Phân tích văn hóa doanh nghiệp đặc trưng ở Trung Quốc .Phân tích văn hóa doanh nghiệp đặc trưng ở Trung Quốc .CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC1. Nền sản xuất nông nghiệpCũng giống như Việt Nam, 23 người Trung Quốc sống ở nông thôn và sống chủ yếu bằng nghề nông. Vì thế, văn hóa của người Trung Quốc mang đậm tính cộng đồng, tập thể. Để tồn tại và phát triển, người dân Trung Quốc phải dựa vào sự hợp tác, có xu hướng liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc. Họ sống hòa thuận trong nhóm, giữa từng cá nhân, thành viên trong cộng đồng. Họ trung thành và nhất nhất tuân theo thứ bậc gia phong, tôn ti trật tự, các quy định và nguyên tắc đã được đề ra từ trước. Trước đây, khi nền thương mại chưa thực sự phát triển, người Trung Quốc đặc biệt coi trọng nghề nông và coi nông nghiệp là cái “gốc” còn thương mại chỉ là “ngọn” vì nghề nông giúp họ tồn tại, duy trì và phát triển cuộc sống của họ. Chính vì vậy, họ coi nông nghiệp chính là cuộc sống của họ.Hiện nay, nền kinh tế càng ngày càng phát triển. Trung Quốc đang tập trung vào phát triển ngành công nghiệp tuy nhiên vẫn duy trì nền nông nghiệp của họ. Vì vậy, những thói quen trong sinh hoạt của người dân Trung Quốc vẫn phần nào được duy trì theo nền nông nghiệp. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc.2. Giáo lý Khổng Tử Theo tư tưởng Khổng Tử, lấy đức cai trị sẽ tạo xã hội thịnh vượng, ổn định chính trị,tránh nạn binh đao, tôn trọng sự uyên bác và mối quan hệ cá nhân. Đặc biệt, đề cao các mối quan hệ hay được gọi là ngũ thường: quân thần, phu thê, phụ tử, huynh đệ, và bằng hữu. Các mối quan hệ này phải được phục tùng và hết sức trung thành. Người Trung Quốc luôn đề cao long trung thành trong cuộc sống và trong công việc kinh doanh cũng vậy. Từ nhân viên cấp dưới đến nhân viên cấp trên, họ luôn tuyệt đối trung thành với người lãnh đạo của mình, cống hiến hết sức mình cho công việc mình đã lựa chọn. Với triết lý này, người Trung Quốc hướng tâm tới phương tiện hơn là kết cục, tới quá trình hơn là mục tiêu. Những thỏa thuận tốt nhất chỉ được thông qua từ việc mặc cả hay thương lượng đến cùng. Đối với họ, quá trình ấy không thể bị cắt ngắn và họ dựa vào cái mặc cả để quyết định 3. Quan điểm kinh doanh Nghi thức xã giao Người Trung Quốc không thích đối tác tìm hiểu họ thông qua việc hỏi họ trực tiếp quá nhiều. Mặt khác, họ thường yêu cầu đối tác báo giá trước. Họ thích đối tác thông báo cho họ biết càng nhiều chi tiết càng tốt. Họ dễ dàng nghi ngờ nếu đối tác muốn giấu họ một số thông tin nào đó. Vì vậy, hãy tỏ ra chân thành và cởi mở khi cung cấp thông tin. Người Trung Quốc thường thương lượng về giá cả sau cùng, họ luôn nài ép đòi thêm các phụ khoản (nhằm gián tiếp giảm giá) bằng cách chứng minh đối thủ cạnh tranh đã báo giá thấp hơn. Do đó, cần cân nhắc khi giảm giá, và đòi hỏi có sự điều chỉnh điều khoản khác của hợp đồng nếu phải giảm giá. Họ thường dùng hợp đồng soạn sẵn (có lợi cho họ) để che chống mọi tình huống mà họ có thể nghĩ ra được và từ chối mọi đề nghị sửa đổi của đối tác. Tuy nhiên, họ lại ác cảm với từ ngữ pháp lý vì nó rắc rối và khó hiểu. Tốt nhất, nên có hai bản hợp đồng bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) và tiếng Hoa và quy định bản tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) có giá trị pháp lý khi kiện cáo (vì dịch thuật có thể không khớp với nhau). Trong hợp đồng cần có điều khoản chọn Trọng tài và luật áp dụng (vì hệ thống pháp lý của Trung Quốc chưa hoàn chỉnh). Trong thương lượng, người Trung Quốc có khuynh hướng WINLOSE, thích tìm yếu điểm của đối tác , sản phẩm kém chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh, công ty của đối tác cũng nhỏ hơn, chưa có văn phòng đại diện tại Trung Quốc... để buộc đối tác giảm giá. Do vậy, đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng. Do vậy, cần phải biết đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng. Không nên trả lời cho họ biết ngày về, biết họ sẽ kéo dài cuộc thương lượng để chúng ta mất kiên nhẫn, đến ngày cuối cùng họ tấn công và ép buộc đối tác chấp nhận theo điều kiện của họ để họ được thắng, nhằm lấy tiếng, tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Trong quá trình thương lượng, nên trình bày ngắn từng vấn đề, nhưng đừng ngại phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại. Trong bản ghi nhớ, đừng để doanh nhân Trung Quốc ràng buộc (suốt thời gian sau) về điều khoản cam kết giúp Trung Quốc phát triển vì đây cũng là một chiến thuật của người Trung Quốc. Nguyên tắc cuối cùng là nên chung thủy với đối tác. Doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận và dễ dàng chia tay với đối tác cũ để làm ăn với những đối tác mới có thể có lợi nhuận cao hơn nhưng sẽ làm cho doanh nghiệp Trung Quốc không hài lòng, vì họ luôn đề cao sự chung thủy. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì rất dễ dãi, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau. Trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp nên mời khách hàng sang thăm nhà máy hay dây chuyền sản xuất để họ hiểu rõ hơn về năng lực và tăng thêm mối quan hệ lâu dài.4. Người đứng đầu chủ doanh nghiệp. Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, đôi lúc rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc. Những kết cấu thứ bậc trong những tổ chức xã hội cũng như kinh doanh ở Trung Quốc thì dựa vào một sự giám sát nghiêm ngặt về thứ bậc phân cấp nơi mà cá nhân phụ thuộc vào tổ chức. Người ta sẽ bước vào phòng họp theo thứ tự cấp bậc, vì người trung quốc ý thức rất rõ về địa vị xã hội.
Trang 1Phân tích văn hóa danh nghiệp đặc trưng ở Trung Quốc
CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC
1 Nền sản xuất nông nghiệp
Cũng giống như Việt Nam, 2/3 người Trung Quốc sống ở nông thôn và sống chủ
yếu bằng nghề nông Vì thế, văn hóa của người Trung Quốc mang đậm tính
cộng đồng, tập thể Để tồn tại và phát triển, người dân Trung Quốc phải dựa vào
sự hợp tác, có xu hướng liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc Họ sống hòa thuận trong nhóm, giữa từng cá nhân, thành viên trong cộng đồng Họ trung thành và nhất nhất tuân theo thứ bậc gia phong, tôn ti trật tự, các quy định và nguyên tắc đã được đề ra từ trước
Trước đây, khi nền thương mại chưa thực sự phát triển, người Trung Quốc đặc biệt coi trọng nghề nông và coi nông nghiệp là cái “gốc” còn thương mại chỉ là “ngọn”
vì nghề nông giúp họ tồn tại, duy trì và phát triển cuộc sống của họ Chính vì vậy,
họ coi nông nghiệp chính là cuộc sống của họ.
Hiện nay, nền kinh tế càng ngày càng phát triển Trung Quốc đang tập trung vào phát triển ngành công nghiệp tuy nhiên vẫn duy trì nền nông nghiệp của họ Vì vậy, những thói quen trong sinh hoạt của người dân Trung Quốc vẫn phần nào được duy trì theo nền nông nghiệp Những đặc điểm này đã ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc
2 Giáo lý Khổng Tử
Theo tư tưởng Khổng Tử, lấy đức cai trị sẽ tạo xã hội thịnh vượng, ổn định chính trị,tránh nạn binh đao, tôn trọng sự uyên bác và mối quan hệ cá nhân Đặc
biệt, đề cao các mối quan hệ hay được gọi là ngũ thường: quân- thần,
phu-thê, phụ- tử, huynh- đệ, và bằng hữu Các mối quan hệ này phải được phục tùng
và hết sức trung thành Người Trung Quốc luôn đề cao long trung thành trong
cuộc sống và trong công việc kinh doanh cũng vậy Từ nhân viên cấp dưới đến
nhân viên cấp trên, họ luôn tuyệt đối trung thành với người lãnh đạo của mình, cống hiến hết sức mình cho công việc mình đã lựa chọn
Với triết lý này, người Trung Quốc hướng tâm tới phương tiện hơn là kết cục, tới quá trình hơn là mục tiêu Những thỏa thuận tốt nhất chỉ được thông qua từ việc
Trang 2mặc cả hay thương lượng đến cùng Đối với họ, quá trình ấy không thể bị cắt ngắn
và họ dựa vào cái mặc cả để quyết định
3 Quan điểm kinh doanh
Nghi thức xã giao Người Trung Quốc không thích đối tác tìm hiểu họ thông qua việc hỏi họ trực tiếp quá nhiều Mặt khác, họ thường yêu cầu đối tác báo giá trước Họ thích đối tác thông báo cho họ biết càng nhiều chi tiết càng tốt Họ dễ dàng nghi ngờ nếu đối tác muốn giấu họ một số thông tin nào đó Vì vậy, hãy tỏ ra
chân thành và cởi mở khi cung cấp thông tin Người Trung Quốc thường thương
lượng về giá cả sau cùng, họ luôn nài ép đòi thêm các phụ khoản (nhằm gián tiếp
giảm giá) bằng cách chứng minh đối thủ cạnh tranh đã báo giá thấp hơn Do đó, cần cân nhắc khi giảm giá, và đòi hỏi có sự điều chỉnh điều khoản khác của hợp đồng nếu phải giảm giá Họ thường dùng hợp đồng soạn sẵn (có lợi cho họ) để che chống mọi tình huống mà họ có thể nghĩ ra được và từ chối mọi đề nghị sửa đổi
của đối tác Tuy nhiên, họ lại ác cảm với từ ngữ pháp lý vì nó rắc rối và khó
hiểu Tốt nhất, nên có hai bản hợp đồng bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) và tiếng
Hoa và quy định bản tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) có giá trị pháp lý khi kiện cáo (vì dịch thuật có thể không khớp với nhau) Trong hợp đồng cần có điều khoản chọn Trọng tài và luật áp dụng (vì hệ thống pháp lý của Trung Quốc chưa hoàn chỉnh) Trong thương lượng, người Trung Quốc có khuynh hướng WIN-LOSE, thích tìm yếu điểm của đối tác , sản phẩm kém chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh, công ty của đối tác cũng nhỏ hơn, chưa có văn phòng đại diện tại Trung Quốc để buộc đối tác giảm giá Do vậy, đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng
Do vậy, cần phải biết đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng Không nên trả lời cho
họ biết ngày về, biết họ sẽ kéo dài cuộc thương lượng để chúng ta mất kiên nhẫn, đến ngày cuối cùng họ tấn công và ép buộc đối tác chấp nhận theo điều kiện của họ
để họ được thắng, nhằm lấy tiếng, tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp Trong quá trình thương lượng, nên trình bày ngắn từng vấn đề, nhưng đừng ngại phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại Trong bản ghi nhớ, đừng để doanh nhân Trung Quốc ràng buộc (suốt thời gian sau) về điều khoản "cam kết giúp Trung Quốc phát triển" vì đây cũng là một chiến thuật của người Trung Quốc Nguyên tắc cuối cùng là nên chung thủy với đối tác Doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận và
