Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở hệthống các trường Chính trị của cả nước nói chung và các Trung tâm bồi dưỡng chínhtrị nói riêng đang bộc lộ nhi
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Trong công tác xây dựng Đảng, giáo dục lý luận chính trị có vai trò hết sức quantrọng V.I.Lênin từng nhấn mạnh: Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể cóphong trào cách mạng và chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn, thìmới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về lýluận chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, năng lực quản lý lãnh đạo là việc hết sứcquan trọng trong công tác cán bộ của sự nghiệp cách mạng nói chung và của Đảng,nhà nước ta hiện nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vềnhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới đã khẳng định:
“ Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp công tác giáodục lý luận chính trị, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả Tổ chức học tập một cáchnghiêm túc có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thốngcách mạng của dân tộc, của Đảng ”1
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, chính trị không chỉ là một lĩnh vựccủa riêng các chính khách, các nhà chính trị, các cán bộ chính trị, mà còn nằm đanxen vào các lĩnh vực hoạt động xã hội khác Trong kinh tế, văn hóa, khoa học chođến sinh hoạt, lối sống đều chứa đựng yếu tố chính trị Muốn nhận thức và giải quyếtđược các yếu tố chính trị ấy một cách đúng đắn đều đòi hỏi phải có lý luận
Cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ thuộc đối tượng bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấphuyện, trong khi tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, trong thực thi nhiệm
1 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương(2002), Tài liệu học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tr 77-78.
Trang 2vụ của mình lại càng đòi hỏi phải nắm vững lý luận Do đó việc nâng cao nhận thức
lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là vôcùng cấp thiết
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở hệthống các trường Chính trị của cả nước nói chung và các Trung tâm bồi dưỡng chínhtrị nói riêng đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn đang đặt
ra như: chất lượng, hiệu quả các chương trình; công tác phối hợp với các đơn vịliên quan; công tác quản lý các lớp học; quy trình thủ tục thực hiện mở lớp, vềđội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm chức; chế độ của học viên…
Trước tình hình đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT tại các Trường Chính trịnói chung và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nói riêng cần phải có hướng
đi, giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ mới Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luân chính trị nhằm góp phần giải
quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại nói trên
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyệnPhú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp cơ sở: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý và
kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó
ở địa phương, cơ sở, góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo bồi dưỡng lý luậnchính trị của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, qua đó phát triển đội ngũ cán bộnguồn của huyện trong giai đoạn 2015-2020
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trang 3Tiếp tục kiện toàn bộ máy của TTBDCT, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định;nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chứctại Trung tâm.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, áp dụng các phươngpháp dạy học tích cực, các phương tiện hỗ trợ dạy học tiên tiến Nâng cao ý thứctrách nhiệm học tập LLCT của học viên và chất lượng quản lý
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, cải thiện điều kiện làm việccủa cán bộ, đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho TTBDCT thực hiện tốt nhiệm vụđược giao
Hạn chế những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đổi mới hoạtđộng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
3 Giới hạn của đề án (đối tượng, không gian, thời gian)
- Đối tượng: Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Về không gian: Tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên
- Về thời gian: Đề án sử dụng số liệu nghiên cứu trong thời gian từ năm
2011-5/2015, từ đó xây dựng giải pháp áp dụng cho giai đoạn từ năm 2015-2020
B NỘI DUNG
1 Cơ sở xây dựng đề án
