1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Ứng dụng hệ thống quản lý DMS để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ DKT

70 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Nghị định này đã xây dựng khá rõ ràng mối quan hệ XHCN giữa các bên có liên quan dẫn đến việc ký kết và thực hiện HĐKT đã ký đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của từng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế trường đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên Với sự đồng ý của hai ThS Nguyễn Thị Hằng và ThS Trần Thu Phương em đã thực hiện đề tài: Ứng dụng hệ thống quản lý DMS để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT

Để hoàn thành được bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn ThS.Nguyễn Thị Hằng và ThS Trần Thu Phương đã hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình làm bài khoá luận này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài khoá luận, xong bên cạnh đó

em còn có rất nhiều thiếu sót mà bản thân không thấy được trong quá trình làm bài khoá luận vì kinh nghiệm tiếp xúc thực tiễn còn quá ít, kiến thức bản thân còn hạn chế Vây, em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo để bài khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Hoàng Thị Nhẫn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng hệ thống quản lý DMS để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu, kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa công bố nội dung này từ bất kỳ nơi đâu

Nếu không đúng với những gì đã nêu ở trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với đề tài của mình

Thái nguyên, ngày 18 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Hoàng Thị Nhẫn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 4

1.1 Quá trình phát triển pháp luật hợp đồng 4

1.1.1 Hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 4

1.1.2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 4

1.1.3 Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của bộ luật dân sự 1995 và luật thương mại 1997 6

1.2 Những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa 7

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng 7

1.2.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 8

1.2.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 9

1.2.4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 11

1.2.5 Trách nhiệm vật chất khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 13

1.2.6 Giải quyết tranh chấp 14

1.3 Những vi phạm cơ bản của hợp đồng bán hàng 15

1.3.1 Khái niệm “Vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Công ước Viên16 1.3.2 Vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng 17

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 25

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

Trang 4

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 31

2.1.4 Nhân sự của công ty 34

2.2 Thực trạng về quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 35

2.3 Quy trình về công tác quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 38

2.4 Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý bán hàng DMS 40

2.4.1 Ưu điểm 40

2.4.2 Nhược điểm 41

2.4.3 Giải pháp khắc phục 42

Chương 3 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG DMS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 43

3.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý bán hàng DMS tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 43

3.1.1 Hệ thống bán hàng cũ 43

3.1.2 Hệ thống quản lý bán hàng DMS hiện nay 44

3.2 Ứng dụng hệ thống quản lý hợp đồng bán hàng DMS tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 53

3.2.1 Giao diện đăng nhập hệ thống 53

3.2.2 Giao diện trang chức năng quản lý hợp đồng 53

3.2.3 Giao diện tạo mới hợp đồng 55

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hình ảnh nhân viên DKT đang làm việc 27

Hình 2.2 Hình ảnh nhân viên DKT đang họp 27

Hình 2.3 Sơ đồ quá trình phát triển của công ty 28

Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT 31

Hình 2.5 Giao diện chức năng hợp đồng 36

Hình 2.6 Quy trình quản lý hợp đồng bán hàng 38

Hình 3.1 Giao diên hệ thống bán hàng cũ Reseller 43

Hình 3.2 Giao diện kết nối 44

Hình 3.3 Giao diện liên hệ 45

Hình 3.4 Giao diện chức năng khách hàng 46

Hình 3.5 Giao diện chức năng công việc 46

Hình 3.6 Giao diện chức năng cơ hội 47

Hình 3.7 Giao diện chức năng doanh số 47

Hình 3.8 Danh sách yêu cầu thực hiện hợp đồng 48

Hình 3.9 Site yều cầu cần kiểm tra 49

Hình 3.10 Site cần duyệt 49

Hình 3.11 Site yêu cầu bàn giao 50

Hình 3.12 Site yêu cầu CSKH 50

Hình 3.13 Site mới 51

Hình 3.14 Site tới hạn cần triển khai 52

Hình 3.15 Giao diện đăng nhập hệ thống 53

Hình 3.16 Giao diện chức năng hợp đồng 54

Hình 3.17 Giao diện tạo mới đầu mối 55

Hình 3.18 Giao diện đặt cuộc hẹn 55

Hình 3.19 Giao diện tạo cơ hộ 56

Hình 3.20 Giao diện tạo mới khách hàng 57

Hình 3.21 Giao diện tạo hợp đồng 58

Hình 3.22 Hợp đồng cung cấp phần mềm website Bizweb 59

Hình 3.23 Hợp đồng cung cấp phần mềm website Bizweb 60

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn

mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới

Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa (bên mua và bên bán hàng hóa) với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên ký kết có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax mà người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú và đa dạng, được điều chỉnh nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào Nhà

xã hội nổi tiếng người Pháp A.Foulier đã nhận định, hợp đồng chiếm 9/10 dung lượng các bộ luật hiện hành và đến khi nào đó, trong các bộ luật quy định về hợp đồng ở các điều khoản, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1997 và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành Bộ luật dân sự 2005 và luật thương mại 2005

Như vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh Việc nắm vững, hiểu rõ quy định của pháp luật

về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được nhận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc

Công ty Cổ phẩn Công nghệ DKT là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và internet Công ty đã và đang khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Thương mại điện tử Bizweb.vn là một sản phẩm tiêu biểu của DKT, đây là thương hiệu đang được đánh giá là Giải pháp bán hàng online số 1 Việt Nam Vào tháng 10/ 2014, DKT tiếp tục ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo.vn và đã đạt giải thưởng Sao Khuê 2015 Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm dẫn đầu về quản lý bán hàng tại Việt Nam

Công ty có vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực bán hàng oline được người việt sử dụng khá là nhiều Các cửa hàng, các bên tham gia có sản phẩm muốn

