1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm của huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

60 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 510,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC IĐỀ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG Người thực hiện: Ngôn Thị Vương Lớp: K9 Cao

Trang 1

NGÔN THỊ VƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG

Người thực hiện: Ngôn Thị Vương

Lớp: K9 Cao Bằng niên khóa 2014-2016

Chức vụ: Phó trưởng phòng – phụ trách Kê hoạch và Đầu tư

Đơn vị công tác: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nguyên Bình

tỉnh Cao Bằng

Trang 4

thầy, cô giáo Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I

Xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, phòng Tài chính- Kếhoạch huyện Nguyên Bình và các phòng ban chuyên môn thuộc huyện đã tạo điều kiệngiúp đỡ tác giả hoàn thành đề án

Tác giả thực hiện viết đề án trong thời gian ngắn, với sự hiểu biết còn hạn chếnên đề án không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡcủa các thầy cô giáo, các nhà khoa học đóng góp ý kiến để Tác giả hoàn thành nhiệm

vụ học tập và nghiên cứu tiếp theo Xin trân thành cám ơn!

Tác giả đề án

Ngôn Thị Vương

Trang 5

Ký tự Giải thích

Trang 6

2 Mục tiêu của đề án 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Giới hạn của đề án 3

B NỘI DUNG 4

1 Căn cứ xây dựng đề án 4

1.1 Cơ sở khoa học 4

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 8

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án 10

2 Nội dung thực hiện của đề án 11

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 11

2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm huyện Nguyên Bình 17

2.3 Nội dung đề án cần thực hiện 34

2.4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm của huyện Nguyên Bình 34

3 Tổ chức triển khai thực hiện đề án 43

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 43

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 45

3.4 Kinh phí thực hiện đề án 45

4 Dự kiến hiệu quả của đề án 46

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 46

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 47

4.3 Khó khăn khi thực hiện đề án 47

C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 49

1 Kiến nghị 49

1.1 Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 49

1.2 Kiến nghị đối với tỉnh Cao Bằng 49

2 Kết luận 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

Bình từ năm 2011- 2015 23 Bảng 2.2: Kết quả tính diện tích trồng rừng mới tập trung huyện Nguyên Bình từ

năm 2011- 2015 24 Bảng 2.3: Kết quả tính giá trị sản xuất công nghiệp huyện Nguyên Bình từ năm

2011- 2015 24 Bảng 2.4: Kết quả tính giá trị sản xuất xây dựng huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 25 Bảng 2.5: Kết quả tổng thu ngân sách huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 25 Bảng 2.6: Kết quả tính lợi nhuận doanh nghiệp huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 26 Biểu 2.7: Kết quả tính số trường, lớp Mầm non, phổ thông tiểu học, trung học cơ

sở, trung học phổ thông huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 26 Bảng 2.8: Kết quả tính tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế huyện Nguyên Bình từ

năm 2011- 2015 27 Bảng 2.9: Kết quả tính tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trên địa

bàn huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 27 Bảng 2.10: Kết quả tính số lao động được tạo việc làm trong năm huyện Nguyên

Bình từ năm 2011- 2015 28 Bảng 2.11: Kết quả tính tỷ lệ che phủ rừng huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 28 Bảng 2.12: Kết quả tính tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015 29 Bảng 2.13: Kết quả tính giá trị sản xuất ngành chủ yếu huyện Nguyên Bình từ

năm 2011- 2015 29 Bảng 2.14: Kết quả tính tỷ lệ hộ nghèo huyện Nguyên Bình từ năm 2011- 2015

30

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.2.3: Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình 21

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, có sự điều tiết của Nhà nước, công tác kế hoạch cũng từng bước đượchoàn thiện, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trongchiến lược và kế hoạch phát triển KT - XH đề ra Trước bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữacác chủ thể trong nền kinh tế với thế giới ngày càng lớn, bên cạnh đó sự biến đổikhí hậu cũng tác động không ít đến môi trường sống, do vậy đi đôi với việc tiếp tụcđổi mới cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô thì thì việc đổi mới, hoàn thiện công tác lập

kế hoạch PTKT-XH là một vấn đề hết sức cần thiết bởi vì kế hoạch là một trongnhững công cụ quản lý, điều hành của Nhà nước Để tăng cường hơn nữa vai trò củaNhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện công tácnày là một việc hết sức cần thiết và cấp bách Hơn thế nữa, đổi mới, hoàn thiệncông tác lập kế hoạch PTKT-XH cấp huyện và việc tăng cường năng lực của cán bộlàm công tác lập kế hoạch càng cần thiết và cấp bách hon vì theo quá trình đổi mớiviệc phân cấp lập kế hoạch xuống các địa phương là điều then chốt góp phần quyếtđịnh đến sự thành công của bản kế hoạch Quốc gia

Trong những năm qua, công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH của huyệnNguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được triển khai nhiều hoạt động hoàn thiện công táclập kế hoạch phát triển KT - XH như hướng dẫn, xây dựng khung mẫu hướng dẫn lập

kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, hàng năm, đồng thời UBND huyện Nguyên Bìnhcũng đã chỉ đạo phòng TC - KH trực tiếp xuống các cơ sở, các ngành hướng dẫn vềcông tác lập kế hoạch từ cơ sở xã, xóm ( có sự tham gia của người dân); hàng nămphòng TC – KH có tổ chức công tác thẩm định, tư vấn kế hoạch phát triển KT - XHcủa các ngành, các xã, đồng thời mời các ngành cùng tham gia bảo vệ kế hoạch pháttriển KT - XH của huyện với Tỉnh Đây là những tiền đề quan trọng để huyện có thểtiếp tục triển khai công cuộc này sâu rộng hơn, nhằm tạo ra một sự chuyển biến thật

sự trong công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH trong toàn huyện

Trang 10

Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn công tác lập kế hoạch ở huyện NguyênBình mặc dù đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, song quá trình hoàn thiện thiếu đồng bộ,hiệu quả và hiệu lực còn thấp, kế hoạch còn mang nặng tính áp đặt Công tác lập kếhoạch hàng năm được thực hiện theo khung hướng dẫn từ Trung ương đến địaphương và được Trung ương tổng hợp trong vòng một tháng, sau đó đã không đủ thờigian tổng hợp từ cơ sở nên quy trình lập kế hoạch có sự tham vấn các bên liên quanvào bản kế hoạch vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn là quy trình từ trên áp đặt xuống; vềphương pháp lập, phương pháp tính các chỉ tiêu KT - XH còn “bốc thuốc, mò mẫm”.Công tác lập kế hoạch chưa thực sự được coi trọng, bản kế hoạch chưa thực sự trởthành công cụ hữu ích cho công tác quản lý của các cấp chính quyền huyện.

