Khái niệm hồ sơ Hồ sơ là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong công tác hành chính văn phòng và công tác lưu trữ, thuật ngữ này được hiểu như sau: Hồ sơ là một tập tài liệu có liên
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Đỗ Năng Thắng và thầy Th.S Lê Triệu Tuấn người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập vừa qua
Trong thời gian học tập và rèn luyện của bản thân tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong thời gian vừa qua, có được kết quả như ngày hôm nay chính là nhờ sự giúp đỡ và truyền tải kiến thức nhiệt tình của các thầy cô giáo trong nhà trường Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài thực tập này
Em cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Bằng Luân - Đoan Hùng- Phú Thọ, cán bộ và nhân viên trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại cơ quan
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đỗ Mạnh Tuấn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung bài thực tập: “Tin học hóa công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” này là do bản thân em tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và thu thập thông tin thực
tế Nội dung thực này là chính bản thân tự nghiên cứu và xây dựng
Mọi tham khảo dùng trong đề tài này đều được trích dẫn rõ ràng
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Sinh viên
Đỗ Mạnh Tuấn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỒ SƠ, QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL 2010 3
1.1 Khái quát chung về hồ sơ 3
1.1.1 Khái niệm hồ sơ 3
1.1.2 Các loại hồ sơ 3
1.1.3 Vai trò của hồ sơ trong quản lý hành chính nhà nước 3
1.2 Kỹ năng lập hồ sơ 4
1.2.1 Khái niệm lập hồ sơ 4
1.2.2 Yêu cầu đối với việc lập hồ sơ 4
1.2.3 Các bước lập hồ sơ 6
1.3 Kỹ năng quản lý hồ sơ 7
1.3.1 Vai trò của quản lý hồ sơ 7
1.3.2 Các công việc quản lý hồ sơ trong cơ quan hành chính nhà nước 8
1.4 Các Quy Định về hộ nghèo, cận nghèo 9
1.5 Khái quát chung về quản lý hồ sơ đối tượng nghèo 10
1.5.1 Khái quát chung về đối tượng nghèo 10
1.5.2 Quản lý hồ sơ đối tượng nghèo 12
1.6 Tổng quan về Microsoft Excel 2010 13
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO TẠI UBND XÃ BẰNG LUÂN 17
2.1 Giới thiệu ủy ban nhân dân xã Bằng Luân 17
2.1.1 Đặc điểm tình hình ,vị trí địa lý 17
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân xã Bằng Luân 17
Trang 42.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của xã 21
2.2 Công tác Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo 22
2.2.1 Thực trạng hiện nay 22
2.2.2 Ưu điểm 24
2.2.3 Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân phát sinh 24
2.2.4 Nguyên nhân phát sinh 25
2.3 Mục đích, yêu cầu và phương pháp rà soát 25
2.3.1 Mục đích 25
2.3.2 Yêu cầu 26
2.3.3 Quy trình rà soát/ cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo 27
2.3.4 Quy trình xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo 32
2.4.Quy trình quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo 34
2.5.1 Bảng phụ lục số I đến phụ lục số VII 36
2.5.2 Biểu tổng hợp từ số 1 đến số 8 48
2.5.3 Những thách thức và sự cần thiết có một phương thức quản lý bằng công nghệ thông tin 55
2.5.4 Giải pháp đề xuất ứng dụng phần mềm Exel vào quản lý hồ sơ hộ nghèo và hộ cận nghèo 56
Chương 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH EXCEL QUẢN LÝ DANH SÁCH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO 58
3.1 Đặt vấn đề 58
3.2 Giải quyết vấn đề 58
3.3 Kết quả ứng dụng 59
3.3.1 Giao diện chính 59
3.3.2 Các giao diện khác 60
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giao diện excel 15
Hình 1.2: Thanh Ribon 15
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của xã 21
Hình 2.2.: Quy trình rà soát/ cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo 28
Hình 2.3 Quy trình xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo 32
Hình 2.4: Quy trình quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo 34
Hình 3.1 Giao diện chính 59
Hình 3.2 Danh sách hộ nghèo 60
Hình 3.3: Danh sách hộ nghèo theo thôn, theo năm 61
Hình 3.4: Biểu tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo hàng năm 61
Hình 3.5: Biểu phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2015 62
Hình 3.6: Biểu phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng năm 2016 63
Hình 3.7: Diễn biến giảm số hộ nghèo hàng năm 63
Hình 3.8: Bảng tổng hợp hộ nghèo phân theo dân tộc năm 2015 64
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Có thể nói, thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ
Và đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì tin học là một công cụ không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Hiện nay, tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Việc ứng dụng rộng rãi tin học đã đem lại những thành tựu vô cùng to lớn trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và lưu trữ
