Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi NSNN trên địa bàn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 103 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi NSNN trên địa bàn

bàn

a. Hoàn thin cơ chế t ch, t chu trách nhim đối vi các cơ quan hành chính, đơn v s nghip công lp

Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tạo quyền chủ động trong huy động các nguồn lực cũng như cơ sở vật chất để tổ chức dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, từđó nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp

Trong quá trình phân bổ NS căn cứ vào tình hình thực hiện của năm trước, định mức chi để phân bổ cho năm đầu thuộc thời kỳổn định ngân sách, chưa gắn kết khoản kinh phí phân bổ với các đầu ra cụ thể, chi tiết. Hơn nữa cơ chế hiện tại cũng chưa có công cụđểđo lường, đánh giá hiệu quả, hiệu lực đầu ra đạt được.

Cần quy định tiêu chuẩn đối với tổ chức bộ phận kế toán; tăng cường quyền thực hiện, kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức; phân bổ NS theo hướng cân đối tổng thể, không phân chia nguồn kinh phí thực hiện tự chủ và không thực hiện tự chủ; gắn kết việc phân bổ NS với các chi tiêu đầu ra cho các đơn vị. Mục đích của các giải pháp này là nâng cao hiệu quả chi tiêu công, bên cạnh việc tăng cường kỷ luật tài chính và sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược với nguồn NS được phân bổ.

b. Hoàn thin quan h phi hp gia phòng TC - KH vi Chi cc Thuế và KBNN

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN nhất thiết phải có sự cộng tác, phối hợp giữa cơ quan phân bổ, giao dự toán (cơ quan Tài chính) và cơ quan kiểm soát việc xuất quỹ NS (KBNN). Cơ quan Tài chính khi giao dự toán phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN. Cơ quan KBNN phải công

khai quy trình kiểm soát chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục đểđơn vị dự toán biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải TX thực hiện công tác báo cáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành NSĐP, đặc biệt là tình hình tồn quỹ ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết quả kiểm soát chi ngân sách, ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Phòng TC - KH huyện, Chi cục Thuế, KBNN huyện tiếp tục khai thác việc sử dụng hệ thống quản lý NS Tabmis. Đồng thời đề nghị mở rộng hệ thống Tabmis đến các đơn vị sử dụng NS để các đơn vị tự nhập dự toán như đơn vị dự toán cấp I nhập liệu vào hệ thống Tabmis và chịu trách nhiệm với dự toán dược giao. đồng thời phân quyền trách nhiệm cụ thể trong việc nhập liệu này, nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý chi NSNN, không chỉ riêng của Phòng TC - KH huyện và KBNN.

Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi NS thông qua cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của phòng TC - KH, KBNN huyện và cơ quan thụ hưởng NS. Cần phải điều chỉnh lại việc thực hiện cơ chế kiểm soát chi theo hướng tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng NS thuận lợi, chủ động trong điều hành kinh phí của mình, thực hiện các nhiệm vụđược giao đúng quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng NS, xóa đi những trùng lắp trong kiểm soát chi như hiện nay; đối với các đơn vị thực hiện Nghị định 130/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn ban hành và Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất trong quá trình sử dụng kinh phí NS của đơn vị.

c. Hoàn thin, h thng hoá định mc phù hp và đảm bo tính thng nht để qun lý, điu hành, kim soát chi NSNN

Hệ thống chếđộ, tiêu chuẩn, định mức là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và chấp hành NSNN, là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN. Hiện tại hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN của nước ta vừa thiếu, vừa lạc hậu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Do vậy, cần phải phối hợp với cơ quan Tài chính và các phòng, ban tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức theo thẩm quyền của UBND huyện; hoặc kiến nghị với UBND tỉnh và Trung ương, đồng thời cụ thể hoá các định mức, tiêu chuẩn chi NSNN đang hiện hành đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:

- Các tiêu chuẩn, định mức phải được xây dựng đảm bảo logic, khoa học từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở thực tiễn, xác đáng để các định mức chi đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị và thực tiễn của huyện Krông Pắc.