Từ những hạn chế nêu trên cho thấy việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch pháttriển KT - XH là cấp bách và hết sức cần thiết Vì thế, tôi xin được chọn đề án

“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” làm đề án tốt nghiệp.

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề án nhằm hoạch định kế hoạch chung tổng thể của huyện vớiviệc đưa ra những chính sách hợp lý dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp những nguồnlực nhằm phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường

2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Tiếp tục vận dụng cuốn tài liệu hướng dẫn “Lập, giám sát và đánh giá thựchiện kế hoạch PTKT-XH cấp xã có sự tham gia” do sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng

ấn hành tháng 12 năm 2014 Bổ sung nội dung lập kế hoạch PTKTXH cấp huyện,

cấp xã gắn với sản xuất hàng hóa, tổng hợp các nguồn vốn, có sự tham gia, thích ứng với biến đổi khí hậu và định hướng thị trường.

+ Hoàn thành rà soát, đánh giá các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nhóm

hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng, cây trồng chủ yếu ( nhóm sở thích) trên địa bàn

Trang 11

huyện.( nhóm trồng, chế biến trúc sào; nhóm trồng, chế biến miến dong; nhómtrồng, tiêu thụ quả thanh long; nhóm trồng, chế biến, tiêu thụ chè chất lượng cao;nhóm nuôi bò vỗ béo…)

+Hoàn thành công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ cấp huyện, cấp xã

làm công tác kế hoạch về lập kế hoạch PTKTXH cấp huyện, cấp xã gắn với sản xuấthàng hóa, tổng hợp các nguồn vốn, có sự tham gia, thích ứng với biến đổi khí hậu vàđịnh hướng thị trường

+ Hoàn thành sắp xếp lại cán bộ làm công tác kế hoạch tại huyện, xã

+ Hoàn thành trang bị các điều kiện phục vụ công tác lập kế hoạch

+ Tổ chức, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao cho cán bộ cấp huyện, cấp xã làmcông tác kế hoạch

3 Giới hạn của đề án

+ Đối tượng: Công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm cấp huyện + Phạm vi không gian: Tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2011-2015, đề

xuất các giải pháp đến năm 2019

Trang 12

B NỘI DUNG

1 Căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số khái niệm

- Chiến lược phát triển KT - XH: Là hệ thống các phân tích, đánh giá và chọn

lựa quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu củađời sống xã hội và các giải pháp về phát triển KT - XH trong thời gian dài

- Quy hoạch phát triển KT - XH: Thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về

thời gian, không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủđộng hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững

- Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH: Là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy

hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn; nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêutăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác định các cânđối, chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vựckinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

- Kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm: Là công cụ quản lý kinh tế của

chính quyền huyện theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướngphát triển, kế hoạch phát triển KT - XH phải đạt được trong một khoảng thời giannhất định và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của một huyệnđặt ra một cách có hiệu quả nhất

Kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm là bước cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, làcông cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tếnhằm giải quyết những yếu kém đã phát hiện trong năm báo cáo; tranh thủ cơ hội, giảmthiểu thách thức dự báo trong năm kế hoạch hướng tới đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm

- Chương trình và dự án phát triển KT-XH: Là công cụ triển khai tổ chức

thực hiện chiến lược và kế hoạch 5 năm, nó đưa ra các mục tiêu và tổ chức bảo đảmnguồn lực để thực hiện mục tiêu đối với các vấn đề mang tính bức xức, nổi cộm vàđột phá của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch

Trang 13

- Chỉ tiêu kế hoạch: Là những nhiệm vụ cụ thể được xây dựng thành con số

cần đạt được trong kỳ kế hoạch Đó là các mục tiêu được biểu hiện bằng con số, cóxác định thời gian và không gian cụ thể Các chỉ tiêu phản ánh phần định lượng củabản kế hoạch và là đích phấn đấu của mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển Mỗichỉ tiêu kế hoạch bao gồm hai bộ phận là tên chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu Chỉ tiêu kếhoạch được phân thành chỉ tiêu bắt buộc, chỉ tiêu định hướng và chỉ tiêu khống chế.Chỉ tiêu có thể được phản ánh bằng cách là thể hiện sự thay đổi so với kỳ gốc hoặc

kỳ báo cáo hoặc giá trị tuyệt đối cần đạt được tại một thời điểm nào đó trong kỳ kếhoạch Con số định lượng có thể được biểu đạt bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch: Là một tập hợp các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện

những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển của các ngành, các cấp; là một tậphợp các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triểncủa các ngành, các cấp, các tổ chức KT - XH và của toàn nền kinh tế quốc dân.Được chia thành: chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn; chỉ tiêu số lượng và chỉtiêu chất lượng; chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị

Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thểnhiệm vụ cần đạt được của thời kỳ kế hoạch Các thước đo này thể hiện cả về sốlượng và chất lượng Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng đểthực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế

- Các kế hoạch bộ phận chủ yếu cấp huyện:

+ Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn: Là một bộ phận quan trọng

trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển KT - XH của huyện, nó gắn liền với thực hiện cácmục tiêu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện

+ Kế hoạch phát triển thương mại, dịch vụ: Là một bộ phận quan trọng

trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển KT - XH của huyện, quan trọng trong thựchiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa huyện

+ Kế hoạch vốn đầu tư: Là một bộ phận kế hoạch mang tính biện pháp

Trang 14

trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển KT - XH của huyện Là điều kiện tiênquyết để thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, đồng thời khả năng huy độngvốn đầu tư lại trở thành giới hạn của thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH.

