Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

115 1.4K 16
Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với quốc tế Vìvậy, để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà sử dụng thông tin cầncó những thông tin khái quát toàn cảnh về các quá trình kinh doanh diễn ra trongmối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành Đây là những thông tin tổnghợp đã qua xử lý, sàng lọc, phản ánh những mặt bản chất giúp cho người raquyết định có những quyết định chính xác phù hợp với thực tế Đặc biệt trongsản xuất, để có được thông tin chính xác về giá thành sản phẩm, đòi hỏi công tácphân tích hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này phải bao quát toàn bộ quátrình sản xuất của DN Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất quạt điện

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, để tạo dựng được vị trí nhưngày hôm nay, Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 đã từng bước vượt quanhững khó khăn, thử thách để thích nghi được với môi trường cạnh tranh củanền kinh tế thị trường Quãng thời gian gần 15 năm có thể chưa phải là dài đốivới tuổi đời của nhiều doanh nghiệp nhưng cũng đủ để tạo nên một Công ty cổphần sản xuất điện cơ 91 rất riêng, rất mới, rất nhiều tiềm năng phát triển và đisâu vào lòng người tiêu dùng Với mục tiêu trở thành nhà một trong những nhàsản xuất và phân phối quạt điện chất lượng cao hàng đầu Việt Nam, cán bộ quảnlý cùng đội ngũ công nhân của công ty đang không ngừng cố gắng để hoàn thiệnsản phẩm cùng các dịch vụ ngày một tốt hơn đến tay khách hàng

Tuy nhiên do đặc điểm của doanh nghiệp là sản xuất quạt điện đa dạng vềchủng loại cho nên việc phân tích các chi phí phát sinh là rất khó khăn Vì vậy,công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quạt điện lại càngcó ý nghĩa quan trọng Các thông tin về nghiệp vụ phân tích chi phí sản xuất vàgiá thành của sản phẩm sẽ là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra những quyết định

Trang 2

chiến lược khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinhtế thị trường.

Xuất phát từ điều đó và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sảnxuất điện cơ 91 kết hợp với kiến thức được học tập và tích lũy tại Khoa Kinhtế – Viện Đại học Mở Hà Nội chuyên ngành Quản trị kinh doanh, em đã chọnđề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Một số biện pháp góp phầnhoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạtđiện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91”.

2 Mục đích của khóa luận tốt nghiệp:

Khóa luận đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất và giáthành sản xuất sản phẩm, mối quan hệ giữa chúng…và phân tích, đánh giá tìnhhình dự toán và thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu của chi phí sản xuất, tình hìnhthực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm quạt điện của Công ty cổ phần sảnxuất diện cơ 91 trong năm năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Đồng thời, bướcđầu đánh giá thực trạng và chỉ ra các điểm hạn chế của doanh nghiệp trong việcthực hiện hoạt động phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩmcủa doanh nghiệp Từ đó, đưa ra những kiến nghị về giải pháp góp phần hoànthiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phân tích hoạt động kinh doanh là tổng hợp của nhiều hoạt động nghiệp vụphức tạp Tuy nhiên, khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động phân tíchchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91và số liệu phân tích được giới hạn trong 5 năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

Để phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em sử dụng một sốphương pháp sau:

- Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu: Trong khóa luận nàyđòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tậphợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu, số liệu do Công ty cổ phần sản xuất điện

Trang 3

cơ 91 cung cấp, các thông tin trên báo, đài, internet…Sau đó tiến hành thống kê,tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việcso sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêucần phân tích Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉtiêu kinh tế mà em có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánhtuyệt đối, so sánh tương đối

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế các nhân tốtheo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉtiêu phân tích Các nhân tố này phải có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạngtích số hoặc thương số

- Phương pháp liên hệ: Để lượng hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêukinh tế Có nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phituyến…Bài viết này sử dụng phương pháp liên hệ tuyến tính là liên hệ theo mộthướng xác định giữa các chỉ tiêu Chẳng hạn chi phí có quan hệ cùng chiều vớigiá thành, giá bán… có quan hệ ngược chiều với doanh thu, lợi nhuận

- Phương pháp chi tiết: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế một cách chi tiết theo các hướng:

+ Chi tiết theo các bộ phận, hay yếu tố cấu thành của chỉ tiêu + Chi tiết theo thời gian

+ Chi tiết theo địa điểm

Trong phạm vi khóa luận này, em sử dụng phương pháp chi tiết theo bộphận hay yếu tố cấu thành

4 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phầnthân bài khóa luận bao gồm 3 chương:

- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ

THÀNH VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢNPHẨM.

Trang 4

- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNSẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91.

- CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNSẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91.

Trang 5

1.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất

Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sảnxuất Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của cả 3 yếu tố: Tư liệu lao động,đối tượng lao động và sức lao động Đồng thời, quá trình sản xuất cũng chính làquá trình tiêu hao của chính các yếu tố trên Vì thế, sự hình thành nên các chiphí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụthuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất.

Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất sản phẩm ra thịtrường nhằm mục đích kiếm lời Đó chính là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ranhững chi phí nhất định, những chi phí đó biểu hiện dưới hình thức hiện vật haygiá trị, đó là điều kiện vật chất bắt buộc để các doanh nghiệp có được thu nhập.Do vậy, để tồn tại, phát triển và kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, các doanhnghiệp phải tìm mọi cách để quản lý tốt chi phí của mình Muốn vậy, các nhàquản lý doanh nghiệp cần phải nắm chắc bản chất và khái niệm chi phí sản xuất.Ta có cách hiểu chung nhất về chi phí sản xuất như sau: “Chi phí sản xuất làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vậthoá mà doanh nghiệp thực tế đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trongmột kỳ kinh doanh nhất định”.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất phát sinhthường xuyên trong quá trình sản xuất và bao gồm nhiều loại, có nội dung, công

Trang 6

dụng và đặc tính khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khácnhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng nhưphục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cầnphải được phân loại theo các tiêu thức phù hợp Có nhiều cách phân chia chi phísản xuất, song mỗi cách phân chia chi phí sản xuất phải đảm bảo được các yêucầu sau:

- Tạo điều kiện sử dụng thông tin kinh tế nhanh nhất cho công tác quản lýchi phí sản xuất phát sinh, phục vụ tốt cho công việc kiểm tra, giám sát chi phísản xuất của doanh nghiệp

- Đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán và phân tíchhiệu quả các phương án sản xuất nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí và thuậnlợi trong việc sử dụng thông tin

a Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và côngdụng nhất định Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, côngdụng giống nhau được xếp vào cùng một khoản chi phí, không cần xét đếnkhoản mục chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Chi phí sản xuất sảnphẩm được chia thành các khoản mục sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc, chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính,

vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nguyên nhiên liệu chính, nguyên nhiên liệu phụcẩn thiết trực tiếp để tạo nên sản phẩm, không bao gồm chi phí vật liệu đã tínhvào chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền công, tiền lương, các khoản

phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất, khoản mục này baogồm cả các khoản trích BHXH, BHYT tính trên tiền lương của công nhân trựctiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các

khoản chi phí trên phát sinh ở các phân xưởng bao gồm: Lương nhân viên quản

Trang 7

lý phân xưởng, các khoản BHXH, BHYT tính trên tiền lương phải trả cho nhânviên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của phânxưởng và chi phí khác liên quan đến hoạt động của phân xưởng.

Phân loại chi phí theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra chotừng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở cho việc tính giáthành sản phẩm theo khoản mục và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giáthành.

b Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượngchịu chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất sản phẩm được chia thành chiphí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí tực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu

chi phí Những chi phí này được tập hợp trực tiếp trong quá trình tạo ra sảnphẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí,

kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm mà phải tập hợp riêng sauđó phân bổ cho từng đối tượng theo các tiêu chuẩn phân bổ.

Do mỗi loại chi phí có tác dụng khác nhau đối với mỗi loại sản phẩmđược sản xuất khác nhau nên việc phân loại rõ chi phí trực tiếp và chi phí giántiếp có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá hợp lý chi phí và tìm biện phápkhông ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

c Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm.

Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm thì chiphí sản xuất của doanh nghiệp dược chia thành chi phí cố định (bất biến), chi phíbiến đổi (khả biến), chi phí hỗn hợp.

- Chi phí bất biến (hay còn gọi là định phí) là các chi phí mà tổng số

không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng của hoạt động sản xuất hoặckhối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Trang 8

- Chi phí khả biến (hay còn gọi là biến phí) là những chi phí thay đổi về

tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động, khối lượng sản phẩm sảnxuất trong kỳ.

- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí

và biến phí.

Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với công tácquản lý của doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyếtđịnh quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngoài các cách phân loại chi phí sản xuất trên tuỳ thuộc vào yêu cầu côngtác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm có thể phân loại theo các tiêu chí khácnhau: phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí, phân loại chiphí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ, phân loạitheo thẩm quyền ra quyết định…

1.1.2 Giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm, có thể nói chi phí vàgiá thành là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất Chi phí phản ánh vềmặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả Thực chất giá thành sản phẩmlà biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và laođộng vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoànthành Nói cách khác: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ cáckhoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đếnkhối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để phục vụ các mục đích khác nhau của quản lý, giá thành sản phẩmđược phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cách phân loạigiá thành sản phẩm.

Trang 9

a Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu

Để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thànhđịnh mức và giá thành thực tế.

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước

vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và định mức, các dự toánchi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: xây dựng trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh

và trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trongkỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) Giá thành định mức luôn thay đổi phùhợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuấtsản phẩm.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi

kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xácđịnh được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí cho phù hợp.

b Xét theo phạm vi phát sinh chi phí

Giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ Cáchphân loại này có tác dụng giúp doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh củatừng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả

những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trongphạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các

khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phísản xuất, quản lý và bán hàng)

Vì thế, giá thành là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Vậy, việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành

Trang 10

sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp cótiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong quá trình sản xuất hàng hóa, việc thể hiện hao phí trong kỳ củadoanh nghiệp sản xuất, chi phí này phải được xem xét trong mối quan hệ vớimặt thứ hai của quá trình sản xuất đó là kết quả sản xuất Giữa chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình sản xuất, vì vậychúng giống nhau về mặt chất Chúng đều bao gồm các loại chi phí về lao độngsống, lao động vật hoá, các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trìnhsản xuất sản phẩm Tuy nhiên chi phí và giá thành sản phẩm có sự khác nhau vềlượng Chi phí sản xuất thể hiện những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sảnxuất sản phẩm trong một kỳ (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí đó có liênquan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Chi phí sản xuất không những chỉliên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến khối lượngsản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng Chi phí sản xuất gắn liền với từngthời kỳ phát sinh.

Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành Giá thànhsản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một sản phẩm hay khối lượng công việcsản xuất hoàn thành theo quy định Giá thành sản phẩm còn có thể bao gồm cảchi phí sản xuất khối lượng dở dang đầu kỳ và không bao gồm chi phí của khốilượng dở dang cuối kỳ được chuyển sang kỳ sau

Mặc dù có sự khác nhau, nhưng giữa giá thành và chi phí sản xuất lại cómối quan hệ mật thiết với nhau Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sảnphẩm, chi phí sản xuất biểu hiện sự hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả củaquá trình sản xuất Chi phí sản xuất trước hết thể hiện theo các yếu tố chi phí,sau đó khi tính giá thành sản phẩm thì chi phí được thể hiện theo các khoản mụctính giá thành Mức tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lực sẽ ảnh hưởng đến kếtquả tài chính của doanh nghiệp.

Trang 11

1.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp.

1.2.1.1 Mục đích phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp

a Mục đích phân tích chi phí:

Phân tích tình hình chi phí nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác,toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy đượctác động ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh Qua phân tíchchi phí có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí có hợp lý haykhông; có phù hợp với những nhu cầu kinh doanh, với những nguyên tắc quản lýkinh tế – tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời, tìm ranhững mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí Từ đó, đề xuấtnhững chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí sảnxuất kinh doanh tốt hơn.

b Mục đích phân tích giá thành:

Nhằm nhận thức, đánh giá một cách chính xác, toàn diện các chỉ tiêu kếhoạch sản xuất gia công của doanh nghiệp trong kỳ về mặt số lượng sản phẩm,giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm sản xuất ra qua đó thấy được mứcđộ hoàn thành và số chênh lệch tăng giảm Đồng thời qua phân tích cũng thấyđược những mâu thuẫn trong việc tổ chức và quản lý quá trình sản xuất gia côngvà tiêu thụ sản phẩm Từ đó đề ra được những chính sách và biện pháp cải tiến,hoàn thiện quá trình sản xuất và quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinhtế

1.2.1.2 Ý ngĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp

Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình kinh doanh.

Trang 12

Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có một ý nghĩa rấtquan trọng đối với doanh nghiệp.

- Giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác, toàn diện và kháchquan tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất ở doanh nghiệp Qua việcphân tích các khoản mục chi phí sản xuất để tìm ra những mặt còn tồn tại bấthợp lý trong việc quản lý và sử dụng chi phí Từ đó xác định những nguyênnhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tới sự biếnđộng của chi phí, và đề ra các phương hướng và biện pháp khắc phục nhằm quảnlý chi phí sản xuất sao cho có hiệu quả hơn.

- Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để đề ra các giảipháp quản lí có căn cứ khoa học Một trong những phương hướng quan trọngcủa việc hoàn thiện quản lí của các doanh nghiệp là nâng cao tính có căn cứ củacác giải pháp được chấp nhận Bất kì một giải pháp nào được đưa ra trong quátrình quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ được chấp nhận trên cơsở phân tích các thông tin có liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho các doanhnghiệp có thể đi sâu vào quá trình sản xuất, phát hiện những khả năng tiềm tàng,lựa chọn các phương án tối ưu của các giải pháp Như vậy, để quản lí tốt hoạtđộng sản xuất kinh doanh, để nâng cao tính có căn cứ của các giải pháp đượcchấp nhận cần thiết phải tiến hành thường xuyên và có chất lượng công tác phântích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Qua phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể đánh giá tổnghợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để có thể quảnlí kinh doanh, cần thiết phải biết được quá trình sản xuất kinh doanh đang diễnra như thế nào và kết quả ra sao Qua phân tích chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm có thể đánh giá tổng hơp, khách quan và phê phán tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinhdoanh mà hạch toán kinh doanh là một quá trình bắt đầu từ việc tìm hiểu nhucầu thị trường, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, tổ chứcphương án sản xuất kinh cho đến việc phân tích và đánh giá kết quả đạt được

Trang 13

của phương án sản xuất kinh doanh đã được thực hiện Qua phân tích, đánh giá,có thể vạch ra mặt mạnh, mặt yếu kém, các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có căn cứ đúng đắn cho việc đề ra các biệnpháp nhằm cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp phát hiện và khai thác nhữngkhả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong quản líchi phí sản xuất, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được xác địnhnhư phương pháp phát hiện khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh củadoanh và đề ra những biện pháp sử dụng chúng Nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh phần lớn phụ thuộc vào những khả năng tiềm tàng được phát hiện vàthực hiện như thế nào Khả năng tiềm tàng luôn sẵn có trong các doanh nghiệpvì các lí do sau đây:

+ Các doanh nghiệp luôn được phát triển về năng lực sản xuất như bổ sungmáy móc thiết bị, lao động, đổi mới trang thiết bị kĩ thuật.

+ Các khả năng tiềm tàng hết sức đa dạng và luôn thay đổi về mức độ bởivì việc sử dụng một số khả năng tiềm tàng này sẽ làm xuất hiện những điều kiệnđể tiếp tục khả năng tiềm tàng khác, do đó việc khai thác chúng là vô tận.

Có thể nói, các khả năng tiềm tàng là một nguồn vô tận để nâng cao khốilượng và chất lượng sản phẩm, công việc, không ngừng hoàn thiện phương thứcquản lí doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ côngnhân viên.

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là sự kết hợp hữucơ của các yếu tố sản xuất và các yếu tố quản lí sản xuất nên khả năng tiềm tàngtrong sản xuất được biểu hiện ở dạng tổng hợp các mặt hoạt động của doanhnghiệp.

Đối với các yếu tố lao động, các khả năng tiềm tàng thường được biểu hiệnở số lượng, thời gian lao động và năng xuất lao động Đối với yếu tố tư liệu laođộng, các khả năng tiềm tàng thường được biểu hiện ở số lượng và kết cấu tàisản cố định, số lượng, thời gian và năng suất của máy móc thiết bị.

Trang 14

Đối với yếu tố nguyên vật liệu, khả năng tiềm tàng thể hiện ở sự hạ thấpmức sử dụng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm Ngoài ra, việc thay thếcác nguyên vật liệu quý hiếm, đắt tiền phải nhập từ nước ngoài bằng các nguyênvật liệu sản xuất trong nước cũng là một nguồn khả năng tiềm tàng to lớn.

Đối với các yếu tố quản lí sản xuất, khả năng tiềm tàng thể hiện ở việc cânđối các yếu tố sản xuất, đồng bộ các yếu tố sản xuất, cân đối giữa chi phí sảnxuất và hiệu quả sản xuất, cân đối giữa các hoạt động trước mắt và phươnghướng phát triển lâu dài.

Tóm lại, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệplà một công việc không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

1.2.2 Nội dung và các phương pháp sử dụng trong phân tích chi phísản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

1.2.2.1 Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp

Trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệpsản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng, thì nội dung phân tíchchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các nội dung chính sau:

a Phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất.

Phương pháp phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng làphương pháp so sánh để kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất cho toàn bộcũng như cho từng yếu tố chi phí theo công thức sau:

Tỷ lệ % hoàn thành dự toán chi phí sản xuất =

Chi phí sản xuất thực hiện

x 100Chi phí sản xuất

theo dự toán

Nếu kết quả tính ra > 100%: doanh nghiệp sử dụng lãng phí chi phíNếu kết quả < 100%: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm chi phí.

Trang 15

Tài liệu sử dụng: Số liệu gốc về bảng dự toán chi phí sản xuất của doanhnghiệp giai đoạn 2006 – 2010 do phòng kế toán cung cấp tháng 3/2011

b Phân tích thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩmhàng hóa

Để đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch của đơn vị cần tính và sosánh chỉ tiêu “chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa” giữa thực tế(F1) so với kế hoạch (F0), ta áp dụng công thức tính:

F1=

x 1000 và F0 =

c Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành

Sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Mức hạ giá thành kế hoạch: là số tuyệt đối giảm thấp giá thành được tínhbằng cách so sánh tổng giá thành kế hoạch với tổng giá thành thực tế kỳ trướctính theo sản lượng kế hoạch

Công thức tính: M0 = ∑q0z0 - ∑q0zt

Trong đó

M0 – mức hạ giá thành kế hoạch (chung cho các sản phẩm).

z0, zt – giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm kế hoạch và thực tế kỳ trước.q0 – số lượng sản phẩm sản xuất theo kỳ kế hoạch.

Trang 16

* Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch: là tỷ lệ % so sánh giữa mức hạ giá thành kếhoạch với tổng giá thành thực tế kỳ trước tính theo sản lượng kế hoạch.

T0 =

Trong đó, T0 – tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch (chung cho các sản phẩm)

* Mức hạ giá thành thực tế: là số tuyệt đối giảm thấp giá thành được tínhbằng cách so sánh tổng giá thành thực tế kỳ này với tổng giá thành thực tế kỳtrước tính theo sản lượng thực hiện kỳ này (kỳ phân tích)

Công thức tính: M1 = ∑q1z1 - ∑q1zt

Trong đó:

M1 – mức hạ giá thành thực tế

q1 – số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.

z1 – giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm thực tế kỳ phân tích.

* Tỷ lệ hạ giá thành thực tế: là tỷ lệ % so sánh giữa mức hạ giá thành thựctế với tổng giá thành thực tế kỳ trước tính theo sản lượng thực hiện kỳ phân tích:

T1 =

11

Trang 17

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, thamgia trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp Đây là khoản chiphí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất Vì vậy, phân tíchkhoản mục này trong giá thành để xác định các nhân tố tác động trực tiếp đếnchi phí nguyên vật liệu, những tiềm năng chưa được khai thác, nhằm giảm bớtchi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm Việc phân tích chiphí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo trình tự sau:

* Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vịsản phẩm

- Bằng phương pháp so sánh mức chi phí NVL trực tiếp thực tế với dự toánsẽ xác định được số chênh lệch tiết kiệm (hay lãng phí).

