* Lợi ích của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non, sẽ mang lại một số lợi ích sau: - Giúp cho độ
Trang 1Phần 1:
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dụcdinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm" trong trường mầm non
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3.Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thu Giới tính: Nữ
Ngày /tháng /năm sinh: 8/11/1961
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường mầm non Cộng Hòa 2 -Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0985626488
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thu -Trường mầm non Cộng Hòa 2-Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non có trình độ chuẩntrở lên, nhiệt tình tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ
Nhà trường phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ đủcông tác bán trú
Có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các ban nghành đoàn thể, các tổchức xã hội và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2013 – 2014 đếnnăm học 2014-2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
(KÝ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2Phần 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong những năm gần đây, đã sảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địaphương làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nhiều người Chính vì vậy,vấn đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quantâm đặc biệt của toàn xã hội Ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bảnthân trẻ còn non nớt, chưa chủ động ý thức đầy đủ được về dinh dưỡng và antoàn thực phẩm Nếu để sảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở mầm non thìhậu quả thật khôn lường Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một việc làm có ýnghĩa thực tế vô cùng quan trọng
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường cần phải có tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường mầm non phải có trình độ đạtchuẩn trở lên, nhân viên nhà bếp phải qua đào tạo nghề nấu ăn có trình độ sơcấp trở lên Đề tài này tôi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng từ thời điểm tháng9/2013 đến tháng 2/ 2015 tại trường mầm non do tôi phụ trách
3 Nội dung sáng kiến:
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra thực trạng còn tồn tại , trên cơ
sở đó, tôi đã xây dựng và đề xuất 6 biện pháp sau:
3.1 Xây dựng kế hoạch
3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng giáo dụcdinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
3.3 Chỉ đạo nhà bếp thực hiên tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và VSATTPtới các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng
3.5 Tích cực tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
3.6 Công tác kiểm tra:
Trang 3* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Một trong những lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạonâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” trongtrường mầm non Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được toàn xã hộiquan tâm đặc biệt Việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm trong các trường mầm non, hiệu quả chưa cao Chính vì vậy, trong hainăm thực thi đề tài, tôi đã tìm ra một số biện pháp mới có tính sáng tạo Trườngtôi đã áp dụng và thực hiện thành công Kết quả công tác giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường thực hiện rất tốt Nhà trườngkhông để xẩy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, đã góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non Nâng caonhận thức về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Tôi khẳng định biện pháp này có thể áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cảcác trường mầm non trong toàn thị xã
* Lợi ích của sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non, sẽ mang lại một số lợi ích sau:
- Giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà bếp nắm được nội dung vềgiáo dục dinh dưỡng , vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ Biết vận dụng nộidung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động, gópphần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng Giúp trẻ trong độ tuổi có nhận thức về cácchất dinh dưỡng, có một số kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt, biết ăn sạch, ăn
đủ, ăn đúng, biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch sẽ
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối kết hợp với giáo viên
và nhà trường cùng quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu tốt
Trang 44 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non, sẽ mang lại hiệu
quả đáng kể sau:
- Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và chỉđạo 100% các nhóm lớp thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, giáo viên biếtvận dụng các phương pháp linh hoạt, sáng tạo trong việc "Tích hợp" nội dunggiáo dục dinh dưỡng và và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các môn học và cáchoạt động Cô nuôi dưỡng biết cách chế biến, trình bày các món ăn hợp khẩu
vị, đủ dinh dưỡng và đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môitrường, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
5 Đề xuất kiến nghị:
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ và thực hiện tốt
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất một sốkiến nghị sau:
* Đối với cấp trường:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích cực lồng ghép nộidung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động phùhợp đạt hiệu quả cao
* Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo
- Hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ ăn uống chấtliệu an toàn Tiếp tục mở lớp đào tạo tập huấn về kỹ thuật chế biến sản phẩm ănuống cho giáo viên, nhân viên nhà bếp
Trang 5
vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việcgiáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Chính phủ giao cho BộGiáo dục & Đào tạo nhiệm vụ "Hoàn thiện mục tiêu chương trình GDDD ở cáccấp từ Mầm non đến Đại học củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ(đặc biệt là khu vực nông thôn) và các nhà ăn tập thể ở trường học.
Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em hiện nay,vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt củatoàn xã hội Trong những năm gần đây, đã sảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm
ở địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tình mạng của nhiều người.Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủđộng ý thức đầy đủ được về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Nên dễ sảy rangộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả thật vô cùngnguy hiểm
Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đềrất quan trọng và cần thiết
1.2- Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non do tôi phụtrách trong nhiều năm qua, không sảy ra vụ ngộ độc thực phẩm thức ăn nào
Trang 6Việc giáo dục dinh dưỡng trong các nhà trường đã được chú ý, chất lượng bữa
ăn của trẻ được cải thiện Tuy nhiên, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn, trẻbéo phì đang xuất hiện Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên, Songnguyên nhân chủ yếu vẫn là lý do cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ thiếu kiếnthức về nuôi dưỡng Đặc biệt là kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh antoàn thực phẩm còn hạn chế Sự nhận thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toànthực phẩm của trẻ còn rất hời hợt, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tácbán trú còn hạn chế.Vấn đề đặt ra đối với những người cán bộ quản lý chỉ đạocông tác nuôi dưỡng cần phải nghiên cứu tìm ra biện pháp tốt, xây dựng môhình phù hợp trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng caochất lượng "Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm" đáp ứng vớiyêu cầu chỉ đạo của bậc học mầm non, góp phần vào mục tiêu đào tạo pháttriển con người toàn diện cho trẻ
Nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm Từ thực tiễn việc làm, tôi đã đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm"
trong trường mầm non
1.3 Mục đích nghiên cứu của Đề tài:
- Giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nắm được nội dung giáo dục dinhdưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
- Giúp trẻ trong độ tuổi có nhận thức, kỹ năng trong sinh hoạt biết ăn sạch,
ăn đủ, ăn đúng, biết giữ gìn bảo vệ môi trường trong sạch
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp so sánh đối chứng
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
1.5 Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến nội dung giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Trang 7- Chỉ đạo toàn trường thực hiện một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng vàVSATTP ở trường Mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng và giáo dục trẻ.
2- Điều tra thực trạng
2.1- Mục đích và phương pháp điều tra thực trạng:
Điều tra thực trạng giúp người chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lựachọn nội dung, biện pháp phù hợp để tác động đến đối tượng điều tra, nhằmnâng cao chất lượng “ Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm"trong trường mầm non
Để đạt được mục đích trên, đầu năm học 2013-2014, tôi tiến hành điều traqua nhiều nội dung và các điều kiện cơ bản sau:
- Điều tra kế hoạch và phương pháp chỉ đạo việc giáo dục dinh dưỡng và vệsinh an toàn thực phẩm của nhà trường
- Điều tra thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ công tác bántrú
- Điều tra kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm của 3 đối tượng (Giáo viên, phụ huynh, trẻ)
* Kết quả điều tra và phân loại: Sau khi điều tra kết quả ở từng thời điểm,
các nội dung và các đối tượng được đánh giá như sau:
- Việc xây dựng kế hoạch nhà trường:
+ Ưu điểm: Hàng năm đều có xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được lồng ghép vào kế hoạch nămhọc của nhà trường, các nhóm lớp
+ Hạn chế: Việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chất chung chung, chưa
cụ thể: Nội dung còn sơ sài, các biện pháp còn hời hợt, chưa phát huy được tínhtích cực trong công tác chỉ đạo, nội dung, biện pháp công tác truyền thông giáodục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa sâu rộng, chưa có tínhthuyết phục cao
- Cơ sở vật chất và các thiết bị.
* Ưu điểm: Có bếp ăn, trang thiết bị tương đối đủ phục vụ công tác bán trú.
Trang 8* Hạn chế: Nhà trường chưa đủ phòng, bếp ăn chưa được xây dựng đúng
quy cách bếp một chiều (Diện tích không đảm bảo, bố trí chưa hợp lý)
- Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp đã xuống cấp nhiều , hệ thốngnước sạch, bồn rửa tay cho trẻ chưa đảm bảo theo yêu cầu
- Sân chơi, bãi tập gồ ghề, ít cây xanh bóng mát
-Trong và ngoài lớp học, nhà bếp, các biểu bảng tuyên truyền chưa nổi bật(thiếu bóng dáng tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh antoàn thực phẩm)
2.2- Kết quả điều tra trên 3 đối tượng
* Kết quả điều tra trẻ 5 tuổi:
- Vẫn còn một số trẻ nhận thức về dinh dưỡng còn hời hợt, chưa nắm chắcmột số loại thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương, giá trị dinh dưỡngcủa một số loại thực phẩm Một số trẻ chưa có kỹ năng sống một cách tích cực,chưa biết ăn đúng, ăn đủ và ăn sạch Kỹ năng thực hành dinh dưỡng vàVSATTP cơ bản còn yếu, vẫn còn một số trẻ chưa đạt yêu cầu
* Thống kê kết quả điều tra khảo sát trên trẻ được phản ánh bằng bảng sau:
Năm học
Tổng
số trẻ điều tra
Kết quả điều tra Tốt
(%)
Khá (%)
Đạt yêu cầu (%)
Chưa đạt yêu cầu (%)
2013-2014 82 10 = 12,2% 22 =26,8% 35 = 42,7% 15 = 18,3%
* Kết quả theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong năm học 2013-2014
Năm học
Tổng số trẻ ra nhóm lớp
Tổng số trẻ
ăn bán trú (%)
Số trẻ đạt KBT (%)
Số trẻ đạt K<-2 (%)
Số trẻ đạt K<-3 (%)
2013-2014 260 260 = 100% 244=93,8% 16= 6,2%
* Kết quả điều tra đội ngũ cán bộ giáo viên
Tổng số 28/28 cán bộ giáo viên, nhân viên được điều tra:
Trang 9* Ưu điểm: Đa số cán bộ giáo viên, nhân viên nắm chắc kiến thức dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, có một số kỹ năng thực hành dinh dưỡng
* Hạn chế: Việc "Tích hợp" nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm vào các môn học và các hoạt động còn gò bó, áp đặt, chưa hiệu quả.Các kỹ năng hướng dẫn trẻ thực hành dinh dưỡng, kỹ rửa tay …, tổ chức giờăn còn lúng túng chưa linh hoạt
- Việc phối hợp cùng với phụ huynh chưa được thường xuyên, công táctuyên truyền còn hạn chế
- Nhân viên nhà bếp có trình độ, có khả năng tính toán song kinh nghiệm lựachọn thực phẩm sạch, xây dựng thực đơn, chế biến thực phẩm, cân đối giữa cácchất ding dưỡng, kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩmhầu hết mới chỉ ở mức độ đạt yêu cầu
* Thống kê kết quả điều tra được phản ánh bằng bảng sau:
Năm học
Tổng số giáo viên
và nhân viên được điều tra
Kết quả điều tra
Tốt (%)
Khá (%)
Đạt yêu cầu (%)
Chưa đạt yêu cầu (%)
* Kết quả điều tra phụ huỵnh học sinh
+ Ưu điểm: Một số phụ huynh nắm chắc kiến thức về giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm , biết nuôi con theo khoa học.Thường xuyên phốikết hợp cùng với nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt
* Hạn chế: Còn nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm, chưa quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi con theophương pháp khoa học Việc phối kết hợp với nhà trường chưa thường xuyên
kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế
3 Các biện pháp thực hiện:
Trang 10Trong công tác quản lý, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng“ Giáo dục dinhdưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” Trong trường mầm non có rất nhiều biệnpháp thực hiện Tuy nhiên, tôi xin phép được trình bày một số biện pháp mà tôitâm đắc nhất tôi đã áp dụng và thành công
3.1 Xây dựng kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch là việc làm không thể thiếu đối với người cán bộ quản
lý Xây dựng kế hoạch giúp người cán bộ quản lý định hướng được những côngviệc cần làm, thực hiện công việc có trọng tâm nhất định sẽ đạt hiệu quả caonhất Nhận thức được vấn đề này, Hàng năm, tôi luôn quan tâm đến việc xâydựng kế hoạch, kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Giáo dục dinh dưỡng và vệsinh an toàn thực phẩm” đã được tổng kết trong nhiều năm qua, song hiện nay,vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xãhội Vì vậy, nội dung chuyên đề vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục thực hiệntrong những năm tiếp theo Để làm tốt vấn đề này, vào đầu năm học tôi căn cứvào kết quả điều tra thực trạng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi tham mưuvới đồng chí hiệu trưởng tập trung xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường,trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh antoàn thực phẩm cụ thể cho từng năm học, đồng thời chỉ đạo các nhóm, lớp tiếptục xây dựng kế hoạch sát với kế hoạch của nhà trường
Ví dụ: Nội dung kế hoạch "Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực
phẩm" Hàng năm được lồng ghép trong kế hoạch năm học của nhà trường cụthể như sau:
* Năm học 2013-2014:
Nhà trường xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cụ thể:
- Xây dựng 2 phòng học kiên cố
- Cải tạo lại bếp ăn theo hệ thống 1 chiều đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh
- Xây dựng hệ thống bồn rửa tay cho các cháu dưới vòi nước chẩy
Trang 11- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động kinh phí mua sắm bổsung trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú của các nhóm, lớp và bếp
ăn, phòng y tế
- Củng cố xây dựng các góc tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh an toànthực phẩm trong và ngoài lớp học
- Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nhà bếp nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng
và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
* Năm học 2014-2015: Căn cứ vào kiểm tra thực trạng:
- Tiếp tục xây dựng 4 phòng học kiên cố cao tầng(Vì số trẻ tăng, một sốphòng học đang trên đà xuống cấp không đảm bảo an toàn)
- Xây dựng hệ thống bồn rửa tay cho các cháu dưới vòi nước chảy, cải tạomôi trường, bổ sung các biểu bảng tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh antoàn thực phẩm
- Quy hoạch lại toàn bộ sân vườn, cải tạo môi trường xanh, sạch, đẹp
- Mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ bán trú cho nhà bếp vàcác nhóm lớp
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên kỹ năng phối kết hợp các phương pháp "Tíchhợp" nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các mônhọc và các hoạt động phù hợp
- Bồi dưỡng nhân viên nhà bếp biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựngthực đơn, chế biến thực phẩm, cân đối giữa các chất ding dưỡng, kỹ năng thựchành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiếp tục tuyên truyền dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới mọingười trong cộng đồng dưới nhiều hình thức
Ví dụ: Các biện pháp thực hiện: Để có các giải pháp tối ưu nhất, tôi căn cứ
vào từng nội dung thực hiện trong kế hoạch để đưa ra các giải pháp thực hiênsao cho phù hợp có khả thi và đạt hiệu quả cao nhất:
+ Để có đủ cơ sở vật chất, phục vụ bán trú góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tôi lựa chọn giải pháp sau:
Trang 12- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo môi trườngphục vụ công tác bán trú
- Đẩy mạnh công tác XHHGD huy động mọi nguồn kinh phí mua sắm trangthiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú.v v
+ Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên: Tôi lựa chọn một số hình thức sau:
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập bồi dưỡng hè,
tổ chức chuyên đề, hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn
về dinh và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra giáo viên, nhân viên , duyệtgiáo án, dự giờ, Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
- Tổ chức các hội thi về dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và VSATTP
tới các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng: Tôi lựa chọn một số hìnhthức như: Tuyên truyền trên thông tin đài truyền thanh, phát tờ rơi, trong cácbuổi họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh thông qua các giờ đón vàtrả trẻ, làm các biểu bảng tuyên truyền…
Kết quả: Việc xây dựng kế hoạch năm học có lồng ghép nội dung “ Giáo dụcdinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” của nhà trường thực hiện rất tốt, kếhoạch thực hiện nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”được thống nhất xuyên suốt từ nhà trường xuống các nhóm lớp Nội dung rất cụthể có trọng tâm, các giải pháp thực hiện có tính khả thi cao, thực hiện đã đạt
hiệu quả rất tốt được cấp trên đánh giá cao
3.2- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường mầm non là yếu tố quyết định đếnchất lượng giáo dục toàn diện Muốn nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm, cần phải có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ, phải hiểu sâu sắc và nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh
an toàn thực phẩm Chính vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất quan
Trang 13trọng và cần thiết Để giúp cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, tôi xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từng nội dung cụ thể:
- Hàng năm vào đầu năm học tôi tham mưu cho đồng chí hiệu trưởng tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" tới 100% cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường, quán triệt về
mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toànthực phẩm”
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dụcdinh dưỡng và VSATTP do Các cấp tổ chức
- Hướng dẫn giáo viên, nhân viên nhà bếp xây dựng kế hoạch tự học, tíchcực nghiên cứu các tài liệu nhằm hiểu rõ, nắm chắc mục đích, yêu cầu và nộidung "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" trong trường mầmnon
- Tổ chức các buổi tập huấn tại nhà trường(theo tài liệu của Bộ giáo dụchướng dẫn), giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, phương pháp, hình thứcGDDD và VSATTP
- Nội dung bồi dưỡng tôi quan tâm đi sâu vào các vấn đề sau:
* Bồi dưỡng giáo viên trực tiếp giảng dạy nắm chắc phương pháp "Tích hợp", nội dung GDDD và VSATTP với các môn học, các hoạt động hàng ngày cho trẻ: Tôi hướng dẫn giáo viên khi lập kế hoạch theo chủ đề cần chọn những
đề tài phù hợp để đưa các nội dung vào sao cho không ảnh hưởng đến mục tiêu,yêu cầu, phương pháp của hoạt động mà vẫn mở rộng kiến thức cho các cháumột cách trực quan cụ thể, dễ nhớ, dể hiểu hơn làm phong phú nội dung vàphương pháp học tập của trẻ
VD: Dạy bài "Một số đồ dung trong gia đình"; "Những đồ dùng cùng loại";
"Phân nhóm đồ vật theo chất liệu", cần đi sâu vào nhấn mạnh chức năng vàcách sử dụng của thìa, cốc, chén cho trẻ được thực hành thao tác về việc sửdụng thìa như: Xúc, đong, khuấy đựng, rót, nếm, uống
Dạy bài: "Một số hoa quả"; "Một số loại rau"; "Một số con vật nuôi trong giađình" Hướng dẫn giáo viên khai thác mở rộng kiến thức dinh dưỡng cung cấp
Trang 14cho trẻ trong tiết học như: Lợi ích của thực phầm đối với cơ thể, các chất dinhdưỡng có trong từng loại thực phẩm rau, củ, quả, con vật
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần làm gì? Làm như thếnào? Cách ăn một số hoa quả: ăn trực tiếp, pha nước uống, làm sa lát, bánh
mỳ kẹp nhân
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn giáo viên đưa vào các hoạt động khác:
VD: Giờ ăn của trẻ - giúp trẻ hiểu tại sao con người phải ăn uống, làm quenvới các loại thực phẩm, các món ăn được chế biến từ thực phẩm nào giá trịdinh dưỡng của nó
- Để đạt được nội dung trên Tôi đã sử dụng các biện pháp:
+ Bồi dưỡng qua dự giờ thăm lớp kiểm tra giáo án, góp ý rút kinh nghiệmcho giáo viên Đi sâu bồi dưỡng những giáo viên có năng lực về phương pháplinh hoạt sáng tạo trong việc "Tích hợp" nội dung GDDD và VSATTP
- Bồi dưỡng thông qua các buổi tổ chức chuyên đề Hội thảo, hội giảng vàthông qua các hội thi
- Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của Tổ, Nhóm trongtháng, qua việc trao đổi tọa đàm, học tập kinh nghiệm
* Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên biết cách lựa chọn thực phẩm sạch:
- Người quản lý phải nhận thức được thế nào là thực phẩm an toàn để phổbiến, hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên nhà bếp cùng nắm bắt được và biếtcách chọn mua
- Tôi luôn có kế hoạch sắp xếp dành thời gian tìm đọc tài liệu như: Sổ tayngười nội trợ, hướng dẫn nấu ăn ngon và một số tài liệu có liên quan đếnVSATTP để trang bị cho mình vốn hiểu biết kết hợp với kinh nghiệm thực tếcủa bản thân để có một số kinh nghiệm chọn mua thực phẩm an toàn như sau:
Ví dụ: Tôi hướng dẫn giáo viên, nhân viên nhà bếp cách chọn mua thực
phẩm sạch, an toàn:
+ Chọn mua thịt: