1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

32 1,5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Lịch sử kinh tế thế giới đã từng biết và trải qua các mô hình kinh tế: kinh tế tự nhiên, kinh tế tập trung (kinh tế - kế hoạch hoá) và kinh tế thị trường, trong số các mô hình kinh tế đó, kinh tế thị trường mặc dù có những hạn chế, khuyết tật nhưng tỏ ra năng động và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện nay của các nước trên thế giới. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, nó là sản phẩm của hoạt động kinh tế lâu dài và trải qua nhiều thời đại. Có thể nói, xu thế chung của nền kinh tế thế giới ngày nay là ứng dụng mô hình kinh tế thị trường hiện đại với những đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi nước và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, hơn nữa chúng ta mới tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới theo đường lối của Đảng trong khoảng 10 năm một khoảng thời gian lịch sử ngắn ngủi. Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế thị trường trong khi đó có nhiều khó khăn, phải đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế xã hội gay gắt. Do đó việc nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ mô hình kinh tế thị trường của các nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật vốn có của nó vận dụng những mặt thành công trong mô hình của các nước trên thế giới là một việc có ý nghĩa cấp bách đối với việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử kinh tế thế giới đã từng biết và trải qua các mô hình kinh tế: kinh tế tựnhiên, kinh tế tập trung (kinh tế - kế hoạch hoá) và kinh tế thị trường, trong số các

mô hình kinh tế đó, kinh tế thị trường mặc dù có những hạn chế, khuyết tật nhưng

tỏ ra năng động và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện nay của các nướctrên thế giới Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, nó làsản phẩm của hoạt động kinh tế lâu dài và trải qua nhiều thời đại Có thể nói, xuthế chung của nền kinh tế thế giới ngày nay là ứng dụng mô hình kinh tế thị trườnghiện đại với những đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi nước và nước ta cũng khôngnằm ngoài xu thế chung đó, hơn nữa chúng ta mới tiến hành công cuộc cải cách,đổi mới theo đường lối của Đảng trong khoảng 10 năm một khoảng thời gian lịch

sử ngắn ngủi Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế thị trườngtrong khi đó có nhiều khó khăn, phải đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế xã hộigay gắt Do đó việc nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ mô hình kinh tế thị trường củacác nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật vốn có của nó vận dụngnhững mặt thành công trong mô hình của các nước trên thế giới là một việc có ýnghĩa cấp bách đối với việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội trong công cuộcđổi mới của chúng ta hiện nay cũng như trong thời gian tới Muốn thực hiện côngviệc cấp bách đó đòi hỏi chúng ta phải nắm được thế nào là kinh tế thị trường, quátrình hình thành và phát triển của nó, nó có những ưu khuyết điểm gì, Đó là nềntảng, cơ sở lý luận về kinh tế thị trường mà chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra Mặckhác từ những năm 20 của thế kỷ 20 chủ nghĩa Mác Lênin đã đi vào Việt Nam vàngày càng được truyền bá rộng rãi Có thể nói vai trò của học thuyết kinh tế củachủ nghĩa Mác Lênin với nền kinh tế thế giới nói chung và với kinh tế nước ta nóiriêng là hết sức to lớn không ai có thể phủ nhận được

Chủ nghĩa Mác Lênin đã trở thành nền tảng, là cơ sở lý luận cho quá trìnhphát triển kinh tế của nước ta, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu đi lên con đường

xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Do đó, việc nghiên cứu lý luậncủa chủ nghĩa Mác Lênin là một vấn đề hết sức cần thiết Báo cáo chính trị củaBan chấp hành TW tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ

VII viết: “Trong những năm tới nhiệm vụ chủ yếu của các ngành khoa học xã hội

Trang 2

vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nước ta và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học của thế giới, nghiên cứu vấn đề cơ sở lý luận để hoàn thiện và triển khai cương lĩnh, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội” (1)

Như vậy từ hai lý do trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiêncứu lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường đối với sự nghiệp pháttriển nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Đặc biệt đốivới sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân - những chủ nhân tương lai của đất nước,những nhà quản lý kinh tế, những cán bộ kinh tế tương lai của đất nước thì vấn đềnghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường lại càng trở nên

quan trọng và cần thiết do đó em quyết định chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta để xây dựng kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo

đã truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng, cần thiết để em hoàn thành đềtài này và để hoàn thành một cách xuất sắc đề tài này em rất mong tiếp tục được sựgiúp đỡ, tạo điều kiện của thầy giáo

(1) Đảng cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đại hội đại biểu to n qu àn qu ốc lần thứ VII - NXB Sự thật - H N àn qu ội 1994 - Tr 80

Trang 3

NỘI DUNG

A - CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử kinh tế và đã trảiqua một quá trình phát triển lâu dài qua các thời đại và cho đến vài trăm năm gầnđây đã thực sự phát triển mạnh mẽ và phong phú ở hầu hết các nước trên thế giới

1.1 Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá:

Kinh tế tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà trong đó sản phẩmđược sản xuất chỉ dùng mục đích tiêu dùng ở ngay trong những đơn vị sản xuất ra

nó như: thị tộc, công xã, hộ gia đình, trang trại,

Kinh tế tự nhiên là kinh tế hiện vật và khép kín, sản xuất thủ công, phân tán,năng suất rất thấp, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên Kinh tế tự nhiên thống trị trong chế

độ cộng sản nguyên thuỷ và vẫn còn tồn tại trong chế độ Chiếm hữu nô lệ vàPhong kiến

Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thìdần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đíchthường xuyên của sản xuất thì kinh tế hàng hoá ra đời

Kinh tế hàng hoá là 1 hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm làm ranhằm mục đích trao đổi mua bán ở trên thị trường

Kinh tế hàng hoá là một nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế hầu hết được thểhiện dưới hình thái giá trị, kinh tế hàng hoá xuất hiện từ cuối chế độ cộng sảnnguyên thuỷ tan giã và tồn tại trong xã hội Phong kiến, xã hội Tư bản chủ nghĩa và

xã hội XHCN

1.2 Hai điều kiện để chuyển từ kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá:

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại khi có 2 điều kiện đó là: có sự phâncông lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

1.2.1 Phân công lao động xã hội:

Phân công lao động xã hội là việc phân chia lực lượng sản xuất vào nhữngngành nghề khác nhau của xã hội

Phân công lao động được biểu hiện dưới hình thức chuyên môn hoá sản xuất,lực lượng sản xuất trước kia sản xuất ra nhiều sản phẩm thì nay chỉ sản xuất ra 1 sốhoặc 1 loại sản phẩm

Trang 4

Do có phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ sản xuất ra 1hay 1 số loại sản phẩm nhất định Nhưng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗingười lại cần có nhiều loại sản phẩm chính vì vậy đòi hỏi họ phải có mối liên hệtrao đổi sản phẩm cho nhau, và họ phụ thuộc vào nhau; và trong điều kiện lịch sửnhất định thì việc trao đổi đó được tiến hành dưới hình thức trao đổi hàng hoá Do

đó phân công lao động xã hội là cơ sở, là điều kiện cần để hình thành nền kinh tếhàng hoá

1.2.2 Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm của lao động.

Do sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất do các quan hệ sở hữu khácnhau về tư liệu sản xuất qui định nên người chủ tư liệu sản xuất quyết định việc sửdụng tư liệu sản xuất và làm chủ sản phẩm do họ sản xuất ra Như vậy quan hệ sởhữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm cho họ tách biệtvới nhau về mặt kinh tế, trong điều kiện đó, nhiều người chủ tư liệu sản xuất muốn

sử dụng sản phẩm của nhau thì phải trao đổi sản phẩm cho nhau Khi đó sản phẩmlao động trở thành hàng hoá và nền sản xuất tạo ra sản phẩm đó gọi là nền kinh tếhàng hoá Đây là điều kiện đủ để kinh tế hàng hoá ra đời Đó là 2 điều kiện cần và

đủ để cho sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện đó thìkhông còn tồn tại sản xuất hàng hoá nữa

1.3 Ưu thế của nền kinh tế hàng hoá so với nền kinh tế tự nhiên.

So với nền kinh tế tự nhiên thì nền kinh tế hàng hoá có nhiều ưu thế hơn cụ thể là:

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội

ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ vềkinh tế - xã hội giữa các vùng các ngành càng chặt chẽ Từ đó, nó xoá bỏ tính tựcấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá sản xuất

và lao động

Thứ hai, do tính tách biệt kinh tế và do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi

hỏi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh phảithường xuyên quan tâm đến năng suất lao động, chất lượng, giá cả mẫu mã của sảnphẩm để thu được nhiều lợi nhuận hơn Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội

và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mở rộng phạm vi sản xuất

Thứ ba, sản xuất hàng hoá là một nền kinh tế mở, qui mô được mở rộng rất

nhiều, trình độ kỹ thuật tiên tiến, khả năng thoả mãn nhu cầu tốt Vì vậy sản xuấthàng hoá qui mô lớn là cách thức tổ chức hiện đại để phát triển kinh tế xã hội trongthời đại ngày nay

Qua đó ta thấy rằng kinh tế hàng hoá có rất nhiều ưu điểm tốt hơn rất nhiều sovới nền kinh tế tự nhiên hình thức tổ chức kinh tế đầu tiên của xã hội điều đó thểhiện xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội cũng nằm trong xu hướng pháttriển đó thì nền sản xuất hàng hoá tiếp tục phát triển từ hình thức sản xuất hàng hoá

sơ khai là sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá lớn TBCN và XHCNhay còn gọi là kinh tế thị trường

Trang 5

2 Bước phát triển từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn lên nền kinh tế thị trường.

2.1 Thế nào là kinh tế thị trường?

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao.Trong nền kinh tế thị trường thì các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của sản xuất

kể cả sản phẩm của chất xám đều là đối tượng mua bán ở trên thị trường, tức làkhái niệm kinh tế thị trường nói lên trạng thái tồn tại, vận động của nền kinh tếtheo cơ chế thị trường, trong đó các vấn đề sản xuất ra cái gì? sản xuất bao nhiêu

và sản xuất cho ai?, đều do thị trường quyết định thông qua sự chỉ dẫn của quan

hệ cung - cầu và giá cả Kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ hoá cao, hầu nhưmọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá Nền kinh tế thị trườngkhông chỉ là công nghệ, kỹ thuật mà còn là quan hệ xã hội nó không chỉ bao hàmyếu tố lực lượng sản xuất mà còn cả quan hệ sản xuất Kinh tế thị trường đã pháttriển qua nhiều giai đoạn, nhiều hình thức Hình thức đầu tiên là kinh tế thị trường

tự điều tiết Hình thức này đã bộc lộ nhiều khuyết tật của kinh tế thị trường, để hạnchế những khuyết tật, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, phát huy mặt tíchcực của nền kinh tế thị trường thì buộc phải có sự can thiệp của Nhà nước ở mộtmức độ nhất định chính vì thế mà mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước ở một mức độ nhất định đã ra đời và nó đã bộc lộ những ưu điểm của nó kể

cả trong xã hội TBCN và cả trong xã hội XHCN

2.2 Những tiền đề ra đời của kinh tế thị trường.

2.2.1 Sức lao động phải trở thành hàng hoá tức là có sự xuất hiện của thị trường sức lao động và hàng hoá sức lao động.

Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng đều là điều kiện cần thiết để sảnxuất Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá Chủ nghĩa Mác đãchỉ ra rằng sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể Sức lao động chỉ xuất

hiện với tư cách là hàng hoá ở trên thị trường nếu nó do bản thân con người có sứclao động đưa ra bán Muốn vậy thì con người có sức lao động phải là chủ sở hữusức lao động của mình có nghĩa là người lao động phải được tự do về thân thể, tự

do quyết định việc bán sức lao động của mình

Thứ hai, người lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất, tức là người lao

động không còn gì ngoài sức lao động của mình để tiến hành tự sản xuất Trongđiều kiện đó, trong hoàn cảnh đó thì người lao động muốn tồn tại thì buộc họ phảibán sức lao động của mình

Như vậy, sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu dẫn đến sự ra đời củahàng hoá sức lao động và tư liệu lao động Đây là 1 trong những điều kiện quantrọng đánh dấu một bước chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn lên nềnkinh tế thị trường Bởi vì chính sự xuất hiện loại hàng hoá đặc biệt này đã thúc đẩycác mặt của nền kinh tế phát triển như: năng suất, chất lượng lao động được nângcao, thị trường ngày càng hoàn chỉnh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, Tất cả

Trang 6

những yếu tố này phát triển đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thúc đẩy sựtăng trưởng và phát triển kinh tế.

2.2.2 Vai trò kinh tế của Nhà nước phải được tăng cường để nền kinh tế thị

trường ra đời thì phải có sự điều tiết ở tầm vĩ mô của Nhà nước bởi vì đã góp phầntạo ra môi trường và hành lang cho thị trường phát triển lành mạnh Mặt khác,thông qua những chính sách kinh tế, những biện pháp tài chính cần thiết Nhà nước

đã phát huy cao độ những mặt tích cực, những ưu thế của nền kinh tế thị trường vàhạn chế đến mức tối đa mặt tiêu cực của nó, tạo điều kiện cho nó phát triển mạnh

mẽ hơn và lành mạnh hơn Cũng từ những chính sách, những biện pháp tài chính

đó Nhà nước đã tiến hành điều tiết ở tầm vĩ mô nền kinh tế, rút ngắn khoảng cáchgiàu nghèo thực hiện công bằng xã hội, nhằm phối hợp hài hoà giữa tăng trưởngkinh tế và công bằng xã hội Có thể nói đây cũng là 1 trong những điều kiện cótính then chốt để hình thành nên nền kinh tế thị trường

2.2.3 Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có qui mô sản xuất lớn cho nên để

đảm bảo đáp ứng qui mô đó thì cần phải tích luỹ được một lượng vốn lớn nhất định

để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì không có vốn thì không thể tiếnhành sản xuất kinh doanh được

2.2.4 Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ, nó đề cao vai trò của tiền tệ

chính vì vậy để ra đời được nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi hệ thống tài chính, tíndụng, ngân hàng phải tương đối mở rộng, phát triển để đáp ứng nhu cầu về vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.5 Vì nền kinh tế thị trường hoạt động rất mạnh mẽ, hoạt động trao đổi và

lưu thông hàng hoá diễn ra rất sôi nổi cho nên để đáp ứng được sự mạnh mẽ đó vàtạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi và lưu thông hàng hoá thì cần phải có một cơ

sở hạ tầng tương đối phát triển, trong đó mạng lưới giao thông là rất quan trọng.Như vậy, với tất cả những tiền đề trên thì đã tạo điều kiện cho nền kinh tế thịtrường ra đời và phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới với đúng nghĩa của nó

2.3 Những đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

2.3.1 Tính tự chủ, tự quyết của các chủ thể kinh tế là rất cao.

Trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế luôn phải đối phó với cácvấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?

Đó là bài toán chung cho cả chủ thể kinh tế ở trong nền kinh tế thị trường Để giảiquyết được bài toán chung này thì đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế phải tự mình nghiêncứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để tự mình đưa ra quyếtđịnh là sản xuất ra cái gì, tự mình định đoạt vấn đề sản xuất nó như thế nào, và bán

nó ở đâu, bán nó cho ai? để sao cho thu được lợi nhuận tối đa; chi phí sản xuất tốithiểu Khi các chủ thể kinh tế đã đưa ra những quyết định của mình thì họ phải tựchịu trách nhiệm vật chất về quyết định đó tức là nếu lỗ thì họ phải tự chịu, lãi thì họđược hưởng chứ không như trước đây (cơ chế kế hoạch hoá tập trung) lỗ thì Nhànước bù, lãi Nhà nước thu Như vậy tính tự chịu trách nhiệm vật chất của các chủthể kinh tế đã phần nào nói nên được tính tự chủ cao độ của các chủ thể kinh tế trong

Trang 7

nền kinh tế thị trường Trong sản xuất kinh doanh họ phải tự trang trải vốn, tự tínhtoán chi phí sản xuất, tự quyết định vấn đề tiêu thụ sản phẩm làm sao cho có lợinhuận Mặt khác ở trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế có thể tự doliên doanh liên kết, tự do chọn bạn hàng của mình trong khuôn khổ của pháp luật.

2.3.2 Giá cả thị trường được xác định trên cơ sở sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán ở trên thị trường.

Giá cả thị trường là giá cả của hàng hoá ở trên thị trường mà người bán quyếtđịnh bán cho người mua và người mua chấp nhận mua của người bán Sau một quátrình thương lượng và thoả thuận, có nghĩa là giá cả thị trường được hình thànhtrên cơ sở “thuận mua vừa bán” mà sự “thuận mua” ở đây lại căn cứ vào ích lợigiới hạn về hàng hoá đó của người mua, người mua chỉ chấp nhận mua cái hànghoá đó khi giá cả của nó phù hợp với lợi ích giới hạn của nó, còn “vừa bán” ở đâydựa trên cơ sở chi phí sản xuất và lợi nhuận, người bán chỉ bán hàng hoá khi màgiá cả của nó bù đắp được chi phí sản xuất và có doanh lợi Xu hướng tâm lý củangười mua luôn luôn là muốn mua rẻ, còn của người bán là luôn luôn muốn bánđắt để thu được nhiều lợi nhuận, nên giá cả thị trường dung hòa được cả lợi ích củangười mua lẫn lợi ích của người bán Mặt khác, giá cả thị trường còn chịu tác độngcủa các quy luật kinh tế căn bản như: qui luật cạnh tranh, đặc biệt là qui luật cung -cầu ở trên thị trường, khi mà cầu nhiều cung ít thì sẽ đẩy giá cả thị trường tăng lên

và khi đó lợi thế sẽ nghiêng về người bán còn khi mà cầu ít, cung nhiều thì sẽ kéogiá cả thị trường giảm xuống khi đó lợi thế sẽ nghiêng về người mua Đồng thờigiá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường

2.3.3 Thị trường hàng hoá rất phong phú và đa dạng về số lượng và chất lượng

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển cao, trình độ khoa học kỹ thuậthiện đại cho nên dẫn đến là năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng Mặt khác trong nền kinh tế thị trường thìkhối lượng đầu tư lớn, qui mô sản xuất được mở rộng rất nhiều cũng dẫn đến tính

đa dạng của hàng hoá ở trên thị trường Nó được biểu hiện rõ rệt ở trên thị trường,

ở đó người ta tự do mua, tự do bán hàng hoá mà mình có nhu cầu và cũng ở đónhững hoạt dộng của người mua và người bán diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ, giá cảthị trường thường xuyên biến động để phù hợp với quan hệ cung - cầu Như vậy sự

đa dạng và phong phú về chủng loại, sự tăng nhanh về chất lượng hàng hoá mộtmặt phản ánh được trình độ phát triển cao của năng suất lao động, mặt khác nócũng phản ánh được trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, trình độkhoa học kỹ thuật, mức độ của quan hệ trao đổi Hay nói một cách bao quát hơn,rộng hơn là sự đa dạng và phong phú của hàng hoá ở trên thị trường đã nói lên sựphát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

2.3.4 Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận - cạnh tranh

là tất yếu:

Trang 8

Ở trong nền kinh tế thị trường tất cả các chủ thể kinh tế kể cả Nhà nước đềuthi đua nhau sản xuất - kinh doanh, tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh hạchtoán kinh tế của các chủ thể kinh tế đều hướng tới mục tiêu chung là lợi nhuận cácchủ thể kinh tế luôn luôn tính toán trong vấn đề sản xuất - kinh doanh để sao chothu được lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận trở thành thước đo hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các chủ thể kinh tế đồng thời nó cũng là động lực để thúc đẩy các chủthể kinh tế tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nângcao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm Chính vì mục đích của sản xuất kinhdoanh là lợi nhuận cho nên để thu được lợi nhuận cao thì buộc các chủ thể kinh tếphải cạnh tranh với nhau để giành giật lấy vị trí ưu thế của mình trên thị trường.Chính vì vậy cạnh tranh là một tất yếu của nền kinh tế thị trường, có nền kinh tế thịtrường thì phải có cạnh tranh Cạnh tranh thường xuyên diễn ra và diễn ra cả tronglĩnh vực sản xuất, cả trong lĩnh vực lưu thông Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuấtbao gồm: cạnh tranh giữa các ngành với nhau và cạnh tranh trong nội bộ ngành.Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông gồm: cạnh tranh giữa người mua và ngườimua và giữa người bán với người bán.

Cũng chính từ mục đích lợi nhuận này đã tạo ra không ít những mặt trái,những hạn chế của kinh tế thị trường, chính vì chạy theo lợi nhuận nên một số cácchủ thể kinh tế đã bất chấp những qui luật vận động của cơ chế thị trường, tiếnhành cạnh tranh không lành mạnh làm cho cơ chế thị trường không còn hoạt độngtheo đúng nghĩa của nó nữa

2.3.5 Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở.

Sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá đã phá vỡ mối quan hệ truyền thốngcủa nền kinh tế khép kín Sản xuất và trao đổi hàng hoá đòi hỏi tất yếu phải mởrộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài, chính nhờ sự mở rộng liên kết, hợptác với nước ngoài đã làm cho thị trường dân tộc gắn bó với thị trường thế giới tạo

đà cho nền kinh tế thị trường có những bước phát triển nhanh chóng Mở rộngquan hệ kinh tế với nước ngoài dưới nhiều hình thức, nhiều dạng khác nhau là mộttất yếu của sự phát triển Đặc biệt là trong tình hình hiện nay trình độ khoa học kỹthuật của thế giới ngày càng hiện đại cho phép đáp ứng cả nhu cầu về sản xuất lẫntiêu dùng, nên thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để biếnnguồn lực bên ngoài thành nguồn lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế thị trườngthêm đa dạng và phát triển lên 1 tầm cao mới

Nói đến nền kinh tế thị trường chúng ta không thể không nói đến những nhân

tố cơ bản hình thành và tồn tại trong nó như: hàng hoá, tiền tệ, và đặc biệt là thịtrường, cạnh tranh và cơ chế thị trường Những nhân tố này kết hợp với nhau đểcấu thành một nền kinh tế thị trường hoàn hảo

Trang 9

Hàng hoá có hai thuộc tính căn bản là giá trị và giá trị sử dụng.

Thứ nhất, về giá trị sử dụng: giá trị sử dụng của hàng hoá là ích lợi mà hàng

hoá đó đem lại cho người tiêu dùng nó, nó do bản tính tự nhiên, bản thân của hànghoá đó quyết định và nó chỉ bộc lộ khi hàng hoá đó được tiêu dùng

Thứ hai, về giá trị (giá trị trao đổi): nó là lao động xã hội của người sản xuất

hàng hoá kết tinh trong hàng hoá Chính nhờ giá trị trao đổi này mà người ta xácđịnh được công dụng của hàng hoá này nhiều hay ít, công dụng của hàng hoá kianhiều hay ít trên cơ sở đó hình thành nên giá cả thị trường của hàng hoá đó, từ đócũng xác định được tỷ lệ trao đổi giữa hàng hoá này với hàng hoá kia Giá trị củahàng hoá phụ thuộc vào số lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng Nếu sốlượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng mà càng lớn thì giá trị của hàng hoáđược tạo ra càng lớn, làm cho giá cả của hàng hoá đó càng cao và ngược lại dokhoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến nên hao phí lao động để sản xuất 1 đơn vịhàng hoá ngày càng giảm làm cho giá trị của hàng hoá ngày càng giảm, dẫn đếngiá cả của nó ngày càng giảm

Mặt khác giá trị còn biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuấthàng hoá, quan hệ đó không còn là quan hệ “thuần tuý” mà nó đã thay thế bằngquan hệ giữa vật với vật Đây là một khái niệm trừu tượng, không nhìn thấy được

Nó chỉ bộc lộ trong quá trình trao đổi hàng hoá

Giữa giá giá trị trao đổi và giá trị sử dụng có một mối quan hệ mật thiết vớinhau nó vừa mâu thuẫn với nhau lại vừa thống nhất với nhau Giá trị và giá trị sửdụng thống nhất với nhau để tạo ra hình thái của hàng hoá, chính mâu thuẫn vớinhau ở chỗ một vật có giá trị sử dụng nhưng chưa chắc đã có giá trị, ví dụ nhưkhông khí có giá trị sử dụng rất lớn đối với con người, đối với sinh vật nhưng nókhông có giá trị và do đó nó không thể trở thành hàng hoá được

1.2 Tiền tệ.

C Mác là người đầu tiên đã trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ và bản

chất của tiền tệ C.Mác viết: “Bây giờ cần phải làm một việc mà khoa học kinh tế

tư bản chưa hề làm thử bao giờ, tức là phải trình bày nguồn gốc phát sinh của hình thái tiền tệ, nghĩa là phải khai triển biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hoá, từ hình thái ban đầu giản đơn và ít thấy rõ nhất đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai lấy đều thấy” (1)

(1) Đại học KTQD-Bộ môn Kinh tế Chính trị-Kinh tế Chính trị Mác-Lênin Tập 1 - NXB Giáo dục 1998 - trang 38

(1) C.Mác - Tư bản - Quyển I, Tập II - NXB Sự thật - H N àn qu ội 1963 - Trang 75

Trang 10

C.Mác đã mô tả nguồn gốc phát sinh của hình thái tiền tệ bắt đầu từ hình tháigiá trị giản đơn hay ngẫu nhiên, rồi phát sinh lên hình thái giá trị toàn bộ hay mởrộng, tiếp đến là hình thái giá trị chung và cuối cùng là hình thái tiền tệ Ở hình tháitiến bộ nhất này C.Mác đã nêu ra rằng đã có nhiều hàng hoá đóng vai trò vật nganggiá chung thống nhất giữa các vùng nhưng cuối cùng nó được cố định ở vàng Khi

đó hình thái giá trị chung chuyển thành hình thái tiền tệ C.Mác viết: “Dần dần vàng là vật ngang giá chung trong những phạm vi tương đối rộng hơn Khi đó đã độc chiếm vị trí ấy trong cách biểu hiện giá trị của thế giới hàng hoá thì nó trở thành hàng hoá - tiền tệ, và chỉ từ khi vàng đã trở thành hàng hoá - tiền tệ rồi, thì hình thái giá trị chung mới biến thành hình thái tiền tệ” (2)

Như vậy, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giáchung cho các hàng hoá khác nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệgiữa những người sản xuất hàng hoá

Tiền tệ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất trao đổi hàng hoá, nólàm chức năng thước đo giá trị của hàng hoá, là phương tiện lưu thông, là phươngtiện cất trữ, là phương tiện thanh toán và có chức năng tiền tệ thế giới cũng từnhững chức năng này mà bản chất tiền tệ được thể hiện rõ nét hơn

2.1 Thị trường:

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó quá trìnhsản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn liền với thị trường, được thực hiệnthông qua thị trường Vì vậy thị trường là hợp phần tất yếu và hữu cơ của toàn bộquá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nó ra đời cùng với sự ra đời và phát triểncủa sản xuất và lưu thông hàng hoá Từ đó đã có những định nghĩa khác nhau vềthị trường, xét trên những bình diện, những góc độ khác nhau về thị trường

đủ hơn: thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm môi giới ởđây người mua và người bán thoả thuận với nhau để xác định giá cả và số lượnghàng hoá lưu thông trên thị trường

(2) SĐD - Trang 51

Trang 11

Còn ngày nay các nhà kinh tế học thống nhất với nhau đưa ra khái niệm về thịtrường như sau: thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người muatác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng.

2.1.2 Phân loại thị trường.

a Nếu phân loại theo đối tượng trao đổi mua bán ở trên thị trường thì có 2 loại:

Thứ nhất, thị trường các yếu tố sản xuất hay thị trường “đầu vào”: là nơi muabán các yếu tố sản xuất như: sức lao động, tư liệu sản xuất, vốn và các điều kiệnvật chất khác để thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh

Thứ hai, thị trường hàng tiêu dùng, dịch vụ hay thị trường “đầu ra”: là nơimua bán các hàng hoá tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ

b Nếu phân loại theo chủ thể mua bán trao đổi ở trên thị trường thì cũng được chia ra làm 2 loại:

Thứ nhất, thị trường trong nước: là thị trường mà ở đó diễn ra việc mua bántrao đổi hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế và người tiêu dùng trong nước

Thứ hai, thị trường nước ngoài: là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt độngmua bán trao đổi hàng hoá giữa nước này và nước khác

2.1.3 Vai trò của thị trường trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá.

Thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển nềnkinh tế hàng hoá, nó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, thị trường là điều kiện và môi trường của sản xuất hàng hoá, thông

qua thị trường các chủ thể kinh tế mua bán các yếu tố, điều kiện của sản xuất, tiêuthụ sản phẩm, mua được hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ Điều đó đảm bảo cho quátrình tái sản xuất được tiến hành bình thường thông suốt Vì vậy, không có thịtrường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành được

Thứ hai, thị trường là trung tâm của mọi quá trình tái sản xuất hàng hoá Bài

toán chung, cơ bản của sản xuất xã hội là sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, sảnxuất bằng phương pháp nào và bán cho ai đều phải thông qua thị trường Thịtrường cũng là nơi kiểm tra chủng loại, số lượng và giám định chất lượng của hànghoá Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất với tiêu dùng xã hội

Đó là nơi cuối cùng để chuyển giao lao động cá biệt thành lao động xã hội, chi phí

cá biệt có được xã hội thừa nhận hay không sẽ quyết định sự thành hay bại của cácdoanh nghiệp Như vậy thị trường có vai trò điều tiết sản xuất và kinh doanh Căn

cứ vào thị trường mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phương ánsản xuất kinh doanh cho nó phù hợp, thúc đẩy các hoạt động này ngày càng năngđộng, sáng tạo, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn

Thứ ba, thị trường đồng nghĩa với việc tự do kinh tế, tự do xác định giá cả, tự

do trao đổi Có nghĩa là ở trên thị trường các chủ thể kinh tế cũng như người tiêudùng được tự do lựa chọn, tự do thoả thuận giá cả, tự do trao đổi mua bán mặthàng mà mình có nhu cầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Do vậy

Trang 12

quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, cho nênđòi hỏi ở các doanh nghiệp tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh,thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển nhanh chóng.

Thứ tư, thị trường thực hiện chức năng phân phối của quá trình tái sản xuất.

Bởi lẽ thông qua việc mua bán hàng hoá ở trên các thị trường hàng hoá yếu tố sảnxuất và hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ, lấy tiền tệ làm môi giới làm cho các chủ thểkinh tế có được thu nhập Lượng thu nhập của các chủ thể nhiều hay ít thể hiện sựphân phối có lợi cho ai

Thứ năm, trước xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị

trường trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông quahoạt động ngoại thương Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ đảm bảo mởrộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước đảm bảo sựcân bằng giữa hai thị trường đó, góp phần tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá pháttriển

2.2 Cạnh tranh.

Ở trên thị trường các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá diễn ra hết sức sôiđộng và nhộn nhịp, thoạt nhìn chúng ta cứ nhầm tưởng rằng hoạt động đó diễn ramột cách lộn xộn, không theo một qui luật nào, nhưng khi chúng ta đi vào tìm hiểu

nó, tham gia vào nó thì chúng ta mới biết được rằng tuy hoạt động đó diễn ra hếtsức sôi động, nhưng không phải nó diễn ra một cách lộn xộn, không theo 1 qui luậtnào mà nó được điều tiết bởi các qui luật của kinh tế nhất định hay còn gọi là “bàntay vô hình” Mặt khác trong lĩnh vực sản xuất khi những chủ thể sản xuất ra cái

gì, sản xuất như thế nào cũng đều tuân theo những qui luật kinh tế vốn có của nókhông thể diễn ra một cách bừa bãi được Chính vì vậy các qui luật kinh tế đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế

Cạnh tranh là tất yếu của kinh tế thị trường, không có cạnh tranh thì sẽ khôngthể có kinh tế thị trường Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền kinh

tế thị trường Ngày nay hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhậncạnh tranh và coi cạnh tranh không những là động lực của sự phát triển mà còn làyếu tố quan trọng trong việc làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội Trong nềnkinh tế thị trường nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân hoạt động sản xuất kinhdoanh thì cạnh tranh lại buộc họ, thúc đẩy họ phải điều hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất Như vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh

là sự ganh đua, là sự kình địch giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằmtranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng vềmình Xét trên nhiều góc độ chúng ta sẽ có những mức độ cạnh tranh khác nhau.Nhưng đứng trên góc độ thực chứng chúng ta có ba mức độ cạnh tranh đó là: cạnhtranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền

Cạnh tranh hoàn hảo hay là cạnh tranh thuần tuý nó có lợi cho nền kinh tế nóthúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh

Trang 13

Cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền không có lợi cho nền kinh tế, nókìm hãm sự phát triển nền kinh tế.

3.1 Khái niệm cơ chế thị trường.

“Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế hàng hoá do sự tácđộng của các qui luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bảncủa tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai Cơ chế thị trường bao gồm cácnhân tố cơ bản là cung, cầu và giá cả thị trường” (1)

3.2 Thực chất của cơ chế thị trường - vai trò của nó đối với nền kinh tế hàng hoá.

Cơ chế thị trường không phải là một sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế, là bộmáy tinh vi phối hợp một cách không có ý thức hoạt động của người tiêu dùng vớicác nhà sản xuất thông qua hệ thống giá cả thị trường Không ai tạo ra nó, nó tự phátsinh và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá Lợi nhuận

là động lực cơ bản của sự vận động của nền kinh tế hàng hoá, là động lực thúc đẩy

sự điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Hoạt động của cơ chếthị trường rất phức tạp, quan sát thị trường chúng ta thấy có 2 nhóm người, ngườimua hàng hoá và dịch vụ, và người bán hàng hoá và dịch vụ Sự tác động qua lạigiữa người mua và người bán tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống thị trường Giá

cả thị trường phản ánh tương quan cung và cầu Sự tăng hoặc giảm giá cả thị trường

sẽ có ảnh hưởng tới hành vi thái độ mua bán của người mua và người bán Nếu cầucủa hàng hoá nào đó lớn hơn cung, thì giá cả hàng hoá đó sẽ tăng lên để điều chỉnhcung và cầu đồng thời kích thích những người sản xuất loại hàng hoá đó mở rộngsản xuất, do đó tăng cung Ngược lại, nếu cung về 1 loại hàng hoá nào đó mà lớnhơn cầu thì giá cả của hàng hoá đó sẽ giảm, do đó giảm bớt lượng cung Cân bằngcung cầu sẽ được thiết lập Mặt khác, do giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trịhàng hoá cho nên giá cả thị trường được hình thành và vận động theo qui luật giá trị:giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị thị trường của hàng hoá, nghĩa là sựhình thành giá cả thị trường phải dựa trên cơ sở giá trị thị trường

Như vậy, có thể nói giá cả thị trường là “Bàn tay vô hình” điều tiết quá trìnhtái sản xuất xã hội Qua thực tiễn cho thấy giá cả là một phạm trù kinh tế tổng hợp,

nó biểu hiện mối quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ, tiêu dùng,quan hệ lợi ích kinh tế giữa các ngành, tầng lớp trong xã hội Giá cả thị trường còn

là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn phương hướng kinh doanh.Việc nhận biết đầy đủ các qui luật hay cơ chế vận động của giá cả thị trường là mộtđiều rất khó song hết sức cần thiết cho sự điều hành, quản lý kinh tế của Nhà nướccũng như sự hoạt động của các doanh nghiệp

(1) Kinh tế Chính trị Mác - Lênin - Trường ĐH KTQD - NXB Giáo dục 1998 - Tập II, Trang 142-143

Trang 14

Sự tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan đối vớinhững xã hội còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá Coi nhẹ hoặc bỏ qua vai trò củakinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnh vực kinh tế.Trong lịch sử cơ chế thị trường có được không gian rộng lớn ở giai đoạn cạnhtranh tự do tư bản chủ nghĩa Vì vậy tác động của cơ chế thị trường được phtá hiệnkhá sớm Cơ chế thị trường được coi là “Bàn tay vô hình” có tác động điều tiết sựvận động của nền kinh tế hàng hoá.

3.3 Qui luật cung cầu - giá cả thị trường.

Qui luật cung cầu là qui luật cơ bản nhất điều tiết thị trường, bất cứ một chủthể sản xuất kinh doanh nào khi quyết định sản xuất ra sản phẩm gì, kinh doanhhàng hoá nào thì đều phải căn cứ vào cung và cầu ở trên thị trường, khi mà cung vềhàng hoá nào đó trên thị trường thấp, cầu lại lớn thì chủ thể sản xuất loại hàng hoá

đó sẽ mở rộng qui mô sản xuất loại hàng hoá đó để đáp ứng nhu cầu của thị trườngđồng thời thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại khi cung cao, cầu thấp thì sẽ thuhẹp qui mô sản xuất Như vậy qui luật cung cầu sẽ điều tiết qui mô sản xuất Quiluật cung cầu gắn liền với giá cả thị trường Khi cung hàng hoá lớn, cầu hàng hoánhỏ thì sẽ gây ra hiện tượng dư thừa hàng hoà mà cung thấp, cầuhàng hoá cao thì

nó sẽ tạo ra sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường và đẩy giá cả lên cao Như vậygiá cả hàng hoá cao hay thấp là phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ở trên thị trườngchứ không phụ thuộc vào cơ sở sản xuất nào, xí nghiệp sản xuất nào không có bất

kỳ một xí nghiệp sản xuất nào có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình bởi

vì nếu xí nghiệp đó tự tăng giá bán lên thì khách hàng sẽ bỏ họ và họ không bánđược hàng hoá Ngược lại, nếu họ hạ giá bán xuống dưới giá cả thị trường thì họ sẽmất đi số lợi nhuận Số cung và số cầu hàng hoá được coi như hai lưỡi kéo, chúngluôn có một điểm giao nhau điểm đó gọi là điểm cân bằng của thị trường Tại mứcgiá đó thì số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn cung ứng sẽ bằng với sốlượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua Bất kỳ một mức giá nào khác thìmức cân bằng sẽ không tồn tại lâu được Bởi vì: với mức giá cao hơn thì số lượnghàng hoá mà người sản xuất cung ứng sẽ lớn hơn mức cầu mà người tiêu dùngmuốn mua và sẽ gây ra sức ép đòi giảm giá Còn đối với mức giá thấp hơn sẽ gây

ra sự thiếu hụt hàng hoá và sẽ tạo ra sức ép đòi tăng giá từ phía người mua

Như vậy qui luật cung cầu đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho cácnhà doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất - kinh doanh của mình

3.4 Qui luật giá trị.

Qui luật giá trị là qui luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoáchừng nào còn tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn tồn tại quiluật giá trị

Yêu cầu của qui luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ

sở lượng giá trị của hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết Trong sảnxuất hàng hoá để bán được hàng hoá của mình thì hao phí lao động cá biệt để sảnxuất ra hàng hoá phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết Qui luật giá trị

Trang 15

là trừu tượng, nó thể hiện sự vận động thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phụ thuộc vào giá trị vìgiá trị là cơ sở của giá cả, nó được thể hiện thông qua hàng hoá Nếu mà hao phílao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá trị của nó lớn và do vậy giá cả thị trường sẽcao và ngược lại, ngoài ra sự ảnh hưởng của nhân tố khác sẽ làm cho giá cả hànghoá ở trên thị trường xoay quanh giá trị của nó, nhưng vẫn đảm bảo tổng giá trịbằng tổng giá cả.

Qui luật giá trị có tác dụng rất lớn đến nền sản xuất hàng hoá, cụ thể:

Thứ nhất, qui luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: nó điều tiết

việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua

sự biến động của giá cả hàng hoá Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trịcủa nó, cho nên nếu một ngành nào đó cung không đáp ứng được cầu, giá cả hànghoá lên cao thì người sản xuất sẽ đổ xô vào đó làm cho khối lượng tư liệu sản xuất

và lao động của ngành đó tăng lên và ngược lại khi ngành đó thu hút quá nhiều laođộng xã hội, cung vượt quá cầu, giá cả hàng hoá thấp thì người sản xuất sẽ phảichuyển bớt tư liệu sản xuất và lao động ra khỏi ngành này và đầu tư vào ngànhkhác có giá cả hàng hoá cao

Thứ hai, kích thích lực lượng sản xuất phát triển Để hàng hoá của mình đứng

vững và cạnh tranh được ở trên thị trường thì mỗi người sản xuất phải tìm mọicách để giảm bớt đến mức tối thiểu hao phí lao động cá biệt, muốn vậy họ phảiluôn luôn không ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, điều đó

sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh

Thứ ba, thực hiện bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ

giàu người nghèo Người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động

xã hội cần thiết thì người đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận, họ sẽ mở rộng qui môsản xuất và ngày trở lên giàu có hơn Còn người nào mà sản xuất với hao phí laođộng cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thua lỗ, thua lỗ kéodài sẽ dẫn đến bờ vực của sự phá sản họ sẽ trở thành người làm thuê

3.5 Ưu điểm và hạn chế của cơ chế thị trường.

3.5.1 Ưu điểm của cơ chế thị trường.

Thứ nhất, năng động và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những biến

động của nền kinh tế bởi vì cơ chế thị trường có khả năng tự động điều tiết nền sảnxuất xã hội, tự động phân bổ các nguồn tài nguyên sản xuất vào những khu vực,các ngành kinh tế mà không cần bất cứ một sự điều khiển từ trung tâm nào chính vìvậy mà khi có sự biến động xảy ra trong nền kinh tế thì cơ chế thị trường trực tiếpnhanh chóng tự điều tiết để phù hợp với tình hình mới mà không cần chờ quyếtđịnh hay sự điều khiển từ một trung tâm nào cả

Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong xã

hội, cơ chế thị trường tự động kích thích sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế

cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu, vì thế qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng,chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, thị trường hàng hoá rất phong phú và đa

Trang 16

dạng, nhờ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoả mãn ngày càng tốt hơn nhữngnhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội.

Thứ ba, thúc đẩy, kích thích đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất Cạnh tranh và lợi nhuận buộc người sản xuất phải giảm hao phí laođộng cá biệt xuống mức thấp nhất, có thể được bằng cách áp dụng khoa học - kỹthuật mới vào sản xuất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng caonăng suất lao động, nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hoá

3.5.2 Hạn chế (khuyết tật) của cơ chế thị trường.

Thứ nhất, diễn ra sự phân hoá xã hội sâu sắc thành kẻ giàu người nghèo, do

trong cơ chế thị trường diễn ra sự cạnh tranh mà đã cạnh tranh thì phải có ngườithắng người thua, người nào mà thắng giành được ưu thế trên thị trường thì họngày càng mở rộng qui mô sản xuất ngày càng thu được nhiều lợi nhuận và họ trởthành những người giàu còn ngược lại người nào thua thì sản xuất ngày càng thua

lỗ dẫn đến phá sản và trở thành người đi làm thuê Hay nói một cách khác đi là cơchế thị trường có sự bình tuyển tự nhiên nhưng cái bình tuyển tự nhiên đó nhiềukhi đã phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc thành hai cực: một cực là người giàu,một cực là những người nghèo, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng trở lênsâu hơn, rộng hơn gây tâm lý bất bình trong xã hội, nhất là trong xã hội XHCN

Hai là, thường xuyên mất ổn định, lạm phát và thất nghiệp: cơ chế thị trường

có thể gây ra những mất ổn định và thường xuyên phá vỡ các mất cân đối trong nềnsản xuất xã hội Hậu quả tiêu cực của sự vận động và phát triển của nó thường điliền với những vấn đề nan giải Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường trong mấythập kỷ qua chỉ rõ vấn đề lạm phát, thất nghiệp và chu kỳ kinh doanh luôn là nhữngcăn bệnh kinh niên không thể nào khắc phục được nếu không có sự can thiệp củaNhà nước

Ba là, Gây ô nhiễm môi trường sinh thái, gây ra các tệ nạn xã hội Mục đích

hoạt động của các doanh nghiệp là làm thế nào để thu được lợi nhuận tối đa, chính

vì vậy họ có thể bất chấp, lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trườngsống của con người mà xã hội phải gánh chịu Do đó hiệu quả kinh tế không đượcđảm bảo Có những mục tiêu xã hội mà cơ chế thị trường dù có hoạt động tốt cũngkhông thể đạt được Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến nhiều tiêu cực xãhội, nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến đạo đức và tính người Họ đã vì lợinhuận mà làm lu mờ đi những luân thường đạo lý làm người, những truyền thốngvăn hoá lâu đời

Như vậy, cơ chế thị trường có khả năng tập hợp tự động được hành động, trítuệ và tiềm lực của hàng triệu con người và hướng đến lợi ích chung của toàn xãhội đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả sảnxuất Nhưng đó không phải là một hệ thống được tổ chức hài hoà mà trong hệthống đó cũng chứa đựng rất nhiều các yếu tố phức tạp và nan giải cần được giảiquyết Để giải quyết nó thì cần có sự can thiệp của Nhà nước

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w