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVL

Mức tăng (giảm) chi phí NVL trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm thực hiệnso với kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước) ảnh hưởng đến sự biến động của giáthành sản phẩm được tính như sau:

Mức tăng (giảm) tuyệt đối: ∆m= ∑m’1s1 - ∑ m’0s0

Mức tăng (giảm) tương đối: I∆m =

z0 – giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm kế hoạch

∆m – mức tăng (giảm) khoản mục chi phí NVL trực tiếp

I∆m – tỷ trọng mức tăng (giảm) khoản mục chi phí NVL trực tiếp trong giáthành đơn vị sản phẩm

- Nếu kết quả tính ra số âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được chi phíNVL trực tiếp (cả về số tuyệt đối và số tương đối), nhờ đó làm giảm giá thànhsản xuất sản phẩm.

Trang 18

- Nếu kết quả tính ra số dương (+) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng lãngphí NVL trực tiếp làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm.

- Nếu kết quả tính toán trên bằng không chứng tỏ tình hình sử dụng NVLtrực tiếp không có ảnh hưởng gì đến sự biến động của giá thành sản phẩm.

Sau khi đánh giá chung, có thể đi sâu phân tích ảnh hưởng của các nhân tốđến sự biến động của chi phí NVL trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm như sau(sử dụng phương pháp loại trừ):

- Do lượng NVL từng loại hao phí cho sản xuất một đơn vị sản phẩm:+ Ảnh hưởng đến mức tăng (giảm) tuyệt đối của m:

∆m(m’) = ∑m’1s1 - ∑ m’0s0 = ∑∆m’ s0

+ Ảnh hưởng đến tỷ trọng tăng (giảm) tuyệt đối của m trong giá thành đơnvị sản phẩm:

( m

I =

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và rút ra nhận xét, kết luận.

* Phân tích tổng chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm trongtổng giá thành công xưởng sản phẩm hàng hóa

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, vận dụng phươngpháp trên ta sẽ xác định được mức tăng (giảm) của chi phí NVL trực tiếp củatoàn bộ sản phẩm thực hiện so với kế hoạch ảnh hưởng tới sự biến động củatổng giá thành sản phẩm hàng hóa như sau:

+ Mức tăng (giảm) tuyệt đối: ∆M = ∑q1m’1s1 - ∑ q0m’0s0

+ Mức tăng (giảm) tương đối: I∆m =

x 100

Trong đó:

Trang 19

q1 ; q0 - số lượng sản phẩm sản xuất thực tế và kế hoạch (hoặc thực tế kỳtrước).

∆M – mức tăng (giảm) tuyệt đối của tổng chi phí NVL cho sản phẩm sảnxuất.

I∆m - tỷ trọng mức tăng (giảm) tuyệt đối của chi phí NVL trong giá thànhtoàn bộ sản phẩm.

Dựa vào kết quả tính toán trên để kết luận theo từng trường hợp (tương tựnhư doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm).

Sau khi đánh giá chung, có thể đi sâu phân tích ảnh hưởng của các nhân tốđến tổng chi phí NVL cho sản xuất như sau (sử dụng phương pháp loại trừ):

- Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi:

+ Ảnh hưởng đến mức tăng (giảm) tuyệt đối của M:

x 100

- Do lượng NVL hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi:

∆M(m’) = ∑q1m’1s0 - ∑ q1m’0s0 = ∑q1∆m’s0

( m

I =

x 100- Do thay đổi giá cả đơn vị NVL đưa vào sản xuất:

zqMs

Trang 20

+ Các số liệu, tài liệu kế toán chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệpbao gồm cả kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.

+ Các tài liệu thông tin về thị trường, giá cả của các loại nguyên vật liệumà doanh nghiệp đang sử dụng.

e Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành bao gồm tiền lương phải trả vàcác khoản trích theo lương của lao động trực tiếp sản xuất Trình tự phân tíchkhoản chi phí này được tiến hành như sau:

- Bước 1: Đánh giá chung (sử dụng phương pháp so sánh):

+ So sánh trực tiếp:Mức tăng (giảm) tương

đối quỹ lương (IQL)

= Quỹ lương thực tế(QL1)

: Quỹ lương kế hoạch(QL0)

Mức tăng (giảm) tuyệtđối quỹ lương (∆QL)

= Quỹ lương thực tế(QL1)

- Quỹ lương kế hoạch(QL0)

* Nếu kết quả so sánh là dấu âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp chi hụt quỹlương.

* Nếu kết quả so sánh là dấu âm (+) chứng tỏ doanh nghiệp chi vượt quỹlương

+ So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh ( tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sảnxuất):

Mức tăng (giảm) tươngđối quỹ lương (IQL) =

Quỹ lương thực tế (QL1)Quỹ lương kế

hoạch (QL0) x

Tỷ lệ % hoàn thànhkế hoạch SX (IQ)Mức tăng giảm

tuyệt đối quỹlương (∆QL)

Quỹ lươngthực tế

Quỹ lươngkế hoạch

Tỷ lệ % hoànthành kếhoạch SX (IQ)* Nếu kết quả so sánh là dấu âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiếtkiệm quỹ lương.

Trang 21

* Nếu kết quả so sánh là dấu âm (+) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tăngphí quỹ lương

- Bước 2: Tìm nguyên nhân làm tăng, giảm quỹ lương của người lao động

trực tiếp, sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích phương trình sau:Quỹ tiền lương của

lao động trực tiếp(QL)

= Số lượng LĐ trực tiếp

Mức tiền lương bìnhquân người (X)+ Mức tăng (giảm) tuyệt đối của quỹ lương:

∆ QL = QL1 - QL0

+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

- Do số lượng lao động trực tiếp sản xuất thay đổi:

Tài liệu sử dụng để phân tích:

+ Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức tiền lương ở doanh nghiệp

+ Các số liệu tài liệu kế toán chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồmcả kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết và các tài liệu thống kê

+ Các chế độ, chính sách về tiền lương của nhà nước, của doanh nghiệpbao gồm cả những văn bản quy định hướng dẫn của nghành hoặc cơ quan chủquản, của cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Các hợp đồng lao động và chính sách về quản lý lao động.

g Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởngsản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) Chi phí sảnxuất chung bao gồm nhiều loại, có loại mang tính chất biến đổi, có loại mangtính chất cố định Do vậy để đảm bảo những nhận xét đưa ra được chính xác,

Trang 22

trước khi phân tích cần tiến hành điều chỉnh các khoản biến phí theo tỷ lệ %hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Tài liệu sử dụng : Các chỉ tiêu kế hoạch về chi phí sản xuất chung; các tàiliệu, số liệu kế toán về chi phí sản xuất chung bao gồm kế toán tổng hợp và kếtoán chi tiết…

1.2.2.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

a Phương pháp chi tiết.