Trang 8

đó phải có một phần mềm một trang web nào đó để quản bá sản phẩm của mình Vậy, công ty cổ phần công nghệ dkt có thể đáp ứng và đưa ra phần mềm hữu hiệu nhất nâng cao giải pháp bán hàng hiệu quả cho khách hàng Đây chính là lý do mà tôi chọn chủ đề này

Ứng dụng hệ thống quản lý DMS để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT

3 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, giáo trình ,bài viết

và các nguồn thông tin từ internet về quản lý hợp đồng bán hàng

- Phỏng vấn chuyên viên: Lấy ý kiến trực tiếp của giảng viên hướng dẫn và các giáo viên khác để có thể hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức của đề tài

- Nghiên cứu thực tế: Khảo sát, hiện trạng công tác quản lý hợp đồng tại công ty Cổ Phần Công Nghệ DKT

4 Ý nghĩa đề tài

 Đối với người sử dụng

- Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, ghi chép, tính toán số liệu , ít sai sót

- Thuận tiện khi tìm kiếm thông tin chứng từ khi cần thiết

- Cập nhật dữ liệu nhanh chóng, kịp thời

- Lưu trữ chọn vẹn chính xác tạo điều kiện cho việc giải quyết công việc được tốt hơn và hiệu quả hơn

 Đối với bản thân

- Tiếp cận thực tế, ứng dụng kiến đã học khi khảo sát hệ thống

- Nâng cao khả năng lập trình

Trang 9

- Hiểu biết thêm về công tác quản lý hợp đồng bán hàng và tăng khả năng giao tiếp, hiểu biết hơn về xã hội

- Tiếp xúc với các phần mềm khác và tăng khả năng hiểu biết về kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp

5 Kết cấu đề tài

Chuyên đề khoá luận gồm 3 phần chính sau:

- Chương 1 Cơ sở lý thuyết về quản lý hợp đồng mua bán hoá

- Chương 2 Thực trạng quản lý hợp đồng bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ DKT

- Chương 3 Ứng dụng hệ thống quản lý hợp đồng bán hàng DMS tại công

ty cổ phần công nghệ DKT

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

1.1 Quá trình phát triển pháp luật hợp đồng

1.1.1 Hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Hợp đồng kinh tế trong cơ chế KHHTT: theo điều lệ tạm thời về chế độ HĐKT theo nghị định số 04/TTg ngày 4/6/1960 thì HĐKT là hợp đồng về sản xuất, vận tải và xây dựng bao thầu Từ đó ta rút ra rằng điều lệ tạm thời mới khái quát được một vài lĩnh vực cụ thể của HĐKT mà chưa nêu ra được khái niệm chung về HĐKT Sau đó điều lệ về chế độ HĐKT ban hành theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 mới đưa ra nghị định về HĐKT: HĐKT là công cụ pháp lý của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân CNXH Nghị định này đã xây dựng khá rõ ràng mối quan hệ XHCN giữa các bên có liên quan dẫn đến việc ký kết

và thực hiện HĐKT đã ký đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của từng bên đối với nhau, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết, định hướng cho các bên hoặc có những kế hoạch cụ thể giúp các thành viên thực hiện được mục tiêu ban đầu đặt ra

Từ những đặc điểm kinh tế và những quy tắc, những quy định về HĐKT trên ta được ra những kết luận sau: HĐKT trong cơ chế KHHTT có đặc điểm:

- HĐKT là hình thức pháp lý mang tính chất tố chức kế hoạch

- Mục đích của HĐKT là thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước

- Chủ thể HĐKT là đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước

Chủ thể của HĐKT: tại điều 2 PL HĐKT quy định, hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân(một số tổ chức có tư cạch pháp nhân cần đáp ứng

Trang 11

những điều kiện quy định tại điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành PL DDHKT), pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh là người được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh) Tuy nhiên, cá nhân có đăng ký kinh doanh hay pháp nhân đều là chủ thể của hợp đồng kinh tế nhưng pháp lệnh chỉ coi hợp đồng kinh tế là những hợp đồng có ít nhất một bên là pháp nhân, còn bên kia là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh mà các bên đều nhằm mục đích kinh doanh Ngoài ra, những người tham gia công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ ngư dân, nông dân cá thể, tổ chức và

cá nhân nước ngoài tại việt nam ký kết HĐKT với một pháp nhân Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của PLHĐKT ( điều 42, 43) Khi tiến hành ký kết, mỗi bên tham gia quan hệ HĐKT chỉ cần cử một đạt diện ký kết vào HĐKT Người đại diện đương nhiên có thể ủy quyền cho người khác thay mình ký kết, thực hiện HĐKT cũng như trong tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng

Nội dung của HĐKT là toàn bộ các điều khoản mà các bên ký kết thỏa thuận , được hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự nguyện ý chí

Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐKT bao gồm ba loại điều khoản chủ yếu sau:

- Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nếu các bên không ghi nhận trong hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đó

- Điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản bắt buộc phải có trong ĐHKT

- Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng can cứ vào khả năng, nhu cầu, và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có quy định của nhà nước hoặc đã có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế của mình và không trái pháp luật

- HĐKT vô hiệu là HĐKT vô hiệu từng phần và HĐKT vô hiệu toàn bộ Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định HĐKT vô hiệu

Trong những văn bản được pháp luật xây dựng và ban hành sau khi đảng và

Trang 12

những bước đi lập pháp tiên phong, một trong những phản ứng nhanh chóng trước đòi hỏi của kinh tế

Điểm thành công nhất trong số những thành công ít ỏi của pháp lệnh HĐKT

là quyền của các đơn vị kinh tế, không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể khác khi ký kết các HĐKT Pháp lệnh đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cơ chế KHHTT trong lĩnh vực hợp đồng nơi mà các chủ thể phải được tự do tự nguyện thể hiện ý chí của mình

1.1.3 Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của bộ luật dân sự 1995 và luật thương mại 1997

Trong hai năm 1995,1997 Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là bộ luật dân sự (BLDS) và luật thương mại(LTM) Đây chính là một bước đột phá mới trong những quy định về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này đều dựa trên cơ sở nền tảng của PL HĐKT nhưng BLDS 1994 và LTM 1997 đều có những quy định thoáng hơn về hợp đồng

Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng không chỉ giới hạn ở pháp nhân

và cá nhân có đăng ký kinh doanh mà tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định

Theo BLDS 1995, các chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân(có năng lực pháp pháp luật và năng lực hành vi dân sự), pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình Trong Điều 5 LTM 1997 cũng quy định chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cá nhân, pháo nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại Như vậy, phạm vi chủ thể có quyền giao kết hợp đồng dược

mở rộng đáng kể

Thứ 2, về hình thức hợp đồng, BLDS 1995 và LTM 1997 đều quy định hình thức có thể nói lời, văn bản, hành vi cụ thể Các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào kể cả Fax, email mà vẫn đảm bảo chặt chẽ cần thiết về mặt pháp lý Trong khi đó, PL HĐKT lại bắt buộc các chủ thể khi ký kết thì hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương

Như vậy, với những quy định mở rộng về chủ thể giao kết và hình thức giao kết mà BLDS 1995 và LTM 1997 đã phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa tư tưởng

Trang 13

xuyên suốt của PL HĐKT về quyền tự do hợp đồng với các quy định của nó, mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp mà PL HĐKT không điều chỉnh

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện quy định về hợp đồng đang tồn tại ngày càng nổi lên nhiều vấn đề bất cập Đó là:

- Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, chúng ta thấy có

3 khái niệm cùng tồn tại: hơp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại Một mặt các hợp đồng này có những điểm đặc trưng về hợp đồng nhưng mặt khác giữa chúng lại có điểm thiếu sót như:

+ Sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp

+ Với thực trạng pháp luật về hợp đồng như hiện nay thì việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế và hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng về nó là không cần thiết trong khi có nguy cơ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật

+ BLDS 1995 và các văn bản về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành

1.2 Những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng

1.2.1.1 Khái niệm hợp đồng

Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu trong đời sống xã hội Tuy vậy, trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra một thuật ngữ chính xác, như thuật ngữ “hợp đồng” đang được sử dụng ở nhiều quốc gia hiện nay là việc không mấy dễ dàng Nhiều quốc gia cho rằng thuật ngữ “ hợp đồng” (contractus) hình thành từ động từ “contrahere” trong tiếng La- tinh, có nghĩa là “ràng buộc” , và xuất hiện lần đầu ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước công nguyên

Ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được

Trang 14

ưng thuận, chấp thuận… Sau này, các văn bản hiện hành của nhà nước ta không còn được sử dụng thuật ngữ “khế ước”, hay “hiệp ước” như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính “chức năng”, “công cụ”3 như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại Đây là điểm cá biệt bởi trong pháp luật của nhiều nước, người ta chỉ sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nói chung, chứ không sử dụng thuật ngữ HĐDS, HĐTM, HĐLĐ… một cách cụ thể như pháp luật Việt Nam Khác với BLDS 2005 khái niệm về HĐDS thì BLDS 2015 đưa ra khái niệm về hợp đồng nói chung, theo Điều 385 BLDS 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia thỏa thuận

1.2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng

Dù được hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn có những đặc điểm chung: hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng, hợp đồng phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chủ yếu gắn bó với lợi ích vật chất của các bên giao kết Thứ nhất, hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia giao kết

Thứ hai, hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết Thứ ba, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chủ yếu gắn với lợi ích vật chất của các bên giao kết

1.2.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội Nhu cầu của conl người rất phong phú và biến thiên liên tục vì vậy hàng hóa luôn phát triển phong phú và đa dạng Theo định nghĩa của pháp luật hiện hành của việt nam tại Điều 3 khoản 2 LTM 2005: “ hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản,

kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai” Cũng tại Điều 3 Luật này có quy định: “mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo

đó các bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa theo đúng thỏa thuận” Việc mua bán hàng hóa được thực

Trang 15

hiện trên cơ sở hữu hàng hóa theo đúng thỏa thuận” Việc mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể nào về hợp đồng mua bán hàng hóa mà lại đưa ra khái niệm chung về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 BLDS 2005: “hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”

1.2.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.3.1 Chủ thể giao kết kết hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân Thương nhân có thể là các nhân hoặc pháp nhân có tiến hành hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân khi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợp với phạm vi và lĩnh vực của họ trong đăng kí kinh doanh Chủ thể khác không phải là thương nhân khi kí một hợp đồng với một thương nhân khác mà bản thân họ không nhằm mục đích sinh lời thì họ có thể là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn luật thương mại để áp dụng khi giao kết hợp đồng Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại việt nam cũng có quyền kí các hợp đồng mua bán hàng hóa tại bất cứ nơi đâu

1.2.3.2 Hình thức hợp đồng

Theo quy định tại Điều 401 Bộ Luật dân sự 2005 thì: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Hình thức của hợp đồng là do các bên giao kết hợp đồng lựa chọn trừ trường hợp pháp luật có quy định hình thức bắt buộc, thủ tục nhất định Song không phải bất cứ chủ thể nào được phép kinh doanh những mặt hàng nhất định Chỉ được một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh do Thủ tướng quy định theo đề nghị của Bộ Trưởng, Tổng cục quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật

- Chỉ được các doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân không được phép kinh doanh

- Chỉ được doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất định sau khi được Bộ trưởng, tổng cục trưởng ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem

Trang 16

Ngoài ra, đối với những loại hàng hóa này, kho kinh doanh thương nhân phải

có một số điều kiện như sau:

- Điều kiện về cơ sở vật chất

- Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người kinh doanh

1.2.3.3 Mục đích, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, thì mục đích và nội dung các thỏa thuận trong hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội

Ví dụ: theo quy định của pháp luật việt nam những loại hàng hóa mà trong quá trình sử dụng hoặc lưu thông có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng với an ninh, quốc phòng, chính trị, xã hội, truyền thông văn hóa dân tộc, môi trường và sức khỏa của nhân nhân thì bị cấm kinh doanh Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quy định tùy theo yêu cầu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về những vấn đề chủ yếu sau (Điều 402 BLDS 2005)

- Tên hàng

- Số lượng

- Quy cách, chất lượng

- Giá cả

- Phương thức thanh toán

- Địa điểm và thời hạn giao hàng

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

Trang 17

1.2.3.4 Hoạt động mua bán hàng hóa vô hiệu

Trong LTM 2005 không để cập nhật đến hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu nhưng BLDS 2005 lại có những quy định điều chỉnh khá đầy đủ về vấn đề này (từ điều 127 đến điều 138 )

Một hợp đồng vô hiệu khác với hợp đồng mất hiệu lực vì việc mất hiệu lực

có thể sảy ra ở bất cứ thời điểm nào khi xuất hiện các điều kiện cần thiết và không mang tính hiệu lực hồi tố Hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

- Nội dung, mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (điều 128)

- Trong giao dịch hợp đồng có sự giả tạo (điều 129)

- Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (điều 130)

- Trong quá trình giao dịch có sự nhầm lẫn (điều 131)

- Giao dịch có dấu hiệu của sự đe dọa, lừa dối (điều 132)

- Giao dịch cho người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình (điều 133)

- Giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức trong một số trường hợp

do pháp luật quy định (điều 134)

1.2.4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.4.1 Những vấn đề có tính nguyên tắc

 Nguyên tắc chung về giao hàng

Bên bám giao hàng đúng như thỏa thuận đồng thời phải kèm theo đúng chứng từ có liên quan đến hàng hóa (điều 42)

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà hàng hóa phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm mà bên mua

ký thì bên bán phải cung cấp cho bên bán những thông tin về hàng hóa để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm

Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung của pháp luật

Trang 18

Khi thực hiện hợp đồng bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa,bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa, bảo đảm tính hợp pháp về sở hữa trí tuệ đối với hàng hóa đó, chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa

Địa điểm giao hàng (điều 35)

- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

- Trong các trường hợp khác nơi giao hàng sẽ coi như tại địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bên bán

Thời gian giao hàng (điều 37)

- Nếu có thỏa thuận về thời điểm thì bên bán phải giao hàng đúng như đã thỏa thuận

- Nếu chỉ thỏa thuận thời hạn thì các bên có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó

- Nếu không có thỏa thuận gì thì bên bán phải giao hàng trong thời gian hàng trong thời hạn hợp lý (theo quy định, thói quen, tập quán thương mại)

1.2.4.2 Thanh toán (Điều 50)

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng theo thỏa thuận nếu không có thỏa thuận gì thì thanh toán khi giao hàng Giá thanh toán phải do thỏa thuận nếu không có thỏa thuận nào về giá thì theo chỉ dẫn của nhà nước về giá hoặc được xác định trong điều kiện tương tự về phương giao bán, thị trường địa lý, thời điểm giao bán Địa điểm thanh toán có thể do các bên thỏa thuận hoặc nơi kinh doanh, cư trú của bên bán hoặc nơi giao hàng, chứng từ

1.2.4.3 Chuyển rủi ro (từ điều 57 đến điều 61)

- Theo thỏa thuận giữa các bên

- Nếu có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua tại nơi giao hàng

- Nếu không có nơi giao hàng xác định thì nơi giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên là nơi chuyển rủi ro hoặc nơi giao hàng cho người nhận hàng để đưa cho người mmua hoặc nếu hai bên mua bán hàng hóa mà lúc đó hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì chuyển rủi ro là lúc giao kết hợp đồng

Trang 19

1.2.4.4 Chuyển quyền sở hữu (điều 62)

Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua là tại thời điểm giao hàng

1.2.5 Trách nhiệm vật chất khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Trách nhiệm pháp lý thường được hiểu là sự áp dụng chế tài cho một chủ thể

vi phạm hợp đồng Trong quan hệ hợp đồng, bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất Điều kiện đề xuất hiện trách nhiệm vật chất là sự vi phạm hợp đồng được hiểu là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm Pháp luật Việt Nam tuân thủ nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm khi có lỗi (điều 312 NLDS 2005) do đó nếu chứng minh mình không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm khi có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm vật chất Người bán phải chịu trách nhiệm về việc bán hàng không phù hợp với hợp đồng trừ trường hợp chứng minh là mình không có lỗi

Tuy nhiên, từng loại nghĩa vụ hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận hoặc bên

vi phạm có thể lựa chọn các loại chế tài sau đây (Điều 292 LTM 2005)

Các bên được miễn trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp sau (điều 294 LTM 2005)

- Xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

- Xảy ra sư kiện bất khả kháng

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Trang 20

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được giao kết hợp đồng

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp trách nhiệm bằng văn bản, dự liệu trước các hậu quả có thể sảy ra, tìm biện pháp xử lý hậu quả trên tinh thần hợp tác (điều 295 LTM 2005)

1.2.6 Giải quyết tranh chấp

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các vụ án kinh tế đã được xử lý

và giải quyết Để hiểu rõ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm xác định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng cần thiết

Tại điều 3, khoản 8 của LTM 2005 quy đình: mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại Một nguyên tắc giải quyết chung khi sảy ra tranh chấp thương mại là:

ưu tiên hàng đầu cho việc hòa giải giữa các bên, chỉ khi các bên không thương lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của việt nam Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa không quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi tranh chấp sảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lực chọn con đường giải quyết sau:

Như vậy, sự ra đời của hai văn bản pháp luật quan trọng này đã góp phần giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của cơ chế pháp luât trước đây Đó là:

- Vấn đề chồng chéo, trùng lặp và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa đã được giải quyết bằng cách: BLDS 2005 đưa ra các khái niệm, phạm trù mang tính quy định chung mà các văn

