1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi

17 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Ý thức rõ vai trò của âm nhạc cho nên “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, t

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được sử dụng một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cho trẻ cảm giác hưng phấn, vui tươi

Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc

có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ

Ý thức rõ vai trò của âm nhạc cho nên “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành

một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang

cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực , sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc Nhưng đối với đặc điểm

Trang 2

của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát

và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên

Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ Tôi nhận thấy trẻ

em bây giờ rất thông minh và lanh lợi Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những các hình thức hay sáng tạo, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu đã giúp tôi nhận thức nhiều hơn, sâu hơn và đầy đủ hơn trong công tác giảng dậy trẻ môn học âm nhạc trong trường mầm non

Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào

để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo,

để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được

các lớp tập huấn để phục vụ giáo dục âm nhạc có tác dụng tích cực đối với chúng

ta trong công tác quản lí, chỉ đạo và nhất là chuyên môn Trong một trường học thì

có nhiều thành phần, một số giáo viên thực hiện tốt nhưng có một số giáo viên do lớn tuổi, điều kiện hoàn cảnh khó khăn dẫn đến chất lượng chưa đạt theo yêu cầu Một số giáo viên chưa biết lồng ghép Giáo dục âm nhạc trong một số hoạt động như thế nào để phù hợp, không bị lạm dụng, không cho là tham lam trong nội dung tích hợp Từ những hạn chế này, nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo, thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm nhạc,

Trang 3

thao giảng, tổ chức các hoạt động để đưa giáo dục âm nhạc vào cho phù hợp thì sẽ uốn nắn kịp thời và tạo điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt

cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ

chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Một số biện pháp phát huy

tính tích cực sáng tạo trong hoạt động âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi”

2 Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài:

* Mục tiêu:

- Tìm ra biện pháp phát huy nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục

âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phù hợp hơn

* Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu lí luận liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc tại các lớp mẫu giáo

4-5 tuổi

- Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu:

Lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi C trường mầm non Hưng Đạo , Huyện Đông Triều, Quảng Ninh

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động âm nhạc của trẻ mâũ giáo 4-5 tuổi Trường mầm non Hưng Đạo- Đông triều- Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu.

- Phương pháp tuyên truyền

- Phương pháp đàm thoại nêu gương

- Phương pháp dùng tình cảm

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

Trang 4

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất Và thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác

Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực

và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình ) Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc

có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ

ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu đưa trẻ đến t́ình cảm nhẹ nhàng

Trang 5

Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phátt triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ

Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp

Âm nhạc có khả năng tác động đến con người ngay từ thuở còn nằm trong nôi nghe tiếng hát ru của bà của mẹ Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm,

những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm đã khẳng định rằng cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những năm tháng đầu tiên sẽ là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, chất

Trong khi tác động đến tình cảm, âm nhạc cũng đồng thời hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức Âm nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành vi của trẻ Trong khi cùng hát, cùng múa, cùng chơi trò chơi

âm nhạc với những xúc cảm giữa trẻ xuất hiện sự cảm thông quan tâm đến nhau, trẻ biết kiềm chế biết điều khiển vận động để cùng các bạn thể hiện bài hát, điệu múa

Âm nhạc giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, sự kiên trì Niềm vui phấn khởi khi biểu diễn các bài hát điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động

Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát và nhạy bén khi trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm tính chất tượng hình âm nhạc

Âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe âm nhạc Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm từ đó tai nghe âm nhạc của trẻ được dần dần phát triển

Trang 6

Tính chất đa dạng của hoạt động âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với

sự thay đổi của nhịp tim, sự trao đổi máu, hô hấp, giãn nở cơ Vận động theo 5 nhịp điệu âm nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác chân tay, đi lại vững vàng, tất cả các vận động toàn thân trở nên chính xác nhịp nhàng hơn Hoạt động hát gắn với

sự phát triển cơ thể trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, làm cho giọng nói giọng hát của trẻ trở lên ổn định dần, tạo điều kiện rèn luyện phối hợp giữa nghe và hát

Giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm xúc Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết : “Tuổi thơ ấu không thể thiếu

âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo

2 Thực trạng

* Thuận lợi: Từ khi về trường tôi được phân công dạy bán trú ở trường , lớp

tôi dạy lại rất được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường cả về tinh thần lẫn cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy hoạt động giáo dục âm nhạc Cộng thêm vào đó là sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc thu nhặt nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi

* Khó khăn: Phụ huynh của các cháu đa số làm nghề nông, buôn bán nên ít

nhiều chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của trẻ Đồ dùng phục vụ cho hoạt đông giáo dục âm nhạc còn thiếu nhiều

Trang 7

* Khảo sát:

* Về giáo viên:

-Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của vấn đề hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.

- Tổ mẫu giáo 4-5 tuổi gồm 8 đồng chí được phỏng vấn:

Mức độ nhận thức của giáo viên

Quan trọng Không quan trọng

Số lượng Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát

Chọn nội dung giáo dục âm nhạc phù hợp với

Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm

* Thực trạng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổiTrường mầm non Hưng Đạo:

- Tổng số trẻ điều tra là 25 trẻ của lớp mẫu giaó 4-5 tuổi C Trường MN Hưng Đạo:

%

Chưa đạt

Tỉ lệ

%

1 Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau

( nhạc thiếu nhi, dân ca…)

2.Hát đúng giai điệu, tình cảm của bài hát 17 68 8 32

3 Vận động nhịp nhàng theo giai điệu , nhịp

điệu của các bài hát, bản nhạc.

4 Sử dụng các dụng cụ gõ điệm theo nhịp, theo

tiết tấu.

* Về cơ sở vật chất:

- vì lớp thuộc điểm lẻ nên không có phòng nghệ thuật riêng để trẻ hoạt động

âm nhạc

- Trang thiết bị dụng cụ âm nhạc còn hạn chế đồ dùng chưa phong phú.

* Đánh giá thực trạng:

Trang 8

* Đánh giá giáo viên:

- Tổ chức thực hiện hoạt động gióa dục âm nhạc như thế nào, trong quá trình thực hiện vận dụng phương pháp biện pháp hình thức như thế nào để phát huy tính sáng tạo

- Dự giờ đồng nghiệp khối Mẫu giáo 4 tuổi xếp loại tốt: 5 , xếp loại khá: 2; trung bình : 1

* Đánh giá trẻ:

- Các cháu vào học không đồng đều, có cháu mới đi học năm đầu tiên nên

chưa quen với nề nếp học tập, khả năng cảm thụ âm nhạc của các cháu chưa tốt, ngồi lâu dễ chán, có một số cháu cá biệt ngồi hay nói tự do, một số cháu thì nhút nhát không dám thể hiện mình trước đám đông Mỗi khi có giờ âm nhạc tôi gặp rất nhiều trở ngại ngay từ việc sắp xếp chỗ ngồi, chỗ vận động, mặc dù có sự hướng dẫn của cô có cháu chưa biết cách hát đúng nhạc, chưa biết cách vận động, chưa biết cách thể hiện tình cảm của mình vào trong bài hát

* Đánh giá về cơ sở vật chất:

- Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít

- Phụ huynh phần lớn là công nhân, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động âm nhạc cho trẻ

- Sau khi tìm hiểu thực trạng của lớp từ những thuận lợi và khó khăn trên

tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt thuận lợi để giúp trẻ bộc lộ hết khả năng cảm thụ âm nhạc của mình và tôi đã tìm cho mình một số biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ trong trường mầm non

3.Các giải pháp:

3.1 Mục tiêu của giải pháp:

- Giúp giáo viên nắm vững và hiểu rõ hơn về vai trò ,ý thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi, từ đó giáo viên có ý thức tự học hỏi ,

Trang 9

tự bồi dưỡng trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc nói riêng và các hoạt động giáo dục khác nói chung

- Giúp giáo viên nắm vững nội dung , phương pháp , hình thức tổ chức hoạt

động âm nhạc cho trẻ

- Giáo viên có kĩ nămg tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ một cách sáng

tạo, phát huy được tính tích cực của trẻ

- Tạo điều kiện cho trẻ có môi trường để cho trẻ tham gia hoạt động âm

nhạc tốt hơn , có hiệu quả hơn và phong phú hơn

- Để phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động âm nhạc thì việc tạo môi trường hoạt động là rất cần thiết

- Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên muôn hình muôn vẻ Giúp trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ tình cảm của mình

3.2 Nội dung , cách thức thực hiện:

Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức

- Tham gia học tập các nhiệm vụ trọng tâm của năm học

- Tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức giáo dục tích hợp chủ đề

- Giáo viên tự bồi dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chủ đề phù hợp với điều kiện của lớp, trường, nhận thức của trẻ, cách tổ chức thực hiện

- Trao đổi kế hoạch một cách nghiên túc, có hiệu quả giáo dục cao

- Cùng các đồng chí tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu các mục tiêu, nhiệm

vụ các nguyên tắc, nội dung giáo dục âm nhạc và các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức hệ thống lại để cùng trao đổi với đồng nghiệp nghiên cứu xây dựng, tổ chức thực hiện đảm bảo và có hiệu quả

- Bản thân không ngừng học tập nâng cao nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị , đạo đức nhà giáo và lương tâm nghề nghiệp

Giải Pháp 2: Luyện kỹ năng thực hành :

*Luyện kĩ năng ca hát - vận động theo nhạc:

Trang 10

Để dạy trẻ hát đúng giai điiẹu của bài hát thì yêu cầu giáo viên phải hát dúng nhạc chính vì vậy mà tôi luôn tập luyện các bài hát dạy trẻ hát cũng như các bài hát cho trẻ bằng cách phá nhạc bằng đàn, mua băng đĩa về nghe để luyện hát cho chuẩn

Khi hát thuộc mời đồng nghiệp nghe và đánh giá xem đã đúng nhạc chưa để điều chỉnh

Để tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc hay, hấp dẫn trẻ chính là hát kết hợp vận động minh họa theo lời ca, sử dụng các dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm Chính vì vậy tùy vào từng bài hát dạy trẻ mà tôi lựa chọn vận động cho phù hợp

Ví dụ: +Với bài hát : “Múa cho mẹ xem” thì dạy các động tác múa minh họa theo lời bài hát

+ Với bài hát: “ cả nhà thương nhau” thì dạy gõ đệm theo nhịp

+ Với bài hát: “Gà trống mèo con và cún con” thì dạy gõ đệm theo tiết tấu

dạy hát cho trẻ cũng như múa hát cho trẻ nghe một cách phù hợp

Ví dụ: Bài hát: “Chú voi con ở bản đôn”Tôi đã lụa chọn động tác đơn giản như 2 tay giả làm tai voi vẫy vẫy trên đầu…

Hát cho trẻ nghe bài “ Hoa thơm bướm lượn” tôi lựa chọn những những trang phục của lan điệu dân ca cho trẻ làm quen

Nói tóm lại để dạy trẻ kĩ năng giáo dục âm nhạc thì đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên rèn kĩ năng ca hát, sáng tạo biên đạo các động tác múa cho phù hợp với nội dung bài hát, lứa tuổi và khả năng của trẻ lớp mình phụ trách

*Lụa chọn nội dung âm nhạc phù hợp :

Khi tổ chức một hoạt động âm nhạc thì bao gồm có hoạt động trọng tâm và

hoạt động kết hợp Vì vậy để xác định đâu là hoạt động trọng tâm và đâu là hoạt động kết hợp, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn đúng, phù hợp với các bài hát có giai điệu nhẹ nhàng êm ái thì nội dung kết hợp cũng phải nhẹ nhàng không sôi động làm lấn át đi hoạt động chính và ngược lại

Ngày đăng: 30/10/2017, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w