Phương pháp chi tiết là phương pháp phân chia chỉ tiêu phân tích thànhnhiều bộ phân cấu thành để phục vụ một yêu cầu phân tích cụ thể Theo phươngpháp này, một chỉ tiêu phân tích có thể chi tiết theo các hướng như sau: chi tiếttheo các bộ phận cấu thành, chi tiết theo thời gian, chi tiết theo địa điểm Trongphân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, chỉ tiêu giá thành sảnphẩm được chi tiết theo từng khoản mục chi phí, như khoản mục chi phí nguyênvật liệu, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí sử dụng máymóc, khoản mục chi phí sản xuất chung Các khoản mục chi phí này lại được chitiết theo từng khoản mục chi phí nhỏ khác.

b Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định mứcđộ biến động của chỉ tiêu phân tích Trong phân tích chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm, chúng ta phải so sánh giá trị sản phẩm đạt được với chi phí sảnxuất bỏ ra trong kỳ kinh doanh So sánh chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kì thựchiện so với kì kế hoạch cũng như chi phí của từng khoản mục trong giá thành, sosánh mức giá thành sản phẩm thực tế đạt được với giá thành sản phẩm lập theodự toán chi phí sản xuất (giá thành kế hoạch).

Phương pháp so sánh có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và có thể nhanhchóng đánh giá các chỉ tiêu cần phân tích Tuy nhiên, khi sử dụng phương phápnày thì sẽ không xác định được cụ thể sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ

Trang 23

tiêu phân tích Vì vậy, việc đề xuất những biện pháp khắc phục những tồn tạihay phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp bị hạn chế Để khắc phục nhượcđiểm này, trong phân tích người ta còn sử dụng phương pháp loại trừ.

c Phương pháp loại trừ

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đốitượng phân tích, bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thìloại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Có hai hình thức:

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt số liệu

gốc bằng số liệu muốn so sánh của các nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tếđược phân tích theo một lôgic xác định Thông thường, trình tự thay thế đượcquy định: nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau.

- Phương pháp số chênh lệch: đây là hình thức biến tướng của hình thức

thay thế liên hoàn Xét theo toán học thì phương pháp số chênh lệch là hình thứcrút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung.Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí tronggiá thành sản phẩm.

d Phương pháp cân đối

Là phương pháp được dùng trong phân tích dựa trên cơ sở cân đối giữanguồn và việc phân phối các nguồn đó Trong phân tích chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm, phương pháp cân đối được dùng để cân đối giữa tổng chi phí vàcác yếu tố chi phí, cân đối giữa tổng giá thành và khoản mục giá thành.

e Phương pháp dùng biểu mẫu

Biểu trong phân tích kinh tế nói chung và trong phân tích chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm nói riêng được thiết lập theo các dòng, các cột, trong đó ghichép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, các số liệu phân tích.

Trang 24

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ phân tích chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tìnhhình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình kinhdoanh, cũng như chính bản thân doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Chi phísản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó cónhững nhân tố mang tính chất khách quan và có những nhân tố mang tính chủquan, các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng tác động tới chiphí.

- Giá cả và cạnh tranh: Nói đến thị trường, chúng ta không thể không đềcập đến hai nhân tố cơ bản là giá cả và sự cạnh tranh.

Trước hết là sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Biểu hiện, đó là khi giá cả của nhiên, nguyên liệu, vậtliệu, dụng cụ, đồ dùng…hoặc giá cả của các lao vụ, dịch vụ thay đổi sẽ làm thay

Trang 25

đổi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu giá cả của nguyên liệu,vật liệu, dụng cụ tăng lên thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên và ngượclại Vì vậy, lựa chọn việc thay thế các loại nguyên, vật liệu với giá cả hợp lýnhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp cũng làyếu tố quan trọng để giảm chi phí.

Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường Cạnhtranh một mặt thúc đẩy doanh nghiệp hạ thấp hao phí lao động cá biệt để tăngkhả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Mặt khác nó lại có tác động làmtăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thị trường, cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp sản xuất quạt điện diễn ra cũng không kém phần gay gắtvà khốc liệt như trong thị trường hàng hoá tiêu dùng khác Biểu hiện rõ nét nhấtcủa cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường tiêu dùng đó làhoạt động quảng bá, quảng cáo sản phẩm, chất lượng sản phẩm Như đã biết,đối với các doanh nghiệp sản xuất, điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện là doanh nghiệp phải ký được cáchợp đồng có giá trị lớn Vì thế doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí đểcó được những hợp đồng tiêu thụ đó như: Chi phí trả cho hoạt động marketing,chi phí quảng cáo… Chính vì vậy nó có tác động làm tăng chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Ngoài các nhân tố khách quan trên: Nhân tố tiến bộ của khoa học, kỹ thuật,công nghệ cũng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Khi những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, những quy trình công nghệ mới được ứngdụng vào sản xuất cùng với xu hướng chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăngsẽ góp phần tăng năng xuất lao động và chất lượng tốt nhằm giảm lao động chântay… Đó cũng là nhân tố góp phần làm giảm chi phí.

Trong giai đoạn hiện nay, các khoản mục chi phí luôn có sự thay đổi Nhấtlà các khoản tiền lương, chi phí nhiên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí trảlãi tiền vay, chi phí công cụ lao động Những khoản này nằm ngoài ý muốn củadoanh nghiệp và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

Trang 26

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những nhân tố khách quan trên còn có những nhân tố chủ quanảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Năng xuấtlao động của con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý sảnxuất… ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Đây là những nhân tốthuộc về chủ thể kinh doanh và nó mang tính chất bên trong hay còn gọi lànhững nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Nhân tố năng xuất lao động con người: Năng xuất lao động cũng là một

yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào thì yếu tố con người là vô cùng quantrọng mà không thể thiếu được, đi đôi với con người là năng suất lao động củahọ Nếu năng xuất lao động của người lao động mà cao thì sẽ tiết kiệm được quỹtiền lương, giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm tiêu thụ và điềunày sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm xuống

- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đóng

một vai trò hết sức quan trọng đối với chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Bởi nếu doanh nghiệp có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì nósẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp Nếu máy móc thiết bịsản xuất, dụng cụ quản lý đầy đủ, hiện đại thì nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt độngsản xuất được thông suốt và giảm được các khoản chi phí do thuê ngoài Ngoàira, điều kiện kho bãi để bảo quản vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị màtốt sẽ làm giảm chi phí hao hụt trong khâu bảo quản, đồng thời hạn chế được sựsuy giảm chất lượng, hao mòn của vật tư, máy móc thiết bị…

- Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: Nhờ vào việc bố chí các

khâu sản xuất hợp lý có thể hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu, chi phí vềngừng sản xuất … Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịpthời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuấtnhư việc ngừng sản xuất do thiếu vật tư…

Đồng thời, thông qua việc tổ chức sử dụng vốn sẽ kiểm tra được tình hìnhdự trữ vật tư, từ đó phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao

Trang 27

hụt vật tư… Việc đẩy nhanh sự chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vayvốn, giảm bớt được chi phí trả lãi tiền vay…Tất cả sự tác động trên đều làmgiảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trên đây là các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến chiphí sản xuất kinh doanh Việc nghiên cứu các nhân tố này có ý nghĩa quan trọngtrong các doanh nghiệp sản xuất vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp đề ra cácphương hướng và các biện pháp chung nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trang 28

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91

2.1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91Tên tiếng Anh: 91 Electro Mechanical Joint Stock CompanyTên viết tắt: 91EM.JSC

Giám đốc hiện tại: Mai Bá Loan Năm sinh: 1959 SĐT: 0912231508Trụ sở chính: 55A, tổ 2, Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Nhà máy sản xuất: Số 252, đường Xuân Phương, Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, HàNội.

Điện thoại: (+84) 37750701Fax: (+84)37750702

Email: 91productcom@gmail.com.vn

Giấy CNĐKKD: Số 0038891124 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nộicấp, đăng ký lần đầu ngày 16/4/1998, thay đổi lần cuối ngày 23/10/2008.

Vốn điều lệ: 7.500.000.000 VNĐ (Bảy tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng).

Công ty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 có nhiệm vụ chính là: sản xuất cácloại quạt điện, máy móc, linh kiện quạt điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhândân Cơ sở vật chất của công ty bao gồm: 5.500m2 nhà xưởng (gồm cả khochứa), 95 máy móc thiết bị các loại với tổng số cán bộ công nhân viên là 252người, trong đó có 30 kỹ thuật viên Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị 6 chiếclaptop, 5 máy vi tính để bàn phục cho cho cán bộ quản lý, phòng tài chính kếtoán, ban giám đốc cho công việc hàng ngày Ngoài ra, công ty còn sở hữu 02chiếc ô tô 4 chỗ, và 05 ô tô chở hàng phục vụ co vận chuyển hàng hóa.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các thời kỳ

Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91, tiền thân là Công ty TNHH Thươngmại sản xuất điện cơ 9199, được thành lập vào ngày 16/4/1998 với vốn điều lệban đầu là 4.500.000.000 VNĐ (Bốn tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng) Banđầu, doanh nghiệp sản xuất với hơn 25 mặt hàng các loại, bao gồm: quạt trần,

Trang 29

quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường…Sự khởi đầu thuận lợi đem lại nhữngthành công nhất định cho công ty còn rất non trẻ.

Từ năm 2000 đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ bìnhquân năm trên 16% Doanh thu từ 30,2 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 46,3 tỷ đồngnăm 2005.

Nhưng từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007, tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty đi xuống, thậm chí thua lỗ bởi nhiều lý do khác nhau.Tháng10/2008, Công ty TNHH Thương mại sản xuất điện cơ 9199 đổi tên vàloại hình kinh doanh thành Công ty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 với tổng nguồnvốn điều lệ là 7.500.000.000 VNĐ (Bảy tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng).Ngoài các mặt hàng truyền thống, công ty còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng vớicác chủng loại khác nhau như: quạt hộp, quạt sạc, quạt công nghiệp…

Trong ba năm trở lại đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tykhông ngừng tăng trưởng và ổn định Giá trị sản xuất, nộp ngân sách cũng nhưthu nhập của người lao động trong công ty năm sau đều tăng hơn năm trước vớitỷ lệ cao Mới đây, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn Điều lệ lên 15 tỷ đồng.

Tương lai, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 định hướngngoài quạt điện, sẽ mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm các sản phẩm điện,điện tử, điện lạnh, dụng cụ gia đình, trang trí nội thất, phụ tùng ô tô… Bằng sựđồng lòng và bằng những hướng đi đúng đắn, tin tưởng rằng Công ty cổ phầnsản xuất điện cơ 91 sẽ sớm thực hiện được quyết tâm của mình.

2.1.3 Tổ chức hệ thống sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Loại hình sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt theo đặt hàng vànhu cầu tiêu thụ sản phẩm Vì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quạt điện chủ yếu vàomùa hè nên hình thức sản xuất của doanh nghiệp cũng mang tính thời vụ Doanhnghiệp sản xuất nhiều vào mùa hè, mùa đông sản xuất ít để nhập kho chờ tiêuthụ vào mùa hè

* Đặc điểm: Hệ thống sản xuất của Công ty gồm có:

- 4 phân xưởng sản xuất chính: đột dập, cơ khí, sơn-mạ-nhựa, lắp rắp;

Trang 30

- 1 phân xưởng sản xuất phụ trợ: phân xưởng thiết bị công nghệ;

- 2 bộ phận phục vụ sản xuất: bộ phận phục vụ sản xuất và bộ phận KCS - 1 bộ phận vận chuyển: 01 lái xe nâng và 05 xe tải Bộ phận này phụ tráchviệc vận chuyển nguyên liệu trong quá trình sản xuất, vận chuyển thành phẩmtrong quá trình xuất- nhập kho và tiêu thụ sản phẩm.

* Nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất chính:

- Phân xưởng đột dập: đột, dập rôto, stato, cắt lá tôn; ép tán stato; dập uốncác chi tiết và phụ kiện khác.

- Phân xưởng cơ khí: đúc rôto lồng sóc; đúc nhôm các chi tiết làm bằngnhôm; Gia công cơ khí nguội toàn bộ các chi tiết của quạt.

- Phân xưởng sơn-mạ-nhựa: sản xuất các chi tiết làm bằng nhựa; mạ kẽm,mạ bóng, nhuộm, sơn cánh quạt, lưới quạt.

- Phân xưởng lắp ráp: cuốn bin, vào bin stato; lắp ráp hoàn chỉnh các bộphận của quạt.

Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất của công ty Sản xuất điện cơ 91:

Sơ đồ 2.1.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất

Trang 31

(Nguồn: Tư liệu do Phòng Kỹ thuật - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91cung cấp tháng 3/2011)

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quạt là trải qua nhiều giai đoạn giacông do nhiều phân xưởng khác nhau thực hiện Tại mỗi phân xưởng chỉ sảnxuất ra một chi tiết hoặc cùng gia công một bộ phận của sản phẩm, các chi tiếtnày được chuyển cho phân xưởng lắp ráp để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quantrọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuấtkinh doanh vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuấtkinh doanh Do đó nếu doanh nghiệp tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế caovà ngược lại Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Côngty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Phânxưởnglắp rắp

Phânxưởnglắp rắp

Bộ phậnKCS

Bộ phậnKCS

Thành phẩm

Thành phẩm

Phân xưởngđột dập

Phân xưởngđột dập

Phân xưởngcơ khí

Phân xưởngcơ khí

Phân xưởngsơn-mạ-nhựa

Phân xưởngsơn-mạ-nhựa

Phân xưởng thiết bị công nghệPhân xưởng

thiết bị công nghệ

Bộ phận phục vụ sản xuấtBộ phận

phục vụ sản xuất

Trang 32

Sơ đồ 2.1.4: Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý

(Nguồn: Tư liệu do Phòng Tổ chức hành chính - Công ty cổ phần sản xuấtđiện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011)

Chú thích:

