1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết thông tin bất cân xứng vận dụng trên thị trường tài chính

30 8,1K 61

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu hết các thị trường và mỗi thị trường cần phải có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng nhằm hạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) 4

1 Sự hình thành lý thuyết thông tin bất cân xứng 4

1.1 G.A Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”: Theo Auronen (2003, tr.7) 4

1.2 Michael Spence (1973): Phát tín hiệu Spence 5

1.3 Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc 5

2 Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 6

2.1 Thông tin kinh tế là gì? 6

2.2 Thông tin bất cân xứng 6

2.3 Một số ví dụ 7

3 Nguyên nhân xuất hiện thông tin bất cân xứng 8

4 Hậu quả của thông tin bất cân xứng 8

4.1 Rủi ro ngược hay còn gọi là lựa chọn bất lợi (Adverse selection – AS) 8

4.2 Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại (Moral hazard - MH) 8

4.3 Vấn đề người ủy quyền- người thừa hành 9

5 Các giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng 9

5.1 Giải pháp lý thuyết: 9

5.2 Giải pháp thực tế 10

II Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính 12

1 Tổng quan về thị trường tài chính 12

1.1 Khái niệm 12

1.2 Phân loại thị trường tài chính 12

2 Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính 12

2.1 Hoạt động tín dụng tại NHTM 12

2.2 Cấp tín dụng 13

2.3 Rủi ro tín dụng 14

2.4 Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng 15

2.5 Tại sao ngân hàng phải xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng? 16

2.6 Tình hình hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại 17

2.7 Tình hình nợ xấu ở các ngân hàng thương mại: 19

2.8 Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng như thế nào? 21

KẾT LUẬN 29

Trang 3

Ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu hết các thị trường và mỗi thị trường cần phải có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày về “Thông tin bất cân xứng và vận dụng thông tin bất cân xứng vào thị trường tài chính- mà cụ thể là hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”

Nội dung đề tài khái quát về vấn đề thông tin bất cân xứng và những hệ quả của nó Đồng thời vận dụng thông tin bất cân xứng vào hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, xem xét những tác động của nó trên hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của nó lên thị trường này

Trang 4

I. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

1 Sự hình thành lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970

và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự đoạt giải Nobel kinh tế Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại

Trong thực tế có quá nhiều các câu hỏi được đặt ra như: Tại sao người ta muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng với một nhà bán buôn hơn là một người bán tư nhân? Tại sao công ty bảo hiểm lại có lợi khi cung cấp cho khách hàng một bản hợp đồng mà trong đó khấu trừ cao hơn có thể trao đổi với phí bảo hiểm thấp hơn? Tại sao địa chủ giàu có lại không chịu rủi ro mùa màng trong giao kèo với tá điền nghèo khó? Những câu hỏi trên có vẻ khác nhau về hiện tượng, nhưng lại giống nhau về bản chất Các hiện tượng trên đã đặt ra các câu hỏi cho lý thuyết kinh tế

Các nhà khoa học đạt giải Nobel kinh tế năm 2001 đã đưa ra các câu trả lời tổng quát và mở rộng lý thuyết này khi họ bàn luận về nó với giả thuyết thực tế về

thông tin bất cân xứng: “Một chủ thể trên thị trường có nhiều thông tin tốt hơn chủ

th ế kia” Ví dụ: Người vay sẽ có nhiều thông tin về khả năng trả nợ hơn là người

cho vay Người bán biết nhiều hơn về chất lượng hàng hóa của mình Người mua bảo hiểm sẽ biết nhiều thông tin về rủi ro tai nạn của mình hơn công ty bảo hiểm

1.1 G.A Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”: Theo Auronen (2003, tr.7)

Người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất cân xứng thông tin là G.A Akerlof (1970) Ông đã chứng minh rằng thông tin bất cân xứng có thể gây ra lựa chọn đối nghịch trên thị trường Ví dụ điển hình là thị trường ô-tô cũ, Akerlof đã dùng từ

“Vỏ chanh” (Lemons) để chỉ những chiếc xe cũ có chất lượng kém, từ này đã trở nên nổi tiếng và được đưa vào từ điển kinh tế nhằm chỉ những sản phẩm chất lượng kém Trong nghiên cứu thị trường ô tô cũ, Akerlof cho rằng người bán biết nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm hơn những người mua Người bán biết rõ chất lượng xe của mình và luôn muốn bán với giá cao như xe có chất lượng tốt Người mua mua phải những chiếc xe chất lượng thấp với giá cao Hệ quả là những

Trang 5

người mua sau có xu hướng trả giá thấp cho những chiếc xe cũ trong thị trường này, và những người bán có xe cũ chất lượng tốt sẽ không bán được giá cao và sẽ rút khỏi thị trường Cuối cùng thị trường sẽ chỉ còn lại những chiếc xe có chất lượng kém Điều này là do rủi ro lựa chọn đối nghịch (adverse selection), hệ quả đầu tiên của bất cân xứng thông tin.

1.2 Michael Spence (1973): Phát tín hiệu Spence

Tiếp tục phát triển nghiên cứu của Akerlof (1970), trong một bài báo công

bố vào năm 1973 (dựa trên luận văn tiến sĩ của mình), Spence đã chỉ ra rằng những người bán hàng có chất lượng cao có thể hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch bằng

cơ chế phát tín hiệu (Signaling): Trong điều kiện nhất định, những chủ thể có thông tin tốt có thể cải thiện kết quả thị trường của mình bằng cách cung cấp thông tin riêng tư cho những chủ thể có thông tin nghèo nàn Xét trong thị trường lao động là một thị trường có bất cân xứng thông tin giữa những người xin việc và người thuê lao động, Spence coi bằng cấp là một cơ chế phát tín hiệu về năng suất của người lao động: nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không thể đạt được

Ví dụ khác về cơ chế phát tín hiệu là tỷ lệ trả cổ tức của các doanh nghiệp,

có thể coi đây là tín hiệu về lợi nhuận trong tương lai của công ty là tốt hay xấu

1.3 Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc

(B ổ sung các nghiên cứu của G.A.Akerlof (1970) và M.Spence (1973))

J.Stiglitz đã đưa ra cơ chế sàng lọc (Screening) vào năm 1975 Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thông tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc: Một chủ thể không được thông tin đôi khi có thể có được thông tin từ một chủ thể có thông tin nhờ sàng lọc

Ví dụ: Các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác nhau Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình, do

đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau Những khách hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi khách hàng có rủi

ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao

Trang 6

2 Các khái niệm về thông tin bất cân xứng

2.1 Thông tin kinh tế là gì?

Thông tin là những tin tức và dữ liệu giúp người tiếp nhận hiểu biết hơn về vấn đề quan tâm Tin tức là những thông điệp phản ánh sự kiện mới mẻ và mang tính thời sự Còn dữ liệu bao gồm báo cáo, tài liệu, hồ sơ, kết quả thống kê, điều tra, tổng hợp hay phân tích Thông tin trong nền kinh tế thị trường được hiểu là tin tức và dữ liệu có giá trị đối với người tiếp nhận Thông tin càng chính xác, đầy đủ, cần kíp cho việc ra quyết đinh càng quang trọng thì giá trị thông tin càng đáng kể Giá trị thông tin còn tùy thuộc vào tính nóng, tính mật và mức độ khó thu thập, truyền tải của nó

Thông tin là tài sản, có giá trị sử dụng, mang lại tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội nếu được khai thác tốt Thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định

Thông tin đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác giúp dự báo chính xác, loại trừ hoàn toàn rủi ro trong việc ra quyết định, khai khác tốt nhất cơ hội được gọi là thông tin hoàn hảo Trong thực tế, hiếm khi có thông tin hoàn hảo vì việc thu thập cức kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều chi phí, thời gian và do trình độn nhận thức hạn chế của người tiếp nhận nó

2.2 Thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại (Trang từ điển Wikipedia)

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2006)

Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin Hoặc một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại Nói cách khác, thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữ các bên tham gia giao dịch Khi đó giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả

Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ảnh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó Thống tin bất cân xứng theo nghĩa

Trang 7

hẹp hàm ý có sự khác biệt đáng kể về khối lượng và chất lượng thông tin đã được tích lũy đến thời điểm xác định giữ các đối tượng liên quan (các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường) Thông tin bất cân xứng xảy

ra có thể do nguồn tin khác nhau, thời điêm tiếp nhận tin khác nhau và trình độ nhận thức, ứng xử với thông tin khác nhau

2.3 Một số ví dụ

Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra ở nhiều thị trường kinh tế khác nhau như thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoáng, bảo hiểm, bất động sản…

Một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp

Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác

Th ị trường bảo hiểm

Người mua bảo hiểm có nhiều thông tin hơn người bán bảo hiểm bới vì chính người mua bảo hiểm mới biết thật sự tình trạng sức khỏe của mình

Trang 8

Bên bán là bên có ưu thế thông tin về lô đất hay ngôi nhà (gặp những điều kiện không tốt như: trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ ngập lụt v v ) Còn bên mua

có nhu cầu mua đất nhưng không đủ khả năng tìm hiểu về các thông tin liên quan Bên mua là bên kém ưu thế thông tin Kết quả là bên mua gánh chịu bất lợi khi mua phải đất hay nhà không tốt

3 Nguyên nhân xuất hiện thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan Tính khách quan là do cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế

về truyền tải và cập nhật thông tin

Tính chủ quan là do sự thiếu nổ lực cũng như chưa quan tâm đầu tư tìm kiếm khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thị trường Mức độ thông tin bất cân xứng phản ánh mức độ hiệu quả của môi trường Mặc khác, do các chủ thể khi tham gia thị trường, cố tình che dấu thông tin

để đạt được lợi thế trong giao dịch

4 Hậu quả của thông tin bất cân xứng

4.1 Rủi ro ngược hay còn gọi là lựa chọn bất lợi (Adverse selection – AS)

Rủi ro ngược là vấn đề do thông tin bất cân xứng tạo ra trước khi tiến hành giao dịch Rủi ro ngược xảy ra khi trong một giao dịch, bên bán hoặc bên mua biết

rõ hơn một hay vài tính chất của sản phẩm mà đối tượng kia không biết

Rủi ro ngược làm cho bên có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn Tình trạng này gây ra những tổn thất xã hội

và nhiều vấn đề khác như sức khoẻ người tiêu dùng, sự mất lòng tin vào những sản phẩm tương tự có chất lượng tốt trên thị trường

4.2 Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại (Moral hazard - MH)

Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng tạo ra sau khi giao dịch đã xảy ra, khi có một hành động không thể quan sát được tạo ra

sự bất cân xứng thông tin

Rủi ro đạo đức là tình trạng cá nhân hay tổ chức có hành động mà người khác không thể quan sát được có xu hướng gian dối, không trung thực hay biểu hiện những hành vi không tốt

Trang 9

Rủi ro đạo đức xảy ra khi một cá nhân hay một tập thể không chịu toàn bộ trách nhiệm hay hậu quả cho việc mình làm, vì vậy có biểu hiện ít cẩn thận hơn, làm cho người khác phải chịu một phần trách nhiệm hay hậu quả việc làm của mình

4.3 Vấn đề người ủy quyền- người thừa hành

Là một dạng đặc biệt hội tụ cả lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức, xảy ra khi một bên (người ủy quyền) tuyển dụng một bên khác (người thừa hành) để thực hiện một hay nhiều mục tiêu nhất định Người ủy quyền không giám sát được đầy

đủ hành vi của người thừa hành, dẫn đến người thừa hành theo đuổi mục tiêu khác không vì lợi ích của người ủy quyền Vì có ít thông tin hơn nên người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành Điều này dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho người ủy quyền Mặt khác, để đạt được mục tiêu của người ủy quyền, lương của người điều hành thường ít phụ thuộc vào nỗ lực của họ Do đó, người điều hành thường ít có động lực để cố gắng đạt được mục tiêu này, xuất hiện rủi ro của người điều hành

Ví dụ: Hội đồng quản trị- Giám đốc

Giám đốc được HĐQT trao quyền quyết định và điều hành doanh nghiệp Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý làm phát sinh rủi ro đạo đức Nhà quản

lý có thiên hướng hành động có lợi cho bản thân mình hơn là vì quyền lợi của các

cổ đông còn lại, bởi vì nhà quản lý không có động lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp như các cổ đông mong muốn

5 Các giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng

Trang 10

dụng các biện pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ đánh giá và xếp hạng, hỏi những người tiêu dùng trước hay dùng thử sản phẩm Từ

đó, giảm dần tình trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho cả hai bên

C ơ chế sàng lọc

Bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng Đối với thị trường hàng hoá, cần phải phân loại kĩ các sản phẩm theo chất lượng, mẫu mã, độ đáng tin cậy rõ ràng thông qua các cuộc kiểm định, kiểm chứng của các cơ quan chức năng

Từ đó, có những mức giá hợp lý đối với các sản phẩm, củng cố lòng tin cho người tiêu dùng và giúp bảo vệ những sản phẩm có chất lượng tốt trước sự xâm nhập của sản phẩm có chất lượng kém

Giám sát gián tiếp: như giám sát thị trường…

5.2 Giải pháp thực tế

Gi ải pháp tư nhân:

Đối với mỗi thị trường có những biện pháp khác nhau để hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng

Thị trường đồ cũ: Người mua thu thập thông tin: thuê chuyên gia, hỏi người mua trước hoặc chạy thử, mua thông tin Người bán phát tín hiệu chứng minh uy tín của cửa hàng thông qua danh tiếng, thương hiệu, cấp giấy bảo hành…

Thị trường lao động: Người xin việc phát tín hiệu: trưng bằng cấp, đòi mức lương cao Nhà tuyển dụng: phỏng vấn, đề ra thời gian thử việc

Thị trường bảo hiểm: Công ty bảo hiểm yêu cầu khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, chỉ định phòng khám đối với hợp đồng lớn, không chi trả bảo hiểm toàn phần (đồng chi trả), giảm phí bảo hiểm đối với khách hàng có đăng ký các chương trình phòng chống bệnh tật hoặc không hút thuốc

Trang 11

Ngân hàng: Người đi vay phát tín hiệu chứng minh hiệu quả tài chính của dự

án hoặc chứng minh năng lực tài chính của công ty Ngân hàng thẩm định dự án, thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư, tài sản thế chấp; đánh giá lịch sử tín dụng của công ty; yêu cầu sự đảm bảo của bên thứ ba

và tiêu chuẩn đăng ký

Thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng

Cung cấp thông tin: Về quy hoạch, Về dịch bệnh, Về nhà đầu tư, Dự báo về cung cầu thị trường trong nước và quốc tế

Thiết lập thể chế (xây dựng khung pháp lý) để có biện pháp chế tài, xử phạt

Trang 12

II Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính

1 Tổng quan về thị trường tài chính

1.1 Khái niệm

Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hinh thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế

1.2 Phân loại thị trường tài chính

- Căn cứ vào thời gian vận động vốn: Thị trường tiền tệ, thị trường vốn

- Căn cứ vào cách thức huy động vốn: Thị trường công cụ nợ, thị trường công

cụ vốn

- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

2 Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính

Xét đại diện là “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam”

2.1 Hoạt động tín dụng tại NHTM

Tín dụng là một gia dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay

sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

TDNH là mối quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các chủ thể khác trong nền kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng đối với ngân hàng vì đó là hoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại

Trang 13

2.2 Cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân

hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Luật Các tổ chức tín dụng- số

47/2010/QH12)

Trang 14

2.3 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (

Kho ản 01 điều 02, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

r ủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng)

Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng

Nguyên nhân:

- Do năng lực quản trị của ngân hàng:

• Không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh

giá khách hàng

• Lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay

• Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật bảo đảm chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi vay

• Chạy theo số lượng mà không coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan

và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng

• Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, thiết lập các dự báo cần thiết trong

từng thời kỳ

• Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đáp ứng đủ và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng

• Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng

• Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay

- Do khách hàng:

• Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay

Trang 15

• Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý

• Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền

• Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch

• Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng

- Nguyên nhân khách quan:

• Yếu tố môi trường tự nhiên tác động như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh

• Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới

• Bị ảnh hưởng của hàng hóa nhập lậu

• Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự yếu kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai

• Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng nhà nước

• Hệ thống quản lý thông tin còn nhiều bất cập

• Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ

Một trong những thông số dùng để đánh giá mức độ an toàn của hoạt động tín

dụng là tỷ lệ nợ xấu Ngoài những yếu tố khách quan, nguyên nhân cao nhất gây ra

tình trạng nợ xấu là do sự bất cân xứng thông tin: các ngân hàng không có đủ thông tin từ phía khách hàng của mình, dẫn đến việc sử dụng cơ chế sàng lọc chưa hiệu quả nên để sót những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao

2.4 Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng

L ựa chọn bất lợi:

Lựa chọn bất lợi xảy ra trước cho vay, khi ngân hàng bị khách hàng che giấu một số thông tin dẫn tới việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tín dụng không hiệu quả

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w