Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 100 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách

Con người là nhân tố quyết định trong quản lý, công tác quản lý chi NS có đạt được tốt hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý của cán bộ. Vì vậy, vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng, nhân tố con người có một vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực có hạn của Nhà nước. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân

sách, phòng TC - KH và các đơn vị cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể:

- Một là, rà soát, đánh giá lại toàn bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị, các xã, thị trấn thuộc huyện Krông Pắc cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành tham mưu cho UBND huyện Krông Pắc sắp xếp lại bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kế toán. Từng bước rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị, các xã, thị trấn, phấn đấu xây dựng một bộ phận kế toán chuyên trách vững nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt để tham mưu cho chủ tài khoản về việc chi tiêu đúng chế độ quy định và tổ chức công tác quản lý chi NS của đơn vị một cách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Người làm công tác tài chính kế toán là người phải có đạo đức và liêm khiết trong thực thi công vụ; nếu không có tinh thần trách nhiệm, tư lợi cá nhân sẽ dẫn đến có sự gian lận trong việc chi tiêu ngân sách. Định kỳ phải có sự kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của kế toán đơn vị, tùy theo mức độ có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đối với cán bộ không đủ năng lực phẩm chất thực hiện nhiệm vụ được giao thì đề nghị không bố trí làm công tác kế toán.

- Hai là, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng các bộ bằng nhiều hình thức: + Cần duy trì biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị thông qua tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kịp thời những thay đổi về cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu… phục vụ cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị.

+ Khuyến khích cán bộ quản lý chi NS học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự học để nắm bắt kiến thức mới, những chế tài, luật định áp dụng

trong sử dụng NSNN, cập nhật các chế độ chính sách mới nâng cao năng lực thực tiễn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụđược giao.

+ Cán bộ làm công tác quản lý chi NS nói riêng phải là những cán bộ trung thực, có quan điểm lập trường vững vàng, đúng đắn, vì vậy cần phải nâng cao không chỉ về nghiệp vụ mà cả về lý luận chính trị.

+ Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ quản lý tài chính của các đơn vị, các xã, thị trấn biết sử dụng hệ thống phần mềm kế toán, tạo môi trường thống nhất cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện krông pác, tỉnh đắc lăk (Trang 100 - 102)