: Chỉ đạo trực tiếp : Hướng dẫn

Tổng Giám đốc

Phó Tổng GĐ sản xuất

Phó Tổng GĐ sản xuất

Phó Tổng GĐKỹ thuật

Phó Tổng GĐKỹ thuật

Phòngkế hoạch

Phòngkế hoạch

PhòngKế toán

PhòngKế toán

P tổ chứchànhchính

P tổ chứchànhchính

Phòngbảo vệ

Phòngbảo vệ

Phòngkỹ thuật

Phòngkỹ thuật

KCSKinh Phòng

PhòngKinh doanh

PhânxưởngCơ khí

PhânxưởngCơ khí

Phân xưởnglắp rắp

Phân xưởnglắp rắp

PX thiết bị & công

PX thiết bị & công

Hội đồng quản trịChủ tịch HĐQT

Hội đồng quản trịChủ tịch HĐQT

Trang 33

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

* Ban Giám đốc (kiêm hội đồng quản trị): gồm 3 người

- Tổng Giám đốc (kiêm Chủ tịch): là người điều hành cao nhất, ra quyết địnhchỉ đạo và xây dựng kế hoạch dài, ngắn hạn; đồng thời chịu trách nhiệm trướcNhà nước và cấp trên về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TổngGiám đốc có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển nguồnvốn

- Phó TGĐ sản xuất: chỉ đạo trực tiếp và theo sát việc sản xuất hàng ngày,hàng tháng bằng cách giao kế hoạch, chỉ huy thực hiện, tổ chức quản lý kho bánthành phẩm và cung ứng vật tư Phó TGĐ sản xuất cũng là người ban hành vàđiều hành việc áp dụng các định mức lao động.

- Phó TGĐ kỹ thuật: chỉ đạo trực tiếp việc cung cấp, cải tiến trang thiết bị,máy móc và áp dụng công nghệ mới đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn chấtlượng và an toàn lao động.

* Phòng Kế hoạch - vật tư: Xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện kếhoạch, tổ chức việc ký kết theo dõi thực hiện và hoàn thành các hợp đồng, xâydựng và thực hiện kế hoạch thu mua vật tư, kiểm tra quản lý chất lượng vật tưđầu vào.

* Phòng kỹ thuật: Thiết kế, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sảnxuất; nghiên cứu cải tiến về chất lượng và mẫu mã các sản phẩm.

* Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổ chức và thực hiện việc đào tạo, tuyểndụng, phân công lao động; quản lý tiền lương, các định mức lao động, các chếđộ chính sách dành cho người lao động; sắp xếp lịch công tác

* Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm, thành phẩmtrước khi nhập kho và sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ; thi hành pháp luật củaNhà nước, các quyết định của cấp trên về công tác đo lường và quản lý chấtlượng sản phẩm.

* Phòng Kế toán: Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp các hoạt độngkinh tế, tài chính, nguồn vốn; giám sát và phản ánh việc thực hiện các chínhsách, chế độ luật định ở Công ty

Trang 34

* Phòng kinh doanh: Xây dựng, thực hiện kế hoạch, chiến lược bán hàngvà chăm sóc khách hàng; hoạch định chính sách về giá cả và phân phối; Quảnlý, theo dõi các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý bán hàng.

* Phòng bảo vệ: Đảm bảo công tác an ninh, chính trị, trật tự; phòng chốngcháy nổ, chữa cháy; bảo vệ tài sản của Công ty

2.1.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006- 2010

Đã có mặt trên thị trường được gần 15 năm, các sản phẩm quạt điện mangnhãn hiệu của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 luôn có được uy tín cao vềchất lượng cũng như mẫu mã, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc và Bắc TrungBộ Với các thị trường này Công ty phục vụ và thỏa mãn gần như toàn bộ nhucầu của khách hàng Tuy nhiên, sản phẩm của công ty còn chưa thâm nhập đếnngười tiêu dùng miền Trung, miền Nam và nước ngoài hay có nhiều thị trườngmà sản phẩm của Công ty còn mới lạ với người tiêu dùng Bởi vậy, đây cũngchính là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91trong 5 năm từ 2006 – 2010 được thể hiện dưới bảng sau:

Trang 35

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010

Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91

bán hàng và cung cấp dịch vụ

45.976.470.000 45.427.440.000 48.082.980.000 49.065.700.000 53.092.048.000

4 Giá vốn hàng bán 40.462.150.000 41.262.240.000 42.868.790.000 43.013.670.000 45.046.840.0005 Lợi nhuận gộp 4.514.320.000 4.165.200.000 5.214.190.000 6.052.030.000 8.045.208.0006 Doanh thu từ hoạt động tài

chính

680.450.000 543.160.000 765.985.000 889.876.000 1.086.452.0007 Chi phí tài chính 890.887.000 910.684.000 658.465.000 696.565.000 786.115.000

Trong đó: Lãi vay phải trả 797.165.000 896.005.000 486.654.000 499.465.000 501.232.000

9 Chi phí bán hàng 1.987.232.000 2.064.589.000 1.696.878.000 2.135.565.000 2.168.898.00010 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.598.765.000 2.878.568.000 2.476.865.000 2.308.465.000 3.002.201.00011 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

Trang 36

15 Tổng lợi nhuận trước thuế -532.977-742.7491.146.664.5381.999.431.9352.374.157.770

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN -532.977-742.749825.598.4681.439.590.9941.709.393.595

(Nguồn: Số liệu do Phòng kế toán - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011)

Phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sảnxuất điện cơ 91 giai đoạn 2006 – 2010

Bảng 2: Bảng phân tích tình hình biến động của

các chỉ tiêu chính trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010

Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91

Đơn vị tính: VN đồng

Trang 37

TT (+ / -) % (+ / -) % (+ / -) % (+ / -) %1 Doanh thu thuần từ hoạt động

bán hàng và cung cấp dịch vụ

-549.030.000 -1,19 2.655.540.000 5,58 982.720.000 2,04 4.026.348.000 8,212 Doanh thu từ hoạt động tài

Trang 38

Nhận xét:

Trong 3 năm trở lại đây, kể từ khi Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 chuyểnđổi loại hình kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần, tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan.Tổng Doanh thu thuần từhoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.Năm 2008 tăng 2.655.540.000 (tăng gần 6%) so với năm 2007, con số này tiếptục tăng 982.720.000(tăng hơn 2%) vào năm 2009 và đến năm 2010 là4.026.348.000 (tăng 8,21%) Về hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động tàichính đạt những con số khá cao Năm 2008 tăng 222.825.000 (tăng đến 41%) vàđến năm 2010 con số này 1.086.452.000 tức là tăng 196.576.000 (tăng 22,1%)so với năm 2009 Trên thị trường sản phẩm của Điện cơ 91 luôn chiếm một tỷtrọng đáng kể

Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm( 2009) ta thấy doanh thu và lợi nhuận qua các năm của doanh nghiệp khôngngừng tăng lên với mức độ cao Từ đó cho thấy chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp đề ra rất đúng đắn và có hiệu quả cao Tổng lợi nhuận sau thuếcủa doanh nghiệp cũng không ngừng tăng cao kể từ năm 2008, năm 2008 lợinhuận tăng so với năm 2007 là 826.341.217 (tức là tăng 154,5%), năm 2009 lợinhuận mà doanh nghiệp đạt được là 1.439.590.994VNĐ, tức là tăng269.802.601 hay 18,7% so với năm 2009 Và đến năm 2010, tổng lợi nhuân màdoanh nghiệp đạt được là 1.709.393.595VNĐ, tăng 269.802.601 (tăng 18,7%) sovới năm 2009 Lợi nhuận tăng nên đời sống của công nhân viên không ngừngđược cải thiện Mức tăng này là hoàn toàn hợp lý khi tốc độ mở rộng thị trườngcủa doanh nghiệp ngày càng cao, và uy tín về sản phẩm của doanh nghiệp ngàycàng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

2005-Có thể nói, những thành tích đạt được kể trên đây chỉ là con số khá nhỏ so với những gì đạt được của Công ty Một mặt, những kết quả đạt được cho thấy nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty, mặt khác nó cũng thể hiện hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp.