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng côngchức thì các khái niệm đào tạo, bồi dưỡng được quy định cụ thể như sau:
- Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học
Trang 4- Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng tại các TTBDCT là cán bộ, công chức cấp
cơ sở và dưới cơ sở
Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại TTBDCT được tiếp cận theo hai hướng cơ bản sau:
Hướng thứ nhất, nếu xét đào tạo, bồi dưỡng là một quá trình có hệ thống bao
gồm nhiều thành tố thì chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là tổng thể những yếu tố (đầuvào, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, đầu ra) bao gồm hoạt động của người học trongđiều kiện thực tế của quá trình dạy học; mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; nội dung vàphương pháp giảng dạy; đội ngũ cán bộ giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất; năng lựccủa cán bộ quản lý Trung tâm…
Hướng thứ hai, nếu xét đào tạo, bồi dưỡng là quá trình nhằm trang bị kiến thức,
kỹ năng, tinh thần thái độ làm việc để đội ngũ cán bộ, công chức hoàn thành ngàycàng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình thì chất lượng đào tạo, bồi dưỡng (đầura) của quá trình đào tạo, bồi dưỡng được thể hiện ở các mặt phẩm chất đạo đức, trình
độ học vấn, kỹ năng, sức khoẻ… tạo nên giá trị nhân cách và khả năng thích ứng vớiđời sống xã hội của người học sau khi tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo, bồidưỡng Trong phạm vi đề án này, tôi sử dụng khái niệm chất lượng đào tạo bồi dưỡngtheo hướng thứ nhất
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, vị lãnh
tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dântộc, nhà văn hóa lớn kiệt xuất của thế giới Người đã đi xa hơn 40 năm nhưng cuộcđời và sự nghiệp của Người đã để lại cho dân tộc ta, cho muôn đời sau di sản tưtưởng hết sức to lớn và quý báu Trong đó tư tưởng rèn luyện cán bộ cách mạng giữmột vị trí đặc biệt quan trọng Trong sự nghiệp và cuộc đời cách mạng của Người,không lúc nào Người không quan tâm đến việc rèn luyện cán bộ, “Bồi dưỡng thế hệ
Trang 5cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết’’ Người luôn coi‘‘Cán
bộ là gốc của mọi công việc” Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthay kém’’1
Khi nêu cán bộ là “cái gốc” của mọi công việc tức là mọi việc phải bắt đầu vàphải dựa vào cán bộ, Hồ Chí Minh đồng thời xem cán bộ là cái “dây chuyền” của bộmáy Nếu dây chuyền không tốt thì dù động cơ (tức là cơ quan lãnh đạo của Đảng) cómạnh đến mấy, cỗ máy cũng bị tê liệt Nếu cán bộ thấp kém về năng lực trí tuệ, về khảnăng tổ chức vận động quần chúng, thiếu khả năng thuyết phục quần chúng thì chủtrương, Nghị quyết có hay đến mấy cũng không thể biến thành hiện thực Vì vậy nếu cóđược đội ngũ cán bộ tốt, ngang tầm là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng
đi tới thắng lợi
Cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, nhưng không phải
là ‘‘vật mang’’, là ‘‘dây dẫn”, là sự chuyển tải cơ học mà họ chính là những người có
đủ tư chất, tài năng và đạo đức để làm việc đó, làm cho mối liên hệ đó trở nên khăngkhít, hiện thực, mà kết quả là đường lối chính sách của Đảng, của Chính phủ đượcthực thi bởi chính nhân dân Ngược lại cũng chính cán bộ là người lăn lộn cùng nhândân, hiểu được nhân dân, đem tâm tư ý nguyện của nhân dân phản ánh lại với Đảng
và Chính phủ Cán bộ không chỉ là yếu tố quyết định chất lượng của chính sách,đường lối, mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi chính sáchđường lối đó, đặc biệt là vai trò đầu tầu gương mẫu trong việc thực hiện
Để có cán bộ tốt, đáp ứng cho phong trào, cho nhiệm vụ của mỗi thời kỳ, mỗilĩnh vực của sự nghiệp cách mạng, công tác cán bộ có vị trí quyết định Bởi thế khinêu cán bộ là “gốc” của công việc cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấnmạnh: Công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng
1 Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5, tr 269, 240
Trang 6Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác huấn luyện, đào tạo,bồi dưỡng cán bộ; nếu như ‘‘cán bộ là cái gốc của mọi công việc’’ thì ‘‘huấn luyệncán bộ là công việc gốc của Đảng’’1 “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như những người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” 2
Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh luôn lưu ý cả 2 mặt: Nội dung
bộ, kể cả ngay trong nhà tù đế quốc Sau khi giành được chính quyền, trong điều kiệnkháng chiến chống Pháp, các trường Đảng đã lần lượt ra đời, từ trường Đảng Trungương (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và các trường Đảng Khu,Liên khu Đảng còn liên tục mở các lớp chỉnh huấn cán bộ Đây là một trong nhữngnhân tố quan trọng để Đảng ta xây dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cuộc kháng chiến và bước đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội Tuy nhiên, trong những năm đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, côngtác cán bộ chậm được đổi mới dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội mànhư Đại hội VI của Đảng nhận xét "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" bắt nguồn từyếu kém trong công tác cán bộ
1 Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5, tr 269
2 Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập 5, tr 492
Trang 7Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và đặt ra yêu cầu công tác cán bộ phải đitrước một bước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có đủ năng lực trí tuệ,phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
Có thể thấy rõ những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ là:
- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng thiết thực, phù hợpvới yêu cầu từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận
và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và khả năng thực hành Lấy tiêu chuẩn cán
bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thốngcác trường
- Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về quản lýnhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp
vụ, phong cách lãnh đạo, lịch sử văn hoá…
- Phương thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú Kết hợp đào tạo chínhquy với các hình thức khác phù hợp với từng loại cán bộ Có chính sách cử cán bộgiỏi đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, kết hợp với việc rènluỵên qua thực tiễn công tác trong lao động sản xuất, trong phong trào quần chúng
- Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu Định
kỳ kiểm tra kiến thức và trình độ nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ có quy chế kiểmsát việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, bảo đảm làm đúng ngành nghề và chấp hành sựphân công, kiện toàn hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng tập trung, thốngnhất có chủ đạo chặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất về quan điểm chính trị, có sự phâncông hợp lý để không chồng chéo, trùng lặp Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Trang 81.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong những năm đổi mới vừa qua cũng đượcĐảng ta đặc biệt chú trọng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảngnêu rõ nhiệm vụ: “Xây dựng chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm bồidưỡng chính trị, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trước hết đốivới cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp” Bên cạnh đó, Đảng đã ra một loạt nghị quyết,quyết định, thông báo quan trọng:
- Quyết định số 61- QĐ/TW ngày 10/3/1993 của Bộ Chính trị “Về việc sắp xếp lại các trường đảng Trung ương, chuyển Học viện Nguyễn Ái Quốc thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Nghị định số 44/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/6/1993, công nhận về mặtnhà nước Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Quyết định 88- QĐ/TW ngày 05/09/1994 về việc thành lập trường Chính trịtỉnh trực thuộc Trung ương
- Quyết định 100- QĐ/TW ngày 03/06/1995 về tổ chức hoạt động của Trungtâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
Quyết định 54- QĐ/TW ngày 12/05/1999 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá VIII "về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng"
- Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 30/7/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Hướng dẫn số 63-HD/TTVH ngày 05/08/2005 của Ban TTVH về công tác giáodục lý luận chính trị
- Kết luận của Ban Bí thư ngày 19/08/2008 về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạtđộng của trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
- Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/1998 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
Trang 9- Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/03/2010 của Ban Tuyên giáo Trungương “Quyết định Ban hành Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
Ở địa phương có một số văn bản tác động điều chỉnh hoạt động của Trung tâmbồi dưỡng chính trị Phú Bình như:
- Quyết định số 1614- QĐ/TU ngày 14/5/2010, Quyết định của Tỉnh ủy TháiNguyên ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của TTBDCT huyện, quận, thànhphố, thị xã