Tin học hóa trong công tác quản lý nhằm giảm bớt sức lao động của con người, tiết kiệm được thời gian, với độ chính xác cao, gọn nhẹ và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc quản lý thủ công trên giấy tờ như trước đây Tin học hóa giúp thu hẹp không gian lưu trữ, tránh được thất lạc dữ liệu, tự động hệ thống hóa và cụ thể hóa các thông tin theo nhu cầu con người
Tin học sẽ góp phần ngày càng phát triển nền kinh tế xã hội, đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Đối với sinh viên nói chung và đối với chính bản thân em - một sinh viên ngành Quản trị văn phòng nói riêng thì khóa luận này lại là một cơ hội, một thời điểm để bản thân tự củng cố các kiến thức đã thu hoạch được trong thời gian học tập tại trường, là nền tảng vững chắc cho công việc sau này
Với khóa luận này, được sự đồng ý của các thầy cô bộ môn và các thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Đỗ Năng Thắng và thầy Th.S lê Triệu Tuấn em đã mạnh dạn nhận đề tài: “Tin học hóa công tác quản lý hồ
sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xã Bằng Luân- Đoan Hùng – Phú Thọ”
Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan có trong bảng từ Excel Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và
Trang 8tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tin học hóa công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xã Bằng Luân
- Khảo sát thực tiễn về công tác quản lý hộ nghèo của UBND xã Bằng Luân; phân tích những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và bất cập; nội dung cần hoàn thiện trong công tác soạn thảo và quản lý văn bản
- Từ các kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu ứng dụng chức năng của Microsoft Excel trong công tác quản lý hộ nghèo tại UBND xã Bằng Luân trong giai đoạn hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát công tác quản lý hộ nghèo tại UBND xã Bằng Luân – Đoan Hùng – Phú Thọ
- Thu thập mẫu các loại giấy tờ liên quan đến công tác quản lý hộ nghèo tại UBND xã Bằng Luân từ đó đánh giá, phân loại, giải thích vấn đề, xây dựng giải pháp
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình quản lý hộ
nghèo tại UBND xã Bằng Luân – Đoan Hùng – Phú Thọ và phần mềm Microsoft Excel để ứng dụng thực hiện đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình quản lý hộ nghèo
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận: Nội dung của khóa luận gồm 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận chung về hồ sơ, quản lý hồ sơ và phần mềm microsoft excel 2010
Chương 2 Thực trạng và quy trình công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xã Bằng Luân – Đoan Hùng – Phú Thọ
Chương 3 Ứng dụng chức năng của Microsoft Excel để nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xã Bằng Luân – Đoan Hùng – Phú Thọ
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỒ SƠ, QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ
PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL 2010
1.1 Khái quát chung về hồ sơ
1.1.1 Khái niệm hồ sơ
Hồ sơ là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong công tác hành chính văn phòng và công tác lưu trữ, thuật ngữ này được hiểu như sau: Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc
có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1.1.2 Các loại hồ sơ
- Hồ sơ công việc (hồ sơ công vụ)
Là tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, hoặc có cùng đặc trưng như: tên loại, tác giả… hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, đơn vị
- Hồ sơ nguyên tắc
Là tập bản sao văn bản của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định về một mặt, một lĩnh vực công tác nhất định dùng làm căn cứ để giải quyết công việc hàng ngày (loại hồ sơ này không phải nộp vào lưu trữ mà chỉ dùng để giải quyết, xử
lý công việc)
- Hồ sơ trình ký
Là một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề được sử dụng để soạn thảo dự thảo một văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét, ký duyệt và ban hành một văn bản mới
- Hồ sơ nhân sự
Là một tập văn bản, tài liệu có liên quan về một cá nhân cụ thể (hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ, hồ sơ học sinh - sinh viên…)
1.1.3 Vai trò của hồ sơ trong quản lý hành chính nhà nước
- Tài liệu được lập thành hồ sơ sẽ giúp cho việc tra tìm nhanh chóng, làm căn
cứ chính xác để giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả, nâng cao hiệu xuất và chất
Trang 10trình giải quyết và sau khi giải quyết xong được sắp xếp và phân loại khoa học theo từng vấn đề, sự việc phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng đơn vị tổ chức, bộ phận sẽ giúp cho các cán bộ và thủ trưởng cơ quan tìm kiếm tài liệu được nhanh chóng, đầy đủ, nghiên cứu vấn đề được hoàn chỉnh, đề xuất ý kiến và giải quyết công việc có căn cứ xác đáng và kịp thời Do đó góp phần nâng cao hiệu xuất