+ Kế hoạch tài chính ngân sách: Là một bộ phận trong kế hoạch phát triển

KT – XH của huyện, là một các khoản thu, chi ngân sách trong kỳ kế hoạch trên địabàn huyện

+ Kế hoạch phát triển giáo dục: Là bộ phận cấu thành và có vị trí quan

trọng trong hệ thống kế hoạch xã hội Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triểngiáo dục là việc xây dựng các chỉ tiêu có liên quan đến phát triển giáo dục và cácchỉ tiêu biện pháp phát triển các nguồn lực giáo dục, đảm bảo duy trì các cân đốichủ yếu trong phát triển giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về giáo dục

+ Kế hoạch phát triển y tế: Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế

hoạch phát triển xã hội của huyện Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển y tế làxác định các mục tiêu quốc gia về y tế để nâng cao chất lượng, sức khỏe, tuổi thọngười dân; tính toán các nhu cầu và mục tiêu đáp ứng về nguồn nhân lực cho pháttriển y tế và thực hiện các chính sách y tế để duy trì và phát triển sự nghiệp y tế

+ Kế hoạch phát triển văn hóa: Là một bộ phận và có vị trí quan trọng trong

hệ thống kế hoạch phát triển xã hội Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển vănhóa là việc xây dựng các chỉ tiêu phát triển văn hóa và các chỉ tiêu biện pháp pháttriển các nguồn lực, nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu về văn hóa

+ Kế hoạch lao động và việc làm:Là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch

phát triển KT - XH của huyện Nội dung là nhằm xác định quy mô, cơ cấu của lựclượng lao động cần để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đồng thời đưa racác giải pháp thực hiện đào tạo, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lựclượng lao động của huyện

* Mối liên hệ giữa các kế hoạch bộ phận: Trong các kế hoạch bộ phận thì kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính ngân sách được xây dựng trước, song song

nhau, là kế hoạch quan trọng nhất trong hệ thống kế hoạch phát triển KT - XH củahuyện, là tiền đề để các kế hoạch bộ phận khác xây dựng theo, bởi vì để thực hiện

Trang 15

được các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của các kế hoạch bộ phận thì đòi hỏi phảixác định được nguồn lực, trong đó có vốn đầu tư và tài chính ngân sách để thựchiện; các kế hoạch bộ phận căn cứ vào nguồn vốn và ngân sách của huyện và cácmục tiêu, định hướng của ngành mình để xây dựng kế hoạch có khả năng thực hiệnđạt hiệu quả cao Trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH chung củahuyện, thì các kế hoạch bộ phận cũng tiến hành xây dựng song song với nhau, ngoàinội dung kế hoạch bộ phận có tính độc lập tương đối với nhau và phụ thuộc vớinhau trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng kế hoạch phát triển KT -

XH chung của huyện

1.1.2 Vai trò kế hoạch phát triển KT - XH huyện

- Vai trò điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế huyện: hoạch định kế hoạch chung

tổng thể của huyện bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối Tạo những điềukiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, tạo tiền đề vàhành lang pháp lý cho phát triển kinh tế huyện phát triển lành mạnh Ngoài ra, nócòn bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng trong huyện, giữa các tầng lớpdân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và chính sách điều tiết

- Vai trò định hướng phát triển KT - XH của huyện: đưa ra hệ thống mục tiêu

phát triển vĩ mô về KT - XH trên địa bàn huyện, xây dựng các dự án, chương trình,tìm các giải pháp và phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng pháttriển, xác định các cân đối lớn… nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướngphát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, đưa

KT - XH ở huyện phát triển theo định hướng nhất định

- Vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động KT - XH của huyện: thường xuyên

theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch thực hiện và tuân thủcác cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch Đánhgiá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêu đặt ra Phân tích hiệuquả tài chính, hiệu quả KT - XH bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xâydựng các kế hoạch của huyện thời kỳ tiếp theo

Trang 16

1.1.3 Nội dung công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp huyện

- Phân tích cơ sở đề lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện.

- Đánh giá việc thực hiện quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm của huyện

- Phân tích việc thực hiện hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉtiêu kế hoạch hàng năm của huyện

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

- Văn kiện Đại hội XII của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015

2020 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp để phát triển kinh tế

Các văn bản của Trung ương

- Các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 18/6/2012

về việc xây dựng Kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2013 và Kếhoạch đầu tư NSNN 3 năm 2013–2015; Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 và xâydựng kế hoạch phát triển KT - XH, dự toán NSNN năm 2014; Chỉ thị 14/CT-TTgngày 14/6/2014 về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNNnăm 2015; Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 về xây dựng kế hoạch phát triển KT -

XH 5 năm 2016 - 2020, Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 về lập kế hoạch đầu tưcông trung hạn 5 năm 2016- 2020

- Các Quyết định của Thủ trướng Chính phủ: Quyết định số 512/QĐ-TTg

Trang 17

ngày 01/4/2014 về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh CaoBằng đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày02/3/2010 về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê,

- Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư quy định về nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nộidung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã

Các văn bản của Tỉnh

- Quyết định số 2169/ 2009/ QĐ-UBND Của UBND tỉnh Cao Bằng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên

Bình giai đoạn 2009-2020

- Quyết định số 2692/QĐ-UBND Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Của UBND

tỉnh Cao Bằng “ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

- Các Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng: Chỉ thị 16/CT-UBND

ngày 29/6/2012 về xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm2013; Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 02/7/2013 về xây dựng kế hoạch phát triển KT -

XH và dự toán NSNN năm 2014; Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 26/5/2014 về xâydựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2015; Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 28/8/2014 về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016– 2020; Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 28/8/2014 về việc lập kế hoạch đầu tư côngtrung hạn 5 năm 2016 – 2020

- Nghị quyết số 45/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Cao Bằng

về phê chuẩn “Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 – 2020 của tỉnh Cao Bằng”.

Các văn bản của huyện Nguyên Bình

- Các Chỉ thị của Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình: Chỉ thị số

04/CT-UBND ngày 21/6/2013 về xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNNnăm 2014; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 12/6/2014 về xây dựng kế hoạch phát triển

KT - XH và dự toán NSNN năm 2015 Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 08/9/2014 về việcxây dựng kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 – 2020; Chỉ thị 16/CT-UBND

Trang 18

ngày 08/8/2014 về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020.

- Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 20/12/2010 của HĐND huyện

Nguyên Bình về Quyết định Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2011-2015 huyện Nguyên Bình ” Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND huyện Nguyên Bình về Kế hoạch phát triển KT - XH 2014 huyện Nguyên Bình ” Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của HĐND huyện Nguyên Bình

về Kế hoạch phát triển KT - XH 2015 huyện Nguyên Bình ” Nghị quyết số 43/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND huyện Nguyên Bình về Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2016-2020 huyện Nguyên Bình ”….

Nghị quyết số 45/2015/NQ-HĐND ngày 28/12/2015 của HĐND huyện

Nguyên Bình về việc phê chuẩn kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa cây trúc sào,

cây dong giềng, cây dược liệu; Nghị quyết số 46/2015/NQ-HĐND ngày 28/12/2015

của HĐND huyện Nguyên Bình về việc phê chuẩn kế hoạch phát triển Nông Lâm

nghiệp và dịch vụ du lịch Phia Oắc- Phia Đén giai đoạn 2015- 2020

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án

Ở Việt Nam, kế hoạch đóng vai trò là công cụ quản lý, tổ chức triển khai,theo dõi đánh giá các hoạt động KT - XH trong từng giai đoạn nhất định Hiện nay,trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,thì yêu cầu đặt ra đối với công cụ kế hoạch là phải có những thay đổi cần thiết đápứng những đòi hỏi và điều kiện mới trong quá trình chuyển đổi Muốn đáp ứngđược những yêu cầu đó, đòi hỏi hoàn thiện và đổi mới mạnh hơn nữa công cụ quản

lý, đặc biệt là công cụ kế hoạch hóa Công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH cấphuyện là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển KT - XH quốc gia, nênhoàn thiện công tác lập kế kế hoạch phát triển KT - XH cấp huyện là một yêu cầutất yếu

Ở vị trí nằm trên quốc lộ 34- tuyến đường giao thông kết nối từ thành phốCao Bằng đi các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, sang tỉnh Hà Giang, đồng thời là huyệnnằm kề huyện Hòa An và huyện Thông Nông nên huyện Nguyên Bình giữ vai tròquan trọng và cũng sẽ đóng góp một phần vào phát triển KT - XH của tỉnh Cao Bằng

Trang 19

Mặt khác, so với Trung ương, khả năng chủ động về sử dụng các công cụquản lý kinh tế vĩ mô của các chính quyền địa phương là rất hạn chế và càng xuốngthấp thì lại càng hạn chế hơn Chẳng hạn, Chính phủ có thể sử dụng các công cụnhư chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,…thì các địa phương hầu như không cócác công cụ đó Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của tỉnh, huyện, xã do đó mà hẹphơn và ngày càng hẹp hơn đối với các huyện vẫn còn nhiều khó khăn như huyệnNguyên Bình, khi mà các hoạt động của huyện phần lớn phụ thuộc vào ngân sáchcấp trên Do đó, huyện Nguyên Bình cần phải có những công cụ quản lý vĩ mô hữuhiệu, một trong những công cụ đó là kế hoạch hóa Vì vậy hoàn thiện công tác lập

kế hoạch là một yêu cầu tất yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế,nâng cao đời sống xã hội của người dân

Qua những phân tích về vị trí, vai trò và những hạn chế trong công tác lập kếhoạch phát triển KT - XH cấp huyện nói chung, qua đó ta thấy được những hạn chếtrong lập kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình như: Chất lượng của cácbản kế hoạch vẫn còn thấp, thiếu tính khả thi trong thực hiện; nội dung được thựchiện theo những khuôn mẫu nhất định; thiếu thông tin dự báo, định hướng; sự thamvấn các bên liên quan vào bản kế hoạch vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn là quy trình

từ trên áp đặt xuống, cấp huyện định hướng cho cấp xã; về phương pháp lập, tínhcác chỉ tiêu KT - XH còn “bốc thuốc, mò mẫm”; công tác lập kế hoạch chưa thực sựđược coi trọng, bản kế hoạch chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho công tácquản lý của các cấp chính quyền huyện

Từ những hạn chế của kế hoạch phát triển KT – XH ở huyện Nguyên Bình,

ta thấy được việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch ở huyện Nguyên Bình là một yêucầu tất yếu

2 Nội dung thực hiện của đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

2.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Nguyên Bình

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực

Trang 20

- Điều kiện tự nhiên: Huyện Nguyên Bình nằm ở phía Tây của tỉnh Cao

Bằng, cách trung tâm tỉnh 40 km, dọc theo huyện có quốc lộ 34 đi qua trung tâm huyện đến các huyện Bảo Lạc, và Bảo Lâm sang huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang; đường tỉnh lộ 212 từ Nguyên Bình đi Ba Bể ra Quốc lộ 3 Huyện có tổng diện tích

tự nhiên là 839,15 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 9,62%, đất lâm nghiệp chiếm 85,65%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở Theo kiến tạo địa hình, huyện chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng núi đất có 11 xã, thị trấn; vùng núi đá có 9 xã, thị trấn Huyện có 20 đơn vị hành chính (18 xã, 02 thị trấn; tổng số xóm là: 210 xóm), trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn

Khí hậu trên cả huyện nhìn chung thời tiết mát mẻ, được chia làm 4 mùa;

đặc biệt tiểu vùng khí hậu ôn đới Vùng Phia Oắc - Phia Đén có khí hậu nhiệt độ trung bình 18,5-200C, lượng mưa bình quân 1.500 mm/năm, độ ẩm bình quân 78,3% mùa hè mát mẻ, mùa đông thi thoảng có mưa tuyết (viết tắt là Vùng) bao gồmcác xã Thành Công, xã Phan Thanh, xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Tổng diện tích tự nhiên Vùng Phia Oắc - Phia Đén là 24.631 ha, nằm ở vị trígiao lưu của nhiều tuyến đường giao thông và là nơi đầu nguồn của nhiều con sông,

có địa hình núi cao, nhiều hang động, với độ cao từ 1500m - 1931m so với mặtbiển, có nhiều trảng và thảm thực vật phong phú, với rất nhiều sản vật quý hiếm, Hệsinh thái có độ đa dạng sinh học cao với nhiều loại động thực vật quý hiếm như Hàthủ ô đỏ, Tam Thất, Gà đen, các loại rau quả ôn đới… và vẫn còn giữ được diện tíchrừng nguyên sinh thảm thực vật phong phú Nơi đây vẫn còn lưu giữ một số địadanh nghỉ mát của thực dân Pháp được nhiều người biết đến như: Khu nhà nghỉ mátcuối tuần của người Pháp (Tài Soỏng), khu nhà Đỏ (Tatsloom) Đồng bào dân tộcsinh sống nơi đây chủ yếu là dân tộc Dao(chiếm tới 42,7%), có nền văn hóa phongphú, đậm đà bản sắc dân tộc, có cấu trúc nhà ở và ngành nghề riêng biệt Là vùngsinh thái đặc thù với nhiều tiềm năng chưa được khai thác đã tạo cho Phia Oắc -Phia Đén nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Trang 21

Huyện có tiềm năng lớn về phát triển du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử di tíchQuốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo kết nối vùng An Toàn Khu với du lịch sinhthái Phia Oắc – Phia Đén gắn kết du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Dao đã, đangđược triển khai mở rộng và từng bước nâng cao hình thức, chất lượng dịch vụ du lịch.

- Tài nguyên khoáng sản: được phân bố rộng khắp các xã trong huyện như:khoáng sản kim loại có Thiếc ở thị trấn Tĩnh Túc; Chì, Kẽm, Bạc, Fluorit, Thiếc sakhoáng ở Thành Công; mỏ sắt phân bố rải rác các xã trong huyện, có nhiều khoángsản phi kim loại nhưng chưa được khảo sát đánh giá về trữ lượng

- Về nguồn nhân lực: Dân số trung bình năm 2015 của huyện là 40.489 người,

mật độ dân số trung bình là 48 người/km2 tốc độ tăng dân số là 1,61%/năm Dân tộcDao chiếm 55% dân số, còn lại là dân tộc Tày, Nùng, Hmông, Kinh… Tổng số hộnghèo năm 2015 là 3.196 hộ chiếm 36,34% dân số ( chưa đánh giá theo tiêu chínghèo đa chiều) trong đó số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số là 3.189 hộ chiếm99,8% trên tổng số hộ nghèo

Về cơ cấu dân số: Phân theo giới tính, tỷ lệ Nam chiếm 49,8%, Nữ chiếm50,2% Dân số khu vực nông thôn chiếm 92,8%; dân số khu vực thành thị chiếm7,2% dân số toàn huyện Lao động trong độ tuổi chiếm 48,71% dân số toàn huyện.Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của huyện tăng thêm khoảng 900 người.Lao động thành thị chiếm tỷ lệ 8%, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 92%; lao độngnông nghiệp chiếm 81,3%, lao động ngành công nghiệp chiếm 0,2 %, lao độngngành dịch vụ chiếm 8,5% tổng số lao động toàn huyện

2.1.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nguyên Bình

- Về sản xuất Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng hàng năm, năm 2015 là 7.158 ha, trong

đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 5.383 ha, tổng sản lượng lương thựcđạt18.562 tấn; một số cây trồng khác đã hình thành một số vùng sản xuất hànghóa như: Miến dong vùng Phia Oắc –Phia Đén có 03 hợp tác xã và khoảng 30 hộchuyên chế biến miến dong; Quả Thanh long tại xã Minh Thanh,Thái hoc, ThểDục; cây trúc sào có 01 nhà máy sản xuất chế biến trúc đặt tại thị trấn Nguyên Bình

Trang 22

đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chiếu trúc, giỏ nan các loại …khai thác nguyênliệu trúc sào tại địa phương , trúc sào được trồng chủ yếu tại các xã Vũ nông, CaThành, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Thể Dục, Lang Môn Diện tích trồng trúc sào đếnnăm 2015 đạt 2.107 ha; một số cây trồng khác: thuốc lá, lạc, rau mầu các loại… đượctrồng khắp trong huyện;

Về chăn nuôi: tổng đàn gia súc năm 2015 đạt là: trâu 10.231, bò 11.802con, lợn 38.761 con; tổng đàn gia cầm đạt là 122.098 con

Một số mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình đã phát triển ổn định và cho

thu nhập cao

Về lâm nghiệp 2015 thực hiện bảo vệ rừng thường xuyên, trồng mới 62,3

ha trong đó rừng sản xuất 36 ha, rừng phòng hộ 26,3 ha, tỷ lệ độ che phủ rừngnăm 2015 đạt 59,9%

- Về công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 5.420 triệu

đồng; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp: Đá xây dựng các loại: 30.423 m3; cát xâycác loại: 22.310 m3;

- Về hệ thống kết cấu hạ tầng: Hệ thống giao thông vận tải: Đường bộ có

20/20 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, bản có đường ô tô Về quy mô

hệ thống giao thông: Quốc lộ có chiều dài 39 km; Tỉnh lộ có chiều dài 22 km;

Đường huyện 6 tuyến dài 137 km; Đường xã trên 31 tuyến dài hơn 220 km; Về hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện chủ yếu là các đập, mương phai nước tự

chảy và trên 80 công trình thủy lợi với năng lực tưới tiêu cho trên 1.000 ha Về hệ thống nước sinh hoạt: toàn huyện đã có trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, với trên 100 công trình nước sinh hoạt Hệ thống điện lưới nông

thôn: có 20/20 xã, thị trấn, có điện lưới quốc gia, khoảng 80% dân số được sử dụng

điện lưới Hệ thống chợ thương mại: có 1 chợ trung tâm huyện và 04 điểm trợ phiên

(Phia Đén, Tinh Túc, Tam Kim, Nà Bao xã Lang Môn) nằm ở trung tâm các cụm xã

trong huyện Hệ thống nhà công sở, hạ tầng giáo dục và y tế: Có 10/18 xã, thị trấn

được xây dựng trụ sở làm việc kiện cố; 100% xã có trường, lớp học kiên cố; có 1bệnh viện đa khoa tại trung tâm huyện và 01 bệnh viện khu vực đặt tại thị trấnTinh Túc, và 20 trạm xá xã, thị trấn

Trang 23

- Về phát triển thương mại, dịch vụ: Năm 2015 tổng giá trị sản xuất thương

mại – dịch vụ đạt 196,6 tỷ đồng Hệ thống chợ trung tâm thương mại được quan tâmquy hoạch và đầu tư xây dựng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân17,5%/năm, năm 2015 ước đạt 200 tỷ đồng

- Về hoạt động tài chính, tín dụng: tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt

385,075 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn đạt 44,054 tỷ đồng; tổng chi ngân sách đạt360,617 tỷ đồng Tổng huy động nguồn vốn tín dụng tại địa phương năm 2015 đạt352,376 tỷ đồng, tổng dự nợ là 279,105 tỷ đồng

- Về giáo dục và đào tạo: huyện có 62 trường, 565lớp trong đó có 05 trường

chuẩn quốc gia cấp độ I, 9.488 học sinh, 1.002 giáo viên và cán bộ quản lý; Tỷ lệphòng học kiên cố, bán kiên cố đạt trên 82%; 100% các xã, thị trấn đều có Trungtâm học tập cộng đồng hoạt động; 18/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổcập mẫu giáo 5 tuổi; duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 20/20 xã, thị trấn trong

đó có 04 xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ II; phổ cập giáo dụctrung học cơ sở 20/20 xã, thị trấn

- Về y tế: huyện có 01 bệnh viện đa khoa huyện; 01 trạm y tế khu vực, 01

trung tâm y tế dự phòng; 100% xã, thị trấn có trạm y tế Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹnăm 2014 đạt 50%; có 04 Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia; 140 xóm có nhân viên y tế;

tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 20%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,67%

- Về hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao: Năm 2015 có 7.527/8.609 hộ

bằng 87% đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; có 161/210 xóm bằng 76% xóm đạt tiêuchuẩn văn hoá; có 152/152 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; có 106 đội vănnghệ thường xuyên luyện tập, 194/210 xóm, có nhà văn hoá; có 12,3% người thamgia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 124 đội thể thao

- Về thực hiện các chính sách xã hội, giảm nghèo: Năm 2015 đã làm tốt công

tác tiếp nhận và bàn giao thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ

em dưới 6 tuổi tại các xã, thị trấn Tổng hợp và phê duyệt hỗ trợ học phí và cấp bùhọc phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo, diện dân tộc thiểu số Tạo việc làm vànâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, thu nhập bình quân/người năm 2015ước đạt 13,6 triệu đồng Tổ chức đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề cho trên 300

Trang 24

người; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm

2.1.2 Giới thiệu cơ câu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài

chính-Kế hoạch huyện Nguyên Bình

2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức:

Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Nguyên Bình có 08 biên chế là công chứcNhà nước, trong đó: 01 trưởng phòng quản lý chung; 01 phó trưởng phòng quản lýlĩnh vực Tài chính- Ngân sách; 01 Phó trưởng phòng quản lý lĩnh vực Kế hoạch vàĐầu tư, kinh tế tập thể; 01 chuyên viên phụ trách ngân sách xã, tổng hợp số liệu 18

xã và 02 thị trấn; 01 chuyên viên phụ trách ngân sách huyện, tổng hợp số liệu cácphòng ban thuộc huyện; 01 chuyên viên Tổng hợp ngân sách chung - tổng hợp sốliệu ngân sách các phòng ban thuộc huyện, và các xã, thị trấn; 01 chuyên viên phụtrách tài sản công và lĩnh vực kinh tế tập thể; 01 chuyên viên phụ trách kế hoạch vàđầu tư Các công tác đảng, đoàn thể, công tác khác được phân công cho 08 côngchức của phòng kiêm nhiệm tùy thuộc năng lực và yêu cầu của công việc

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của phòng:

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản

lý nhà nước về lĩnh vực Tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo phân cấpquản lý của nhà nước Phòng Tài chính - KH chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụcủa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư Hoạt động của cơ quan: Là cơ quan nhànước hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Phạm vihoạt động của cơ quan trên 2 lĩnh vực Tài chính và Kế hoạch Đầu tư

cụ thể :

Lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Trình UBND huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chếchính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư vềcông tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn

Trình UBND huyện các quy hoạch kế hoạch 5 năm và hàng năm về lĩnh vực kếhoạch và đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn việc kiểm tra tổ chức thực hiện các quyhoạch kế hoạch sau khi được phê duyệt

Trang 25

Là đầu mối tổng hợp và trình Chủ tịch UBND huyện về các chương trình, danhmục dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạchđấu thầu kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn,nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tưvào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kếhoạch và đầu tư cấp xã.

Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư ;Kiểm tra, thanh tra việc thi hành Pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bànhuyện; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền

Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫnphát triển kinh tế Hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp đăng

ký kinh doanh cho Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy địnhPháp luật

Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBNDhuyện và Sở Kế hoạch và đầu tư

Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ công chức và tài sản được giao theo quyđịnh của Pháp luật và phân cấp của UBND huyện

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao

2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm huyện Nguyên Bình

2.2.1 Phân tích cơ sở để lập kế hoạch phát triển KH-XH hàng năm của huyện Nguyên Bình

Thứ nhất, Quyết định Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Nguyên Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 được UBND tỉnh

Cao Bằng phê duyệt theo Quyết định số 2692/QĐ-UBND ngày 31/ 12/ 2015; bảnquy hoạch làm cơ sở, giúp cho huyện có cái nhìn tổng thể các mục tiêu, chỉ tiêu, địnhhướng phát triển các ngành, lĩnh vực của huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm

2025 để xây dựng xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm của huyện trong

Trang 26

khoảng thời gian tháng 5, tháng 6 của năm trước năm kế hoạch

Tuy nhiên, bản Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình

đến năm 2020 đã được điều chỉnh và định hướng đến năm 2025 được phê duyệt

năm 2015 đã đánh giá thực trạng một số lĩnh vực tương đối chính xác; việc dự báo

để xây dựng một số các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển KT - XH đến năm

2020 và định hướng đến năm 2025 song vấn đề biến đổi khí hậu – một trong nhữngvấn đề tiềm ẩn rủi ro, tác động trực tiếp đến môi trường sống chưa được đề cậpthích đáng

Thứ hai, Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Nguyên Bình 5 năm 2016-2020

Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 – 2020 của huyện được HĐNDhuyện Nguyên Bình phê chuẩn theo Nghị quyết số 41/2015/NQ-HĐND ngày22/12/2015; bản kế hoạch là sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển KT - XHhuyện Nguyên Bình đến năm 2020 và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển KT -

XH của tỉnh 5 năm 2016-2020 Bản kế hoạch làm cơ sở cho huyện xây dựng kếhoạch phát triển KT - XH hàng năm ngay từ tháng 5, tháng 6 của năm trước năm kếhoạch về các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển KT - XH củahuyện theo lộ trình 5 năm

Tuy nhiên, bản kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình 2016-2020được lập và phê duyệt song song với bản Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XHhuyện Nguyên Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 nên cũng giốngnhư bản Quy hoạch tổng thể, bản kế hoạch 5 năm cần bổ sung một số chỉ tiêu,nhiệm vụ nhằm chống biến đổi khí hậu cho phù hợp để làm cơ sở, làm căn cứ chohuyện xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng kế hoạch phát triển KT - XHhàng năm

2.2.2 Thực trạng việc đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình

Việc đánh giá thực trạng phát triển KT - XH của huyện trong năm kế hoạch

để giúp cho cấp ủy, chính quyền và các ngành từ huyện đến xã nắm, hiểu rõ về thựctrạng, tình hình KT - XH hiện tại, những thuận lợi, kết quả đạt được, những khó

Trang 27

khăn, tồn tại, yếu kém, nguyên nhân tồn tại yếu kém của huyện và căn cứ vào dựbáo về nguồn vốn, ngân sách và các nguồn lực khác như tài nguyên, lợi thế sảnphẩm, lao động, cơ sở hạ tầng để xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH của nămtới được sát thực, thực hiện có tính khả thi, hiệu quả.

Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng phát triển KT - XH của huyện còn chưa chínhxác chưa đúng thực tế, đánh giá còn chung chung, số liệu đánh giá đôi khi còn bốc thuốc,

mò mẫm, vẫn còn tình trạng bệnh thành tích, che giấu yếu kém, tồn tại, hạn chế; khi pháthiện ra những tồn tại, hạn chế thì không nêu rõ nguyên nhân, chủ yếu chỉ nêu nguyênnhân khách quan, không nêu nguyên chủ quan Do vậy, dẫn đến việc xác định mục tiêu,chỉ tiêu, định hướng, giải pháp trong bản kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm củanăm tới sẽ không chính xác, không trọng tâm, trọng điểm

2.2.3 Thực trạng quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Binh

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện là một bộ phận trong hệ thống

kế hoạch hóa quốc gia nên trong những năm qua quy trình lập kế hoạch phát triển

KT - XH của huyện Nguyên Bình cũng tuân theo quy trình chung, đó là bản kếhoạch được xây dựng theo trình tự từ trên xuống, tức là: Trung ương giao hướngdẫn kế hoạch cho tỉnh và tương tự, tỉnh sẽ giao lại cho huyện, trên cơ sở đó, huyệnlập kế hoạch trình lên tỉnh, tỉnh tổng hợp vào bản kế hoạch của mình và trình lêntrung ương

Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình được thểhiện qua sơ đồ Cụ thể như sau:

- Bước 1: Tiếp thu hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và triển khai công tác

chuẩn bị và thực hiện lập kế hoạch phát triển KT - XH đến các ngành, các xã

Hàng năm vào khoảng tháng 5-6, Bộ KH & ĐT tổ chức Hội nghị hướng dẫnxây dựng kế hoạch năm sau cho các bộ, ngành và các địa phương Dựa trên cơ sởhướng dẫn đó, UBND tỉnh ra chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH và dựtoán ngân sách của tỉnh Sở KH & ĐT tỉnh soạn thảo khung hướng dẫn xây dựng kếhoạch phát triển KT - XH để gửi đến các ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh

Trang 28

Cuối tháng 6, Tỉnh tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch có sự tham gia và chủtrì của Thường trực UBND tỉnh và tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, huyện vàlãnh đạo các phòng TC - KH huyện để cung cấp các thông tin cơ bản về tình hìnhphát triển KT - XH tháng đầu năm, dự kiến cả năm và định hướng kế hoạch cho cácnăm tới,…Bên cạnh đó, Sở KH & ĐT tỉnh cũng giao kế hoạch sơ bộ và hướng dẫnxây dựng kế hoạch phát triển KT - XH cho các ngành, huyện, thành phố.

Sau khi tiếp thu hướng dẫn của tỉnh, phòng TC - KH huyện sẽ lập kế hoạchphát triển KT - XH trên cơ sở kết hợp với phòng ban chức năng để dự kiến kết quảthực hiện của năm hiện hành và xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH củahuyện cho năm kế hoạch UBND huyện ban hành công văn yêu cầu các ngành, các xãbáo cáo 6 tháng đầu năm và yêu cầu lập kế hoạch xây dựng kế hoạch năm kế hoạch

- Bước 2: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH của huyện và

đó chỉnh sửa trước khi gửi lên tỉnh

Ở cấp tỉnh, Sở KH & ĐT sẽ tổng hợp của các huyện và các sở, ngành để xâydựng kế hoạch phát triển KT - XH tỉnh Sở KH & ĐT sẽ phối hợp cùng với Sở Tàichính tổng hợp và xây dựng phương án kế hoạch chung của tỉnh, báo cáo UBNDtỉnh và thường vụ Tỉnh ủy trước khi Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính

Sau khi bảo vệ với Bộ KH & ĐT và Bộ Tài chính; Sở KH & ĐT, Sở Tàichính thông báo dự kiến các vốn lực đầu tư, ngân sách sẽ cấp cho huyện trong nămtới Sau đó huyện sẽ tổng hợp, điều chỉnh các nguồn lực, các chỉ tiêu cho phù hợp

và tổ chức bảo vệ kế hoạch với tỉnh vào tháng 9

Trang 29

Sơ đồ 2.2.3: Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình

Quan hệ từ trên xuống

Quan hệ từ dưới lên hoặc ngang cấp

Quan hệ báo cáo

HĐND xã phê duyệt

UBND xã xây dựng chi tiết KHPT KTXH xã

UBND xã triển khai thực hiện

dẫn

Phòng TCKH

dự thảo KH huyện

UBND xây dựng

KH chính thức

HĐND phê duyệt

UBND triển khai thực hiện

KH chính thức.

HĐND phê duyệt

T1 năm KH

Cấp

tỉnh

Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính

Trang 30

- Bước 3: Tiếp nhận số giao chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh; chỉnh sửa, hoàn

chỉnh kế hoạch và giao chỉ tiêu đến các ngành, các xã thực hiện

Tháng 12 hàng năm, Chính phủ và Bộ KH & ĐT giao con số kế hoạch chínhthức về tỉnh Trên cơ sở con số giao chính thức từ trung ương, UBND tỉnh căn cứ vàoNghị quyết HĐND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH và ngânsách chính thức xuống cho huyện để thực hiện

Ở huyện, sau khi nhận được số giao chính thức từ tỉnh, phòng TC - KHhuyện chỉnh sửa, hoàn chỉnh bản kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngânsách Cuối tháng 12, bản dự thảo sau khi được UBND huyện chỉnh sửa sẽ đượctrình Huyện ủy xem xét cho ý kiến và trình HĐND huyện thông qua tại kỳ họpcuối năm Sau đó, UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngânsách xuống các ngành, xã để thực hiện Khi đó, các ngành, các xã mới căn cứ đểtriển khai thực hiện

Nhìn chung quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH huyện Nguyên Bình về

cơ bản đã tuân thủ quy định hướng dẫn của Bộ KH & ĐT và đạt được nhiều kết quảkhả quan trọng quá trình hoàn thiện, đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KT-XHcủa huyện

Tuy nhiên, với quy trình lập kế hoạch của huyện Nguyên Bình hiện nay chưađáp ứng như quy trình lập kế hoạch mới; bên cạch đó thì trong bản kế hoạch pháttriển KT - XH vẫn còn những bất cập: Theo qui trình này, cấp kế hoạch trên sẽ gửihướng dẫn lập kế hoạch xuống cho cấp dưới, trên cơ sở đó, cấp dưới xây dựng kếhoạch của mình và gửi lên trên Sau khi tổng hợp và được phê duyệt, cấp trên sẽgiao chỉ tiêu kế hoạch xuống để cấp dưới thực hiện Đây là qui trình lập kế hoạchvẫn còn mang tính áp đặt mục tiêu nhiệm vụ từ trên xuống; qui trình này vẫn gầnnhư thiếu tiếng nói từ cơ sở, thiếu tính thực tiễn và nặng về hình thức

2.2.4 Thực trạng một số chỉ tiêu chủ yếu và phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm của huyện Nguyên Bình

Các chỉ tiêu kinh tế

- Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp:

Ngày đăng: 25/10/2017, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Nam Bình (2011), Luận văn thạc sỹ “đề tài "Đổi mới quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm cấp quốc gia ở Việt Nam" , Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề tài "Đổi mới quy trình lập kếhoạch phát triển KT - XH hàng năm cấp quốc gia ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Nam Bình
Năm: 2011
2. Vũ Cương (2011), Luận án tiến sĩ, “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH địa phương gắn với nguồn lực tài chính ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Cương (2011), Luận án tiến sĩ, "“Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triểnKT - XH địa phương gắn với nguồn lực tài chính ở Việt Nam”
Tác giả: Vũ Cương
Năm: 2011
3. Nguyễn Ngọc Điệp (2010), Luận văn thạc sĩ, Đổi mới công tác kế hoạch phát triển KT - XH cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Điệp (2010), Luận văn thạc sĩ, "Đổi mới công tác kế hoạch phát triểnKT - XH cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điệp
Năm: 2010
4. Ngô Thắng Lợi (2009), "Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển", NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển
Tác giả: Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: NXB Đại họcKinh tế quốc dân
Năm: 2009
5. Ngô Thắng Lợi, Vũ Cương - chủ biên (2007), "Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong tiến trình hội nhập", NXB lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác kế hoạch hóatrong tiến trình hội nhập
Tác giả: Ngô Thắng Lợi, Vũ Cương - chủ biên
Nhà XB: NXB lao động - Xã hội
Năm: 2007
6. Lê Viết Thái (2011), "Đổi mới công tác lập kế hoạch ở địa phương - thực tiễn thành công và bài học kinh nghiệm", báo cáo tại Hội thảo lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác lập kế hoạch ở địa phương - thực tiễnthành công và bài học kinh nghiệm
Tác giả: Lê Viết Thái
Năm: 2011
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), "Bộ Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế địa phương 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới", Dự án Unicef Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát triểnkinh tế địa phương 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
8. HĐND huyện Nguyên Bình (2010), “Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2011- 2015 huyện Nguyên Bình”, Nghị quyết 15/2010/NQ-HĐND; Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2016-2020 huyện Nguyên Bình” Nghị quyết số 43/2015/NQ- HĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: HĐND huyện Nguyên Bình (2010), "“Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2011-2015 huyện "Nguyên Bình"”", Nghị quyết 15/2010/NQ-HĐND; "Kế hoạch 5 nămphát triển KT - XH 2016-2020 huyện Nguyên Bình”
Tác giả: HĐND huyện Nguyên Bình
Năm: 2010
9. HĐND tỉnh Cao Bằng (2010), “Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2011-2015 của tỉnh Cao Bằng”, Nghị quyết số 45/2010/NQ-HĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: HĐND tỉnh "Cao Bằng" (2010), "“Kế hoạch 5 năm phát triển KT - XH 2011-2015của tỉnh Cao Bằng”
Tác giả: HĐND tỉnh Cao Bằng
Năm: 2010
10. Tổng cục Thống kê (2011), “Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Thống kê (2011), "“Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã”
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2011
11. Thủ tướng Chính phủ (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Cao Bằng đến năm 2020”, Quyết định số 1959/QĐ-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2013), "“Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh CaoBằng đến năm 2020”
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
12. Thủ tướng Chính phủ (2010), “Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê”, Quyết định số 312/QĐ-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2010), “"Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêuthống kê”
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
13. Thủ tướng Chính phủ (2009-2014), "về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN”, Chỉ thị 751/CT-TTg, Chỉ thị 756/CT-TTg, Chỉ thị 854/CT- TTg, Chỉ thị 922/CT-TTg, Chỉ thị 19/CT-TTg, Chỉ thị 13/CT-TTg, Chỉ thị 14/CT-TTg, Chỉ thị 22/CT-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XHvà dự toán NSNN
15. UBND huyện Nguyên Bình: Khung hướng dẫn lập Kế hoạch phát triển KT - XH trên địa bàn huyện Nguyên Bình từ năm 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Nguyên Bình": Khung hướng dẫn lập Kế hoạch phát triển KT - XHtrên địa bàn huyện "Nguyên Bình
17. UBND tỉnh Cao Bằng (2009), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình giai đoạn 2009-2020. Quyết định số 2169/QĐ-UBND Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Cao Bằng (2009), "“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng Phia Oắc – Phia Đén huyện
Tác giả: UBND tỉnh Cao Bằng
Năm: 2009
18. UBND tỉnh Cao Bằng (2015), “ Điều chỉnh quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Nguyên Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 2692/QĐ-UBND Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Cao Bằng (2015), "“ Điều chỉnh quy hoạch Quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH huyện Nguyên Bình "đến năm "2020 và định hướng đến năm2025”
Tác giả: UBND tỉnh Cao Bằng
Năm: 2015
20. UBND tỉnh Cao Bằng: Khung hướng dẫn lập Kế hoạch phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Cao Bằng": Khung hướng dẫn lập Kế hoạch phát triển KT - XH trênđịa bàn tỉnh "Cao Bằng
22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012): đề án "Đổi mới công tác kế hoạch ở các cấp&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w