1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

19 1,8K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuSKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường Tiểu học xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Trang 1

Phần I: MỞ ĐẦU

I Bối cảnh của đề tài.

Trường Tiểu học xã Phúc Khoa nằm trên xã có điều kiện đặc biệt khó khăn Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện

uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo và chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo nên

cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học xã Phúc Khoa đã có sự thay đổi về mọi mặt nhà trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cùng với sự thay đổi đó công tác nâng cao chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng lên Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp luôn duy trì đạt 100% Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tăng hàng năm Đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục xã vẫn gặp một số khó khăn như địa bàn quản lý của đơn vị trường còn rộng, dân cư không tập trung, có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đặc biệt nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục còn hạn chế nên đã có những anh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục của nhà trường

II Lí do chọn đề tài

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kĩ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Quốc dân do đó có thể coi giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển của xã hội

Tại nghị quyết TW II khoá VIII đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của cả một xã hội Do vậy công tác giáo dục trong những năm trở lại đây được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và kết quả đã có sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác giáo dục ở các nhà trường chất lượng giáo dục vẫn còn thấp do vậy chất lượng giáo dục vẫn là một trong những vấn đề được các nhà trường và ngành đặc biệt quan tâm Tại Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII chỉ rõ là: "Muốn tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững"

Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu

tư cho sự phát triển

Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tiến bộ khoa học và công nghệ

Thực hiện công bằng trong giáo dục

Để đáp ứng tốt các yêu cầu quan điểm chỉ đạo trên của nghị quyết Đại hội VIII, và thực hiện trách nhiệm của một cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất

Trang 2

lượng học tập của học sinh trong nhà trường Do vậy tôi chọn nội dung: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học xã Phúc Khoa

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

1 Đối tượng nghiên cứu:

Trong khuôn khổ của sáng kiến với tư cách của một nhà quản lí do vậy

đối tượng tôi nghiên cứu ở đây là: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học xã Phúc Khoa

2 Phạm vi nghiên cứu.

Học sinh trường Tiểu học xã Phúc Khoa

III Mục đích nghiên cứu:

1 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy

và học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh của trường tiểu học xã Phúc Khoa Qua đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo, giúp người quản lí nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực quản lí góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường

2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đưa ra được thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tôi tiến hành một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1 Hệ thống hoá một số văn bản chỉ đạo về hoạt động quản lí chỉ nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh

2 Nhìn nhận và đánh giá công tác quản lí, chỉ đạo của BGH nhà trường, công tác tham mưu của tổ trưởng chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp của GVCN

3 Phương pháp nghiên cứu.

a Nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lí và nâng cao chất lượng dạy học

b Phương pháp quan sát:

Quan sát các hoạt động phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp về việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường

c Phương pháp điều tra.

Đối tượng điều tra là:

- Tổ chuyên môn các khối 1, 2, 3, 4, 5

- 17 lớp trong địa bàn nhà trường quản lí

d Phương pháp đàm thoại:

Trao đổi, trò chuyện với Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh về chất lượng học tập của con em

e Phương pháp Thống kê, tổng hợp:

Thông qua các bảng biểu về chất lượng giáo dục qua 2 năm trở lại đây

Trang 3

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

- Chất lượng học sinh đã có sự thay đổi theo hướng tăng lên rõ rệt Số lượng học sinh có Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh đều đạt 100%

Tỉ lệ học sinh giỏi luôn đạt trên 60% còn lại là học sinh trung bình Số lượng học sinh thi và đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp đều tăng

- Chất lượng đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng lên Số lượng giáo viên có tiết dạy tốt đều tăng theo các thời điểm Số giáo viên đạt các danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện hàng năm đều tăng

- Chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn luôn có sự gắn kết chặt chẽ

Phần II: NỘI DUNG.

Chương I- Cơ sở lí luận

1 Cơ sở lí luận của việc chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Nhiệm vụ cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học Đối tượng dạy học là con người (học sinh) Người dạy học là giáo viên, chỉ đạo dạy học chính

là truyền đạt lại những kiến thức, kĩ năng mà bản thân mỗi người GV đã tích luỹ được qua học tập và kinh nghiệm của cuộc sống

b.Nội dung quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.

