Quyết toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 38 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Quyết toán chi NSNN

Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách, bao gồm việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi NSNN. Nội dung của công tác quyết toán chi NSNN bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán và lập, gửi các báo cáo quyết toán. Để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, các nhiệm vụ được giao, xác định số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phí được chuyển sang năm sau chi tiếp (đối với các trường hợp có quy định). Trên cơ sở phân tích đánh giá việc lập, chấp hành dự toán có thể rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho chu trình quản lý của niên độ NS năm sau, nội dung cụ thể gồm: lập, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán và thanh tra, kiểm toán tình hình sử dụng NS của các đơn vị.

- Lập, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán

Nội dung quản lý trong khâu này là thực hiện công tác khóa sổ, đối chiếu, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán. Tổng hợp, kiểm tra việc khóa sổ và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách, xem xét cơ sở hình thành, tính đúng đắn, hợp pháp

của báo cáo quyết toán, đối chiếu số liệu với KBNN. Sự phù hợp giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp và với nguồn kinh phí. Sự phù hợp giữa số liệu theo tiểu mục, mục, khoản, loại, chương và ngành với số liệu tổng hợp, các biểu mẫu và phụ lục thuyết minh theo quy định, so sánh giữa số liệu dự toán với số liệu thực hiện, nguyên nhân tăng, giảm, loại trừ những khoản chi bất hợp lý, không đúng tiêu chuẩn, định mức và chếđộ tài chính hiện hành.

Trong quá trình quyết toán các khoản chi NSNN phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau:

Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chếđộ tài chính quy định.

Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực, có chứng từ đầy đủ hợp lệ chứng minh nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo đúng mục lục NSNN. Các khoản chi không nằm trong dự toán đã được phê duyệt thì không được quyết toán.

Thủ trưởng các đơn vị sử dụng NS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản chi, không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán, quyết toán NS sai chếđộ.

Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của NS các cấp chính quyền trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết phải được kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán.

Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.

Cấp dưới không tổng hợp quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của NS cấp trên vào báo cáo quyết toán NS cấp mình.

Để công tác quyết toán được tiến hành thuận lợi thì các nguyên tắc trên cần phải được tuân thủ và đây là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác và khách quan.

Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán chi NSNN được thực hiện từ dưới lên (từ các đơn vị sử dụng trực tiếp thực hiện thu chi NSNN). Trình tự xét duyệt và thẩm định được thực hiện như sau:

Đối với các đơn vị dự toán: Đơn vị cấp trên xét duyệt đơn vị cấp dưới. Các đơn vị dự toán cấp trên (các đơn vị dự toán cấp I của các cấp NS) tổng hợp, báo cáo cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp I để tổng hợp vào quyết toán NSĐP. Đối với đơn vị dự toán cấp đồng thời là đơn vị sử dụng NSNN thì cơ quan Tài chính thẩm định và phê duyệt quyết toán cho đơn vịđó.

Đối với quyết toán chi của các cấp ngân sách: Ban Tài chính xã, thị trấn lập quyết toán trình HĐND xã, thị trấn phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính Kế hoạch huyện. Phòng TC - KH huyện thẩm định quyết toán NS xã, lập quyết toán NSNN cấp huyện, tổng hợp lập báo báo quyết toán trên địa bàn huyện, báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện và Sở Tài chính.

Sở Tài chính thẩm định quyết toán NS huyện, lập quyết toán NSNN cấp tỉnh, tổng hợp lập báo cáo quyết toán trên địa bàn tỉnh, để báo cáo UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính thẩm định quyết toán NSĐP, lập quyết toán NSNN trung ương, tổng hợp lập báo cáo quyết toán NSNN báo cáo Chính phủ trình Quốc Hội phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 38 - 40)