Trang 21

bản pháp luật điều chỉnh các chủng loại hợp đồng khác nhau không cần quy định chỉ cần dẫn chiếu tới quy định chung đó là được

- BLDS 2005 không quy định nội dung nào là nội dung chủ yếu, bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng mà chỉ huy quy định có tính chất định hướng (điều 402) Quy định moisws tạo ra tính khả thi áp dụng cho cả hợp đồng và cho thấy các quy định về hợp động trong BLDS đã thể hiện vai trò là quy phạm pháp luật về đối tượng lao động

- BLDS 2005 có quy định mới ghi nhận vấn đề phát sinh từ thực tế, cụ thể

về quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự (điều 416), quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và về hụt, họ, biểu, phường (điều 479) Do đó, BLDS 2005 đã điều chỉnh vấn đề nguy cơ không thực hiện hợp đồng, các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà nhiều vụ kiện tòa án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp

- LTM 2005 chỉ huy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng liên quan đến chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng

1.3 Những vi phạm cơ bản của hợp đồng bán hàng

Thuật ngữ pháp lý này có lẽ không còn xa lạ với giới nghiên cứu luật pháp cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, thậm chí là các doanh nghiệp kể từ ngày 14/6/2005 – ngày mà Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 được Quốc hội khóa 11 thông qua Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo quy định tại khoản 13 điều 3 Luật Thương mại năm 2005, là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng” Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích

rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Có thể nói rằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và đến nay có tác giả nước ngoài cho rằng vi phạm cơ bản hợp

Trang 22

Để góp thêm ý kiến nhằm làm rõ hơn khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng, bài viết này phân tích một số căn cứ xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (dưới đây gọi tắt là Công ước Viên)

1.3.1 Khái niệm “Vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Công ước Viên

Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu

sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”

Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (2)

Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà

họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó

Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Ví

dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, ví dụ như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm Thế nào là thiệt hại đáng kể? Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng Công ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay

Trang 23

không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể Ví dụ, phải căn

cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm

Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó

và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được” Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết

để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xuay quanh giao dịch Như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm

1.3.2 Vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đều cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng Vì vậy, việc xác định được mức độ không phù hợp như thế nào của hàng hóa dẫn đến cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng là điều rất quan trọng

Tuy nhiên, Công ước Viên không quy định tiêu chí để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa so với quy định của hợp đồng Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng Công ước Viên, tòa án và trọng tài một số nước thường áp dụng bốn (04) căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành một vi phạm cơ bản theo quy định tại điều 25 của Công ước Viên

Đó là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; Hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; Khả năng bán được của hàng hóa không phù hợp hợp đồng; và khả năng “sử dụng được” của hàng hóa không phù hợp hợp đồng Dưới đây, sẽ phân tích thực tiễn xét xử tranh chấp liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên bốn căn cứ này

Trang 24

1.3.2.1 Việc xem xét có hay không có sự thỏa thuận của các bên về sự vi phạm cơ bản hợp đồng

Nếu các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận rằng trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà sự tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng là yếu tố cần thiết thì bất kỳ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng Ví dụ, nếu người mua tuyên bố rằng hàng hóa không phù hợp sẽ khiến cho người mua không đạt được một mục đích cụ thể hoặc nếu người mua thông báo cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của người mua nhầm nhắc người bán phải giao hàng như hợp đồng quy định thì bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục đích cụ thể đó đều cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng

Căn cứ vào những thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng, lúc này, người bán không thể lập luận rằng anh ta không nhìn thấy trước được (không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho người mua nếu anh ta không giao hàng theo những quy định đó Như vậy, tòa án sẽ dễ dàng xác định được một sự vi phạm cơ bản hợp đồng nếu hàng hóa được giao không đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng Trong trường hợp này, tòa án dễ dàng kết luận người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng

Điều quan trọng đối với việc áp dụng căn cứ này là người mua có nghĩa vụ chứng minh có hay không có điều khoản trong hợp đồng quy định rằng không thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến giao hàng sẽ được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng Nếu không, người mua không thể tuyên bố hành vi vi phạm đó của người bàn là vi phạm cơ bản hợp đồng và làm cơ sở để tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 49 của Công ước Viên Phân tích vụ Garden flowers dưới dây sẽ thấy rõ điều này

Vụ Garden flowers là tranh chấp giữa người bán (Đan Mạch) và người mua (Úc) Vào mùa xuân 1991, người mua Úc đến Đan Mạch để đặt mua cây từ người bán Cùng với Andreas Schwabe – nhân viên của người bán, người mua đã đến vườn hoa của Anders Jonsson – người bán loại cây Osteospermum ecklonis (Cúc Châu phi) Người mua đã kiểm tra những cây này, Schwabe đã giải thích cho người mua rằng đây là cây trồng trong vườn và cần chỗ có ánh nắng Schwabe không hướng dẫn gì thêm cho người mua về việc bảo quản và chăm sóc cây, cũng như không có bất cứ bảo đảm nào rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè Người mua đã bán lại số

