1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam

37 703 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 216,5 KB

Nội dung

Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã hội- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dựa trên những nền tảng học thuyết của Mac và Ănghen, Lê-nin đã đưa ra những lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội, nó được trình bày rải rác trong rất nhiều các tác phẩm của ông, trong những điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau, khi nhấn mạnh điều này, khi nhấn mạnh điều khác…nhằm thuyết phục những người cùng thời. Theo Lê-nin chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là một sự cứu nguy đối với giai cấp vô sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là điều cần thiết và có lợi, chẳng những nó “không đáng sợ, mà còn đáng mong đợi” .Chỉ có “du nhập” chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng được cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam, sau khi chúng ta giành được độc lập (8/1945), chúng ta đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó chúng ta đã vận dụng một cách sáng tạo các lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh trong cương lĩnh chính trị được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) cũng đã khẳng định rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”, đây cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam không chỉ trên 2/3 thế kỷ qua mà còn cho cả tương lai phát triển của đất nước. Nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng còn lạc hậu, kinh tế kém phát triển, vì vậy việc lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước đối với chúng ta là một tất yếu khách quan. Nhờ chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta đã thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này em chọn đề tài: “Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam”.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Nội dung chínhI.Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.Khái niệm về chủ nghĩa tư bản nhà nước

2.Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản nhà nước

3.Ý nghĩa, các hình thức và kết quả của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhànước vô sản

4.Bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện chuyên chính vô sảnII.Thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản ở nước ta

1.Tính cấp thiết

2.Khả năng thực hành chế độ chủ nghĩa nhà nước tư bản ở nước ta

3.Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam

Kết luận

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn

kế tiếp nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế- xã hộinhất định Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội:cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đangtrong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã hội- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế

xã hội cộng sản chủ nghĩa Dựa trên những nền tảng học thuyết của Mac vàĂnghen, Lê-nin đã đưa ra những lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội, nó được trình bày rải rác trong rất nhiềucác tác phẩm của ông, trong những điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau, khinhấn mạnh điều này, khi nhấn mạnh điều khác…nhằm thuyết phục nhữngngười cùng thời Theo Lê-nin chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là một sự cứunguy đối với giai cấp vô sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền.Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là điều cần thiết và có lợi, chẳng những nó

“không đáng sợ, mà còn đáng mong đợi” Chỉ có “du nhập” chủ nghĩa tư bảnnhà nước thì chính quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng được cơ sở xâydựng chủ nghĩa xã hội

Việt Nam, sau khi chúng ta giành được độc lập (8/1945), chúng ta đã bắttay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong quá trình đó chúng

ta đã vận dụng một cách sáng tạo các lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội,đặc biệt là các lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước kết hợp với tư tưởng HồChí Minh trong cương lĩnh chính trị được thông qua tại đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII (6/1991) cũng đã khẳng định rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam chohành động”, đây cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng ViệtNam không chỉ trên 2/3 thế kỷ qua mà còn cho cả tương lai phát triển của đấtnước Nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,nhưng còn lạc hậu, kinh tế kém phát triển, vì vậy việc lùi về chủ nghĩa tư bảnnhà nước đối với chúng ta là một tất yếu khách quan Nhờ chủ nghĩa tư bảnnhà nước mà chúng ta đã thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, tạo cơ sở vậtchất kỹ thuật vững chắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này em chọn đề tài: “Lý luận của Lê-nin về chủnghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vậndụng lý luận đó ở Việt Nam”

Em trân trọng cảm ơn thầy Mai Hữu Thực đã giúp em hoàn thành tôt đề tàinày

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

I.Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.Khái niệm về chủ nghĩa tư bản nhà nước

Lê-nin là người đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc về vấn đề chủ nghĩa

tư bản nhà nước, xây dựng nên nền tảng lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nướctrong điều kiện chuyên chính vô sản Cho đến nay, chủ nghĩa tư bản nhà nước

đã được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau và có nhiều hình thức vận dụngkhác nhau trong thực tiễn Tóm lại có một số quan niệm chủ yếu về chủ nghĩa

tư bản nhà nước như sau:

Bản thân chủ nghĩa tư bản là sự “kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước, nềnchuyên chính vô sản với chủ nghĩa tư bản”, là “một khối với chủ nghĩa tư bản

ở bên trên” Chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể coi là một bước tiến so với thếlực tự phát tiểu tư hữu, chúng ta không tìm cách chặn đứng hay ngăn cấm sựphát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường chủnghĩa tư bản nhà nước Khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta lùi về chủnghĩa tư bản nhà nước và trong chế độ ấy có sự tự do trao đổi của nông dân vàcác tầng lớp nhân dân khác, có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nhưng dưới

sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của nhà nước vô sản

Chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta nói tới ở đây, có đôi lúc còn đượcgọi là một loại hình kinh tế tư bản nhà nước, bởi lẽ nó mới chỉ đề cập tới khíacạnh kinh tế, mối quan hệ kinh tế giữa tư bản và nhà nước, chưa bao gồm cácmặt chính trị, văn hoá, xã hội Nhưng lại có một câu hỏi đặt ra: vì đâu mà cóthành phần kinh tế này và chưa ai trả lời được cả Lý luận về chủ nghĩa tư bảnnhà nước của Lê-nin ra đời trong hoàn cảnh đang bổ sung, hoàn thiện quanniệm về chủ nghĩa xã hội, nên trong quá trình hoạt động để tìm ra bản chất củachủ nghĩa tư bản nhà nước không tránh khỏi những thiếu sót

Một điều nữa là: Lê-nin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trongmột nước mà chính quyền thuộc về tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước ởtrong một nhà nước vô sản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Lê-nin đánhgiá chủ nghĩa tư bản nhà nước là một “khái niệm” mới, là một hiện tượng mới

mà cho tới thời của ông không có lấy một quyến sách nào nói đến, ngay cảMác cũng không viết một lời nào về vấn đề đó Chủ nghĩa tư bản nhà nướctrong nhà nước tư bản thì nó được nhà nước thừa nhận và kiểm soát nhằm mưulợi ích cho giai cấp tư sản và chống lại giai cấp vô sản Trong nhà nước vô sảnthì chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng làm như vậy nhưng để làm lợi cho giai cấp

Trang 4

công nhân, nhằm mục đích chống lại giai cấp tư sản còn mạnh và đấu tranh vớigiai cấp tư sản ấy Khi đó, cố nhiên là chúng ta phải cho giai cấp tư sản ngoạiquốc, cho tư bản ngoại quốc thuê một số cái mà mình có sẵn để tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi cho mình, và do đó khôi phục nền kinh tế nước ta.

