Ở trường Mầm non, truyện cổ tích luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với trẻ em. Truyện cổ tích chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ trong độ tuổi 56 tuổi nói riêng, những câu chuyện cổ tích là một thế giới đặc biệt hấp dẫn. Trong truyện cổ tích có tất cả những điều bay bổng, những ước mơ lấp lánh, tốt đẹp mà trẻ có thể tưởng tượng.
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM VÀO
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
Phần I Đặt vấn đề
Ở trường Mầm non, truyện cổ tích luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với trẻ em Truyện cổ tích chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ trong
độ tuổi 5-6 tuổi nói riêng, những câu chuyện cổ tích là một thế giới đặc biệt hấp dẫn Trong truyện cổ tích có tất cả những điều bay bổng, những ước mơ lấp lánh, tốt đẹp mà trẻ có thể tưởng tượng Các câu chuyện cổ tích với nội dung gần gũi, đầy tính nhân văn, hướng con người trở về những điều tốt đẹp như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt với thử thách, trở ngại; đức hy sinh; biết lên tiếng và hành động giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn… Từ đó hình thành cho trẻ những ứng xử cần thiết trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập và vui chơi
Vậy, truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại, những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh, ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện
kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người Nó còn
là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không Truyện cổ tích thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của con người về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công…
Truyện cổ tích có những thể loại nào?
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại:
Trang 2- Truyện cổ tích về loài vật: Truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà,
khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng ; nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con Sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con Dã Tràng, truyện Công và Quạ Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ ; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa
Truyện cổ tích thần kỳ: Truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra
trong đời sống gia đình và xã hội của con người Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau ) Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng) Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí
mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt)
Truyện cổ tích thế tục: Truyện tiếu lâm Truyện cũng kể lại những sự kiện
khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim Hít cô, Sự tích Chim quốc ); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng ); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội ); nhóm
Trang 3Truyện cổ tích là một trong những thể loại chủ yếu của văn học dân gian, nó cũng là thể loại có nhiều vấn đề phức tạp và phong phú Thông qua những sáng tạo nghệ thuật cổ tích, tác giả dân gian đã gửi gắm vào đó những quan niệm nghệ thuật về thế giới nhân sinh thể hiện ý thức thẩm mỹ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình Truyện cổ tích nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa, nó là môi trường đắc địa để những bài học đạo đức, luân lý được đưa đến trẻ một cách tự nhiên
Cuộc sống hiện đại nên có nhiều phương tiện giải trí, vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh thường lệ thuộc vào đó Đưa con đi học
về bố mẹ mở băng đĩa siêu nhân hay trò chơi điện tử cho con Không phủ nhận những thể loại giải trí ấy rất hấp dẫn và mang lại nhiều điều lý thú, tuy nhiên, làm sao để chúng ta đánh thức được những tình cảm, đạo đức của con người như: Tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, những hành vi tốt đẹp mà tự trẻ có thể thể hiện, nuôi dưỡng từ khi còn thơ bé?!
Từ những điều trên, tôi đã tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn
đề tài “Một số biện pháp đưa truyện cổ tích Việt Nam vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi”
Vào đầu năm học 2016 - 2017 này, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trong quá trình công tác tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các buổi học chuyên đề, các giờ dạy mẫu, cho giáo viên dự giờ đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
- Đa số các cháu đã được học qua lớp 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi nên đã có được một số kĩ năng hoạt động với văn học tốt
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát giúp trẻ học thoải mái hơn
Trang 4- Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn với năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ Có khả năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe Luôn nhận được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, được trẻ tin yêu, được đồng nghiệp gần gũi, chia sẻ
- Phần lớn các bậc phụ huynh hiện nay đã phần nào nắm được kiến thức nuôi dạy con và hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non nên trong quá trình dạy trẻ tôi cũng gặp nhiều thuận lợi
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi cũng gặp không ít khó khăn như:
- Một số cháu nhút nhát, rụt rè và ngại giao tiếp; Một số cháu cháu còn nói ngọng, nói lắp, làm ảnh hưởng đến giờ hoạt động, không đạt kết quả tốt như mong đợi
- Bản thân tôi chuyên môn vẫn còn hạn chế, chưa được nhanh nhẹn, linh hoạt trong hoạt động giảng dạy hàng ngày
- Phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn, công việc vất vả, thiếu thốn thời gian và vật chất để chăm sóc đầy đủ cho cháu
- Bởi vậy, khi thực hiện một giờ hoạt động có chủ đích dù tôi đã chuẩn bị kỹ phần làm đồ dùng trực quan, soạn giáo án, lên lớp giảng dạy đúng trình tự các bước, truyền thụ kiến thức đầy đủ, rõ ràng, thế nhưng vẫn không đạt được kiến thức, kỹ năng yêu cầu đề ra Do có cháu thì nhận thức nhanh, cháu thì lại rụt rè, nhút nhát, chưa có nề nếp học tập đi, ngồi, nói chuyện tùy thích, một số trẻ ý thức tập trung chú ý rất ngắn, vào đầu giờ rất tốt, sau đó bắt đầu loay hoay nói chuyện, nghịch phá… dẫn đến hoạt động không đạt yêu cầu
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi luôn học hỏi chị em đồng nghiệp ở trường mình, trường bạn có tay nghề vững vàng và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tiết dạy mẫu trong tập san giáo dục mầm non, trên thông tin đại chúng
Trang 5Phần II Nội dung:
1/ Lập kế hoạch đưa truyện cổ tích Việt Nam vào hoạt động giáo dục dựa trên từng chủ điểm, thời điểm.
- Trước hết, để cho nội dung giáo dục được triệt để, logic và phù hợp với chủ điểm, tôi xây dựng kế hoạch lồng ghép những câu truyện cổ tích vào hoạt động và phân bố phù hợp cho cả một năm học dựa trên tình hình thực tế của học sinh
- Chương trình của lớp tôi gồm 10 chủ điểm, thế nhưng số lượng truyện cổ tích Việt Nam còn rất ít, đưa vào hoạt động chung cũng vậy Trong khi đó, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta là vô cùng phong phú về thể loại và nội dung như tôi đã nêu ở phần lý do chọn đề tài Hơn nữa, các câu chuyện cổ tích đều mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho trẻ mầm non mà cốt truyện lại ngắn gọn, rõ ràng, dễ thuộc, nhân vật gần gũi Chính vì vậy, tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian để chọn một số truyện cổ tích Việt Nam đưa vào chương trình để các cháu được học (Ngoài chương trình của Ban giám hiệu)
Ví dụ:
- Chủ điểm gia đình (Tấm cám, người con út hiếu thảo)
- Chủ điểm nghề nghiệp (Sự tích dưa hấu, anh nông dân và ba điều ước)
- Chủ điểm động vật (Sự tích con khỉ, Cóc kiện trời)
- Chủ điểm thực vật (Sự tích cây thì là, cây khế, cây tre trăm đốt)
- Bên cạnh việc lên kế hoạch, tôi thường chuẩn bị đồ dùng sinh động cho trẻ được trải nghiệm Đồ dùng dạy học hấp dẫn giúp trẻ nhớ lâu hơn những kiến thức mà cô cung cấp
2/ Dạy trẻ các câu truyện cổ tích mọi lúc, mọi nơi.
- Từ kế hoạch đã được lập ra, các câu chuyện được đưa vào từng chủ điểm dựa trên khả năng tiếp thu và tình hình thực tế của trẻ Phương pháp tôi chọn
để đưa các câu truyện đến với trẻ chính là “Mọi lúc mọi nơi” Đây là cách
Trang 6sáng tạo nhất và cũng là thích hợp nhất để đưa các cháu đến với thế giới cổ tích
- Thế giới quan của trẻ là vô cùng đơn giản và trong sáng, trẻ cũng tích cực, hứng thú khi được liên tục đổi mới, sáng tạo trong cách tiếp nhận việc học Đối với trẻ trong độ tuổi Mầm non, “Học bằng chơi, chơi mà học” là đặc điểm chính của trẻ
Ví dụ:
- Trong chủ điểm Gia đình, kế hoạch đã lập ra là cho trẻ tiếp nhận câu chuyện: Tấm Cám Sau khi cho trẻ tham gia hoạt động có chủ đích là Khám phá khoa học: Tìm hiểu về gia đình bé Giờ chơi tự do, khi các cháu đang được thoải mái hoạt động, cô có thể cùng tham gia chơi và kể cho trẻ nghe truyện Tấm Cám Sau khi kể, cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về tình cảm của mọi người trong gia đình, cùng trẻ tìm hiểu tại sao Tấm lại không được dì yêu thương? Tại sao Tấm lại được giúp đỡ? Ai là người giúp Tấm? Tại sao lại gọi
mẹ kế là dì ghẻ? Mở rộng cho trẻ thêm kiến thức về cuộc sống, về gia đình,
về những hoàn cảnh khác trong xã hội Hướng cho trẻ cách nhìn khác về các câu truyện cổ tích
Trang 7- Cô cùng trẻ sáng tạo thêm nội dung câu truyện, hướng câu truyện sang một kết thúc khác mà trẻ mong muốn hoặc để trẻ được thỏa sức tưởng tượng Cô
sẽ là người hỏi trẻ, cũng là người giải đáp những thắc mắc ngộ nghĩnh của trẻ
3/ Sáng tạo trong phương pháp truyền đạt
- Cô có thể giao hẹn với trẻ, trước mỗi giờ ngủ trưa cô sẽ kể cho cả lớp nghe một câu truyện Hoặc thêm Tiết mục “Truyện cuối tuần” và cô cho cháu nghe, đóng kịch, kể lại một câu truyện cổ tích đã được học ở trong giờ sinh hoạt văn nghệ - nêu gương cuối tuần Khi có được môi trường kể - nghe truyện, trẻ sẽ hình thành phản xạ tự nhiên là mong đợi Mà theo như chúng ta đã biết, truyện cổ tích có thể mở ra cho trẻ cả một thế giới nhân sinh quan phong phú
Từ đó, những nội dung giáo dục lễ giáo, tình yêu thương hay lòng dũng cảm đến với trẻ cũng nhẹ nhàng là uyển chuyển hơn
Ví dụ: Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ trong tuần là: Giáo dục trẻ có hành
vi, thái độ, tình cảm thể hiện sự quan tâm với người gần gũi
- Cô kể cho cháu nghe truyện: Ba cô gái
Trang 8“Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn…
- Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.”
- Sau khi nghe xong câu truyện, cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung của câu truyện Hỏi trẻ những câu hỏi: Tại sao mẹ lại chăm lo cho các cô gái từng li từng tí một rất vất vả mà không hề phàn nàn? Cô chị cả, chị hai có kết cục thể nào? Tại sao? Cô út tại sao được mọi người yêu thương? Tại sao? Qua câu trả lời của mình, trẻ tự rút ra được kết luận cho bản thân Cô giáo sẽ là người tổng hợp và nhắc nhở trẻ tại sao nên có những hành vi quan tâm, yêu thương những người gần gũi với mình Đối với cháu, cháu muốn quan tâm mọi người như thế nào?
4/ Lồng ghép, tích hợp nội dung các câu chuyện cổ tích vào các hoạt động
có chủ đích khác ngoài hoạt động làm quen văn học.
Ví dụ:
Trong hoạt động tạo hình: Vẽ đồ dùng trong gia đình (Vẽ cái ấm)
- Cô kết hợp kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa”
- Cùng trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện và về cái ấm sành Sau đó mới hướng trẻ vào nội dung chính là vẽ cái ấm Như vậy, câu chuyện được đưa đến với trẻ nhẹ nhàng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của bài soạn và trẻ cũng tiếp nhận tốt hơn
- Các câu chuyện không nhất thiết phải được ghi nhớ sâu sắc ngay từ lần đầu trẻ được tiếp nhận mà cô có thể chọn lúc khác để kể lại cho trẻ nghe theo nhu cầu của trẻ hoặc theo hoàn cảnh phù hợp Dựa trên đó, trẻ được thấm nhuần những ý nghĩa riêng của từng câu chuyện một cách từ từ và hầu như những ý
Trang 9nghĩa muốn truyền tải đều được trẻ tự rút ra khi trẻ trao đổi cùng cô và cùng bạn
Ví dụ: Trong hoạt động Khám phá khoa học: Tìm hiểu về những loại cây trồng ở địa phương
- Cô kể cho cháu nghe câu chuyện: Sự tích Sọ dừa, sự tích cây dưa hấu, sự tích cây khế, sự tích cây khoai lang
- Các câu chuyện cô chọn làm mở đầu, kết thúc cho hoạt động có chủ đích là khám phá khoa học rất dễ để cùng trẻ đào sâu vào nội dung và trẻ có được cách lý giải cho những sự vật, hiện tượng mà trẻ được nhìn, tiếp xúc mỗi ngày Giải thích được cho trẻ tại sao có trời nắng, trời mưa? Tại sao có gió? Tại sao hàng năm lại có thiên tai lũ lụt?
5/ Cho trẻ được đặt tên các câu chuyện mà trẻ được nghe.
- Đây là phương pháp thú vị đối với trẻ, cháu được sáng tạo tên các câu chuyện, nêu ý kiến, được cô và bạn thừa nhận sáng tạo của mình Qua đó, phát triển cho trẻ lòng tự tin, sự sáng tạo và mạnh dạn nêu ý kiến bản thân
Trang 10- Sau khi sáng tạo tên câu chuyện, cô có thể để cháu hướng kết thúc câu chuyện sang một hướng khác Để trẻ biểu đạt những gì mình được học, được
tự do thể hiện các quan điểm đạo đức, tình yêu thương và quan niệm về thế giới quan của trẻ Để trẻ được thỏa sức tô vẽ câu chuyện, rằng cái thiện sẽ chiến thắng, người tốt sẽ gặp may mắn và hơn hết, cô thấy được ẩn sâu trong tâm hồn trẻ là gì để trao đổi với phụ huynh, gia đình cùng nhau giáo dục trẻ
- Thoạt nhìn, phương pháp này đơn giản nhưng trẻ lại bày tỏ sự hứng thú và tích cực rất nhiều Tôi thường xuyên áp dụng phương pháp này trong hoạt động giáo dục của lớp mình Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một giới hạn nhất định cho sự sáng tạo, các sáng tạo về tình tiết có thể giảm nhẹ sự khắt khe hoặc mức độ trừng phạt nhưng vẫn phải giữ được cái cốt của câu chuyện
Đó cũng là cách mà truyện cổ tích dân gian tồn tại đến bây giờ
Ví dụ: Câu chuyện: Sự tích cây khế
- Sau khi người anh trở về bị chim thần làm rơi xuống biển và chết Cái kết này quá khắt khe và hơi thiếu tính nhân văn Cô có thể hướng trẻ đến một cái kết khác có hậu hơn, giảm nhẹ sự trừng phạt như: Người anh bị rơi xuống biển, dạt vào đảo hoang và phải ở đó, không còn được gặp lại mọi người trong gia đình Hoặc, người anh được em mình cứu về, cảm thấy rất xấu hổ với người em và mọi người nên từ đó đã sống tốt hơn Vậy thì kết thúc này thực sự rất nhân văn và trẻ đã học được sự bao dung, vị tha
6/ Kể truyện cổ tích một cách sáng tạo.
- Trong cách kể các câu truyện cổ tích cho trẻ nghe, cô giáo cần phải có sự sáng tạo và rèn luyện kỹ năng rất nhiều Đầu tiên là kỹ năng nhấn nhả giọng, cách ngừng nghỉ các đoạn trong câu, từ Thứ hai, cô có thể kể câu chuyện sáng tạo hơn, thêm lời thoại vào các đoạn văn, đặc biệt là lời thoại để thể hiện tính cách nhân vật