Trang 25

cúc Châu phi nói trên cho một khách hàng và cam kết với khách hàng này rằng cúc

sẽ nở suốt mùa hè Tuy nhiên, khách hàng này đã khiếu nại người mua vì cúc không

nở suốt mùa hè Vì thế, người mua đã khiếu nại lại người bán với lý do là chất lượng hàng hóa giao (tức là cúc Châu phi) không phù hợp với quy định về chất lượng trong hợp đồng – hoa không nở suốt mùa hè Theo người mua, đây là sự vi phạm cơ bản hợp đồng và đã từ chối thanh toán cho người bán Tòa án đã bác bỏ lập luận này với lý do là người mua đã không chứng minh được rằng người bán có đưa ra một sự bảo đảm rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè Tương tự như vậy, trong vụ tranh chấp về hạt tiêu Spanish paprika giữa người bán Đức và người mua Tây Ban Nha về việc giao hạt tiêu, theo đó hạt tiêu chứa gần 150% hỗn hợp ethyla oxit tối đa được chấp nhận theo luật về thuốc và thực phẩm của Đức Trong vụ tranh chấp này, người bán đã chứng minh được rằng giữa người bán và người mua đã có thỏa thuận

cụ thể về việc hàng hóa (tức là hạt tiêu) phải phù hợp với người tiêu dùng ở Đức Vì thế, Tòa án quận Ellwangen ra phán quyết tuyên rằng người mua đã có sự vi phạm

cơ bản hợp đồng Hai vụ tranh chấp với hai phán quyết khác nhau của tòa án cho thấy, khi các bên giao kết hợp đồng đã có thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án chỉ căn cứ vào thỏa thuận đó của các bên để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án

sẽ cố gắng suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán, thói quen và giao dịch giữa các bên Điều này thường là rất phức tạp vì luật pháp chưa đưa ra những quy định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng

1.3.2.2 Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên

Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ ràng, vi phạm cơ bản hợp đồng có thể được xem xét căn cứ vào tính nghiêm trọng của hậu do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên Theo quy định tại Điều 25 Công ước Viên, một trong những yếu

tố quan trọng để xác định vi phạm cơ bản là thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên lên tới mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng Như vậy, tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được xem như sự thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi

Trang 26

đã sử dụng một số tiêu chí dưới đây để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, tức là xác định mức độ “đáng kể” của thiệt hại mà bên bị

vi phạm phải gánh chịu

Vụ Delchi v Rotorex được xem là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tiêu chí

về tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất khi xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng Vào tháng 1/1988, Rotorex đống ý bán 10.800 máy nén khí cho Delchi để sử dụng cho máy điều hòa trong phòng Trước khi ký kết hợp đồng, Rotorex gửi cho Delchi mẫu máy nén kèm theo chi tiết kỹ thuật về hiệu suất sử dụng Tuy nhiên, trong khi lô hàng thứ hai đang trên đường vận chuyển cho Delchi, Delchi phát hiện rằng một số lượng lớn máy nén của lô hàng thứ nhất có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí kỹ thuật kèm theo Cụ thể, Rotorex phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu cùng chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu Tòa phúc thẩm Liên bang đã giữ nguyên phán quyết của Tòa án New York và cho rằng người bán đã có

sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều hòa

là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, trong

vụ Frozen bacon, Tòa phúc thẩm Hamm lại có quyết định trái ngược khi xác định tỷ

lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất Cụ thể, trong vụ tranh chấp này, người bán (Italy) đã ký hợp đồng với người mua (Đức) giao 200 tấn thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần Người bán đã giao 4 lần với tổng số 83,4 tấn Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng còn lại với lý do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong lô hàng thứ tư, đã giao 420 kg trên tổng số 22,4 tấn thịt lợn muối xông khói bị bẩn Tòa án cho rằng tỷ lệ phần trăm của hàng bị bẩn

là quá nhỏ nên không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp đồng và bác bỏ lập luận của người mua

Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất dẫn đến thỏa mãn vi phạm cơ bản hợp đồng là không giống nhau tùy vào từng vụ tranh chấp cụ thể Ví dụ, trong vụ Granite, mặc

dù hàng hóa bị tổn thất đến 40% và rất khó khăn cho việc sử dụng cũng như cho việc bán lại hàng hóa nhưng Tòa án cho rằng tỷ lệ này là chưa đủ điều kiện cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng theo tinh thần của điều 25 Công ước Viên mà chỉ thỏa mãn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại Tương tự, trong vụ tranh chấp Frozen

Trang 27

Meat giữa người bán Đức và người mua Thụy Sĩ, mặc dù 25% chất lượng thịt đông lạnh không phù hợp với quy định trong hợp đồng, thậm chí thịt đông lạnh quá béo

và ướt, giá trị thịt đông lạnh giảm đi 25% tương ứng nhưng tòa án tuyên quyết định rằng thiệt hại đó là chưa đủ “đáng kể” và hành vi vi phạm hợp đồng của người bán không cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng

Từ các vụ tranh chấp trên có thể thấy rằng, tiêu chí căn cứ vào tỷ lệ tổn thất

để xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng thường được áp dụng đối với những tổn thất của hàng hóa chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong tổng giá trị hàng hóa Tuy nhiên, khó có thể dự đoán được là tỷ lệ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng từ 10% – 50% có bị xem là vi phạm cơ bản hay không, bởi vì trong vụ Christmas trees giữa người bán Đan mạch và người mua Pháp, Tòa án tuyên là có sự vi phạm cơ bản hợp đồng khi tòa án căn cứ vào tỷ lệ 25%-50% hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, tức là chỉ 75% cây thông có chất lượng tốt và 50% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì phù hợp với quy định của hợp đồng Ngày 28/11/2996, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng bằng một thỏa thuận miệng về việc giao cây thông noel cho người mua Ngày 29/11/1996, người mua đã gửi fax xác nhận những nội dung mà các bên đã thỏa thuận qua điện thoại trước đó và người mua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh là người mua đã từ chối nội dung của bản fax này Vì thế, tòa án căn cứ vào nội dung của hợp đồng được ký bằng điện thoại, theo đó người bán giao 1.000 đến 1.200 cây thông noel cho người mua, trong đó 40% cây thông có chất lượng tốt nhất, 60% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì, cây to không

có khiếm khuyết nghiêm trọng với chiều cao từ 1.7m đến 2.2m, giá 100 DKK/1 cây Tuy nhiên, người bán lại giao hàng với tỷ lệ có tới 25%-50% số cây thông không phù hợp với hợp đồng Trong vụ tranh chấp này, tòa án tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng

– Căn cứ vào chi phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao Đây cũng là tiêu chí được tòa án sử dụng khi xem xét tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên – “thiệt hại đáng kể” mà người mua phải gánh chịu để xác định vi phạm cơ bản Tranh chấp Scaffold fittings[23] giữa người bán Trung Quốc và người mua Úc về cột chống dàn giáo là một ví dụ Người

Trang 28

nhiên, số cột chống dàn giáo này hoàn toàn không phù hơp với mẫu Tòa án nhận thấy rằng chi phí dự tính để phân loại cột chống kém chất lượng trong số cột chống dàn giáo tốt chiếm hơn 1/3 giá mua, vì thế tòa tuyên hành vi vi phạm của người bán

là vi phạm cơ bản với lý do “phần quan trọng” của 80.000 cột chống dàn giáo không phù hợp với mẫu

1.3.2.3 Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay không

Trong kinh doanh quốc tế, xét đến cùng, mục đích mà người bán và người mua hướng tới là lợi nhuận Như vậy, xét trên khía cạnh người bán, hàng hóa không

có khả năng bán được có nghĩa là mục đích của người bán khi giao kết hợp đồng là không thể đạt được, hay nói cách khác sự không phù hợp của hàng hóa có thể dẫn đến hàng hóa không có khả năng bán được, hậu quả, cấu thành vi phạm cơ bản Vì vậy, có thể nói, tiêu chí đáng chú ý nhất mà các tòa án một số nước thường hay áp dụng là dựa vào khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng để xác định xem sự không phù hợp của hàng hóa có cấu thành vi phạm cơ bản hay không

Trong vụ Shoes– tranh chấp giữa Công ty thương mại Đức (người mua) với Nhà máy sản xuất giày của Ý (người bán) – người mua đã từ chối thanh toán cho người bán với lý do giày giao không phù hợp với chi tiết kỹ thuật nêu trong hợp đồng Tuy nhiên, theo Tòa án Frankfurt, người mua không chỉ rõ giày dưới tiêu chuẩn hay hoàn toàn không phù hợp để bán lại Tòa án cho rằng chỉ khi người mua chỉ rõ hàng hóa không thể bán lại được thì hành vi vi phạm của người bán mới bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng Tòa án tối cao của Đức trong vụ Cobalt sulphate cũng có quan điểm tương tự Trong vụ này, người bán Hà Lan ký hợp đồng bán sunphat coban cho người mua Đức Các bên thỏa thuận rằng hàng hóa có xuất

xứ từ Anh và người bán sẽ cung cấp giấy chứng nhận chất lượng và xuất xứ Sau khi nhận được chứng từ từ người bán, người mua Đức tuyên bố hủy hợp đồng

vì sunphat coban được sản xuất ở Nam Phi và chứng nhận xuất xứ có sai sót Người mua Đức cũng khiếu nại rằng chất lượng hàng hóa được giao thấp hơn chất lượng hàng mà các bên đã thỏa thuận Tuy nhiên, Tòa án cho rằng người mua không chỉ ra được hàng hóa không thể bán lại ở Đức hoặc ở nước ngoài hay, nói cách khác, người mua không chỉ ra được rằng sự vi phạm của người bán đã lấy đi đáng kể

Trang 29

những gì mà người mua mong đợi từ hợp đồng này theo tinh thần của điểu 25 Điều này có nghĩa là vi phạm của người bán không phải là vi phạm cơ bản hợp đồng

Tiêu chí về khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng cũng được Tòa án tối cao của Pháp sử dụng để xác định cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng trong vụ Sacovini/M Marrazza v Les fils de Henri Rame Trong vụ tranh chấp này, Sacovini – Công ty có địa điểm kinh doanh tại Ý – đã ký vài hợp đồng vào năm 1988 để bán rượu cho người mua Pháp Tòa án tối cao cho rằng, vi phạm của Công ty Ý là vi phạm cơ bản vì rượu do công ty này cung cấp không có khả năng bán được trên thị trường Pháp Hơn nữa, việc người bán cho thêm đường vào rượu đã vi phạm quy định về rượu của Pháp và ảnh hưởng tới chất lượng của rượu Hậu quả là rượu không thể tiêu thụ tại Pháp và hành vi của người bán trong việc giao hàng như vậy đã dẫn đến việc người mua Pháp không thể khắc phục được khả năng bán lại lô rượu nói trên tại thị trường Pháp

Cũng cần nói thêm rằng, trong các vụ tranh chấp trên, tòa án dường như chỉ chú trọng đến khả năng bán được của hàng hóa mà quên đi “thiệt hại đáng kể” mà người mua phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của người bán Rõ ràng, trong một số trường hợp, hàng hóa bị tổn thất vẫn có thể bán lại được với mức giá thấp hơn Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua và có thể dẫn đến

“thiệt hại đáng kể” cho người mua

1.3.2.4 Hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng có khả năng “sử dụng được” hay không

Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa bị tổn thất, thậm chí tổn thất nghiêm trọng nhưng vẫn có thể sử dụng được Trong trường hợp này, tòa án sử dụng tiêu chí về khả năng vẫn còn sử dụng được của hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng Tòa án cho rằng bất kỳ sự không phù hợp nào liên quan đến chất lượng đều không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng nếu người mua vẫn có thể thuận tiện sử dụng hàng hóa đó hoặc bán hạ giá được hàng hóa đó Trong vụ Globes Tòa án Đức quyết định rằng “nếu người mua vẫn còn có thể sử dụng bất kỳ hàng hóa bị tổn thất nào, người mua không thể viện dẫn tiêu chí vi phạm cơ bản hợp đồng” để hủy bỏ hợp đồng Điều này có nghĩa là

Trang 30

hợp với hợp đồng vẫn có thể sử dụng được trong điều kiện kinh doanh thông thường Trong trường hợp này, người mua không được hủy bỏ hợp đồng mà chỉ có quyền đòi giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại

Có thể nói rằng, nội hàm khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như của Công ước Viên là rất rộng Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có áp dụng Công ước Viên, tòa án các nước thành viên cũng đã đưa ra được một số căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc giải thích nhằm làm rõ khái niệm này Mặc dù vậy, Tòa án của các nước khác nhau có quan điểm không giống nhau hoàn toàn khi gặp vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng

Với Việt Nam, việc quy định “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại năm

2005 là cần thiết để xử lý những trường hợp vi phạm hợp đồng là cơ sở để tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng Việc áp dụng khái niệm này trong thực tiễn sẽ có thể gặp không ít khó khăn nếu không có được những hướng dẫn, giải thích cụ thể

Trang 31

Tên pháp nhân: Công ty Cổ phần Công nghệ DKT

Địa chỉ: Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà Hanoi Group - 442 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

2011 và 2012 công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu 300% trong 3 năm liên tiếp

Dự kiến, 2015 công ty sẽ đạt doanh thu 20 triệu USD trước khi chạm mức doanh thu 50 triệu USD vào năm 2017

Công ty Cổ phẩn Công nghệ DKT đã và đang khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Thương mại điện tử.Bizweb.vn là một sản phẩm tiêu biểu của DKT, đây là thương hiệu đang được đánh giá là Giải pháp bán hàng online số 1 Việt Nam.Vào tháng 10/ 2014, DKT tiếp tục ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo.vn và đã đạt giải thưởng Sao Khuê2015.Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm dẫn đầu về quản lý bán hàng tại Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triền của công ty

Công ty Cổ phẩn Công nghệ DKT đã và đang khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Thương mại điện tử Bizweb.vn là một sản phẩm tiêu biểu của DKT, đây là thương hiệu đang được đánh giá là Giải pháp bán hàng online số 1

Trang 32

thông minh Sapo.vn và đã đạt giải thưởng Sao Khuê 2015 Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm dẫn đầu về quản lý bán hàng tại Việt Nam

+ 04/2010 DKT cho ra mắt giải pháp bán hàng trực tuyến Bizweb

+ Năm 2011 Ra mắt trang thông tin điện tử Lamsao.vn

+ Năm 2012 Bizweb được trao tặng danh hiệu Sao khuê xếp hàng xuất sắc 4

sao trong lĩnh vực thương mại điện tử

+ Năm 2013 Bizweb đã ghi danh vào giải thưởng Nhân tài đất việt, đạt giải

+ tháng 9/2015 ra mắt sản phẩm quản cáo MEDIA

+ tháng 1/2016 DKT với sản phẩm Bizweb nhận giải thưởng top 10 doanh nghiệp TMĐT năm 2015

Với đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, trong đó có những chuyên gia hàng đầu sở hữu nhiều chứng chỉ quốc tế từ Microsoft, Google, Oracle; DKT luôn

đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ.Ngoài ra, DKT còn có đội ngũ chuyên gia Marketing, chuyên viên Tư vấn, Chăm sóc khách hàng, Thiết kế … với chuyên môn cao Chúng tôi cam kết sẽ mang đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo vượt trên cả mong đợi của khách hàng

Trang 33

Hình 2.1 Hình ảnh nhân viên DKT đang làm việc

Trang 34

Hình 2.3 Sơ đồ quá trình phát triển của công ty

Trang 35

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

* Mục tiêu của công ty

Hướng đến quyền lợi của khách hàng và của nhân viên trong công ty

mình và có đóng góp thiết thực cho xã hội

*) Triết lý kinh doanh

- Lấy trung thực và đạo đức kinh doanh trong mọi phương diện, đặt chữ “ Tín” lên hàng đầu

- Lấy sự làm việc cởi mở, nhiệt tình và có trách nhiệm, không ngại khó khăn thất bại, liên tục cải tiến đổi mới liên tục để phát triển là tiêu chí để đánh giá nhân viên

- Lấy đào tạo, phát triển nguồn lực con người là nền tảng cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh

- Lấy lợi ích của khách hàng, đối tác để ưu tiên cho bất kỳ quyết định nào của hoạt động kinh doanh

* Hệ thống giá trị cốt lõi của công ty

- Khách hàng Là ông chủ duy nhất

Trong công ty, khách hàng là ông chủ duy nhất.Khách hàng có thể đuổi việc bất kỳ ai trong công ty, kể cả giám đốc bằng cách sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng của công ty khác Người DKT không phân biệt bộ phận, vai trò, vi trí đều có nghĩa vụ, trách nhiệm mang lại lợi ích và làm hài lòng khách hàng, mỗi ngày đều phải cố gắng làm tốt hơn

- Tôn trọng cá nhân

Nhân viên luôn được trao cơ hội tối đa để phát huy năng lực, phát triển bản thân và thành công cùng công ty.Luôn biết lắng nghe, không phân biệt vị trí cao thấp, dám đưa ra lời khuyên cho đồng nghiệp của mình.Dám nói thẳng, chia sẻ mọi

Ngày đăng: 16/11/2017, 16:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Hữu Tân, (2012), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Lao động và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị hành chính văn phòng
Tác giả: Nguyễn Hữu Tân
Nhà XB: NXB Lao động và xã hội
Năm: 2012
[2]. Nguyễn Minh Phương, (2014), Quản lý và giải quyết văn bản trong cơ quan, tổ chức, NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và giải quyết văn bản trong cơ quan, tổ chức
Tác giả: Nguyễn Minh Phương
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2014
[3]. Đỗ Văn Đại, (2013), Luật bồi thường hợp đồng kinh tế Việt Nam, NXB ĐH QG TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bồi thường hợp đồng kinh tế Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB ĐH QG TP Hồ Chí Minh
Năm: 2013
[4]. Nguyễn Đăng Dung, (2013), Luật hợp đồng, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hợp đồng
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2013
[5]. Hoàng Văn Ninh, (2006), Các quy định của pháp luật về hợp đồng và mẫu hợp đồng, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định của pháp luật về hợp đồng và mẫu hợp đồng
Tác giả: Hoàng Văn Ninh
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w