Như vậy, cho dù chủ nghĩa tư bản nhà nước có được hiểu theo cách nào đichăng nữa thì tóm lại, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một công cụ để liên hợpnền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tựphát tiểu tư bản và chủ nghĩa tư bản Lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở cácnước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu để làm lợicho giai cấp vô sản Đồng thời lợi dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để tạo tiền

đề xây dựng chủ nghĩa xã hội

2 Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản nhà nước

Lê-nin đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ra đời là một tất yếulịch sử, là điều cần thiết và có lợi Việc ra đời của nó do rất nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan, nhưng nói chung do một số nguyên nhân chủ yếusau:

Khi giai cấp vô sản nắm chính quyền ở một nước chậm tiến thì cái hy vọng

có thể tổ chức nền sản xuất lớn và phân phối trực tiếp cho nông dân là một điềukhông tưởng vì điều kiện mọi mặt không cho phép giai cấp vô sản làm nhưvậy Ở một nước chậm tiến(điển hình là nước Nga sau cách mạng tháng Mười)

co nền kinh tế vô cùng lạc hậu, có sự xen kẽ giữa các thành phần kinh tế, thếlực tự phát tiểu tư sản thường chiếm ưu thế, đại bộ phận những người làm nôngnghiệp là những người sản xuất hàng hoá nhỏ, nạn đầu cơ len lỏi vào mọi lỗchân lông của đời sống kinh tế xã hội, việc cải tạo nền sản xuất nông dân cá thểthành nền sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay tức khắc là điều không thể thực hiệnđược Giai cấp vô sản nắm chính quyền trong tay, họ có khả năng đầy đủ nhất

về pháp lý để “giành lấy tất cả những gì trong những người tiểu tư sản, nhưngnhững thế lực tự phát của tiểu tư hữu và chủ nghĩa tư bản tư nhân đang pháhoại địa vị pháp lý ấy bằng nhiều cách, ngấm ngầm đầu cơ, phá hoại chínhquyền còn non trẻ Chính điều đó đã buộc những người cộng sản phải tạm thờilùi bước, phải viện đến chủ nghĩa tư bản nhà nước; lùi bước ở đây không phải

là chịu khuất phục trước chủ nghĩa tư bản mà lùi bước về chủ nghĩa tư bản nhànước để tạo tiền đề tiến thêm nhiều bước nữa Sự phát triển của chủ nghĩa tưbản do nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết có thể đẩy mạnh ngay tức khắcnền nông nghiệp Nhờ việc phát triển nhanh lực tượng sản xuất trong nôngnghiệp mà ổn định xã hội, thoát khỏi khủng hoảng, khắc phục tình trạng củacông nặng nề và nạn đầu cơ nhỏ tràn lan Chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể coi

là một bước tiến to lớn, nó sẽ đưa chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con

Trang 5

đường chắc chắn nhất Chủ nghĩa tư bản nhà nước giúp cho giai cấp vô sản cóthể tố chức thông minh và có kinh nghiệm trong những xĩ nghiệp hết sức tolớn, thực sự đảm nhận được việc cung cấp sản phấm cho hàng chục triệungười.

Trong quá trình phát triển kinh tế “chúng ta tuyệt nhiên không nêu ra vấnđề: nền kinh tế sẽ có quan hệ như thế nào với thị trờng, với mậu dịch” Khi đặtcông tác xây dựng kinh tế lên hàng đầu, chúng ta chỉ đứng trên một góc độ mànhìn, chúng ta định chuyển thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không qua cái thời

kỳ mở đầu để làm cho nền kinh tế cũ thích ứng với nền kinh tế xã hội chủnghĩa, một biểu tượng về chủ nghĩa xã hội như là một xã hội trong đó không cósản xuất hàng hoá, chỉ có việc phân phối theo lao động đựơc thực hiện theo cácgiấy chứng chỉ lao động không cần có thương nghiệp và tiền tệ Chúng ta cứnghĩ rằng cả hai chế độ: chế độ sản xuất, phân phối quốc doanh và chế độ sảnxuất, phân phối tư doanh sẽ đấu tranh với nhau trong điều kiện khiến chúng ta

có thể thiết lập được chế độ sản xuất và phân phối quốc doanh bằng cách lấndần chế độ đối địch Nhưng chúng ta đã mắc phải sai lầm, chúng ta đãkhôngnghiên cứu những hình thức cụ thể và các giai đoạn của sự quá độ ấytrong lúc này Tiền là giấy chứng nhận của cải xã hội, và tầng lớp tiểu tư hữuđông hàng chục triệu người đang nắm chắc lấy giấy chứng nhận đó Họ chỉmuốn dùng những khoản tiền ấy cho riên họ thôi, chống lại dân nghèo, chốnglại bất cứ sự kiểm soát chung nào của nhà nước, phá hoại công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội của giai cấp vô sản Do dó, trong một số vấn đề kinh tế, cầnphải rút lui về những vị trí của chủ nghĩa tư bản nhà nước; không thể xungphong tấn công mà phải thực hiện một nhiệm vụ rất gian khổ, rất khó khăn làbao vây lâu dài với nhiều lần rút lui Đó là điều kiện cần thiết để giải quyết cácvấn đề kinh tế, là bảo đảm chuyển nền kinh tế sang cơ sở của chủ nghĩa xã hội

Nó chính là một sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, làphòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó với nấcthang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc nào ở giữa cả Khithực hiện bước lùi như vậy thì tình hình của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội

sẽ dễ dàng hơn, các nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa sẽ chóng được giải quyết hơn.Trong điều kiện cụ thể bây giờ, chúng ta phải điều hoà mậu dịch với lưu thôngtiền tệ, trong lĩnh vực này những người cộng sản phải tỏ rõ được tài năng củamình Có giải quyết được nhiệm vụ ấy, giai cấp vô sản mới có thể tiến tới giảiquyết những nhu cầu kinh tế bức thiết, và chỉ có thế mới có thể đảm bảo khảnăng khôi phục được nền công nghiệp lớn bằng con đưòng dài hơn nhưng chắcchắn hơn, con đường mà ngỳ nay duy nhất có thể đối với ta

Nhưng làm thế nào để thực hiện chủ nghĩa xã hội ở một nước mà tiểu nôngnghiệp chiếm đại bộ phận dân cư? Theo Lê-nin phải có hai điều kiện:

Trang 6

Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kịp thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa

ở một nước hay một số nước tiên tiến Về điều kiện này, theo Lê-nin tuy đãlàm nhiều hơn trước để được điều kiện âý, xong cho đến lúc này vẫn còn chưa

đủ điều kiện đó trở thành sự thật được

Điều kiện thứ hai là sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện

chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa sốnông dân, phải thoả thuận với nông dân vì lợi ích của cả hai giai cấp Theo Lê-nin người tiểu nông chừng nào còn là tiểu nông thì họ không ưa tất cả những gì

mà người công nhân muốn Nhưng vẫn phải thoả thuận được với nông dân thìmới duy trì được chính quyền của giai cấp công nhân, mới xây dựng được chủnghĩa xã hội Khi nông dân không hài lòng với hình thức quan hệ hiện có,không muốn có hình thức quan hệ ấy nữa thì sự thoả thuận giữa hai giai cấp trởnên không chắc chắn Đó cũng là lý do phải lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước,tức là phải thiết lập các quan hệ mới thông qua các hoạt động kinh tế và thoảmãn được những nhu cầu của nông dân Để thoả mãn được những nhu cầu củanông dân thì phải có sự tự do trao đổi nhất định, đồng thời phải kiếm ra hànghoá và lương thực, nếu không làm được điều này thì lấy gì mà trao đổi, màbuôn bán Muốn chấm đứt tình trạng thiếu hàng hoá thì phải khôi phục đượccông nghiệp nhưng điều kiện thực tế lại khiến ta không thế phát triển đượccông nghiệp Lối thoát duy nhất để thoát sự bế tắc này là phải phát triển nôngnghiệp, cải thiện đời sống nông dân, phải giúp nông dân bằng bất cứ giá nàotăng nhanh nông sản phẩm Điều chủ yếu là phải đem lại cho người tiểu nôngmột sự thúc đấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bằng một tổ chứckinh tế thích ứng với nền kinh tế của trung nông Thực tế thời :Lê-nin cho thấyrằng chính sách tự do buôn bán là sự thoả thuận một cách thực tế, khoé léo,khôn ngoan và mềm dẻo hay lùi một bước về chủ nghĩa tư bản nhà nước là mộtbiện pháp phù hợp với thực tế

Nhưng từ những chính sách tự do trao đổi trong nông dân mà xuất hiện haivấn đề dẫn đến chủ nghĩa tư bản nhà nước:

Trước hết, trong điều kiện nhà nước vô sản thf tự do trao đổi là tự do buônbán, mà tự do buôn bán theo quan niệm của Lê-nin thời đó tức là lùi lại chủnghĩa tư bản Thứ trao đổi hàng hoá ấy có thể không dẫn đến chỗ phân hoánhững người sản xuất hàng hoá ra thành kẻ sở hữu tư bản và người sở hữu sứclao động, nghĩa là khôi phục lại chế độ chủ nghĩa tư bản Cho nên sự phát triểntrao đổi tư nhân, tức là phát triển chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thểtránh khỏi khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ Lê-nin chỉ rõ, tự do buôn bán

là “khôi phục chủ nghĩa tư bản trên một mức độ lớn”, là tự do của chủ nghĩa tưbản Nhưng sự dung nạp chủ nghĩa tư bản lại cần cho đông đảo quàn chúngnông dân và cho tư bản tư nhân là người buôn bán để thoả mãn dượcnhu cầu

Trang 7

của nông dân Ở đây đã diễn ra một điều mà chính Lê-nin cũng phải nói “hìnhnhư là ngược đời: chủ nghĩa tư bản tư nhân lại đóng vai trò trợ thủ cho chủnghĩa xã hội”, “có thể sử dụng chủ ngiã tư bản tư nhân để xúc tiến chủ nghĩa xãhội” Nhưng muốn không thay đổi bản chất của mình, nhà nước vô sản chỉ cóthể thừa nhận cho chủ nghĩa tư bản được phát triển trong một chừng mực nào

đó và chỉ với điều kiện là thương nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân phải phụctùng sự điều tiết của nhà nước, phải tìm cách hướng chúng vào con đường chủnghĩa tư bản nhà nước bằng một tổ chức của nhà nước và những biện pháp cótính chất từ bên trên

Vấn đề thứ hai là trong điều kiện một nước mà chủ nghĩa tư bản tiểu tư sảnchiếm ưu thế, hàng hoá chỉ có thể có được từ nông dân, từ nền nông nghiệp Vànhư vậy chỉ có nông sản hàng hoá này trao đổi với nông sản hàng hoá khác,điều đó sẽ không kích thích nông dân, nông nghiệp phát triển Phải có nhữnghàng hoá mà nông dân cần, mà muốn có những hàng hoá đó phải dựa vào sựphát triển của thủ công nghiệp và công nghiệp Lê-nin nói rõ: “điều đó chúng

ta không thể tự mình làm được nếu không có sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài.Người nào không chìm đắm trong ảo tưởng mà nhìn vào thực tế thì phải hiểu

rõ điều đó” Theo Lê-nin cần phải “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoàibằng những hợp đồng buôn bán với các nước tư bản lớn, bằng chính sách tônhượng Tóm lại là bằng các hinh thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhànước

3.Ý nghĩa, các hình thức và kết quả của chủ nghĩa tư bản nhà nước trongnhà nước vô sản

3.1 Ý nghĩa của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước vô sản.

Từ sự phân tích rên ta thấy rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước là “có lợi vàcần thiết”, là “điều đáng mong đợi”, là “sự cứu nguy đối với chúng ta” Lý luậncủa Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cácnước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi, trong nhà nước vô sản.Chủ nghĩa tư bản nhà nước là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại,khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh tự phát tiểu tư bản và tư bản chủnghĩa, tính tự phát tiểu tư sản, chống đầu cơ-được coi là kẻ thù chính của chủnghĩa xã hội ở các nước tiểu nông tiến lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bảnnhà nước là xu hướng và là kết quả phát triển tự phát của nền sản xuất nhỏ Xét

về trinhd độ phát triển thì chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rấtnhiều so với nền kinh tế tiểu nông Nếu phát triển được chủ nghĩa tư bản nhànước thì sẽ tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nềnsản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ khí hoá đốilập với nền sản xuất thủ công, nó tăng thêm sản phẩm mà nó thu được của đại

Trang 8

công nghiệp, củng cố được những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh, đốilập với các quan hệ kinh tế tiểu tư sản vô chính phủ Theo Lê-nin, chính là giaicấp tiểu tư sản cộng với chủ nghã tư bản tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại

cả chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội Nó chống lại bất kỳ sự canthiệp, kiểm kê, kiểm soát nào của nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nướchay chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắngđược tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo,những tập quán, những thói quen, địa vị giai cấp ấy là căi quan trọng hơn hết.Bởi vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại

là một mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệtvong Nếu khôi phục được tình trạng này thì “tất cả những con bài đều nằmtrong tay công nhân và sẽ bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố Cũng vìthế mà chủ nghĩa xã hội sẽ đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hộibằng con đườngchắc chắn nhất

Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn là công cụ để khắc phục được “kẻ thùchính trong nội bộ đất nước, kẻ thùcủa các biện pháp kinh tế” Đó chính là bọnđầu cơ, bọn gian thương, bọn phá hoại độc quyền của nhà nước Lê-nin nóirằng không thể giải quyết vấn đề này bằng biẹn pháp xử bắn hoặc “những lờituyên bố sấm sét”, bởi vì cơ sở kinh tế của bọn đầu cơ là tầng lớp những kẻtiểu tư hữu và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi ngườitiểu tư sản

Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn được xem là cong cụ đấu tranh chống chủnghía quan liêu và những lệch lạc quan liêu công nghiệp Lê-nin phân tíchnguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa quan liêu chính là tình trạng riêng rẽ, tìnhtrạng phân tán của những người sản xuất nhỏ, cảnh khốn cùng của họ, tìnhtrạng dốt nát của họ, tình trạng không có đường sá, nạn mù chữ, tình trạngkhông có sự trao đổi giưa nông nghiệp và công nghiệp, tình trạng thiếu sự liên

hệ và tác động qua lại giữa nông nghiệp và cong nghiệp

Thông qua chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước mà giai cấpcông nhân có thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức đượcmột nền sản xuất lớn Giai cấp vô sản ở những nước đã tiến hành cách mạng đểgiành chính quyền cho rằng họ là giai cấp tiên tiến hơn về chế độ chính trị củanước mình so với bất cứ giai cấp vô sản ở các nước phát triển nào khác, nhưnglại lạc hậu hơn các nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về mặt tổ chức một chủ nghĩa

tư bản có quy củ về trình độ văn hóa, về mức độ cho sự chuẩn bị cho việc thựchiện chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất vật chất Lê-nin phê phán luậnđiểm cho rằng do không có sự tương ứng nên chưa cướp chính quyền, Lê-nin

Trang 9

coi đó là luận điểm của hạng “người trong vỏ ốc” không biết rằng sẽ không baogiờ có, không thể có sự tương xứng ấy trong sự phát triển của tự nhiên cũngnhư của xã hôi, mà chỉ có trải qua hàng loạt lần làm thử thì mới có thể xâydựng lên chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh…Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ giúpchính quyền của giai cấp vô sản khắc phục được dần các tình trạng lạc hậutrên Cũng qua đây mà học tập được cách quản lý của “những người tổ chứcthông minh và có kinh nghiệm” trong những xí nghiệp hết sức lớn.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoài

là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại, qua đó mà hy vọng có đượctrình độ trang bị cao của chủ nghĩa tư bản Nếu không lợi dụng kinh tế đó thìkhông xây dựng tốt được cơ sở cho nền đại sản xuất của giai cấp vô sản.Nhưng đồng thời nó cũng đạt giai cấp vô sản vào một nguy cơ, đó là sự lệthuộc về kinh tế, nguy cơ của chủ nghĩa thực dân mới Có thể chúngta sẽ bịbuộc phải du nhập những luồng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến không mạnh,chấp nhận việc đầu tư một cách thụ động

Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn mang lại cái lợi là thông qua sự phát triểncủa nó mà phục hồi được giai cấp công nhân Chủ nghĩa tư bản làm cho sảnxuất công nghiệp tăng lên và giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn nhanh lên.Nếu chủ nghĩa tư bản nhà nước được khôi phục lại thì cũng có nghĩa là sẽ phụchồi lại giai cấp vô sản và tạo ra một giai cấp vô sản công nghiệp, vì đấu tranh,

vì bị phá sản nên đã bị mất tính giai cấp, nghĩa là đã bị đẩy ra ngòai con đườngtồn tại giai cấp của mình và không còn tồn tại với tư cách là giai cấp vô sảnnữa, đôi khi về hình thức nó được coi là giai cấp vô sản nhưng nó không cógốc về kinh tế

3.2.Các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước vô sản thời

Lê-nin.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước tòn tại dưới rất nhiều hình thức phong phú, đadạng Lê-nin không trói buộc chủ nghĩa tư bản nhà nước trong một số hìnhthức đã có nhất định Tư tưởng của Lê-nin là: “ở chỗ nào có những thành phần

tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung, thì ở đó cóchủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình đọnày hay trình độ nọ” Ở thời Lê-nin có những hình thức cụ thể sau:

Trang 10

nhà nước xã hội chủ nghĩa giao cho nhà tư bản tư liệu sản xuất của mình.Nhà

tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên kí kết, là người thuê tư liệusản xuất xã hội chủ nghĩa và thu được lợi nhuận của tư bản mà mình bỏ ra, rồinộp cho nhà nước xã hội chủ nghĩa một phần gọi là tô nhượng, đó là hình thứckinh tế mà cả hai bên cùng có lợi

Hình thức tô nhượng là sự “du nhập” chủ nghĩa tư bản nhà nước từ bênngoài vào, có giúp cho chính quyền nhà nước vô sản tăng cường được nền đạisản xuất, làm tăng thêm số sản phẩm mà nó thu được của đại công nghiệp, nócủng cố được các quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với nhữngquan hệ tiểu tư sản vô chính phủ Áp dụng một cách có chừng mực và thậntrọng, chính sách tô nhượng nhất định sẽ giúp chúng ta cải thiện được nhanhchóng tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông dân Tô nhượng làmột hình thức đấu tranh, là sự tiếp tục của đấu tranh giai cấp dưới một hìnhthức khác

Thời Lê-nin hình thức tô nhượng được coi là phổ biến hơn cả So vớinhững hình thức khác của chủnghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa thì chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng có lẽ là hìnhthức đơn giản nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất.Chúng ta biết đích xác những cái lợi và những cái hại cho chúng ta, nhữngquyền hạn và nghĩa vụ của chúng ta Chúng ta trả một “cống nạp” cho chủnghĩa tư bản thế giới về một số mặt nào đó, nhưng chúng ta lại có ngay đượcmột biện pháp nhất định để củng cố chính quyền của mình, để cải thiện nhữngđiều kiện làm ăn Về tô nhượng, thì tất cả khó khăn của nhiệm vụ là phải suynghĩ, phải cân nhắc hết mọi điều khi ký hợp đồng tô nhượng và sau đó phảibiết theo dõi việc chấp hành nó Như vậy, có thể coi tô nhượng là một hìnhthức “làm ăn” với tư bản nước ngoài nói chung

Để thực hành tô nhượng trong nhà nước vô sản thì cần phải có một số điềukiện sau:

 Cần phải từ bỏ chủ nghĩa ái quốc địa phương của một số người chorằng tự mình có thể làn lấy, không chấp nhận trở lại chịu ách nô dịch của tưbản Lê-nin nêu rõ cần phải sẵn sàng chịu đựng một loạt hy sinh thiếu thốn

và bất lợi miễn sao có được một sự chuyển biến quan trọng và cải thiệntình trạng kinh tế trong các ngành công nghiệp chủ yếu Cũng phải dự kiếnrằng trong thời gian đầu không thể tránh khỏi sai lầm, nhưng dù sao cũngphải cố đạt được điều đó

 Người nhận tô nhượng có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhântrong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức sống trung bình của nướcngoài Điều trọng yếu nhất khi thực hành chế độ tô nhượng là nâng cao số

Trang 11

lượng sản phẩm nên Nhưng điều đặc biệt quan trọng, thậm trí càng quantrọng hơn là cải thiện ngay tức khắc đời sống của công nhân Cải thiện đờisống của công nhân trong các xí nghiệp tô nhượng và ngoài tô nhượngđược xem là “cơ sở của chính sách tô nhượng”.

 Ngoài ra, người nhận tô nhượng phải bán thêm cho chính quyền nhànước vô sản (nếu có yêu cầu) từ 50% đến 100% số lượng sản phẩm tiêudùng cho các công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng, làm như vậy để cảithiện đời sống của các công nhân khác

 Vấn đề trả lương cho các công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng, trảbằng ngoại tệ , bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền thì sẽ được quy định theo

sự thỏa thuận riêng trong từng hợp đồng Vấn đề đối với nhà nước là phảibiết thích ứng với mọi điều kiện sao cho có thể đấu tranh được với họ đểcải thiện một mức nào đó đời sống của công nhân

 Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt vật chất, về trả lương cho cáccông nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoài được quy định theo sựthoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng và những loại công nhân viênnói trên Cố nhiên, việc thuê mướn công nhân và nhân viên nước ngoài,tổng số cũng như từng loại phải theo tỷ lệ phần trăm so với công nhân, tỷ lệnày sẽ thoả thuận trong hợp đồng

 Còn đối với những công nhân là chuyên gia có trình độ cao, nếu các

xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phải được sự đồng ý của các cơ quanchính quyền trung ương Theo tinh thần này thì tức là không thể để cácchuyên gia ưu tú nhất làm việc ở các xí nghiệp tô nhượng Tuy không cấmhoàn toàn nhưng việc thi hành hợp đồng phải được giám sát từ trên xuống

và từ dưới lên

 Phải tôn trọng pháp luâth như các đạo luật về điều kiện lao động, về

kỳ hạn phát lương… Nếu người nhận tô nhượng yêu cầu phải ký hợp đồngvới các công đoàn thì đó chính là nhằm xoá bỏ mối lo ngại của tư bản đốivới công đoàn trong nhà nước vô sản Đồng thời cũng phải nghiêm chỉnhtuân theo những quy tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật trongnước và nước ngoài Điều này phải được quy định tỷ mỷ trong từng hợpđồng, bởi vì đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nókhông có khả năng chăm lo đến việc sử dụng đất đai và sức lao động mộtcách khoa học và đúng đắn

b.Các hợp tác xã:

Các hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng

ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn Nó cũng tạo ra những

Trang 12

điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát, theo dõi cho những quan hệ đãghi trong hợp đồng giữa nhà nước và nhà nước tư bản Hơn thế, nó còn tạođiều kiện thuận lợi cho việc liên hiệp và tổ chức hàng triệu người, sau đó làtoàn thể dân chúng Đó là một điều lợi rất lớn cho bước quá độ tương lai từ chủnghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội.

Chế độ hợp tác xã ra đời dựa trên cơ sở tiểu công nghiệp, trên nền sản xuấtthủ công mà một bộ phận thậm chí còn gia trưởng Hợp tác xã bao gồm hàngngàn, hàng chí hàng triệu tiểu nghiệp chủ, trong đó việc kiểm soát các thànhviên hợp tác xã là rất khó khăn Khi chính sách hợp tác xã thành công sẽ giúpcho nền kinh tế nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhỏlên nền đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết hợp

Theo quan điểm của Lê-nin thì có hai loại hợp tác xã Đó là:

Thứ nhất là chế độ hợp tác xã hoàn toàn đồng nhất với chủ nghã xã hội, đó

là một tổ chức được quần chúng nhân dân chân chính thực sự tham gia mộtcách tự giác, một tổ chức có thể kết hợp lợi ích tư nhân, lợi ích thươn g nghiệp

tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó, làm cho lợi ích tưnhân phục tùng lợi ích chung Đó còn là một kiểu xí nghiệp thứ 3, tức xínghiệp hợp tác xã, những xí nghiệp này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tưnhân và những xí nghiệp kiểu chủ nghĩa xã hội chính cống Chế độ hợp tác xãkiểu này có ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diện nguyên tắc( nhà nướcnắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, sau nữa là về phương diện bước quá độsang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thunhất đối với nhân dân Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nhân dân vào hợptác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên mảnh đất xã hội chủ nghĩa

Thứ hai là hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, với cách diễn đạt của

Lê-nin nó là các hình thức hợp doanh(cong ty hợp doanh) Theo khái niệm thườngdùng hiện nay thì đó là những tổ chức tư bản tập thể Nó là bước chuyển từ tiểusản xuất sang một thời kỳ lịch sử

c.Hình thức đại lý uỷ thác.

Theo hình thức này thì nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhàbuôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nứơc vàmua sản phẩm của người sản xuất nhỏ

d.Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, đất.