Bên cạnh đó còn có Hướng dẫn công tác GDLLCT hàng năm của Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy Thái Nguyên
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án
1.3.1 Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay ở Việt Nam, việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được thực hiệnthông qua hai hệ thống: đánh giá của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá của xã hội (chủyếu là đơn vị sử dụng cán bộ, công chức) Mỗi hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, bồidưỡng đều dựa trên những tiêu chí nhất định
Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ yếudựa vào sự so sánh giữa mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng với kết quả đạt được sau quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng trên các mặt: phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, tinh thần thái độlàm việc…
Đối với cơ quan sử dụng cán bộ công chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức một phần dựa vào kết quả đánh giá của các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng, mặt khác thông qua quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.Việc đánh giá này được thực hiện hàng năm dựa trên các tiêu chí đánh giá cán bộ
Trang 10công chức.Trong phạm vi đề án này, tác giả đánh giá chất lượng đào tạo, bồidưỡng theo các tiêu chí sau:
- Chất lượng các yếu tố đầu vào bao gồm: Hệ thống các chính sách liên quan đếncông tác đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên
- Chất lượng quá trình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Công tác tổ chức thực hiện
- Những yếu tố từ phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm:
+ Bộ máy của cơ sở đào tạo là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếpđến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Một bộ máy có năng lực là bộ máy gồm các thànhviên năng động, biết tham mưu đúng các chế độ chính sách cho cấp trên; biết xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu người học và tình hình thực tế; khảnăng quản lý chặt chẽ nội dung chương trình, chế độ chính sách đến việc lựa chọn độingũ giảng viên tham gia vào quá trình giảng dạy; có sự phối hợp tốt với các Ban, ngành,đoàn thể để tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
+ Chất lượng của đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức Chấtlượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo,bồi dưỡng Trong một quá trình đào tạo, bồi dưỡng thì giảng viên là người tác động trựctiếp đến người học thông qua bài giảng Chất lượng và hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡngphụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này Một đội ngũ giảng viên tốt, tâm huyết với công việcgiảng dạy, được đào tạo bài bản, có khả năng sư phạm và kinh nghiệm trong công tácchắc chắn sẽ là yếu tố tác động tích cực đến chất lượng bồi dưỡng
Trang 11+ Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy và học: Các phòng học, phòng đọc, phòng nghỉ, phòng ăn cho giáo viên, học viên…Thông thường một cơ sở đào tạophải đảm bảo về cơ sở vật chất: Phòng học, phòng nghỉ của giáo viên, học viên,khuôn viên hoạt động, các phương tiện phục vụ dạy và học, sách giáo khoa và tài liệutham khảo…
+ Hệ thống chương trình có vai trò tác động trực tiếp đến người học và ảnh hưởngchất lượng giảng dạy Một chương trình phù hợp sẽ kích thích sự hứng thú với học viên,ngược lại chương trình không phù hợp sẽ gây ra sự nhàm chán và mệt mỏi
- Những yếu tố từ phía người học ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tạiTrung tâm như: sự đa dạng về độ tuổi, trình độ, công việc dẫn đến khả năng nhận thức vàđộng cơ học tập khác nhau Người học tại các TTBDCT là đối tượng vừa học vừa làm.Việc vừa học vừa làm khiến cho người học không thể toàn tâm toàn ý cho việc đi học
- Đánh giá chung về hoạt động của các TTBDCT cấp huyện, ngày 3/9/2002, Ban Bíthư Trung ương Đảng đã kết luận: có bước chuyển biến trong tổ chức chỉ đạo, xây dựngchương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT của địa phương; đổimới về phương pháp công tác; chất lượng và hiệu quả hoạt động nâng lên một bước Nộidung chương trình được bổ sung phong phú, đa dạng hơn; đã bám sát quan điểm, đườnglối của Đảng và cơ bản chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng, hiệu quả các chương trình đàotạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn đất nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập, bồidưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, yêu cầu nâng cao chất lượnghoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện vẫn được đặt ra ngày mộtcấp bách, xuất phát từ các khía cạnh cơ bản sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều yếu kém, rất
cần phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo, bồi dưỡng
- Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế của công tác cán bộ nói chung ở cấp cơ
sở, như Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương khóa X (01/2009) đánh giá:
Trang 12“ việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nâng cao năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ cơ sở vừa chưa trúng, chưa thành công”1
- Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong toàn bộ hệ thống, trong đó có hạn chế của trung tâm bồi dưỡng chính trị Đánhgiá về những hạn chế này, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá Xnêu rõ: "Công tác quản lý đào tạo thiếu thống nhất, thiếu sự liên thông, gắn kết giữa
hệ thống giáo dục, đào tạo chung với hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hìnhthức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm được đổi mới, thời gian học tập còndài, nặng về trang bị những bài học lý luận, thiếu thực tiễn, chưa chú trọng bồidưỡng, cập nhật kiến thức mới, khả năng thực hành, xử lý tình huống và yếu về đàotạo, bồi dưỡng theo chức danh Chất lượng giảng viên các Trường Chính trị tăngkhông tương xứng với việc tăng lên về số lượng, nhất là về kiến thức thực tiễn"2
Những biểu hiện hạn chế nêu trên cũng xuất hiện rõ trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện Ban Bí thư đã nhận xét: "Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp huyện: chương trình chưa đa dạng, mới chú trọng về lý luận chính trị, phổ biến chỉthị, nghị quyết của Đảng, chưa chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ Chất lượng của một
số chương trình chưa cao, chưa sát cơ sở, thiếu tính thực tiễn Thiếu chương trình bồidưỡng cho đoàn thể chính trị - xã hội Một số nơi còn rút ngắn chương trình Hiệuquả công tác giáo dục lý luận chính trị chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu Việc
tổ chức mở lớp ở nhiều nơi còn mang tính đại trà, hình thức, chất lượng thấp"3
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương
khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.210.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương
khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.223
3 Ban Chấp hành Trung ương: Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về đổi mới và nâng cao hoạt
động của Trường Chính trị cấp tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tr.3
Trang 13Những nhận định, đánh giá nêu trên không chỉ cho thấy tính cấp bách phải đổimới, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấphuyện mà còn là cơ sở để các Trung tâm này đổi mới hoạt động trong thời gian tới
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được thànhlập từ năm 1995 (ngày 26/07/1995) Hiện nay tổ chức bộ máy của TTBDCT PhúBình gồm 08 người, trong đó có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 02 cán bộ giáo vụ,
01 cán bộ hành chính, 01 kế toán và 01 lao động hợp đồng 6/8 đồng chí có trình độđại học; trình độ cao cấp LLCT: 02/8 đồng chí, TCLLCT: 05/8 đồng chí Kể từ khithành lập đến nay, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình luôn được biênchế đủ theo quy định của Trung ương và có nhiều đóng góp trong hoạt động đàotạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên cơ sở, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, xây dựng tổchức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu củacán bộ, đảng viên, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninhtại địa phương TTBDCT có đội ngũ giảng viên chuyên trách và thực hiện chế độgiảng viên kiêm chức, báo cáo viên, cộng tác viên
Tuy nhiên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trịhuyện Phú Bình cho đến nay cũng còn nhiều vấn đề tồn tại Cụ thể như: nhận thức củamột bộ phận cán bộ, đảng viên đối với việc tham gia học tập lý luận chính trị, công tác phối hợp với các đơn vị liên quan; công tác quản lý các lớp học; quy trình thủ tụcthực hiện mở lớp; về đội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm chức; chế độ đãi ngộ đốivới cán bộ công tác tại Trung tâm và chế độ đối với học viên tham gia học tập; về cơ
sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và học tập; vấn đề kiểm tra định hướng tưtưởng chính trị trong các bài giảng và lưu giữ giáo án của giảng viên… vẫncòn những hạn chế, bất cập nhất định
Trang 14Đó là những vấn đề đặt ra cần sớm được giải quyết để nâng cao chất lượng đàotạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, vị trí vai trò của TTBDCT huyện Phú Bình.
