III. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
2. Các giải pháp để hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.3. Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các loại hình sở hữu để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
Vấn đề mấu chốt và quan trọng nhất đặt ra trong việc đổi mới chế độ sở hữu của nước ta là xác lập một cơ cấu quan hệ sở hữu dưới nhiều hình thức khác nhau hay nói cách khác là đa dạng hoá các loại hình sở hữu để từ đó đa dạng hoá các thành phần kinh tế. Nó được thể hiện bằng việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đó là phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
(1)Đảng Cộng sản VN - Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần thứ VIII - NXB Chính trị quốc gia - 1996-Tr103- 104
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm
tốt vai trò chủ đạo.
Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành những lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng,... Lấy suất sinh lời trên vốn để làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới và tăng cường hoạt động kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Phát huy vai trò trung tâm kinh tế - khoa học - công nghệ, văn hoá - xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước trong nông, lâm, ngư nghiệp.
Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Thứ hai, đối với kinh tế hỗn hợp mà lòng cốt là các hợp tác xã là hình thức
liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống.
Phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả. Thực hiện tốt luật hợp tác xã.
Thứ ba, kinh tế tư bản Nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh
giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với tư bản nước ngoài.
Áp dụng nhiều phương pháp góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước nhằm tạo thế tạo lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài.
Thứ tư, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Giúp đỡ kinh tế cá
thể, tiểu chủ giải quyết khó khăn về vốn, về khoa học - công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhà nước hay hợp tác xã.
Thứ năm, kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước
khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh.