MỤC LỤC
Qui luật cung cầu là qui luật cơ bản nhất điều tiết thị trường, bất cứ một chủ thể sản xuất kinh doanh nào khi quyết định sản xuất ra sản phẩm gì, kinh doanh hàng hoá nào thì đều phải căn cứ vào cung và cầu ở trên thị trường, khi mà cung về hàng hoá nào đó trên thị trường thấp, cầu lại lớn thì chủ thể sản xuất loại hàng hoá đó sẽ mở rộng qui mô sản xuất loại hàng hoá đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại khi cung cao, cầu thấp thì sẽ thu hẹp qui mô sản xuất. Như vậy giá cả hàng hoá cao hay thấp là phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ở trên thị trường chứ không phụ thuộc vào cơ sở sản xuất nào, xí nghiệp sản xuất nào không có bất kỳ một xí nghiệp sản xuất nào có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình bởi vì nếu xí nghiệp đó tự tăng giá bán lên thì khách hàng sẽ bỏ họ và họ không bán được hàng hoá. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó, cho nên nếu một ngành nào đó cung không đáp ứng được cầu, giá cả hàng hoá lên cao thì người sản xuất sẽ đổ xô vào đó làm cho khối lượng tư liệu sản xuất và lao động của ngành đó tăng lên và ngược lại khi ngành đó thu hút quá nhiều lao động xã hội, cung vượt quá cầu, giá cả hàng hoá thấp thì người sản xuất sẽ phải chuyển bớt tư liệu sản xuất và lao động ra khỏi ngành này và đầu tư vào ngành khác có giá cả hàng hoá cao.
Thứ nhất, năng động và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những biến động của nền kinh tế bởi vì cơ chế thị trường có khả năng tự động điều tiết nền sản xuất xã hội, tự động phân bổ các nguồn tài nguyên sản xuất vào những khu vực, các ngành kinh tế mà không cần bất cứ một sự điều khiển từ trung tâm nào chính vì vậy mà khi có sự biến động xảy ra trong nền kinh tế thì cơ chế thị trường trực tiếp nhanh chóng tự điều tiết để phù hợp với tình hình mới mà không cần chờ quyết định hay sự điều khiển từ một trung tâm nào cả. Thứ nhất, diễn ra sự phân hoá xã hội sâu sắc thành kẻ giàu người nghèo, do trong cơ chế thị trường diễn ra sự cạnh tranh mà đã cạnh tranh thì phải có người thắng người thua, người nào mà thắng giành được ưu thế trên thị trường thì họ ngày càng mở rộng qui mô sản xuất ngày càng thu được nhiều lợi nhuận và họ trở thành những người giàu còn ngược lại người nào thua thì sản xuất ngày càng thua lỗ dẫn đến phá sản và trở thành người đi làm thuê. Hay nói một cách khác đi là cơ chế thị trường có sự bình tuyển tự nhiên nhưng cái bình tuyển tự nhiên đó nhiều khi đã phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc thành hai cực: một cực là người giàu, một cực là những người nghèo, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng trở lên sâu hơn, rộng hơn gây tâm lý bất bình trong xã hội, nhất là trong xã hội XHCN.
Theo chính sách này thì người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá, tiền tệ giữa Nhà nước và nông thôn, giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất, củng cố lại các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế.
Đồng thời Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển.
Cụ thể cơ cấu kinh tế còn mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, hiện tượng độc canh cây lúa còn khá phổ biến, cây công nghiệp có giá trị cao chưa có cơ hội phát triển, đồng thời các ngành nghề chưa phát triển chính vì thế có thể nói cơ cấu kinh tế của nước ta còn mang nặng đặc trưng của một cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thứ năm, là do nhận thức chưa đầy đủ về nền kinh tế thị trường kết hợp với tư tưởng chủ quan duy ý chí về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hơn nữa một quan niệm đã được hình thành và tồn tại rất lâu từ trước đến nay trong lý luận về chủ nghĩa xã hội là cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, không thể dung hợp với nhau được như lời của GS - PTS Lê Hữu Nghĩa đã diễn đạt: “Nếu kết hợp chúng sẽ làm một cuộc “ép duyên” mà đã “ép duyên” thì không thể chung sống hạnh phúc được”(1). Từ thực trạng của nền kinh tế và xu thết chuyển đổi một cách nhanh chóng của nền kinh tế thế giới ta có thể khẳng định rằng nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước là một việc hết sức cần thiết và cấp bách, nếu chúng ta không chuyển đổi một cách khẩn chương thì không những chúng ta không theo được xu thế phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới mà chúng ta còn có nguy cơ tụt hậu.
Tương ứng với năm loại hình sở hữu đó nước ta đã hình thành nên năm thành phần kinh tế đó là: thành phần kinh tế Nhà nước tương ứng với sở hữu Nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác ứng với sở hữu tập thể, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước ứng với sở hữu hỗn hợp, thành phần kinh tế cá thể ứng với sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân ứng với sở hữu tư bản tư nhân. Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa mới thu hút được vốn, công nghệ và kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn, thực hiện mở cửa nền kinh tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả. Vai trũ này của Nhà nước được Đảng ta khẳng định rừ ràng trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Nhà nước thực hiện tốt các chức năng: định hướng sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập khuôn khổ luật pháp có hệ thống chính sách nhất quán để tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt, khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân,..” (1).
Cũng qua những phân tích đó cho ta thấy một cách khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng một cách sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của đất nước ta để xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xu hướng phát triển mạnh mẽ chung của toàn thế giới, tầm quan trọng của mô hình kinh tế thị trường đối với đời sống kinh tế cũng như nền văn minh của toàn nhân loại. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường đã cung cấp cho chúng ta một lượng kiến thức có tổ chức, cơ bản nhất về lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường để trên cơ sở đó chúng ta có thể hiểu biết, nhìn nhận đúng đắn hơn về nền kinh tế thị trường góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại mang màu sắc Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta hoà nhập vào xu thế phát triển chung của toàn nhân loại, nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.