dễ dàng chia tay với đối tác cũ để làm ăn với những đối tác mới có thể có lợi nhuận cao hơn nhưng sẽ làm cho doanh nghiệp Trung Quốc không hài lòng, vì họ luôn đề cao "sự chung thủy Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì rất dễ dãi, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau Trong quá
Trang 3trình thực hiện hợp đồng với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp nên mời khách hàng sang thăm nhà máy hay dây chuyền sản xuất để họ hiểu rõ hơn về năng lực và tăng thêm mối quan hệ lâu dài
4 Người đứng đầu/ chủ doanh nghiệp
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, đôi lúc rất lãng phí Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc Những kết cấu thứ bậc trong những tổ chức xã hội cũng như kinh doanh ở Trung Quốc thì dựa vào một sự giám sát nghiêm ngặt về thứ bậc phân cấp nơi mà cá nhân phụ thuộc vào tổ chức
- Người ta sẽ bước vào phòng họp theo thứ tự cấp bậc, vì người trung quốc ý thức rất rõ về địa vị xã hội
- Những thành viên ban lãnh đạo cấp cao đứng đầu những cuộc đàm phán và
sẽ trực tiếp bàn bạc
Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì dễ dãi
hơn, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau Đàm phán với người Trung Quốc
không đơn giản và thường kéo dài Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực này
Cư xử đúng mực và có đạo đức là một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh
nghiệp ở Trung Quốc Vì lẽ đó mà những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sẽ
được những người trẻ hơn, cấp dưới tôn trọng Nho giáo ảnh hưởng lớn đến suy
nghĩ, phong cách của người quản lý Quản lý doanh nghiệp ở Trung Quốc là sự
chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới Sẽ thiếu tôn trọng nếu cấp dưới đăt câu hỏi nghi ngờ về quyết định của cấp trên Người lãnh đạo thường được nhìn nhận như một người cha, họ được kỳ vọng, nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới Văn hóa Họp : Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm chắc
về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi
có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo kể cả khi bạn và
họ bất đồng ngôn ngữ
Trang 4Mặc dù cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trung Quốc luôn đề cao vị trí người
đứng đầu, người Trung Quốc vẫn rất coi trọng ý kiến số đông Chính vì lẽ đó mà
phong cách làm việc nhóm của người Trung Quốc vừa hiệu quả vừa không Họ luôn thống nhất theo số đông chứng tỏ ý kiến làm vừa lòng hầu hết các thành viên nhưng không phải ý kiến số đông bao giờ cũng đúng, điều này khiến quyết định rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân Tại xã hội Trung Quốc nói chung và doanh nghiệp nói riêng những người đứng ngoài đám đông đều bị cho là tiêu cực và lập dị
5 Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc tạo và giữ các mối quan hệ và nó được
coi là những yếu tố căn bản của xã hội này Mối quan hệ được xây dựng dựa trên
sự ràng buộc về gia tộc, nghề nghiệp , địa vị xã hội, … Chúng không chỉ có nghĩa
về mặt tình cảm mà còn là cơ sở để giúp đỡ nhau khi cần Trong công việc, họ luôn
hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành công việc Đây là một đức tính tốt của người Trung Quốc mà người dân của bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng cần học tập và noi theo
Khái niệm về mối quan hệ đối với người Châu Á có thể là dễ hiểu nhưng đối với người châu Âu thì đôi khi gây ra hiểu nhầm và thực sự khó hiểu Ở Trung Quốc, các cuộc gặp gỡ, họp hành được xem là bước thiết lập sự tin cậy giữa đối tác Đừng hối hả kí cho xong một hợp đồng mà phải hiểu rằng được đối tác tiếp đã thân thiện chỉ mới là chặng đường đầu tiên của mối liên hệ lâu dài Thiết lập được một mạng lưới những mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn
sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời
Sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công.
6 Ngành nghề kinh doanh
Các công ty ở Trung Quốc có hàng ngàn nghề khác nhau và văn hóa
kinh doanh mỗi ngành nghề cũng khác nhau Mỗi ngành nghề hay lĩnh vực hoạt
động như sản xuất, dịch vụ hay thương mại đều có những nét đặc thù riêng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Đặc thù kinh doanh của mỗi ngành nghề buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh trong kinh doanh cho phù hợp với môi trường kinh doanh Những người làm ở bộ phận hành chính hay văn phòng sẽ có thói quen ứng xử khác với những người làm bên sản xuất trực tiếp dưới xưởng hay công trường
7 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Trang 5Các công ty của Trung Quốc thường được gọi là gong-si Gong-si nghĩa
gốc là gia đình thường dung để nhắc đến các công ty thuộc sở hữu gia đình Các công ty thuộc sở hữu gia đình thường là các doanh nghiệp nhỏ do các thành viên gia đình tham gia quản lí và tuyển người lao động thường là họ hàng thân quen Các công ty gia đình – gongsi thường có cấu trúc đơn giản, với không nhiều quy trình hoạt động mang tính tiêu chuẩn hóa Đối với các doanh nghiệp này thì các mối quan hệ trong kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng Các quyết định nhiều khi được đưa ra dựa trên trực giác hoặc dựa trên các mối quan hệ trao đổi kinh doanh dài lâu Có thể nói lợi thế cạnh tranh của các công ty gia đình của Tung Quốc chính là dựa vào quy mô nhỏ, khả năng linh hoạt, mạng lưới các mối liên kết
và kĩ năng đàm phán
Trang 6CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẶC TRƯNG
Ở TRUNG QUỐC
I Phân tích văn hóa doanh nghiệp đặc trưng ở Trung Quốc
1 Chiến lược kinh doanh
Người Trung Quốc thường thương lượng về giá sau cùng, họ luôn nài ép
đổi thêm các khoản phụ phí nhằm gián tiếp giảm giá bằng cách chứng minh đối thủ cạnh tranh đã báo giá thấp hơn Do đó, cần cân nhắc khi giảm giá và có sự đòi hỏi điều chỉnh điều khoản khác của hợp đồng nếu buộc phải giảm giá Họ thường soạn hợp đồng có sẵn để tránh những tình huống không mong muốn từ đối tác và thường từ chối mọi đề nghị sửa đổi của đối tác Họ đặc biệt ác cảm với những từ ngữ mang tính chất pháp lý ví nó rắc rối và khó hiểu
Trong thương lượng, người Trung Quốc thường có khuynh hướng WIN-LOSE, thích tìm điểm yếu của đối tác như giá cao, sản phẩm kém chất lượng hơn
của đối thủ cạnh tranh, công ty cũng nhỏ hơn…để ép giảm giá Họ có xu thế kéo dài các cuộc thương lượng để đối tác mất kiên nhẫn, tới ngày cuối cùng trước khi đối tác về nước, họ sẽ tấn công, ép giá và buộc đối tác thực hiện theo yêu cầu của
họ Trong hợp đồng của người trung quốc thường có điều khoản “ cam kết giúp
trung quốc phát triển”, đây cũng là một chiến thuật của người Trung Quốc.
Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì
dễ dãi hơn, có thể cung cáp hàng trước rồi nhận tiền sau Người Trung Quốc rất thực tế, họ có xu hướng thích hợp tác với những đối tác có thể cho họ thấy cơ sở thực tế, dây chuyền sản xuất…thông qua việc mời họ đến xem trực tiếp vì học đánh giá như thế là có thành ý hợp tác, mong muốn làm việc lâu dài
2 Cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, phong cách lãnh đạo của người
quản lý doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp Trung Quốc là sự chỉ bảo, hướng
dẫn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới Sẽ là thiếu tôn trọng nếu cấp dưới đặt
những câu hỏi ngờ vực về quyết định của cấp trên Người quản lý doanh nghiệp thường được nhìn nhận như người cha do được kỳ vọng, nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới
Trang 7Phương thức quản lý thấy ở các công ty Trung Quốc thường theo chế độ gia
trưởng Vì thế, đặc trưng của các công ty này thường mang phong cách quản lý có
tính chuyên quyền và chịu ảnh hưởng từ người sáng lập hay người đứng đầu doanh nghiệp
- Các vị trí quản lý cao nhất trong công ty thường do các thành viên trong gia đình đảm trách và quy mô của công ty thường nhỏ
- Ước tính tầm 90% các công ty Trung Quốc có số lượng lao động dưới 50 người, bao gồm thành viên trong gia đình và thường tập trung vào một lĩnh vực
kinh doanh, sản xuất cụ thể
- Các công ty gia đình thường có cấu trúc đơn giản với nhiều quy trình hoạt
động mang tính chuẩn hóa Các quyết định đưa ra thường dựa trên trực giác hoặc
dựa trên các mối quan hệ lâu dài
3 Văn hóa giao tiếp, đàm phán
Người Trung quốc thường rất tôn trọng các mối quan hệ các mối quan hệ
quen thân vì vậy họ thường không thích kiểu đàm phán trực tiếp Điều này phần
nào gây khó khăn cho các đối tác quen kiểu đàm phán trực tiếp như các doanh như các đối tác Mỹ và mè sét đối tác của các nước Tây âu Thông thường người Trung quốc không thích những bất ngờ Hãy cung cấp cho họ những thông tin càng chi tiết càng tốt
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn đôi lúc lãng phí Việc đầu tiên khi gặp gỡ đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc Đàm phán với người Trung quốc không đơn giản và thường kéo dài Gặp gỡ dối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà phải chậm bước trong kinh doanh ở Trung Quốc Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn vè công việc mà để dành cuối bữa Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ này
Trong quá trình đàm phán người Trung quốc cố kéo dài các cuộc thảo luận để dần dần làm mất hết lòng kiên nhẫn của bạn Thực ra người Trung quốc đi đến kết luận
chậm hơn so với phong cách của người phương Tây Đạt được sự nhất chí là rất
quan trọng đối với người Trung quốc Do vậy khi đàm phán với người Trung quốc bạn không nên nôn nóng, hãy kiên nhẫn , đừng bao giờ tỏ ra thất vọng Người Trung quốc thường sử dụng lòng kiên nhẫn để kiếm thêm sự nhượng bộ từ phía bạn
Những quan niệm giờ giấc thay đổi đáng kể từ quốc gia này sang quốc gia khác Ở Nhật Bản, Hong Kong, Singapore hay Anh, đi họp đúng giờ thể hiện tác phong chuyên nghiệp
Trang 8Ở Trung Đông, giờ giấc lại rất “uyển chuyển” - buổi họp có thể bắt đầu muộn
hơn cả tiếng đồng hồ sau Trung Quốc, Ấn Độ nằm trong nhóm nổi tiếng về giờ
“dây thun” Tốt hơn hết nên đến đúng giờ nhưng nhớ phòng theo một quyển sách
để đọc trong khi chờ đợi và đừng tỏ ra bồn chồn hay bực dọc
Trong khi tiến hành đàm phán người Trung quốc thường quan tâm đến những
