1.400 – 1.500 mm.

Mùa khô thường từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Lượng mưa chiếm 15% cả năm, từ tháng 1 đến tháng 3 hầu như không mưa.

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân tháng trên 180mm, lượng mưa trong mùa này chiếm 85% cả năm, tập trung phần lớn từ tháng 9 đến tháng 11.

Nhìn chung điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, tuy nhiên có yếu tố không thuận lợi là lượng mưa trong năm phân bố rất không đồng đều, vào các tháng mùa mưa thừa nước, gây xói mòn mạnh ở những vùng đất dốc và ngập úng những vùng thấp trũng. Mùa khô quá dài cùng với cường độ khô bình quân rất cao cho nên làm cây trồng thiếu nước trầm trọng. Độẩm không khí quá thấp vào nhiều ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển KT - XH

a. Dân s

- Dân số: Trung bình năm 2014 là 205.162 người, trong đó 91,18% sống ở khu vực nông thôn và 8,82% ở khu vực thành thị. Mật độ dân số 328 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Đắk Lắk.

b. Tài nguyên khoáng sn

- Tài nguyên nước: Trên địa bàn huyện Krông Pắc có hệ thống sông, suối phân bố tương đối đồng đều khắp và khá dày trên địa bàn huyện, tạo thành hệ thống lớn như Ea Knuếc, Ea Uy, Ea Kuăng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống trên 70 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, trong đó có những hồ lớn như hồ Krông Búk hạ, hồ Ea Nhái, hồ Ea Uy,...

- Tài nguyên đất

Về thổ nhưỡng: Toàn huyện có 8 nhóm đất chủ yếu, gồm: Nhóm đất đỏ Bazan có tỷ trọng rất lớn, chiếm 63,85% diện tích tự nhiên của huyện, là điều kiện rất tốt cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nhất là các loại cây công nghiệp có giá trị cao nói riêng. Bên cạnh đó có 18.500ha (chiếm 29,7%) đất phù sa, đất đen và đất dốc tụ phân bố dọc sông suối sẽ là nơi phát triển các vùng chuyên canh lúa nước cao sản và các loại rau màu có giá trị, đây là thế mạnh của huyện.

Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên huyện Krông Pắc là 62.581ha. Trong đó đất nông nghiệp 43.506 ha, chiếm 69,5% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 4.207ha, chiếm 6,7%; đất phi nông nghiệp 7.702ha, chiếm 12,3%, trong đó đất ở 1.533ha, chiếm 2,5%; đất chưa sử dụng 6.973ha, chiếm 11,1% tổng diện tích tự nhiên.

Bng 2.1. Tình hình s dng đất huyn Krông Pc TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 62.581,0 100,0 I Đất nông nhiệp 47.906,2 76,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 43.506,1 69,5 1.1.1 Cây hàng năm 20.796,1 33,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.984,5 12,8 1.1.1.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi 0,0 0,0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 12.811,6 20,5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 22.710,0 36,3 1.2 Đất lâm nghiệp 4.207,6 6,7 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.428,4 3,9 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.779,2 2,8 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 192,5 0,3

II Đất phi nông nghiệp 7.702,0 12,3

2.1 Đất ở 1.533,3 2,5

2.2 Đất chuyên dùng + đất khác 6.168,7 9,9

III Đất chưa sử dụng 6.972,8 11,1

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.603,1 4,2 3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 4.369,7 7,0

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ khoáng sản như đá, cát, sét, than bùn được đánh giá là có trữ lượng khá đang được các đơn vị khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng như sản xuất phân vi sinh, khai thác sản xuất đá xây dựng, sản xuất gạch ngói phục vụ xây dựng...

tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đất lâm nghiệp có: đất rừng sản xuất 2.428,4 ha, chiếm 3,9% diện tích; đất rừng phòng hộ có 1.779,2 ha, chiếm 2,8% diện tích. Hiện tại (năm 2014) độ che phủ rừng tính trên diện tích đất có rừng cộng với diện tích cây công nghiệp dài ngày, thì độ che phủ rừng đạt 8,5%. Với một diện tích lớn đất lâm nghiệp có thể chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, cho phép huyện phát triển mạnh một số cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (Cao su, thông…). Đây là lợi thế mang tầm chiến lược của huyện.

- Tài nguyên du lịch: Về vật thể có cảnh quan rừng, vườn cây công nghiệp dài ngày, suối thác, hồ nước... Tại khu vực hồ Tân An, hồ Ea Nhái, hồ Krông Búk hạ, có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái. Khu vực trung tâm huyện Krông Pắc, phía Bắc thị trấn hiện nay có thể xây dựng khu du lịch sinh thái. Ngoài ra còn một số hồ đập khác trên địa bàn huyện tương lai cũng có thể khai thác đưa vào hệ thống các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục vụ nhân dân trong huyện.

2.1.3. Tình hình phát triển KT - XH huyện Krông Pắc giai đoạn 2010 - 2014

a. Tăng trưởng và chuyn dch cơ cu kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2014 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tín dụng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Krông Pắc nói riêng gặp không ít khó khăn như lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế giảm, thiên tai, dịch bệnh; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng huyện Krông Pắc đã tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán thu, chi NSNN; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bình ổn kinh tế, không để lạm phát cao theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân

các năm từ 12 - 13% nên tình hình KT - XH của huyện phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần hoàn thành hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Krông Pắc lần thứ XII về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng - an ninh 5 năm (2010-2015) đề ra. [17]

Bng 2.2. Giá tr sn xut, cơ cu các ngành kinh tế giai đon 2010 - 2014

Đơn vị tính: Tỷđồng (Giá so sánh năm 2010)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nội dung Gía trị (%) Gía trị (%) Gía trị (%) Gía trị (%) Gía trị (%) Tăng trưở ng BQ (%) Tổng GTSX 4.766,6 100,0 5.389,5 100,0 6.102,4 100,0 6.880,2 100,0 7.697,6 100,0 12,7 Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản 2.326,9 48,8 2.501,4 46,4 2.701,6 44,3 2.917,7 42,4 3.180,3 41,3 8,1 Ngành CN – TTCN 597,3 12,5 704,8 13,1 824,6 13,5 948,3 13,8 1.081,1 14,0 16,0 Ngành TM – DV 1.842,4 38,7 2.183,3 40,5 2.576,3 42,2 3.014,2 43,8 3.436,2 44,6 16,9 Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2014

đạt 12,7%. Trong đó, ngành nông - lâm - thủy sản có mức tăng trưởng bình quân hàng năm 8,1%/năm; ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 16,0%/năm; ngành thương mại - dịch vụ tăng 16,9%/năm.

Giai đoạn 2010 - 2014, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tích cực và rõ nét, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp - lâm - thủy sản, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu vực và các ngành kinh tế. Ngành nông - lâm - thủy sản năm 2010 chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất là lớn nhất và giảm qua hàng năm: Năm 2010 chiếm 48,8%, năm 2014 giảm xuống 41,3%. Ngành thương mại - dịch vụ chiếm vị trí thứ hai trong tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng lên qua các năm từ 38,7% năm 2010 tăng lên 44,6% năm 2014. Tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm vị trí thứ ba trong tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng lên qua các năm từ 12,5% năm 2010,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 41 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)