- Các tiêu chuẩn, định mức phải có tính thực tiễn cao, nghĩa là nó phải phản ánh mức độ phù hợp với nhu cầu kinh phí phục vụ cho hoạt động của các đơn vị thụ hưởng NSNN trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế, khả năng cân đối NSNN của từng vùng, từng địa phương của huyện Krông Pắc.

- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động; đồng thời định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với bộ Tài chính

Hoàn thiện nâng cấp hệ thống thông tin quản lý Tabmis, phân quyền hướng tới trách nhiệm của toàn bộ các đơn vị thụ hưởng NS và hệ thống tổng

hợp được số liệu từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán thành một hệ thống thống nhất.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Đắk Lắk

Thứ nhất, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các cấp các ngành tăng cường công tác quản lý chi ngân sách, tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý tài chính trong đơn vị sử dụng ngân sách.

Thứ hai, UBND tỉnh xem xét điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ NS cho phù hợp, không nên căn cứ vào dân số bình quân để xây dựng định mức chi mà phải chú trọng đến nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi TX của cấp xã, thị trấn, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chếđể tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng ngành. Đặc biệt mỗi cán bộ quản lý NSNN phải không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình cùng với sự chỉđạo sát sao của cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và các cơ chế chính sách phù hợp.

Trong chương này, tác giả đã đưa ra mục tiêu phát triển KT - XH của huyện và đi sâu vào phân tích mục tiêu về công tác quản lý chi NSNN tại phòng TC – KH huyện, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại phòng TC – KH huyện Krông Pắc.

KT LUN

Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, quản lý kinh tế tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc điều hành, quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải TX nghiên cứu, từ lý luận đến thực tiễn đểđưa ra những kiến nghị, những giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN.

Luận văn đã tập trung giải quyết một cách cơ bản các yêu cầu của nội dung đặt ra, để thực hiện luận văn có căn cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, những vấn đề lý luận về chi NSNN và nội dung hoạt động của chi ngân sách, khái quát thực trạng, nguyên nhân và giải pháp về quản lý chi NS tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Pắc. Từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế của việc quản lý NS và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NS tại địa phương trong thời gian tới.

Muốn tiếp tục hoàn thiện quản lý chi NS thì điều kiện trước hết là phải thực hiện đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền, đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSĐP.

Các giải pháp đề xuất của luận văn được dựa trên các luận cứ khoa học, các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trước mắt, luận văn còn chú trọng đề xuất những giải pháp mang tính định hướng và chiến lược lâu dài trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và tại phòng TC – KH huyện Krông Pắc nói riêng. Tuy nhiên, để các giải pháp này có tính khả thi đòi hỏi công tác triển khai thực hiện phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp trên cơ sở điều kiện thực tiễn huyện Krông Pắc.

TÀI LIU THAM KHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1] Bộ Tài Chính (2003), Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài Chính, Hà nội 2003.

[2] Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ

Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 60/2003/NĐ-C P, ....

[3] Chi Cục thống kê Krông Pắc (2010-2014), Niên giám thống kê huyện Krông Pắc 2010-2014.

[4] Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;....

[5] TS. Vũ Sỹ Cường (2013) “Thực trạng và một số gợi ý chính sách về phân cấp ngân sách tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8] Hà Việt Hoàng (năm 2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh.

[9] Nguyễn Sinh Hùng (2005) “Quản lý và sử dụng NS trong tiến trình cải

cách hành chính công”, Tạp chí Cộng sản, số 3.

[10] Lê Thị Thuý Kiều (năm 2013), Hoàn thiện quản lý chi NSNN thành phố

Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN năm 2013.

[11] GS-TS Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính.

nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng - an ninh 5 năm (2010- 2015)

[13] Trịnh Văn Ngọc (năm 2008), Quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14] Huỳnh Thị Cẩm Liêm (năm 2011), Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN năm 2011.

[15] Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk (2010-

2014), Tổng hợp quyết toán chi giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

[16] Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2002),

Luật NSNN, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Quyết định số 907/QĐ-UBND ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 - 2020.

[18] Tạp chí Kiểm toán số 7 (104) 2009; [19] Website: tailieu.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 103 - 109)