chi tiết nhỏ nhặt vụn vặt mà đối với người khác thỉ chẳng có giá trị gì Người
Trung quốc sẽ khá lưỡng lự khi phải cung cấp những thông tin mà họ sợ rằng người khác có thể sử dụng để chống lại họ Hãy sử dụng các cơ hội gặp gỡ đôi
bên để gặng hỏi nếu như bạn muốn tạo lập một tín nhiệm lẫn nhau thuận trong hợp đồng Do hạn chế về âm tiết ngôn ngữ tiếng
Trung Quốc nên các bản dịch hợp đồng thường chủ yếu lấy tiếng Trung Quốc làm chuẩn
Nên hiểu một điều là hầu hết người Trung quốc coi mục đích đầu tiên của bản hợp
đồng là thiết lạp được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, cùng có lợi do đó nhiều bản
hợp đồng thường phác thảo các điều khoản dựa trên nguyên tắc hơn là dựa trên quy cách sản phẩm Nhìn chung để thành công trong việc kinh doanh nói chung và công việc đàm phán với người Trung quốc nói riêng điều cốt yếu là phải hiểu được đối tác muốn gì và có điểm mạnh, điểm yếu như thế nào
Trong văn hóa giao tiếp thì người Trung Quốc rất ngại nói ‘không’ Nói
‘không’ thường gây bối dối cho cả hai vì thế người Trung Quốc thường hay chọn cách nói không trực tiếp Vì thế khi họ nói ‘có’ một cách miễn cưỡng hoặc không
rõ ràng thì đó chính là ‘không’
Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau
Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ Khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người
đó Không bắt tay (trừ khi người ta đưa tay ra trước) hay đụng chạm vào người; trái lại, bạn chỉ khẽ gật đầu chào Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại" Người Trung Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế! Nói đi đôi với làm Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ
Trang 9rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn
4 Văn hóa nơi công sở
Điều quan trọng nhất trong cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn cũng sẽ nhận lại được
sự kính trọng từ người khác Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình làm việc chung, cùng họp, nắm chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo kể cả khi họ và bạn có bất đồng ngôn ngữ.Giàu có luôn được ngưỡng mộ vì thế hãy diện những bộ quần áo hàng hiệu và chiếc đồng hồ sang trọng nếu muốn gây ấn tượng với đối tác Trung Quốc
Tuy nhiên người Trung Quốc ghét sự phô trương vì vậy hãy cẩn thận chọn
trang phục công sở sao cho đúng mực Bạn có thể bị các đối tác nam “tấn công” nếu không tuân thủ cách ăn mặc của phụ nữ nước sở tại Trang phục đúng mực theo người Trung Quốc là phải khuất qua đầu gối, khuỷu tay và cài nút cao lên tận
cổ Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và ca-vat, không nên mặc quần bò thắt ca-vat, càng không nên màu sắc lòe loẹt Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình Thông thường là quần và
áo vét sẫm màu
5 Cách thức làm việc nhóm
Mặc dù cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trung Quốc luôn đề cao vị trí người
đứng đầu, người Trung Quốc vẫn rất coi trọng ý kiến số đông Chính vì lẽ đó mà
phong cách làm việc nhóm của người Trung Quốc vừa hiệu quả vừa không Họ luôn thống nhất theo số đông chứng tỏ ý kiến làm vừa lòng hầu hết các thành viên nhưng không phải ý kiến số đông bao giờ cũng đúng Điều này khiến quyết định rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân
6 Tạo mối quan hệ
Trong khi người Mĩ coi trọng mạng lưới quan hệ, thông tin, vào thểchế, thì người Trung quốc coi trọng giá trị xã hội (nhóm bạn bè, họ hàng, những cộng sự thân cận) Ngày nay, quan niệm này có thay đổi, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng quan