- Kết quả giáo dục của bất kì trường tiểu học nào là phải thực hiện có hiệu quả bốn yếu tố quan trọng đó là:

+ Mục tiêu giáo dục

+ Nội dung giáo dục

+ Phương pháp giáo dục

+ Kết quả giáo dục

1 Nội dung giáo dục.

Trước bối cảnh và xu thế mới của giáo dục hiện đại trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải đổi mới về nội dung giáo dục và chương trình giáo dục của bậc Tiểu học

- Nội dung giáo dục bao gồm: Nội dung các môn học và nội dung ngoài giờ lên lớp

- Các môn học bắt buộc ở chương trình Tiểu học là: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục, Nghệ Thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công) đối với lớp 1,2,3 và Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Kĩ thuật đối với lớp 4, 5

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm: Vui chơi giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội theo chủ điểm của từng lớp, của Sao Nhi đồng, lao động tự phục vụ phù hợp với sức khoẻ của từng đối tượng học sinh

Quản lí nội dung giáo dục là việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch có điều chỉnh, bổ sung sao cho các môn, các hoạt động đều thực hiện theo

kế hoạch một cách đầy đủ, không bị cắt xén, không bị sai lệch so với mục tiêu giáo dục

Trang 4

2 Phương pháp giáo dục.

Học sinh luôn là nhân vật trọng tâm trong giờ học kể cả các hoạt động vui chơi giải trí

Cần phát huy tính chủ động, tích cực của từng học sinh, của từng tập thể học sinh trong các hoạt động giáo dục Giáo viên là nhân tố thực hiện kế hoạch đào tạo, bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng hoạt động và từng tâm lí lứa tuổi

Đa dạng hoá những hình thức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tài năng của người dạy và người học Xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất, phối hợp và bổ sung cho nhau chú ý tới tác động của 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội Loại trừ dạy học một cách thụ động, nhồi nhét, áp đặt, xúc phạm tới thân thể của học sinh, hướng cho học sinh có nhưng suy nghĩ viển vông xa rời thực tế, học không đi đôi với hành, cào bằng, đánh đồng các đối tượng học sinh

3 Kết quả giáo dục.

- Hạnh kiểm: Đối với chương trình sách giáo khoa mới, việc đánh giá kết quả hạnh kiểm của học sinh dựa vào những chứng cứ nằm trong những nhận xét Những học sinh được đánh giá là thực hiện đầy đủ (Đ) và chưa thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của người học sinh (CĐ)

- Học lực: Đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với những môn học như: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa

lí và được xếp loại học lực môn theo các mức độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu Đánh giá chỉ bằng nhận xét dựa vào những chứng cứ mà học sinh đạt được đối với những môn học còn lại và các hoạt động giáo dục khác theo ba mức độ: Hoàn thành tốt (A+), Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B)

Quản lí việc đánh giá là tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, có hệ thống như đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, xét lên lớp và lưu ban

II Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường Tiểu học xã phúc khoa

Cùng với sự tăng cường trong công tác nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong toàn ngành Giáo dục hiện nay Qua thực tế việc chỉ đạo dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường Tiểu học xã Phúc Khoa đã bộc lộ một số ưu điểm và tồn tại như sau:

1 Ưu điểm:

- Công tác chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mang tính thống nhất cao từ ban giám hiệu tới các tổ chuyên môn và toàn thể giáo viên trong nhà trường

- Chất lượng học sinh xếp loại cuối năm học đã có sự chuyển biến rõ rệt

Tỷ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước Năm học 2009- 2010 tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 60% Đã có đội tuyển tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện Trong đó đã có 04 học sinh đạt giải khuyến khích, năm 2010-2011 có

Trang 5

04 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện trong đó co 01 giải ba, 03 học sinh đạt giải khuyến khích

Bảng so sánh số lượng, chất lượng học sinh qua 2 năm trở lại đây

Năm học 2009-2010, 2010-2011

* Hạnh kiểm

Năm học học sinh Tổng số Dân tộc Nữ dân tộc

Hạnh kiểm thực hiện

Chưa thực hiện đầy đủ

* Về học lực:

Năm học

TS học sinh

Dân tộc

Nữ dân

Chất lượng khảo sát

2009-2010 481 419 198

Tiếng Việt 138 29 222 46 121 25 0 Toán 189 39 206 43 83 17 0

2010-2011 302 238 118

Tiếng Việt 80 26 138 46 84 28 0 Toán

123 41 93 31 86 28 0

- Chỉ đạo hoạt động giáo dục đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn của Phòng Giáo dục với chuyên môn của nhà trường

Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã tương đối ổn định về số lượng cũng như kinh nghiệm giảng dạy Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có tuổi nghề từ 10 năm trở lên chiếm trên 80% Số lượng giáo viên có trình độ chuẩn đạt 100% trong đó có 14/25 giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 56% Đây là một trong những thế mạnh của nhà trường Cùng với đó Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt chuyên môn chuẩn hoá về trình

độ sư phạm Với phương châm có giáo viên giỏi thì phải có học sinh giỏi nên chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường về đức, trí, thể, mĩ từng bước phát triển vững chắc

- Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng học tập, tạo sự hứng thú cho học sinh đó là nhà trường luôn tổ chức các hoạt động dạy học tương đối tốt như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt theo chủ đề, sinh hoạt theo tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

Trang 6

- Thường xuyên chỉ đạo và chỉ đạo sát sao việc sinh hoạt chuyên môn theo quy định của nghành các buổi sinh hoạt chuyên môn phù hợp, thiết thực với thực tế của nhà trường để từ đó giáo viên có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác giảng dạy sát với đối tượng, đặc điểm dân tộc mà mình đang quản lí Chỉ đạo tốt các phong trào Hội giảng cấp tổ, cấp trường ngay từ đầu năm học Phát động các phong trào thi đua của ngành, của trường như phong trào thi đua Hai tốt, phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học

và sáng tạo, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, kế hoạch xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1

- Yêu cầu của việc đổi mới chương trình hiện nay:

+ Nội dung chương trình Tiểu học hiện nay được soạn thảo theo chương trình đổi mới sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của chương trình Tiểu học trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn phù hợp với điều kiện phát triển của nền giáo dục nước ta hiện nay

+ Trên cơ sở khung chuẩn mực, đảm bảo sự thống nhất về dạy và học tong cả nước nhưng không áp dụng cứng nhắc mà vận dụng dạy học theo từng vùng, từng địa phương và từng đối tượng học sinh

+ Chương trình đổi mới tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Quan tâm tới giáo dục trẻ khuyết tật, tạo cơ hội để trẻ em khuyết được học tập dưới các lớp học như: Lớp hoà nhập, lớp bán hoà nhập, lớp chuyên biệt

+ Phát triển giáo dục không chính quy cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm Đó là một tiềm năng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, mọi trình độ, mọi lứa tuổi được học tập Phù hợp với hoàn cảnh của mỗi

cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và nguồn nhân lực cho địa phương

2 Khó khăn.

Tháng 4 năm 2007 trường tiểu học xã Phúc Khoa được tách trên cơ sở chia tách địa giới hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đời sồng người dân trên địa bàn xã Do vậy trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ của ngành giao vẫn còn gặp phải một số khó khăn:

Đội ngũ giáo viên phần nào đã đáp ứng được tình hình phát triển của nhà trường song vẫn còn vẫn còn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, dạy học chưa sát đối tượng học sinh, chưa đầu tư vào giờ dạy Cá biệt còn

có GV không có "Tâm" trong việc dạy học cho những mầm non của đất nước

Diện tích đất trường không đảm bảo theo quy định, do vậy khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy thể dục còn gặp nhiều khó khăn

Địa bàn dân cư ở dải rác, đại đa số phụ huynh học sinh chưa nhận thức cao của việc đưa con em đến trường, vần còn suy nghĩ trách nhiệm dạy học là của giáo viên

Trang 7

Việc vận dụng phương pháp và sử dụng đồ dùng dạy học đã có song chưa thường xuyên, thiếu tính linh hoạt

Chính quyền địa phương mặc dù đã chú ý tới công tác giáo dục xong việc kết hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chưa mang lại hiệu quả

Công tác xã hội hoá giáo dục tuy đã gặt hái được những kết quả ban đầu song còn thấp vì điều kiện kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn mà nhà trường quản lí chưa cao

Các biện pháp hỗ trợ về chuyên môn, tận dụng mọi nguồn lực của cộng đồng, tăng cường tiềm năng đào tạo, thống nhất giữa các môi trường giáo dục chưa mang lại hiệu quả cao

Chế độ luân chuyển cán bộ quản lí, giáo viên tuy đã phát huy được những mặt mạnh song nó cũng là một trong những nguyên nhân tạo cho cán bộ quản lí, giáo viên trong diện luân chuyển không yên tâm công tác, làm việc qua loa, chiếu lệ

III- Các biện pháp quản lí để thực hiện chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất

lượng học tập của học sinh trường Tiểu học xã phúc khoa

1 Xây dựng điều kiện cần thiết, cốt yếu cho việc nâng cao.

a Phát triển đội ngũ giáo viên:

- Một trong những điểm yếu của nhà trường là trình độ đào tạo của một số giáo viên Do vậy công tác tham mưu với Phòng Giáo dục để cử những giáo viên dưới chuẩn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách Năm học 2009- 2010 toàn trường có 02 giáo viên có trình

độ 7+2 đến cuối năm 2010 số lượng GV đạt chuẩn trình độ TCSP đạt 100% trong đó đã có 13/25 GV có trình độ trên chuẩn đạt 52%

- Một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, đó là bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường, Phòng Giáo dục và sở Giáo dục tổ chức

để từ đó giáo viên có thể trao đổi, học tập được việc sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học, và phương tiện dạy học Hàng năm tổ chức và tạo mọi điều kiện

để bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên tham gia các phong trào hội giảng của nhà trường và Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức Để từ đó giáo viên có thể tự khẳng định mình trong công tác chủ nhiệm lớp và chuyên môn nghiệp vụ cùng với là thường xuyên tổ chức các cuộc thi khác như thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện hay

và thi giáo án tốt để từ đó giáo viên tự đánh giá năng lực sư phạm của bản thân

Thực hiện phân công bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lý để phát huy tối

đa tiềm năng của giáo viên Khi thực hiện cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người

+ Phù hợp với đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình của giáo viên

+ Đảm bảo tính kế thừa để có sự phát triển bền vững

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên thường xuyên đọc tài liệu, báo chí (đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến công tác giáo dục) trong thư viện

Trang 8

nhà trường, ngoài xã hội để giáo viên tự trau dồi thêm hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sư phạm cho bản thân mỗi giáo viên

- Hàng năm lập quy hoạch nhân sự để tham mưu với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục về nhu cầu số lượng giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng mục tiệu, nhiệm vụ của nhà trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung phát triển giáo dục của nhà trường

- Nghiêm túc thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên Nội dung bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để giáo viên

có khả năng thích ứng về mặt xã hội trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy Từ đó giáo viên nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phát triển giáo dục:

+ Bồi dưỡng lòng nhân ái cho giáo viên

+ Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên: Giáo viên phải có kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học có liên quan trong chương trình để trừ đó giáo viên có thể dạy được các môn học ở tất cả các khối lớp trong chương trình

b Đối với công tác chỉ đạo:

Để thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, mỗi người cán bộ quản lý cần:

+ Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hoá các văn bản tới từng nội dung và công việc cụ thể để từ đó có hướng chỉ đạo sát với tình hình thực tế

+ Cán bộ quản lý cần nắm vững nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc dạy học, phân phối chương trình của từng khối lớp Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường sao cho có hiệu quả thiết thực từ đó giữ vững kỷ cương nhà trường và kỷ cương dạy học

+ Thường xuyên kiểm tra, dánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trongg nhag trường để từ đó điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục cho giáo viên

và học sinh

* Tổ chức thi đua khen thưởng.

Thường xuyên kết hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường để tổ chức các phong trào thi đua như:

Phong trào thi đua Hai tốt

Phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 26/3

để kích thích sự sáng tạo trong các giờ dạy, từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục

Tổ chức thi đua khen thưởng là đã tác động vào tâm lí và tác động vào kinh tế Động viên khen thưởng giáo viên tức là đã khẳng định trước tập thể công sức và nghị lực phấn đấu của họ Do vậy tạo động lực cho giáo viên và học

Trang 9

sinh giảng dạy học tập đạt kết quả cao Hàng năm những giáo viên có thành tích tốt được ghi vào sổ truyền thống của nhà trường

* Tổ chức cho giáo viên học hỏi và tham quan.

Hàng năm ứng với mỗi chuyên đề cán bộ quản lí tổ chức cho giáo viên đi học hỏi tham quan dưới nhiều hình thức như: Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm dạy học, công tác chủ nhiệm lớp tại một số trường tiên tiến có bề dày thành tích trong công tác giáo dục trên địa bàn hoạt động của huyện và tỉnh nhằm mở rộng

sự hiểu biết, có liên hệ thực tế với nhà trường mà giáo viên đang công tác

Tổ chức cho giáo viên tham quan một số danh lam thắng cảnh trong tỉnh hoặc trong nước, tạo điều kiện cho bài giảng sinh động

* Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

Thực hiện nghiêm túc quy định về kiểm tra dánh giá để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan và có hệ thống

Nhận biết được thực trạng dạy học của từng giai đoạn

Đánh giá kết quả học tập của thầy và trò

Động viên, khuyến khích các cá nhân giúp đỡ điều chỉnh, uốn nắn các sai lệch của người quản lí

- Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra việc thực hiện nền nếp dạy học

+ Kiểm tra các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học

+ Nội dung quan trọng là kiểm tra gìơ dạy trên lớp Vì thế cần ưu tiên trong quá trình chỉ đạo dạy học là kiểm tra giờ dạy trên lớp của từng giáo viên

Ngoài ra cũng cần quan tâm đánh giá hoạt động của tổ chuyêm môn

Hình thức kiểm tra:

1 Kiểm tra giáo viên:

1.1- Kiểm tra toàn diện một giáo viên:

- Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm

- Kết quả giảng dạy và giáo dục

- Tham gia các hoạt động giáo dục khác

1.2- Kiểm tra giảng dạy vầ giáo dục của giáo viên

- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên

+ Dự giờ dưới nhiều hình thức

+ Phân tích sư phạm giờ lên lớp

+ Đánh giá kết quả của bài dạy

+ Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh

1.3- Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn giáo viên

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Bản kế hoạch, sổ kiểm tra giáo viên, chuyên đề bồi đưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm

- Kiểm tra nề nếp chuyên môn: soạn bài chấm bài dự giờ

Trang 10

- Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: nề nếp viết vở sạch chữ đẹp, phụ đạo học sinh yếu, thể dục văn nghệ, công tác đội, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động ngoại khoá

2 Kiểm tra học sinh:

2.1: Kiểm tra toàn diện 1 học sinh:

- Đạo đức, kết quả học tập

2: Kiểm tra kết quả toàn diện 1 lớp học sinh.

- Kiểm tra hoạt động học tập của lớp học sinh

- Kiểm tra rèn luyện các mặt giao dục toàn diện: Đạo đức, lối sống, văn nghệ

3 Việc kiểm tra của các cấp quản lí đối với giáo viên nhằm mục đích:

+ Nắm bắt thực trạng dạy học

+ Đánh giá thực trạng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

+ Kiểm nghiệm lại kế hoạch, quyết định quản lí để có biện pháp điều chỉnh cho thích hợp

Công tác kiểm tra đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan, chính xác việc kiểm tra phải được tiến hành theo nhiều hình thức đa dạng và hỗ trợ cho nhau:

+ Kiểm tra toàn diện

+ Kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm

+ Kiểm tra chéo hoặc đối chứng

+ Kiểm tra đột xuất hay có báo trước

+ Tạo mọi cơ hội để cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra đánh giá

+ Từng giáo viên tự dự giờ, kiểm tra lẫn nhau

Công tác kiểm tra đánh giá dù được tiến hành theo hình thức nào vẫn phải tuân thủ các điều kiện:

+ Đảm bảo tính pháp lí và tính nguyên tắc, có chú ý đến những trường hợp cá biệt đặc thù

+ Dựa trên các chuẩn mực đã được xác đinh trong những môi trường và hoàn cảnh cụ thể của từng lớp

+ Kiểm tra đánh giá một cách bài bản theo quy trình khoa học đảm bảo tính khách quan, bình đẳng, công khai

* Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mục tiêu của việc thay đổi nội dung và chương trình sách giáo khoa mới

là thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên đối với các môn học như Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch Sử, Địa lí

+ Đánh giá chỉ bằng nhận xét của giáo viên đối với các môn học và các hoạt động giáo dục khác

+ Cải tiến cách đánh giá, cách ra đề kiểm tra để đánh giá toàn diện, công bằng giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời và có khả năng phân loại cao

* Tổng kết rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 13/11/2017, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w