Hình thức này giống như hình thức tô nhượng, nhưng đối tượng tô nhượngkhông phải là tư bản nước ngoài mà là tư bản trong nước Hình thức này đượccoi là hình thức riêng biệt để phân biệt nó với hình thức tương tự nhưng đốitượng thuê chỉ là tư bản trong nước

Trang 13

e.Cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ.

Qua thực tiễn Lê-nin đã đưa ra hình thức nữa của chủ nghĩa tư bản nhànước Chính ở những hầm mỏ nhỏ cho nông dân thuê, sản xuất tại đặc biệt pháttriển hơn là những xí nghiệp lớn nhất trước kia là của tư bản Những quan hệcủa chủ nghĩa tư bản nhà nước được phát triển, những nông dân nay hoạt độngtheo kiểu nộp tô cho nhà nước Đây cũng là một đối tượng cho thuê-theo cáchnói của Lê-nin là những tiểu tư bản

g.Công ty hợp doanh.

Khi nói về lĩnh vực thương nghiệp thì không thể khong nhắc tới các công

ty hợp doanh Đó là những công ty thành lập theo thể thức tiền vốn một phần làcủa tư bản tư nhân, ngoài ra của tư bản nước ngoài và một phần là của chínhquyền giai cấp vô sản Việc công ty hợp doan ra đời là một bước tiến lớn củachính quyền giai cấp vô sản Chính quyền giai cấp vô sản thành lập ra các công

ty này và lúc nào cũng có khả năng thủ tiêu nó

Trên đây là một số hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể rút ra từthực tiễn thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lê-nin

3.3.Kết quả của việc thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản nhà nước ở thời

đã có những thay đổi to lớn Nhân dân đã trung nông hoá nhều hơn, số trungnông đã chiêm đến 65% trong tổng số nhân dân (thay cho con số 20% trướccách mạng) và họ trở thành bộ mặt trung tâm ở nông thôn

Về công nghiệp nhẹ đang có đà phát triển chung, và do đó điều kiện sinhhoạt của các công nhân trong lĩnh vực này đã được cải thện rõ nét, đặc biệt làcông nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rat và ở Mạc-tư-khoa Đó là điều không thể chối cãiđược

Còn về công nghiệp nặng tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cũng có sựthay đổi nhất định Công nghiệp nặng vẫn còn khó khăn là do không có khoảnvay lớn hàng mấy trăm triệu đô la Chính sách tô nhượng cho đến lúc ấy (1922)vẫn chưa có một tô nhượng sinh lợi nào trong công nghiệp nặng Các nước đếquốc vẫn đang muốn bóp chết nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ nên không hy

Trang 14

vọng gì là có thể vay ở các nước giàu có Công nghiệp nặng cần được nhà nướctrợ cấp, nếu không tìm ra dwocj những khoản trợ cấp đó thì nhà nước của giaicấp vô sản sẽ bị đập tan.

Chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước theo đánh giá cho đến năm 1924,nhìn chung đã đem lại cho nước Nga Xô Viết những tác dụng tích cực nhấtđịnh, góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp sau chiếntranh Nhờ tô nhượng, nhiều ngành công nghiệp quan trọng (đặc biệt là khaithác dầu) đã phát triển với nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật và thiết bịhiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đã được đưa vào quá trình sảnxuất, mang lại hiệu quả cao.Tô nhượng cùng các công ty hợp doanh đã gópphần phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho đất nước, mởrộng quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất,chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bảnphương Tây Thông qua các hoạt động của các công ty hợp doanh, nhữngngười cộng sản còn có thể thực sự học cách buôn bán, điều mà bấy giờ Lê-ninthường nói là nhiệm vụ rất quan trọng Hoạt động của các xí nghiệp cho thuê,các xí nghiệp hỗn hợp đã góp phần giúp cho giai cấp vô sản duy trì sự hoạtđộng sản xuất bình thường ở các cơ sở kinh tế, tăng thêm sản phẩm cho xã hội,việc làm cho người lao động Hình thức đại lý thương nghiệp và các hợp tác xã

tư bản chủ nghĩa trong các lĩnh vực sản xuất, tín dụng và tiêu dùng đã góp phầnquan trọng trong việc hỗ trợ thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quátrình trao đổi và lưu thông hàng hoá tiền tệ, làm sống động nền sản xuất hànghóa nhỏ, qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổicông- nông nghiệp,thành thị-nông thôn

Kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, và chủ nghĩa tưbản nhà nước đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới ởLiên Xô

4.Bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện chuyên chính vô

sản

Cho đến nay, chủ nghĩa tư bản nhà nước thường được hiểu chỉ là một hìnhthức kinh tế, một thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Nhận thức này không sai nhưng không đầy đủ Chừng nào giai cấp tư sản còn

có dù chỉ một tia hy vọng để giải quyết vấn đề căn bản (tức là vấn đề chínhquyền), bằng mọi phương tiện có hiệu lực mạnh nhất, tức là chiến tranh, thìgiai cấp tư sản không thể nào và cũng không cần phải chịu nhận những sựnhượng bộ cục bộ mà chính quyền giai cấp tư sản giành cho họ nhằm chuyểnsang chế độ mới một cách hết sức tuần tự Cũng có một nhận thức nữa về chủnghĩa tư bản nhà nước là chủ nghĩa tư bản nhà nước với tính cách là phương

Trang 15

pháp sử dụng giai cấp tư sản ở trong nước, phương pháp cải tạo hoà bình giaicấp tư sản Cách hiểu này là phổ biến đối với các nước dân chủ nhân dân trướcđây Nhưng dưới ánh sáng của tư duy mới, của nhận thức mới về chủ nghĩa tưbản nhà nước, quan niệm đó đã là một sai lầm và là một nguyên nhân dẫn đến

sự sút kém của nền kinh tế quốc dân, vì vậy có thể dẫn đến xoá bỏ nhanhchóng chủ nghĩa tư bản nhà nước, khiến cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hộirơi vào tình trạng bế tắc

Như vậy không phải ý định duy trì quan hệ kinh tế với tư bản tư nhân cũngnhư với tư bản nước ngoài, ý định tìm cách thích ứng với những quan hệ xã hộitồn tại khi ấy đã có thể trở thành hiện thực nay, mặc dù đó là một khả năngkhách quan Chỉ sau khi sức mạnh của chính quyền công nông đã đè bẹp sựphản kháng, chống đối của giai cấp tư sản bên trong được giai cấp tư sản quốc

tế ủng hộ, việc “ nắm tất cả các đòn bẩy chỉ huy”, “nắm ruộng đất”, “ruộng đấtthuộc về nhà nước”, chỉ khi ấy sự tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân

và kinh tế tư bản nhà nước mới thành hiện thực

Quá trình thực hành chủ nghĩa tư bản nhà nước là quá trình xã hội hoá sảnxuất trong thực tế Chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung,được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá, là con đường đạt tới sựkiểm kê, kiểm soát của toàn dân Chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước có tưtưởng “lợi dụng chủ nghĩa tư bản, đó là lợi dụng về vốn, kinh nghiệm quản lý,mối liên hệ kinh tế với bên ngoài, đặc biệt là lợi dụng về quan hệ xã hội tư bảnchủ nghĩa Lê-nin viết: “chủ nghĩa tư bản nhà nước không phải là vấn đề tiền,

mà là vấn đề xã hội

Rất đáng chú ý những tư tưởng sau đây của Lê-nin: chúng ta phải lợi dụngchủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bảnnhà nước) là mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội,làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sảnxuất nên Việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản cần thiết phải có một loạt cácbước quá độ như chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội Trong mộtnước tiểu nông, trước hết phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyênqua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa tư bản nhà nước: mô hình kinh tế, cương lĩnh quá độ lên chủnghĩa xã hội Mục tiêu đặt ra cho thời kỳ quá độ là công cuộc xây dựng kinh tế,

là việc đặt nền móng kinh tế cho toà nhà mới, toà nhà xã hội chủ nghĩa để thaythế cho toà nhà phong kiến đã bị phá huỷ hay toà nhà tư bản chủ nghĩa đã bịphá huỷ một nửa Nói cách khác, đó là nhiệm vụ xã hội hoá sản xuất trong thực

tê, là sự kiểm kê, kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sảnphẩm, thiếu nó chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng Một kết cấu kinh tế tiểu

Trang 16

nông là một kết cấu mà một phần có tính chất gia trưởng, một phần có tính chấttiểu tư sản Một nước có nền kinh tế chậm phát triển là nước có kết cấu kinh tếnhư thế hoặc chủ yếu là như thế Cho nên để quá độ lên chủ nghĩa xã hội từmột nước tiểu nông thì phải tiến tới xã hội hoá trong thực tế bằng sự phát triểncực thịnh nền kinh tế thị trường Nhưng vì là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, cho nên chính quyền dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân phải đồngthời thực hiện 3 sự chuyển hóa: từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hànghóa, từ nền kinh tế hàng hoá thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, từ những nềnkinh tế hàng hoá (tiểu tư bản và tư bản) thành nền kinh tế thị trường địnhhướng lên chủ nghĩa xã hội, với tính cách là công cụ xây dựng lên chủ nghĩa xãhội, xã hội hoá xã hội chủ nghĩa trong thực tế Sự chuyển hoá ấy rõ ràng ít đauđớn hơn nhưng vô cùng phức tạp, khó khăn và cũng không loại trừ khả năngchủ nghĩa xã hội tự bị phá huỷ một phần từ bên trong trước tính tự phát củakinh tế thị trường, trước sức mạnh của đồng tiền Như vậy trong mô hình kinh

tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước tiểu nông, vấn đề “phát triển tự dotrao đổi” phải được coi là “chiếc đòn xeo”, “chiếc gậy chống” để đi lên Trongchính sách tự do trao đổi mà có sự liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, có sự hìnhthành và phát triển chủ nghĩa tư bản Do đó trong nền kinh tế cùng với những

cơ sở kinh doanh tư bản chủ nghĩa vốn có, nhà nước vô sản chẳng những phải

để cho nó tồn tại vì có lợi và cần thiết, mà còn tạo điều kiện để cho nó pháttriển (với mức độ cần thiết) Thành phần kinh tế tư bản tư nhân tồn tại và pháttriển như một tất yếu khách quan trong nền kinh tế quá độ Việc hướng kết cấu

ấy vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng với việc “du nhập” chủnghĩa tư bản từ bên ngoài đã hình thành một thành phần kinh tế khách quanchủ nghĩa tư bản nhà nước

Từ đó có thể khẳng định: nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng kinh tế

tư bản của thời kỳ quá độ không phải chỉ đối với một nước tiểu nông, mà nóichung đối với mọi nước khi chưa có cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xãhội ở vào trình độ xã hội hoá sản xuất cao độ Chỉ có thể hiểu đúng các thànhphần kinh tế trong mối liên hệ với đường lối kinh tế quá độ, với chính sáchphát triển kinh tế hàng hoá và chủ nghĩa tư bản nhà nước Tư tưởng của Lê-nin

là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế cũ, làm cho nền kinh

tế cũ thích ứng với chủ nghĩa xã hội Do đặc trưng kinh tế cơ bản của thời kỳquá độ là khắc phục từng bước tính chất không thuần nhất về quan hệ kinh tếtrên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Vì vậy quá độ lên chủ nghĩa

xã hội là một quá trình khá lâu dài, nhất là đối với những nước tiểu nông

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, tuỳ theo điều kiện xuất phát của từngnước mà tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế không giốngnhau Về thực chất, có hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân tiểu tư bản

Trang 17

và tư nhân tư nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu xã hội chủ nghĩa mà sở hữu nhànước là một hình thức Nhiệm vụ của chính quyền không phải là chặn đứng sựphát triển của kinh tế tư nhân nếu không muốn ngăn cấm phát triển kinh tếhàng hoá, xây dựng và mở rộng thị trường Nhưng cũng không phải là chấpnhận tính tự phát không giới hạn của chế độ sở hữu này,mà phải hướng nó đivào con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Thực hiện chế độ sở hữu hỗn hợp, đa dạng chính là thực hiện dân chủ vềmặt kinh tế trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hôị Đó là sự phân phối dânchủ,nghĩa là dưới nhiều hình thức nhưng hình thức phân phối theo lao độngngày càng chiếm ưu thế, nghĩa là quá trình phân phối sẽ vận động theo xuhướng đó nhưng không phải là phổ biến ngay lập tức Còn về chính trị thì lạiphải hiểu một cách tinh tế hơn, đó là một khi đã nắm được sức mạnh kinh tế,trong khi chức năng kiểm soát và điều tiết của nhà nước bị suy yếu thì khôngphải không có khả năng nền chính trị bị tri phối bởi những lực lượng chính trị

tư bản chủ nghĩa Nhà nước sử dụng chủ nghĩa tư bản theo tinh thần vừa hợptác, vừa đấu tranh, đấu tranh để hợp tác, hợp tác trong đấu tranh Ta phải làmsao để ngày càng củng cố được sự hợp tác giữa mọi lực lượng trong khi nhànước ngày càng thực hiện được sự kiểm soát và điều tiết của mình đối với toàn

bộ các lực lượng xã hội

Mô hình kinh tế quá độ theo chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước chứađựng những quan niêm về mục tiêu,con đường, phương pháp, phương thức đểđạt được đến mục tiêu kinh tế của thời kỳ quá độ lâu dài, hoà bình, hợp tác vàđấu tranh, về những chiếc cầu vững chắc và những mắt xích trung gian giữanền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội

II.Thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản ở nước ta

1.Tính cấp thiết

Trước những diễn biến cuả thế giới nói chung và tình hình nước ta nóiriêng, chúng ta càng thấy rõ được tính cấp thiết phải thực hành chế độ chủnghĩa tư bản ở nước ta hiện nay Nó được thể hiện rõ ở các điểm sau :

Luận điểm quan trọng nhất làm cơ sở xuất phát để nghiên cứu là việcchuyển sang chủ nghĩa xã hội cần thiết phải có một loạt những bước quá độnhư chủ nghĩa tư bản nhà nước.Nước ta sau khi thống nhất hoàn toàn đất nước(1975) là một nước lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bình quânlương thực rất thấp : năm 1976 là 274,4 kg/đầu người, năm 1980 chỉ còn 268,2kg/đầu người, thậm chí có năm tụt xuống chỉ còn 215 kg/đầu người, không đạtmột số chỉ tiêu đầu tư, sản lượng công nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp …

Do đó cần phải có một sách lược phù hợp với từng điều kiện cụ thể Nội dungsách lược đó của Lê-nin là: phải tỏ ra mềm dẻo hơn, thận trọng hơn, nhượng bộ

Trang 18

hơn với giai cấp tiểu tư sản, đối với trí thức, nhất là đối với giai cấp nông dân.Phải lợi dụng các nước phương Tây về mặt kinh tế, bằng đủ mọi cách lợi dụng

họ hơn nữa và thật nhanh chóng bằng cách thực hiện chính sách tô nhượng vàtrao đổi hàng hoá với họ Phải làm việc đó một cách rộng rãi, kiên quyết, khéoléo và thận trọng Ở đây, có thể và cần thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xãhội chậm hơn, thận trọng hơn và có hệ thống hơn Cần phải biết lợi dụng hoàncảnh quốc tế có lợi Về mặt kinh tế nên dựa ngay tức khắc vào việc trao đổihàng hoá với tư bản nước ngoài và không nên bủn xỉn, nếu cần cho họ nhữngkhoáng sản quý giá Cố gắng cải thiện ngay lập tức đời sống của nông dân, lôicuốn các nhà tri thức tham gia xây dựng kinh tế…

Từ đó ta đưa ra các nhận xét sau:

_Thứ nhất là trong hoàn cảnh dù gay go quyết liệt nhất vẫn có khả năngthực hiện chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước Con đường đi xuyên vòng quachủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đối vớinước ta.Sự tất yếu này được đề cập tới ngay trong cuộc đấu tranh hết sức gay

go, gian khổ giữa một bên là chính quyền còn non yếu với một bên là tư bản đếquốc đang là một lực lượng mạnh toàn thế giới, đang nắm trong tay toàn bộ kỹthuật, phương tiện vận tải và hải quân…

_Thứ hai là thời kỳ quá độ là một thời kỳ khá lâu dài, nhất là đối với nhữngnước tiểu nông Bản thân chế độ chủ nghĩa tư bản nhà nước đã tự nói lên điềunày Để có thể khẳng định tính tất yếu lâu dài của chủ nghĩa

tư bản nhà nước đối với nước ta, cần phân tích và tìm hiểu một số luậnđiểm của Lê-nin có liên quan :

+Luận điểm thứ nhất: “Chúng ta đã lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước”Trong hoàn cảnh thực tế của chúng ta bây giờ, chúng ta không thể trực tiếpchuyển ngay lên chủ nghĩa Cộng sản được, không thể tấn công trực diện được

vì làm như thế sẽ gây bất bình trong nhân dân Vì vậy Lê-nin đã thực hiện mộtbước lùi so với trước đây, từ vội vàng trở về với những bước đi thận trọng.Thực chất sự “lùi” này là sự từ bỏ những quan niệm sách vở về chủ nghĩa xãhội để trở về với thực tiễn và sáng tạo, từ bỏ chủ nghĩa duy ý chí để trở về vớitính khách quan của quy luật…

+Luận điểm thứ hai: “Hiện nay đã có những triệu chứng cho thấy rằngcuộc lùi bước ấy sắp chấm dứt; rằng chúng ta sẽ có thể chấm dứt cuộc lùi bước

ấy trong một tương lai không xa lắm nữa” Luận điểm này nói lên rằng: có thể

do chủ trương thi hành chế độ chủ nghĩa tư bản nhà nước đã không được chủnghĩa tư bản quốc tế trả lời có thiện chí, mà còn đi ngược lại nên buộc phảichấm dứt Có thể luận điểm này nêu lên vấn đề cần có sự thay đổi căn bản quanniệm về chủ nghĩa xã hội Cũng có thể luận điểm này của Lê-nin là sự phản

Ngày đăng: 03/08/2013, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Ngọc Hiên.Về thành phần kinh tế tư bản nhà nước.NXB Chính trị quốc gia năm 2002 Khác
2.Vũ Ngọc Long.Một cuộc cải cách kinh tế của Lê-nin Khác
3.Vũ Hữu Ngoạn-Khổng Doãn Hợi.Mâý vấn đề về chủ nghĩa tư bản nhà nước.NXB Chính trị quốc gia năm1993 Khác
4.Lê-nin toàn tập-tập 43.NXB Tiến bộ Khác
5.Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.NXB Sự thật Khác
6.Lê nin nói về chủ nghĩa tư bản nhà nước.NXB Sự thật Khác
7.Chủ nghĩa Lê-nin và công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa nước ta.NXB Thông tin lý luận Khác
8.Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX.NXB Chính trị quốc gia Khác
9.Tư tưởng của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong hệ thống chính sách kinh tế mới.Tạp chí cộng sản số 7/1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w