Trang 39

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ91

2.2.1 Tổ chức công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm tại doanh nghiệp

Công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi phísản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ91 do phòng Tài chính – kế toán đảm nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp củaGiám đốc công ty.

2.2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần sản xuấtđiện cơ 91

Hiện nay, Công ty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 đang áp dụng mô hình kếtoán tập trung Theo đó, các đơn vị trực thuộc (các phân xưởng sản xuất) khôngthành lập bộ máy nhân sự kế toán riêng mà chỉ tập trung chứng từ và định kỳchuyển về Phòng Kế toán - Tài chính để ghi sổ.

Bộ máy Kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,tức Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành khôngthông qua trung gian nhận lệnh.

Bộ máy kế toán Công ty thực hiện tổng hợp tài liệu từ phân xưởng sản xuấtchính, tính giá thành sản phẩm cuối cùng, xác định lỗ lãi của toàn Công ty vàchịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Tại phòng kế toán Công ty: Sau khi nhận được chứng từ ban đầu theo sựphân công thực hiện các công việc Kế toán tự kiểm tra, phân loại, xử lý chứngtừ, lập các nhật ký cho tới việc ghi sổ, tổng hợp hoá đơn, số liệu và cung cấpthông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý Trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lậptiến hành các hoạt động phân tích kinh tế để giúp lãnh đạo Công ty trong việcquản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 40

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất điệncơ 91

Đứng đầu phòng kế toán Công ty là kế toán trưởng Phòng kế toán củaCông ty dưới sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của kế toán trưởng Các bộ phận kếtoán xí nghiệp cũng đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toánxí nghiệp

Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thốngnhất của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá công tác kế toán của bộphận kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc trưng tổ chức sản xuất, đặc thù củangành sản xuất hàng tiêu dùng, yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty, bộ máykế toán Công ty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 bao gồm:

Sơ đồ 2.2.1.2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phầnsản xuất điện cơ 91

(Nguồn: Tư liệu do Phòng Tổ chức hành chính - Công ty cổ phần sản xuất điệncơ 91 cung cấp tháng 3/2011)

KẾ TOÁN TRƯỞNG(Trưởng phòng Kế toán – Tài chính)

Kế toán TSCĐ

Kế toán vật tư

Kế toán công nợ

Kế toán

tiền lương

Kế toán

tiền ngân hàng

Thủ quỹ

Kế toán thanh

Kế toán

tiền mặt

Kế toán chi phí, giá thành

Kế toán

tổng hợpKế toán doanh thu và xác định kết quả

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006–2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 1.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006–2010 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng dự toán chi phí sảnxuất theo yếu tố giai đoạn 2006–2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 3.

Bảng dự toán chi phí sảnxuất theo yếu tố giai đoạn 2006–2010 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3b: Bảng dự toán chi phí sảnxuất theo yếu tố giai đoạn 2008 –2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 3b.

Bảng dự toán chi phí sảnxuất theo yếu tố giai đoạn 2008 –2010 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Tình hình kế hoạch chi phí được doanh nghiệp phân tích dựa vào các khoản mục chi phí phân theo công dụng, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

nh.

hình kế hoạch chi phí được doanh nghiệp phân tích dựa vào các khoản mục chi phí phân theo công dụng, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 5: Tài liệu gốc về các sản phẩm chínhcủa doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006–2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 5.

Tài liệu gốc về các sản phẩm chínhcủa doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006–2010 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5b: Tài liệu gốc về các sản phẩm chínhcủa doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2008 –2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 5b.

Tài liệu gốc về các sản phẩm chínhcủa doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2008 –2010 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 6.

Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010 Xem tại trang 52 của tài liệu.
* Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm hàng hóa: - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

nh.

giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm hàng hóa: Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 7: Bảng đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 7.

Bảng đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010sản phẩm hàng hóa giai đoạn đoạn 2006 – 2010 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Qua bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét là: - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

ua.

bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét là: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Từ việc sảnxuất không đúng kế hoạch đặt ra trong nhiều năm liền, đến năm 2008, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần đã đem lại bộ mặt thay đổi lớn do Công ty - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

vi.

ệc sảnxuất không đúng kế hoạch đặt ra trong nhiều năm liền, đến năm 2008, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần đã đem lại bộ mặt thay đổi lớn do Công ty Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 8a: Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006 – 2007 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 8a.

Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006 – 2007 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 8: Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006 – 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 8.

Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2006 – 2010 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 8b: Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2008 – 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 8b.

Bảng thu thập tài liệu về giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp giai đoạn đoạn 2008 – 2010 Xem tại trang 67 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng 8 trên, doanh nghiệp tiến hành lập bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được sau đây: - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

n.

cứ vào bảng 8 trên, doanh nghiệp tiến hành lập bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được sau đây: Xem tại trang 68 của tài liệu.
c. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

c..

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được Xem tại trang 73 của tài liệu.
Qua bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét là: - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

ua.

bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét là: Xem tại trang 75 của tài liệu.
2.2.2.4. Phân tích tình hình biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

2.2.2.4..

Phân tích tình hình biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 11b: Bảng phân tích so sánh sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 - 2008 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 11b.

Bảng phân tích so sánh sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 - 2008 Xem tại trang 84 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong năm năm trở lại đây không ổn định - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

ua.

bảng số liệu trên ta thấy, tình hình chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong năm năm trở lại đây không ổn định Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 12: Bảng phân tích tình hình quản lý và - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 12.

Bảng phân tích tình hình quản lý và Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 13: Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 13.

Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 14: Bảng số liệu về tình hình sảnxuất sản phẩm chính và tiêu dùng nguyên vật liệu năm 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 14.

Bảng số liệu về tình hình sảnxuất sản phẩm chính và tiêu dùng nguyên vật liệu năm 2010 Xem tại trang 103 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên, ta có đối tượng phân tích: - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

b.

ảng số liệu trên, ta có đối tượng phân tích: Xem tại trang 109 của tài liệu.
Bảng 17: Bảng phân tích tình hình biến động khoản mục chi phí sảnxuất chung năm 2010 - Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91.doc

Bảng 17.

Bảng phân tích tình hình biến động khoản mục chi phí sảnxuất chung năm 2010 Xem tại trang 112 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan