1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án Kỹ năng tự phục vụ bản thân

10 13K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 309,82 KB

Nội dung

Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên các cô giáo trường Mầm non Hanoi Academy không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ được học kiến thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.

Trang 1

NỘI DUNG BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Tổng số tiết: 30

Mỗi buổi học đều được bắt đầu bằng hoạt động khởi động, giữa buổi học phải có hoạt động warm-up để thay đổi không khí.

Bài 1: Nhận thức và Thấu hiểu 3 tiết

1 Bài học 1: So sánh để đánh giá lại bản thân

a Tác động: Treo bảng danh mục công việc phụ huynh giao cho trẻ ở Phương tây để học sinh tự kiểm điểm và so sánh

Trang 2

b Hoạt động: Trò chơi kiểm điểm những công việc có thể tự làm.

Cách chơi: Trên bảng liệt kê 1 danh mục các công việc Cụ thể:

- Lau nhà

- Quét sân

- Tưới và chăm cây cảnh

- Chăm sóc vật nuôi

- Giặt và phơi quần áo

- Ủi quần áo

- Xếp quần áo

- Xử lý đèn tròn

- Xử lý đèn tuýp

- Dọn phòng ở

- Dọn bếp

- Rửa chén bát

- Chùi dọn toilet

- Mài dao

- Sơn tường

- Đóng đinh treo đồ

- Đi chợ mua tạp hóa

- Đi chợ mua thực phẩm

- Làm nước chấm

- Dọn cơm

- Nấu bữa sáng

- Nấu bữa tối

- Sơn cửa sổ, hàng rào

- Thay cầu chì, ổ cắm, nối dây điện

- Trông em bé

Chia lớp ra thành 3-4 nhóm Mỗi nhóm có 1 giá để giấy vẽ (A2) gồm nhiều tờ Các nhóm tự phân công các thành viên sẽ viết lên tờ giấy cách thức làm những việc trong danh mục (tối thiểu 10 dòng – 1 việc) Sau 1 thời gian phù hợp (thông báo trước), giáo viên cho dừng, đội nào có nhiều trang giấy mô tả công việc nhất, đội đó thắng (Lưu ý: Hướng dẫn cho học sinh cách mô tả công việc theo hướng: Tên công việc, cách làm, lưu ý, những tình huống có thể gặp… để đảm bảo học sinh biết cách mô tả đủ 10 dòng cho 1 công việc đơn giản nhất)

Đội thắng sẽ được ghi điểm vào hồ sơ học tập Đội thua sẽ chịu 1 hình phạt vui: Múa phụ họa, chống đẩy, đi lò cò…

Trang 3

2 Bài học 2: Thấu hiểu phụ huynh

a Tác động: Đọc bức thư bà mẹ gởi con trai về sự tự lập

Bức thư bà Estella Havisham gửi con trai đang gây xôn xao cả thế

giới.

Bà đã viết "tâm thư" này sau khi tranh cãi với con trai 13 tuổi về vấn đề tuân thủ những luật lệ trong gia đình do chị đặt ra

Nội dung bức thư như sau:

Trang 4

"Aaron thân mến,

Do con không muốn có sự kiểm soát của cha mẹ, mẹ sẽ dạy cho con 1 bài học về sự tự lập Con nói với mẹ những câu rằng mình

đã làm ra tiền, con sẽ trả lại những gì bố mẹ đã cho con Được rồi, nếu con muốn sử dụng đèn, truy cập vào internet, hãy trả tiền

sử dụng chúng cùng cha mẹ.

Tiền thuê nhà 430 USD, tiền điện 116 USD, tiền Internet 21 USD

và thức ăn 150 USD Con phải đổ rác, quét nhà và hút bụi vào các ngày thứ hai, tư và sáu hàng tuần, nếu không con sẽ bị tính 30 USD tiền dọn dẹp mỗi ngày.

Mẹ đã thu lại những vật dụng mà mẹ đã mua cho con như máy tính, đèn bàn và bóng đèn, và sẽ chỉ trả lại khi trai có đủ tiền mua lại những thứ nói trên.

Nếu quyết định muốn tiếp tục làm con mẹ thay vì bạn cùng phòng của mẹ, thì chúng ta có thể xem xét bỏ các điều khoản".

Mặc dù ban đầu con trai chị đã vò nát bức thư, ném nó xuống đất

và bực tức đi ra khỏi căn hộ, song cuối cùng bức thư vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn

b Hoạt động: Diễn và quay phim

 Giáo viên chuẩn bị máy quay, cho học sinh chuẩn bị

5 phút.

 Cho học sinh xung phong lên diễn theo chủ để sau: Trước đây phụ huynh yêu cầu mình làm việc gì đó, mình cảm thấy bất bình, nhưng bây giờ mình đã có thái độ khác tốt hơn trước đây.

 Giáo viên ghi hình và chọn đoạn hình nào tốt nhất đăng lên trang của ARDI

 Trong trường hợp học sinh không xung phong, có thể chọn giải pháp lần lượt hoặc kết hợp trò chơi nổ bom

để xác định người lên đầu tiên Người tiếp theo sẽ do người vừa diễn chỉ định.

_

Trang 5

NỘI DUNG BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Tổng số tiết: 30

Mỗi buổi học đều được bắt đầu bằng hoạt động khởi động, giữa buổi học phải có hoạt động warm-up để thay đổi không khí.

Bài 2: Sắp xếp phòng riêng, chỗ ngủ, góc học tập, tủ quần áo 3 tiết

1 Bài học 1: Đồ vật đúng chỗ

a Tác động: Giới thiệu về những căn phòng ngăn nắp (chiếu bộ hình ảnh trong slide Bai2)

b Hoạt động: Trò chơi Vật gì ở đâu?

Cách chơi: Chia 2 đội Kiểu chơi bỏ đồ vào giỏ

Chuẩn bị:

- 4 khối gỗ cục hoặc viên gạch ống, 2 thanh gỗ nhỏ nhưng chắc, bắc 2 cầu như hình vẽ:

- 1 giỏ đựng 100 mẩu giấy bìa màu in hình các vật dụng trong nhà.

- Bàn đặt giấy in A1 chia các ô tượng trưng cho các vị trí:

giá treo áo kệ để giày dép Bàn học giá sách giường ngủ sàn nhà phòng khách kệ /tủ bếp bồn rửa kệ chén bát toilet sân phơi/ vườn

Tiến hành: Mỗi đội lần lượt cử người lên đi trên cây cầu (bịt mắt khi đi) đến cuối cầu được gỡ bịt mắt nhưng phải đứng 1 chân, nhặt

1 miếng bìa, bỏ vào trong ô tương ứng trên bàn, sau đó đến người tiếp theo…

Trang 6

2 Bài học 2: Quy định cho người em ở cùng phòng

a Tác động: Giáo viên giả định cho học sinh về 1 người em ở cùng phòng và cần phải viết 1 quy định cho người em để khi người em tuân thủ thì căn phòng được ngăn nắp và sạch sẽ Từ đó, giúp trẻ tự đặt ra quy tắc cho bản thân để giữ căn phòng ngăn nắp

b Hoạt động: Trò chơi Đứa em phá phách

Cách chơi: Chia 2 đội Mỗi đội ra 1 quy định cho người em giả định Khi chơi, lần lượt treo quy định lên và đội kia cử 1 người (thay phiên) lên đóng vai người em phá phách, mỗi hành động không có hoặc không trái quy định được ghi 1 điểm 10 lượt, hoặc theo khoảng thời gian phù hợp, tạm ngưng để 2 đội củng

cố quy định.

3 Bài tập về nhà: Chụp ảnh phòng ở, chỗ ở, góc học tập, chỗ ngủ của mình

sau khi sắp xếp và gởi hình ảnh qua email cho giáo viên (tương tác phụ huynh).

Trang 7

NỘI DUNG BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Tổng số tiết: 30

Mỗi buổi học đều được bắt đầu bằng hoạt động khởi động, giữa buổi học phải có hoạt động warm-up để thay đổi không khí.

Buổi 3: Sử dụng các dụng cụ đơn giản trong gia đình 3 tiết

1 Bài học 1: Dụng cụ gia dụng

a Hướng dẫn 1: Chổi, hót rác, bay làm vườn, lăn sơn…

b Hướng dẫn 2: Cây chùi nhà, xịt kính, lau bàn…

c Hướng dẫn 3: Cách làm chổi quét trần, thay chuột, thay bóng đèn tuýp…

d Hướng dẫn 4: Kìm, cưa, búa, tuốc vít, đinh, ốc vít

e Hoạt động: Thực tập cách sử dụng các dụng cụ

Chuẩn bị các dụng cụ và đối tượng thao tác:

- Chổi và rác

- Dụng cụ lau nhà

- Khăn lau và quạt bẩn

- Bình xịt kính, nước xà phòng và khăn lau bàn

- Dụng cụ để làm chổi quét trần nhà: Chổi lông gà, cán dài, dây thun lớn.

- Bóng đèn tròn, đế, dây điện

- Bóng đèn tuýp, giá đèn, con chuột

- Cưa gỗ và 1 đoạn gỗ tạp

- Cưa sắt và 1 đoạn sắt vụn

- Búa, đinh và 1 khúc gỗ tạp

- Ổ cắm điện, dây điện và tuốc vít

- Máy khoan và mũi khoan để tháo lắp

- Máy khoan và 1 viên gạch để khoan

- Nút áo, 1 mẩu vải, kim và chỉ

- Giấy tập, băng keo, gim bấm, dao rọc giấy, thước: để đóng tập và xén tập

- Dụng cụ chùi toilet

Trang 8

Cách chơi: Đề nghị 1 học sinh xung phong lên thực hiện 1 thao tác, xong sẽ có quyền chỉ định người tiếp theo Người bị chỉ định nếu làm đúng sẽ được chỉ người tiếp theo, làm sai bị phạt

và không giành được quyền chỉ định, người đang giữ quyền chỉ định tiếp tục chỉ định người lên thao tác…

2 Bài học 2: Dụng cụ bếp

a Hướng dẫn: Dao, thớt, máy xay các loại, chày cối, nồi cơm điện, nồi áp suất, chảo, các loại bếp gas, bếp từ… (sử dụng hình ảnh trên slide để hướng dẫn – giáo viên tự làm)

b Hoạt động: Trò chơi Hiểu biết về dụng cụ bếp

Chuẩn bị: 04 bộ bảng có ghi đáp án A, B, C, D (mỗi bộ chỉ cần

2 bảng, mỗi bảng 2 mặt); Bộ câu hỏi – đáp án (để giáo viên tham gia) ví dụ:

- Dao dùng để cắt thịt luộc đã chín là: a Dao Thái lan

b Dao 2 lưỡi c Dao mỏng bản lớn d.Dao dày Cách chơi: Chia 4 đội, giáo viên đưa ra 1 câu hỏi bằng trình chiếu (sử dụng hình ảnh), các đội đều phải đưa ra đáp án Đội nào có đáp án sai thì “chết 1 quân” (mất 1 người phải lên bảng đứng) Đội nào hết quân đương nhiên bị loại Đội nào còn nhiều quân sau khi hết câu hỏi thì đội đó thắng

Trang 9

NỘI DUNG BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Tổng số tiết: 30

Mỗi buổi học đều được bắt đầu bằng hoạt động khởi động, giữa buổi học phải có hoạt động warm-up để thay đổi không khí.

Buổi 4: Chăm sóc bản thân 3 tiết

1 Bài học 1: Vệ sinh và ngăn nắp

a Hướng dẫn 1: Dọn phòng, chùi dọn toilet

b Hướng dẫn 2: Cách xếp và ủi quần áo

c Hướng dẫn 3: Chuẩn bị và xếp dọn chỗ ngủ

d Hoạt động: Chia sẻ về các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân

Mỗi học sinh kể về hoạt động chăm sóc bản thân hàng ngày Giáo viên quay phim

(Cách làm tương tự như Buổi 1)

e Bài tập về nhà: Lau nhà, chùi rửa phòng vệ sinh và lấy ý kiến phụ huynh

2 Bài học 2: Tự chủ nhu cầu ăn uống

a Tác động: Giới thiệu các món ăn nhanh dễ làm

- Chiếu clip về cách làm những món ăn đơn giản

- Giới thiệu đơn giản về các món:

 Bánh mì chả thịt

 Bún thịt nướng

 Bánh mì gối kẹp các loại:

 Các loại bánh mì sanwich

 Bánh ướt thịt quay/ thịt luộc

 Bánh cuốn

 Bánh bèo

 Bún mắm thịt quay / luộc

 Xôi gà

b Hoạt động 1: Tổ chức ăn sáng tại lớp cho buổi học tới

Trang 10

Chia mỗi nhóm 4 – 6 học sinh (khuyến khích học sinh tự chọn nhóm) Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ đơn giản để tổ chức làm bữa ăn sáng cho chính nhóm mình tại lớp

Luật: Chỉ được chuẩn bị các món ăn trong danh mục đã hướng dẫn hoặc các món không có trong danh mục, nhưng do học sinh

đề xuất tại lớp và được giáo viên đồng ý.

Thời gian tại lớp: Các nhóm họp bàn kế hoạch và phân công với nhau.

Hỗ trợ: Tô, bát, dĩa giấy, bình siêu tốc để cung cấp nước sôi.

c Hoạt động 2: Tổ chức bữa ăn ngoài trời

Mỗi nhóm 4 – 8 học sinh lập bản kế hoạch tổ chức 1 ngày dã ngoại trong đó mô tả chi tiết về chuẩn bị bữa ăn sáng, giữa buổi

và ăn trưa cho cả nhóm trong ngày hoạt động Bữa sáng ít nhất

2 món, buổi trưa ít nhất 4 món Nộp cho giáo viên Chấm điểm theo tiêu chí: vui, ngon, vệ sinh an toàn, đa dạng và đủ dinh dưỡng.

d Bài tập về nhà: Thực hiện 1 bữa ăn sáng cho gia đình (có phiếu đánh giá của phụ huynh nộp cho giáo viên)

Ngày đăng: 02/11/2017, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w