Nhóm 4 với đề tài: “ Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính ”xin được tiếp cận những tồn tại, bất cập trên trong thị trường tài chính trên cơ sở lý thuyết T
Trang 1NHÓM 4 - PHẢN BIỆN
Đề tài: Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng – Vận
Dụng Trên Thị Trường Tài Chính
Thành viên :
20 33141025984 VB17BFN01 Cao Thúy Hường
21 33131024139 VB17BFN01 Nguyễn Kha
22 33141025248 VB17BFN01 Phạm Minh Kiệt
23 33131022845 VB17BFN01 Nguyễn Anh Lam
24 33141025970 VB17BFN01 Nguyễn Thanh Lâm
VB17BFN01 Nguyễn Thị Khuyên
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I – KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
II – NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
III – HẬU QỦA CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
1 – Lựa chọn ngược
2 – Rủi ro đạo đức
3 – Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành
4 – Các biện pháp khắc phục
4.1- Cơ chế phát tín hiệu
4.2- Cơ chế sàng lọc
4.3- Cơ chế giám sát
B – GIẢI PHÁP THỰC TẾ
I – THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
II – THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
III – THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG
1 – Về phí ngân hàng
2 – Về phía khách hàng
3 – Về phía chính phủ
C – KẾT LUẬN
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng ngân hàng, giữ một vai trò quan trọng trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế Có được thị trường tài chính phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng tưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới WTO, vai trò của thị trường tài chính càng trở nên quan trọng hơn Những áp lực hội nhập, cam kết mở cửa mạnh mẽ trong khu vực tài chính đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu những bất cập đang trở thành trở lực đối với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những phương hướng khắc phục giải quyết phù hợp
Nhóm 4 với đề tài: “ Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính ”xin được tiếp cận những tồn tại, bất cập trên trong thị trường tài chính trên cơ sở lý thuyết Thông tin bất cân xứng – một lý thuyết đang chiếm giữ
vị trí quan trọng nền kinh tế học hiện đại do nhóm ba nhà khoa học George
Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz đưa ra
Trang 4A) CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I – Khái niệm về thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại Nói cách khác, thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Khi đó giá cả không phải là giá cả cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả
Ví dụ:
- Thị trường lao động: Người đi tuyển dụng biết nhiều thông tin hơn nhà tuyển dụng vì người đi tuyển dụng mới là người biết chính xác trình độ, khả năng của bản thân
II – Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin bất cân xứng:
Theo Joseph Stiglitz (nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải Nobel năm 2001), có hai nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng:
Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng
khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng là khác nhau Các chủ thể kinh tế thường hiểu rõ mình hơn là hiểu người khác Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường
Trang 5Thứ hai là do chủ thể kinh tế khi tham gia giao dịch có thể cố tình che giấu
thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán, giao dịch
III – Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
Lựa chọn ngược hay còn gọi là lựa chọn bất lợi ( Adverse selection – AS): là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng Lựa chọn ngược làm cho bên có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thê thông tin Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành hiao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn Tình trạng này gây
ra những tổn thất xã hội và nhiều vấn đế khác như sức khỏe người tiêu dung, sự mất long tin vào những sản phẩm tương tự có chất lượng tốt trên thị trường…
Ví dụ:
- Trong ngành bảo hiểm:
Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả lương cao cho khách hàng ít nguy cơ Song họ lại có ít thông tin về thứ họ được đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua bảo hiểm
Nếu người mua bảo hiểm biết rõ vấn đề cần bảo hiểm cung cấp những thông tin không trung thực, thì công ty bảo hiểm có thể sẽ ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm nhiều nguy cơ
Ví dụ, người mua bảo hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình trạng sức khỏe
tồi (unh thư) của mình, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe tốt,
Trang 6dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một người sắp chết
Hậu quả là: khách hàng có mức độ rủi ro cao được lợi
- Trong giao dịch bất động sản:
Bên bán là bên có ưu thế thông tin về một lô đất hay ngôi nhà ( gặp những điều kiện không tốt như: trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ ngập lụt, v.v…) còn bên mua
có nhu cầu mua đất nhưng không đủ khả năng tìm hiểu về các thông tin lien quan
là bên kém ưu thế thông tin Kết quả là bên mua gánh chịu bất lợi khi mua phải đất hay nhà không tốt
- Trong lĩnh vực ngân hàng:
Những người đi vay tiềm ẩn ruit ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay Như vậy những người có nhiều khả năng đem lại kết quả không mong muốn lại là những người mong muốn trở thành một bên trong giao dịch Ví dụ, những người liều lĩnh hay có động cơ lừa đảo thường là những người hăm hở chấp nhận khoản vay, bởi vì họ biết rõ rằng khả năng trả lại khoản vay là khó hoặc không xảy ra Ngân hàng là người không có thông tin đầy đủ về khách hàng, không biết rõ về khả năng khoản tín dụng sẽ được cấp cho người có rủi ro cao, ngược lại, người cho vay có thể từ chối bất kỳ khoản tín dụng nào cho những người đáng tin cậy trên thị trường
- Trong giao dịch chứng khoán:
Một số nhà đầu tư không biết rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, công ty hoạt động có hiệu quả hay không? Công ty biết rõ về tình hình kinh doanh của mình, nếu họ cung cấp thông tin không chính xác, nhà đầu tư có thể lựa chọn
Trang 7mua cổ phiếu (hoặc trái phiếu) của công ty này Kết quả là chỉ có công ty hoạt động kém bán được cổ phiếu, thị trường cổ phiếu trở nên kém hiệu quả
Hay, những hoạt động giao dịch nội bộ (người trong công ty phát hành chứng khoán và người thân quen với họ có cơ hội tiếp cận các thông tin không công bố về công ty, từ đó có ưu thế thông tin trong giao dịch chứng khoán với người kém ưu thế thông tin)
2- Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại (Moral Hazard – MH): là tình trạng
cá nhân hay tổ chức không còn động cơ đê cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra Tình trạng này xảy ra bên phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động có thể làm hại cho bên kém ưu thê thông tin
Ví dụ:
- Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của chính phủ có thể dẫn tới các rủi
ro đạo đức ở chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách, đó là việc các chủ thể này sử dụng lãng phí ngân sách
- Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm
có thể dẫn tới rủi ro đạo đức ở bên được bảo hiểm, đó là việc họ thay đổi hành vi của mình khác đi so với hình vi mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhận thức được khi ký hợp đồng bảo hiểm Chẳng hạn, trở nên thiếu ý thức giữ gìn sức khỏe khi có bảo hiểm y tế, hay cố ý phá hoại xe ô tô để được nhận bảo hiểm ô tô, hay tự làm cháy nhà để được nhận bảo hiểm hỏa hoạn, hay thậm chí giết người thân để được nhận bảo hiểm nhân thọ
Trang 83- Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành
Trong một cơ cấu doanh ngiệp thông thường, chủ sở hữu (người ủy nhiệm) thuê các nhà quản lí (người thừa hành) và trao cho họ một số quyền để điều hành doanh ngiệp Đây là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức
Khi người ủy nhiêm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc , do đó, họ biết được ít thông tin hơn người thừa hành Bên cạnh đó, người thừa hành và người ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục vụ lợi ích của người uye quyền Vì có ít thông tin hơn nên người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành Điều này sẽ dẫn tới sự lựa chọn bất lợi của người ủy quyền
Để đạt được mục tiêu của người ủy quyền lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nỗ lực của họ Do đó, người thừa hành ít có động
cơ để cố gắng đạt được mục đính này, xuất hiện rủi ro đạo đức của người thừa hành
Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho việc cung cấp hàng hóa trên thị trường không đạt hiệu quả, dẫn tới tổn thất xã hội Tổn thất này có thể là tổn thất do cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả hoặc trên mức hiệu quả của xã hội
4- Các biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng
4.1 Cơ chế phát tín hiệu
Bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm cách trung thực và tin cậy Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm
Trang 9chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp Đối với thị trường hàng hóa, để giao dịch được hiệu quả thì người bán cần đảm bảo sản phẩm tốt, khẳng định được uy tín, chất lượng của mình Còn người mua thì sử dụng các biên pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ dánh giá và xếp hạng, hỏi những người tiêu dung trước hay dung thử sản phẩm Từ đó, giảm dần tình trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho cả hai bên
4.2 Cơ chế sàng lọc
Bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng Đối với thị trường hàng hóa, cần phải phân loại kĩ các sản phẩm theo chất lượng, mẫu mã, độ đáng tin cậy rõ rang thông qua các cuộc kiểm định, kiểm chứng của các cơ quan chức năng
Từ đó, có những mức giá hợp lý đối với các sản phẩm, củng cố lòng tin cho người tiêu dùng và giúp bảo vệ những sản phẩm có chất lượng tốt trước sự xâm nhập của sản phẩm có chất lượng kém
Bên có ít thông tin hơn có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau
Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng
bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác nhau Các khách hàng sẽ lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình,
do đó tự phân hóa khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình, do đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khách nhau Những khách hàng
có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao
4.3 Cơ chế giám sát
Trang 10Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại Chính phủ cần cho các cơ quan chức năng đi kiểm tra định kì để phát hiện ra những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dung cũng như khuyến cáo cho người tiêu dung biết những sản phẩm chứa chất gây hại Đồng thời, chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp xử lý hợp lí đối với những sản phẩm có chất lượng kém nhưng vẫn bán giá cao trên thị trường, gây ra hiện tượng lựa chọn ngược Về phía bản thân doanh nghiệp, người uỷ quyền cần tạo ra động cơ khuyến khích vật chất và phi vật chất để cho mục tiêu của người thừa hành phù hợp với mục tiêu của mìn như thiết kế hệ thống kiểm tra, lấy phiếu tín nhiệm định kì và có chế độ lương thưởng phù hợp
B – GIẢI PHÁP THỰC TẾ
I- Thị trường bảo hiểm:
- Công ty bảo hiểm yêu cầu khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng bảo hiểm
- Chỉ định phòng khám đối với hợp đồng lớn
- Không chi trả bảo hiểm toàn phần (đồng chi trả)
- Giảm phí bảo hiểm đối với khách hàng có đăng ký các chương trình phòng chống bệnh tật hoặc không hút thuốc
II- Thị trường chứng khoán:
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chứng khoán và
các văn bản pháp luật có liên quan Cải cách hệ thống pháp luật về thuế, hệ thống luật doanh nghiệp, luật phá sản,…theo hướng minh bạch hơn, nghiêm khắc hơn để ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh doanh của mình
Trang 11- Nhanh chóng thành lập các tổ chức định giá tài sản độc lập cũng như các cơ chế
hữu hiệu trong việc xử lý tài sản của doanh nghiệp Từ đó giúp các tổ chức tín dụng thuận lợi trong việc cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo an toàn vốn vay cũng như nhanh chóng thu hồi nợ xấu từ tài sản cầm cố, thế chấp đồng thời cũng giúp cho việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp tránh việc những cán bộ nội bộ công ty lợi dụng trục lợi …
- Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động công bố thông tin về tình hình tài
chính trên TTCK đối với các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin trên TTCK
- Thành lập các tổ chức tín nhiệm Nhanh chóng thành lập một tổ chức định
mức tín nhiệm Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá hiệu quả về mức độ sẵn sàng và khả năng thanh toán gốc, lãi đúng hạn của một khoản nợ; quan trọng hơn là đánh giá về tình hình hoạt động, triển vọng của tổ chức phát hành, đồng thời xếp hạng rủi ro của các tổ chức, cung cấp đánh giá về chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
III- Thị trường tín dụng:
1- Về phía ngân hàng:
- Một là, Hoàn thiện quy trình tín dụng.
- Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro.
- Ba là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm
định dự án vay vốn
- Bốn là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 12- Năm là, tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay
- Sáu là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ
- Bảy là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro
- Tám là, thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro như
đối với các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh công tác xửa lý rủi ro
- Chín là, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên và đạo đức
nghề nghiệp
2- Về phía khách hàng:
- Người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp này là: Uy tín của công ty, qui mô và danh tiếng công ty năng lực tài chính tài sản đảm bảo
- Sử dụng hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính
- Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên có liên quan nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét “sức khỏe” của doanh nghiệp
- Phát triển thương hiệu
- Tham gia hoạt động bình chọn (hàng VN chất lượng cao, Sao vàng đất Việt,
…)
Trang 133- Về phía Chính Phủ:
* Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện:
- Quy định về điều kiện cấp tín dung
- Quy định về điều kiện đảm bảo tiền vay
- Quy định về việc thẩm định, xét duyệt cho vay và thẩm định thu hồi vốn vay
* Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng:
C - KẾT LUẬN
Như vậy hiện tượng bất cân xứng thông tin cùng với lựa chọn đối nghịch và rủi
ro đạo đức là những vấn đề nan giải trong hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay
Để nâng cao hiệu quả cũng như trình độ phát triển của hệ thống tài chính, việc khắc phục, giải tỏa tình trạng bất cân xứng thông tin là việc rất thật sự cần thiết Quá trình này đòi hỏi sự gia tăng minh bạch trên nhiều phương diện quản lí và pháp luật Cùng với đó là sự thay đổi nhất định về mặt văn hóa kinh doanh ở người Việt Nam như việc coi trọng quyền sở hữu trí tuệ và tài sản Có lẽ việc này cần khá nhiều thời gian và thay đổi cơ cấu thì mới đưa hệ thống tài chính về vị trí hiệu quả cần thiết cho xã hội
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 http://www.vietbuzz.org/