và chất lượng công tác của cán bộ cũng như toàn cơ quan, đơn vị
- Có hồ sơ sẽ giúp cho việc quản lý tài liệu được chặt chẽ, giữ gìn bí mật thông tin của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị Mỗi khi văn bản được lập thành hồ
sơ thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, thủ trưởng cơ quan quản lý được tài liệu chặt chẽ, nắm chắc được thành phần, nội dung và khối lượng văn bản của cơ quan, biết được những tài liệu nào phải bảo quản cẩn thận, chu đáo, biết được những văn bản bị thất lạc, cho mượn tùy tiện để kịp thời có biện pháp quản lý chặt chẽ, giữ gìn được bí mật của Nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài
1.2 Kỹ năng lập hồ sơ
1.2.1 Khái niệm lập hồ sơ
Lập hồ sơ là quá trình tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo nguyên tắc và phương pháp quy định Lập hồ sơ là công việc cuối cùng trong công tác văn thư cơ quan, được thực hiện sau khi sự việc, vấn đề đề cập trong các văn bản đó giải quyết xong, thường vào dịp cuối năm khi sắp kết thúc một năm công tác, chuẩn bị kế hoạch, chương trình công tác của năm mới Trong thực tế việc lập hồ sơ cũng được tiến hành một cách phổ biến trong các lưu trữ cơ quan và lưu trữ nhà nước bởi do việc lập hồ sơ ở giai đoạn văn thư các cơ quan, đơn vị làm chưa tốt, khi chuyển về lưu trữ thường dưới dạng tài liệu bó gói nên trong giai đoạn lưu trữ vẫn phải tiến hành lập hồ sơ
1.2.2 Yêu cầu đối với việc lập hồ sơ
a) Hồ sơ lập ra phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị Văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị
Trang 11dưới gửi lên, ngang cấp gửi đến Mục đích mỗi loại cũng khác nhau: loại để thi hành, giải quyết; có loại để chỉ đạo, hướng dẫn; có loại để báo cáo hoặc để biết, để tham khảo Vì vậy, cần phải lựa chọn các loại hình tài liệu phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để lập hồ sơ nhằm phục vụ cho công tác trước mắt và công tác nghiên cứu lâu dài về sau Những loại không phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, loại gửi đến để biết thì không cần lập hồ sơ
b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc Mọi sự việc, mọi vấn đề do cơ quan giải quyết đều phải trải qua một quá trình hoặc ngắn, hoặc dài Nói cách khác đều có khởi đầu và kết thúc hay có quá trình phát sinh, phát triển, kết thúc vấn đề
Khi lập hồ sơ cần phải thu thập đầy đủ văn bản, tài liệu về một vấn đề, một
sự việc, một con người cụ thể Khi thu thập đầy đủ tài liệu phải sắp xếp theo một trình tự nhất định, bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa các văn bản, tài liệu với nhau,
từ quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc một vấn đề, một sự việc hoặc về một con người Ví dụ: Lập hồ sơ về một hội nghị bao gồm: công văn triệu tập, danh sách đại biểu tham dự, chương trình hội nghị, diễn văn khai mạc, báo cáo tại hội nghị, băng ghi âm, ghi hình…
Yêu cầu này không thể thực hiện được khi lập hồ sơ theo đặc trưng tên gọi văn bản Ví dụ như trong một tập “Thông báo” gồm có rất nhiều thông báo với nhiều nội dung khác nhau
c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều
Trong lưu trữ người ta chia giá trị tài liệu thành hai loại: vĩnh viễn và có thời hạn Ví dụ: Ở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có hồ sơ về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2010 của thành phố được lập thành những hồ sơ sau:
- Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2010
- Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước hàng quý, 6 tháng đầu năm 2010
Trang 12Trong hai hồ sơ trên thì hồ sơ thứ nhất cần bảo quản vĩnh viễn, hồ sơ sau chỉ cần bảo quản trong một thời gian nhất định Những loại tài liệu trùng thừa thì chọn bản gốc, bản chính để lập hồ sơ, còn bản sao và những loại tài liệu không có giá trị khác thì giữ lại ở cơ quan một thời gian nhất định, sau đó tiến hành tiêu huỷ theo hướng dẫn của Nhà nước
Nếu tập hồ sơ dày quá 3 cm ( khoảng 200 tờ) thì cần phân chia thành nhiều tập, mỗi tập là một đơn vị bảo quản Ví dụ: Một hồ sơ hội nghị nhiều văn bản tài liệu có thể chia thành các tập như sau:
- Các văn bản tài liệu chính của hội nghị
- Tham luận của đại biểu
- Ảnh, băng ghi âm, ghi hình
- Tài liệu phục vụ hội nghị…
sơ, những hồ sơ gì thì cần chuẩn bị bìa hồ sơ, ghi ký hiệu và tiêu đề vào bìa 1
- Trường hợp cơ quan chưa có danh mục hồ sơ, từng cán bộ, nhân viên căn
cứ vào nhiệm vụ được giao, căn cứ vào công việc phải giải quyết và thực tế tài liệu hình thành mà mở hồ sơ
Bước 2: Thu thập, cập nhật văn bản tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi giải quyết công việc Muốn lập được hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh và có chất lượng, từng cán bộ nhân viên trong quá trình giải quyết công việc cần phải chú trọng thu thập kịp thời văn bản, tài liệu đưa vào hồ sơ; văn bản, tài liệu nói về việc nào, thuộc
hồ sơ nào thì đưa vào việc đó, hồ sơ đó; tránh đưa nhầm vào hồ sơ khác
Bước 3: Kết thúc và biên mục hồ sơ
* Kết thúc hồ sơ:
Nếu hồ sơ có nhiều văn bản, tài liệu (quá 200 tờ) thì phải phân chia thành các đơn vị bảo quản và sắp xếp văn bản, tài liệu trong hồ sơ hay đơn vị bảo quản
Trang 13Cần dựa vào mối liên hệ về nội dung, thời gian hoặc giá trị tài liệu để phân chia cho hợp lý
- Sắp xếp văn bản, tài liệu trong hồ sơ hoặc trong đơn vị bảo quản
Có tác dụng cố định trật tự văn bản tài liệu, bảo đảm mối liên hệ giữa các văn bản, tài liệu với nhau làm cho hồ sơ phản ánh vấn đề, sự việc một cách rõ ràng, giúp cho việc nghiên cứu thuận tiện Tùy theo từng hồ sơ (đơn vị bảo quản) mà lựa chọn cách sắp xếp cho phù hợp Thông thường có các cách sau:
+ Theo thứ tự thời gian
- Đánh số tờ;
- Ghi mục lục văn bản;
- Viết tờ chứng từ kết thúc;
- Viết bìa hồ sơ
1.3 Kỹ năng quản lý hồ sơ
1.3.1 Vai trò của quản lý hồ sơ
- Quản lý hồ sơ được nghiêm túc, khoa học sẽ giúp cho việc tra cứu thông tin trong cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, đủ căn cứ chính xác để giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả
- Quản lý chặt chẽ hồ sơ, tài liệu sẽ góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị
- Quản lý hồ sơ khoa học, hiệu quả sẽ là mắt xích gắn liền công tác văn thư với công tác lưu trữ và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lưu trữ
Trang 14Đối với từng cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việc cần lập đầy đủ các hồ sơ để có căn cứ khoa học khi đề xuất ý kiến và giải quyết công việc, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác
Đối với cơ quan, đơn vị nếu làm tốt việc lập hồ sơ sẽ quản lý được công việc của cơ quan, đơn vị, quản lý chặt chẽ tài liệu, giữ gìn bí mật Lập hồ sơ và quản lý tốt sẽ xây dựng được nề nếp khoa học trong công tác văn thư; tránh được tình trạng nộp lưu tài liệu bó, gói vào lưu trữ, tạo thuận lợi cho cán bộ lưu trữ tiến hành các khâu nghiệp vụ lưu trữ nhằm phục vụ tốt cho công tác khai thác, nghiên cứu
1.3.2 Các công việc quản lý hồ sơ trong cơ quan hành chính nhà nước
- Phân loại hồ sơ:
Hồ sơ có nhiều loại khác nhau, hồ sơ việc được giữ lại, xác định giá trị và chuyển vào lưu trữ trong cơ quan, nếu có giá trị lịch sử sẽ nộp về lưu trữ lịch sử; Hồ
sơ nguyên tắc chỉ giữ lại để làm cơ sở giải quyết các công việc hàng ngày của cán
bộ, công chức, viên chức; Hồ sơ nhân sự sẽ được lưu giữ tại bộ phận quản lý nhân
sự phục vụ cho việc quản lý con người trong cơ quan, tổ chức, khi có sự luân chuyển công tác hoặc nghỉ hưu thì hồ sơ sẽ được chuyển qua cơ quan, đơn vị mới
để tiếp tục theo dõi hoặc chuyển về lưu trữ theo quy định của Nhà nước…Chính vì những đặc trưng cơ bản của các loại hồ sơ khác nhau nên đòi hỏi cách quản lý cũng khác nhau, vì vậy cần có sự phân loại rõ ràng để có biện pháp quản lý tốt nhất, phục
vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Đánh giá giá trị tài liệu, hồ sơ:
Việc đánh giá các mức độ giá trị của tài liệu, hồ sơ phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn do khoa học lưu trữ đề ra Mục đích của việc xác định giá trị tài liệu, hồ sơ là:
+ Xác định thời hạn bảo quản cho từng loại tài liệu, hồ sơ khác nhau;
+ Xác định tài liệu, hồ sơ lưu trữ có giá trị lịch sử để đưa vào lưu trữ lịch sử bảo quản vĩnh viễn;
+ Xác định tài liệu hết giá trị bảo quản để tiêu hủy
- Chỉnh lý, sắp xếp chuẩn mực tài liệu trong hồ sơ: Đây là sự kết hợp một cách chặt chẽ và hợp lý các khâu nghiệp vụ của công tác lập hồ sơ để tổ chức một cách khoa
Trang 15- Thống kê hồ sơ:
Thống kê hồ sơ là áp dụng các công cụ, phương tiện chuyên môn, nghiệp vụ để nắm được chính xác thành phần, nội dung, số lượng, chất lượng tài liệu trong hồ sơ và cơ
sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống bảo quản tài liệu, hồ sơ trong cơ quan, tổ chức
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu:
Bảo quản tài liệu, hồ sơ là áp dụng các biện pháp trong đó chủ yếu là các biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, hồ sơ nhằm phục vụ tốt nhất cho việc khai thác, sử dụng chúng trước mắt và lâu dài Các biện pháp bảo quản tài liệu, hồ sơ trong phạm vi cơ quan, tổ chức:
+ Xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ
+ Nội quy sử dụng tài liệu, hồ sơ
+ Chế độ làm vệ sinh thường xuyên và đột xuất
+ Xây dựng nội quy phòng hỏa
+ Chế độ nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với từng loại tài liệu, hồ sơ cụ thể
- Khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu
Đây là quá trình phục vụ khai thác thông tin tài liệu, hồ sơ trong cơ quan, tổ chức để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu lịch sử và yêu cầu giải quyết các công việc của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
1.4 Các Quy Định về hộ nghèo, cận nghèo
- Quy Định phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”
- Nghị quyết liên tịch Phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh
- Quy định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015
- Quyết định 09/2011/QĐ-TTG về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1752/CT - TTG về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011- 2015
Trang 16- Ngày 14/10/2011, Bộ Lao động –Thương binh Xã hội đã ban hành văn bản
số 3461/LĐ-TBXH hướng dẫn quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011
1.5 Khái quát chung về quản lý hồ sơ đối tượng nghèo
1.5.1 Khái quát chung về đối tượng nghèo
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ
sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
- Hộ thoát nghèo là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở được xác định không thuộc nhóm đối tượng
hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo
- Hộ thoát nghèo bao gồm:
+ Hộ thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo;
+ Hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên (tiêu chí xác định mức sống trung bình theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ)
- Hộ thoát cận nghèo là hộ cận nghèo thuộc danh sách địa phương đang quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát cận nghèo;
- Hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh là hộ không thuộc danh sách
hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý nhưng phát sinh khó khăn đột xuất trong năm (theo quy định chi tiết tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này), qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Trang 17- Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo,
hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm, qua điều tra, rà soát hằng năm ở
cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
- Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội;
- Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí
về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công;
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ thuộc một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 5-1-2016
So với chuẩn nghèo đang áp dụng thì quy định về chuẩn nghèo mới ở khu vực thành thị và nông thôn đã được nâng lên Dưới đây là những nội dung đáng lưu ý trong quyết định này
Tiêu chí về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700 ngàn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900 ngàn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị Chuẩn cận nghèo: 1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội
cơ bản (5 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin Các chỉ số
Trang 18vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình
Hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700 ngàn đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900 ngàn đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900 ngàn đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900 ngàn đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ
số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1,3 triệu đồng đến 1 triệu 950 ngàn đồng
1.5.2 Quản lý hồ sơ đối tượng nghèo
Khái niệm
Hồ sơ đối tượng nghèo là một tập văn bản, tài liệu có liên quan về một cá nhân cụ thể thộc đối tượng nghèo (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh mới) Các văn bản, tài liệu bao gồm: giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; phiều điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; phiếu thu thập đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo; sổ hộ khẩu
Quản lý hồ sơ hộ nghèo bao gồm việc sắp xếp, thiết kế và xem xét lại các văn bản, hồ sơ của các đối tượng nghèo Nhằm mục đích xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Trang 19 Yêu cầu
- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện trực tiếp với từng
hộ, người dân theo đúng phương pháp, quy trình, công cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân và dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền, người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương
- Kết thúc cuộc rà soát UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) phải xác định được chính xác danh sách: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ tái nghèo, tái cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo,
hộ cận nghèo phát sinh; hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công; hộ nghèo dân tộc thiểu số Xác định chính xác tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng thôn, bản, khối phố (gọi chung là thôn); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) theo chuẩn nghèo
1.6 Tổng quan về Microsoft Excel 2010
Khái niệm Excel là gì?
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện:
Tính toán đại số, phân tích dữ liệu
Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách
Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau
Vẽ đồ thị và các sơ đồ
Tự động hóa các công việc bằng các macro
Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau
• Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm
việc (tính toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin (file) Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay chart sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn
Trang 20• Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn
được gọi là bảng tính Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các dòng Worksheet được chứa trong workbook Một Worksheet chứa được 16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng)
• Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một
đồ thị Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị
• Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới
của cửa sổ workbook Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab
Các thành phần của word book:
Trang 21Giao diện Excel
Hình 1.1: Giao diện excel
Nút lệnh Office chứa các lệnh rất thường hay sử dụng như tạo tập tin mới, mở tập tin, lưu tập tin, giống như thực đơn File của các phiên bản trước
Thanh công cụ Ribbon
Hình 1.2: Thanh Ribon
Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình
làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…
Trang 22Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ
thị, ký hiệu, …
Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi
công thức, điều khiển việc tính toán của Excel
Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách,
phân tích dữ liệu,…
Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào
các ô, các thiết lập bảo vệ bảng tính
View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ,
chia màn hình, …
Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên, những người có hiểu biết về VBA Để mở nhóm này nhấn vào nút Office
>Excel Options>Popular>Chọn Show Developer tab in the Ribbon
Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện
ích bổ sung, các hàm bổ sung,…
Trang 23Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ HỘ NGHÈO,
CẬN NGHÈO TẠI UBND XÃ BẰNG LUÂN 2.1 Giới thiệu ủy ban nhân dân xã Bằng Luân
2.1.1 Đặc điểm tình hình ,vị trí địa lý
Là một trong 27 xã, thị trấn của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ Được hình thành từ năm 1975 sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, địa giới hành chính của xã được chia thành 9 thôn gồm: từ thôn 1 đến thôn 9 là một xã nông nghiệp nằm năm trên vùng đất bưởi trung du và cách trung tâm huyện Đoan Hùng 20 km
về phía nam; có chợ đại minh nằm giữa trung tâm của xã , đây là nơi tập trung giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các xã của huyện Xã có diện tích tự nhiên 17,69 km 2, 75% dân số của xã sống dựa vào nông nghiệp và trồng trọt chủ yếu là cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, 25% dân số là tiểu thương và buôn bán nhỏ lẻ khác tập trung chủ yếu ở khu vực chợ Đại Minh là một xã có truyền thống cách mạng anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động Hiện nay trên địa bàn xã có 2 ngôi chùa và 2 nhà thờ của 2 họ giáo.Năm 2008 dựa trên nền lịch sử của xã đã được nhà nước xây dựng ngôi chùa Nghĩa Quân thuộc thôn 5 trên địa bàn xã
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân xã Bằng Luân
Trong lĩnh vực kinh tế
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Trang 24Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại địa phương;
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông
và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
Trang 25 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá
và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật ;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người
Trang 26 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật
Trong việc thi hành pháp luật
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi ph ạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã Bằng Luân
Văn phòng UBND xã Bằng Luân là cơ quan tham mưu giúp UBND trong việc quản lý nhà nước tại địa phương Là một bộ máy làm việc của cơ quan có chức năng tham mưu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, là nơi đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật cho mọi hoạt động của HĐND( Hội Đồng Nhân Dân) và UBND
Giúp UBND xã xây dựng chương trình, lịch công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện
Giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; báo cáo gửi lên cấp trên Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu mẫu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND và UBND hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết
Đảm bảo bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND và cho công việc của UBND; Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã
Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND
và UBND theo quy định của pháp luật
Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ
Trang 272.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của xã
(Nguồn từ UBND xã Bằng Luân) Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của xã
Xây dựng môi trường
Công, nông nghiệp
Giáo dục
và đào tạo
Văn phòng
ủy ban nhân dân
Tư pháp
hộ tịch
Kiểm toán ngân sách
Quân
sự, công
an
Quy hoạch tài nguyên đất
Trang 282.2 Công tác Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo
Kết quả nghèo phân theo tỷ lệ các thôn: Tỷ lệ hộ nghèo từ 50 đến dưới 60% có: 2 thôn; Tỷ lệ hộ nghèo từ 60 đến dưới 70% có: 1 thôn; Tỷ lệ hộ nghèo từ 70 đến dưới 80% có: 0 thôn; Tỷ lệ hộ nghèo từ 80 đến dưới 90% có: 0 thôn; Tỷ lệ hộ nghèo
từ 90 đến 100% không có thôn nào
* Công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo tại UBND xãvề cơ bản đã tuân theo những quy định chung của cơ quan cấp trên cũng như đúng theo chỉ đạo triển khai công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng
- Công tác quản lý, thực hiện chính sách liên quan đến người nghèo ngày càng được chú trọng và quan tâm, đạt được mục tiêu giảm nghèo của xã
- Chú trọng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ trong cơ quan
xã nói chung và tổ chức Đoàn thể nói riêng
- Thực hiện đúng theo quy định và sự chỉ đạo của cấp trên và chịu sự quản lý sát sao của UBND xã
- Hằng năm Đảng ủy xã Bằng Luân thường xuyên cử các cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ Đoàn thể Các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực
- Có sự quan tâm của UBND xã đã cấp kinh phí để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ tư pháp - hộ tịch; mua sắm các trang thiết bị, máy móc, phần mềm văn phòng để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ
* Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều điểm yếu kém cần khắc phục để công tác quản lý hồ sơ hộ nghèo, cận nghèo có được những kết quả tốt hơn
Trang 29Trong những năm qua công tác quản lý công văn tài liệu tại đại đa số các đơn vị theo cách quản lý truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan chẳng hạn như:
- Thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác xử lý lưu trữ còn thô sơ và thủ công: Thường lưu sắp xếp phân loại tại các tủ trong kho (tủ gỗ, tủ sắt, ) mà không có thêm các biện pháp xử lý ẩm, mốc, mối, chuột, Chính vì thế, tài liệu để lâu thường
bị hỏng, không nhìn rõ thông tin lưu trữ ban đầu cũng như việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu mất nhiều thời gian làm giảm hiệu quả của công việc
- Khối lượng tài liệu lưu trữ lớn dần theo thời gian, nên kho lưu trữ cũng cần được
mở rộng liên tục, khiến tốn kém trong công tác quản lý tài liệu và tìm kiếm về sau
- Các nhân viên không dễ dàng tiếp cận được thông tin tài liệu cần thiết cho công việc khi phải làm việc ngoài văn phòng hay đi công tác xa
- Cán bộ tư pháp hộ tịch quá tải công việc trong khi trình độ, năng lực của một số cán bộ tư pháp hộ tịch còn hạn chế, chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lại hay thay đổi công tác nên việc lưu giữ sổ sách, giấy tờ liên quan không đảm bảo
- Việc quản lý không thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện, xã; khai thác thông tin chi tiết về hộ nghèo, người nghèo dựa hoàn toàn vào cấp xã dẫn đến số liệu hộ nghèo, người nghèo nhiều đơn vị không minh bạch Quản lý thay đổi diễn biến hộ nghèo như: Hộ nghèo tăng mới; hộ nghèo cũ; hộ thoát nghèo; hộ tái nghèo; hộ nghèo chuyển đi nơi khác… gặp nhiều khó khăn Từ những bất cập trong quản lý khiến việc triển khai chính sách đến các hộ nghèo chậm, nhiều sai sót; công tác phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các cấp không đồng bộ do khó khăn trong việc cung cấp danh sách thực hiện các chính sách Số liệu cung cấp cho các đơn vị không chủ động, có sự sai lệch lớn giữa danh sách báo cáo ban đầu và thực tế; không phân tích được những nguyên nhân nghèo cụ thể, dẫn đến tham mưu thực hiện chính sách thiếu hoặc không đủ giải pháp để thực hiện Chương trình giảm nghèo… Việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo gặp nhiều khó khăn do không nắm được chính sách đã hỗ trợ cho từng
hộ nghèo, người nghèo
Trang 302.2.2 Ưu điểm
- Xác định danh sách hộ nghèo để thực hiện chính sách giảm nghèo
- Phân tích, thống kê, cập nhật thông tin hộ nghèo và các chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin) để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội, định hướng, điều chỉnh chính sách giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh
- Cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý hộ nghèo của mỗi địa phương và toàn huyện để theo dõi, quản lý thống nhất
- Việc rà soát hộ nghèo phải được thực hiện trực tiếp với từng hộ, người dân theo đúng phương pháp, quy trình, công cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân và dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền, người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương
- Kết thúc cuộc rà soát UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) phải xác định được chính xác danh sách: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ tái nghèo, tái cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo,
hộ cận nghèo phát sinh; hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công; hộ nghèo dân tộc thiểu số Xác định chính xác tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng thôn, bản, khối phố (gọi chung là thôn); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) theo chuẩn nghèo
2.2.3 Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân phát sinh
2.3.2.1 Khó khăn, hạn chế
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo ở xã còn hạn chế, còn một số cấp
ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt; nguồn vốn đầu tư chủ yếu là Ngân sách Trung ương và từ nguồn lồng ghép và vận động; ngân sách xã còn khó khăn nên đầu tư hạn chế, do vậy chưa tạo ra sự đột phá trong thực hiện chương trình;
- Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trực tiếp (chính sách BHYT, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở ), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cơ sở gặp nhiều
Trang 31- Sự phối kết hợp của các thành viên trong Ban Chỉ đạo chưa thường xuyên, chế độ thông tin báo cáo còn chậm Công tác rà soát, đánh giá biến động hộ nghèo chưa phản ánh đúng thực trạng; một số cơ sở xác định đối tượng hộ nghèo hay hộ thoát nghèo thiếu chính xác, dân chủ; đối tượng thuộc diện hộ nghèo còn bị bỏ sót;
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao Điều kiện tự nhiên, địa hình xã phức tạp, đi lại khó khăn Phong tục tập quán của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh tác còn thấp kém
2.2.4 Nguyên nhân phát sinh
- Với đặc trưng của xã vùng trung du đường giao thông đi lại khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, khu vực này tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp;
- Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ
và làm việc theo các phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu; trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con, con còn nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; cờ bạc rượu chè, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm; ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội ;
- Một bộ phận nhỏ còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước Đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không
có con cháu, có người tàn tật, tâm thần, mắc bệnh hiểm nghèo )
2.3 Mục đích, yêu cầu và phương pháp rà soát
Trang 32- Cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo của mỗi địa phương và toàn tỉnh để theo dõi, quản lý thống nhất
2.3.2 Yêu cầu
- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện trực tiếp với từng
hộ, người dân theo đúng phương pháp, quy trình, công cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân và dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền, người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương
- Kết thúc cuộc rà soát UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) phải xác định được chính xác danh sách: hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ tái nghèo, tái cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo,
hộ cận nghèo phát sinh; hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công; hộ nghèo dân tộc thiểu số Xác định chính xác tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng thôn, bản, khối phố (gọi chung là thôn); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) theo chuẩn nghèo
- Phương pháp rà soát: Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh
giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình
để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình
Trang 332.3.3 Quy trình rà soát/ cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo
B5.1 Nghèo
B6 HỌP THÔN/TỔ RÀ SOÁT KẾT QUẢ
B7.1 Nghèo
B8 HỌP DÂN B8.3
Không
Nghèo
B8.2 Cận nghèo
B8.1 Nghèo
Trang 34B9 NIÊM YẾT KẾT QUẢ CÔNG KHAI
B10 TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DANH SÁCH HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO
B11 CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO (Phiếu C)
Hình 2.2.: Quy trình rà soát/ cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo
Bước 1 – Tuyên truyền
Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã cần tuyên truyền, giải thích cho cán bộ chủ chốt, người dân ở thôn, ấp, tổ dân phố điều tra hiểu được:
- Chuẩn nghèo mới của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020
1 Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
2 Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống
3 Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng
4 Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng gồm cả mức chuẩn chính sách, chuẩn Mức sống tối thiểu và mức thiếu hụt đa chiều
- Mục đích chính của cuộc điều tra là xác định được những hộ đáp ứng chuẩn nghèo, cận nghèo dự kiến của Chính phủ
- Vận động người dân tích cực tham gia đăng ký khảo sát nếu nhận thấy hộ gia đình mình đáp ứng các tiêu chuẩn
Bước 2 – Tập huấn
- Hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền
- Hướng dẫn phương pháp lập danh sách hộ cần khảo sát
Trang 35- Hướng dẫn nội dung các phiếu đăng ký và nhận dạng nhanh (phiếu A), phiếu khảo sát hộ gia đình (phiếu B), phiếu thu thập thông tin hộ nghèo/hộ cận nghèo (phiếu C)
- Hướng dẫn cách thức tổ chức họp dân thông qua kết quả rà soát
- Hướng dẫn cách thức tổng hợp biểu mẫu tổng hợp
- Làm bài tập trên lớp và thực hành khảo sát thử một số hộ để rút kinh nghiệm Bước 3 – Lập danh sách hộ gia đình tham gia khảo sát/điều tra
1 Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố lập danh sách
hộ nghèo/hộ cận nghèo năm 2014 trên địa bàn (Danh sách 1)
2 Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố tổ chức cho các hộ gia đình không nghèo năm 2014 tham gia đăng ký điều tra và khai thác thông tin của các hộ đăng ký theo Phiếu A Những hộ gia đình có dưới 3 chỉ tiêu trong phiếu A (đánh dấu X ở cột E phiếu A) được đưa vào danh sách cần điều tra (Danh sách 2)
3 Danh sách hộ cần khảo sát/điều tra bao gồm các hộ trong Danh sách 1 và Danh sách 2
Bước 4 – Khảo sát đặc điểm hộ gia đình
Điều tra viên khảo sát theo phiếu B những hộ trong danh sách hộ cần khảo sát đã lập ở bước 3
Phiếu B gồm 3 phần: (1) Phần B1 khai thác các thông tin để ước tính thu nhập của hộ; (2) Phần B2 khai thác các thông tin để xác định mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin VÀ (3) Phân loại
hộ theo kết quả điều tra Phần B1 và B2 thực hiện theo hướng dẫn điều tra phiếu B Phần phân loại hộ được thực hiện như sau:
Tất cả các hộ khảo sát được phân thành các nhóm sau:
1 Nhóm hộ không nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 lớn hơn 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc lớn hơn 165 điểm (đối với khu vực nông thôn)
2 Nhóm hộ nghèo: gồm 2 nhóm:
- Các hộ có tổng điểm B1 dưới 125 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc dưới 110 điểm (đối với khu vực nông thôn)
Trang 36- Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn)
3 Nhóm hộ có khả năng nghèo: gồm hai nhóm:
- Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm
- Các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên
4 Nhóm hộ có khả năng cận nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm
Minh họa bảng phân loại theo khu vực như sau:
Khu vực thành thị
Tổng điểm B2 Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm
Dưới 125 điểm Hộ nghèo (N1)
Từ 125 điểm đến 160 điểm Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo (N3)
Từ 161 điểm đến 190 điểm Hộ có khả năng nghèo
(N4)
Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)
Trên 190 điểm Hộ không nghèo (KN)
Khu vực nông thôn Tổng điểm B2
Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm
Dưới 110 điểm Hộ nghèo (N1)
Từ 110 điểm đến 135 điểm Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo
(N3)
Từ 136 điểm đến 165 điểm Hộ có khả năng nghèo
(N4)
Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)
Trên 165 điểm Hộ không nghèo (KN)