trọng: “Người có nhiều mối quan hệ thân quen sẽ là người chiến thắng”
Trung quốc đặc biệt coi trọng việc tạo và giữ các mối quan hệ, và nó được coi là những yếu tố căn bản của xã hội này Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự ràng buộc về gia tộc, nghề nghiệp , địa vị xa hội, Khái niệm về mối quan hệ đối với người Châu Á có thể là dễ hiểu nhưng đối với người châu Âu thì đôi khi hay gây
ra hiểu nhầm và thực sự khó hiểu Một tình huông được nêu trong cuốn “Trung
Trang 10quốc: Sổ tay giao tiếp chéo văn hóa” (Jean Brick:1991): một nhân viên ngoại giao Australia đã từng làm việc tại Bắc Kinh
Sau khi mãn nhiệm, John về nước Mặc dù ở Australia, John cũng có rát nhiều bạn trung quốc, song anh vẫn nhớ những người bạn Bắc Kinh Vì thế John rất vui khi một người bạn đang ở Australia điều đó Nhưng không may, người bạn Bắc Kinh của John lại không lấy được thị thực vào Australia Và John thấy thái độ của những người bạn Trung Quốc của John bỗng nhiên thay đổi Chắc chắn phải có điều gì trục trặc giữa anh và họ nhưng anh không hiểu tại sao Và nguyên nhân đó là vì, theo lẽ thông thường về mối quan hệ của người Á châu khi bạn bè gặp khó khăn thì họ phải ra tay giúp sức, nhưng trong trường hợp này, John đã không làm như vậy khi bạn anh không lấy được thị thực của Australia, anh đã không giúp người bạn ấy Và đó là điều dễ hiểu tại sao có sự thay đổi thái độ của những người bạn
đó Người Trung Quốc có những sự tương tự về mặt tình cảm với người Việt Nam ta
Con người nước ta có xu hướng làm quen và trợ giúp lẫn nhau khi cần sự giúp đỡ
từ phía đối phương nếu cả 2 đã có mối quan hệ tốt đẹp Người Trung Quốc cũng
vậy, họ sẽ hợp tác tốt với đối tác nếu họ có thể lấy được thiện cảm và gây ấn
tượng tốt đối với họ Hãy cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác người
Trung Quốc bằng cách cùng nhau đi ăn, uống nước, trò chuyện về những vấn đề ngoài công việc, để có thể tạo ấn tượng với họ như là những người bạn mà không chỉ là những người chỉ biết công việc
Điều này không chỉ có nghĩa về mặt tình cảm mà còn là cơ sở để giúp đỡ nhau khi cần
Tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác Trung Quốc thì khi ta gặp khó khăn họ sẽ
giúp đỡ.Văn hoá Trung Quốc có khá nhiều điểm giống với văn hoá Việt Nam.
Họ đều là những con người coi trọng tình cảm và thường sẽ thiên vị những ai có mối quan hệ tốt với họ Quan hệ tốt cũng dựa trên sự "có đi có lại" Ơn huệ luôn được ghi nhớ, báo đáp, nhưng không phải ngay lập tức Ở Trung quốc, người ta không vội vàng, nhịp sống nông nghiệp cần nhiều thời gian Sự hồi đáp theo thời
gian dài là hòn đá tảng trong việc duy trì mối quan hệ Bỏ qua sự hồi đáp, với
người Trung quốc đó là một thái độ xấu, vô đạo đức,là "vong ân bội nghĩa",
nó giết chết bất cứ việc làm ăn nào trong tương lai Thiết lập quan hệ và đàm phán
ở Trung Quốc, các cuộc gặp gỡ, họp hành được xem là bước thiết lập sự tin cậy giữa các đối tác Đừng hối hả ký cho xong một hợp đồng mà phải hiểu rằng được đối tác tiếp đãi thân thiện chỉ mới là chặng đầu tiên của một mối liên hệ lâu dài Ở
đa số quốc gia châu Á từ chối uống cà phê, trà cũng như không dùng thức ăn chủ nhân mời thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người ấy Ở Trung Quốc, chủ nhà thường ép khách uống đến say Tuy nhiên, chỉ nên lượng sức mà uống Phụ nữ
thiếu kiềm chế sẽ dễ bị xem thường Tục lệ tặng quà trong kinh doanh tại
Trung Quốc là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các