Theo Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâmbồi dưỡng chính trị, Quyết định ghi rõ: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có chứcnăng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị- hành chính; các nghị quyết, chỉthị của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; kiến thức, kĩ năng và chuyên mônnghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị- xã hội; kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thốngchính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện Ngoài ra Trung tâm còn thực hiện một số nhiệm
vụ bồi dưỡng khác xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương
* Nhiệm vụ:
- Đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý luậnchính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xâydựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội vàmột số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp ủy viên cơ sở), cán bộ chính quyền,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở
- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảngviên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở
- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách…cho đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên ở cơ sở
Trang 15- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạocủa cấp ủy, chính quyền địa phương.
* Vị trí, vai trò của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện:
- TTBDCT huyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡngLLCT cho quần chúng cảm tình đảng, đảng viên mới, cán bộ trong hệ thống chính trị
ở cơ sở và trên cơ sở TTBDCT bồi dưỡng nên những đảng viên- tế bào của Đảng,những cán bộ chủ chốt cấp cơ sở- cấp nền tảng của Đảng Tất cả quần chúng ưu tútrong quá trình phấn đấu trở thành đảng viên phải trải qua bồi dưỡng tại Trung tâm;trở thành đảng viên, phấn đấu trở thành đảng viên chính thức cũng được đào tạo tạiđây; trở thành cán bộ chủ chốt ở cơ sở cũng được bồi dưỡng tại đây Đảng ta đặc biệtcoi trọng vị trí, vai trò của các cơ sở đảng đồng nghĩa với việc coi trọng vị trí, vai tròcủa các TTBDCT cấp huyện, với các tổ chức cơ sở đảng và trong hệ thống cáctrường chính trị của Đảng
- TTBDCT có loại hình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú nhất, thiết thực
và linh hoạt nhất gắn với điều kiện thực tiễn của từng địa phương Nếu như hệ thốngHọc viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo nhiều chuyên ngành, tập trung vàonhững môn lý luận Chủ nghĩa –Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên ngành chínhtrị và hành chính; trường Chính trị tỉnh đào tạo TCLLCT, trung cấp hành chính, một
số lớp bồi dưỡng,… thì TTBDCT cấp huyện có loại hình đào tạo, bồi dưỡng đa dạngnhất , với khoảng hơn 20 loại hình lớp khác nhau: từ cảm tình đảng, đảng viên mới,
sơ cấp LLCT, bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy, bồi dưỡng trưởng thôn bản, bồidưỡng báo cáo viên, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận và các đoànthể ( phụ nữ, thanh niên, nông dân, Cựu chiến binh, liên đoàn lao động), bồi dưỡngkiến thức quốc phòng, tôn giáo, bồi dưỡng cho nhiều đối tượng thuộc các hội khácnhư (Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Thanh niên xung phong,Hội Khuyến học)…Bên cạnh đó, TTBDCT huyện còn tổ chức các lớp bồi dưỡngphục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương theo yêu cầu của cấp ủy Ví dụ như các
Trang 16lớp học tập tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các lớp phục vụ yêu cầu xâydựng nông thôn mới, phục vụ công tác Đại hội Đảng, các lớp phục vụ công tác tuyêntruyền về an toàn giao thông…
- TTBDCT cấp huyện còn là vị trí để các trường tỉnh và thậm chí của Trungương chọn là cơ sở trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Trường Chính trị tỉnh thườngchọn TTBDCT cấp huyện là đơn vị phối hợp mở các lớp TCLLCT hệ vừa học vừalàm Thậm chí có Trung tâm còn được Học viện chọn làm vị trí mở lớp Ngoài ra cácTrung tâm còn liên kết với nhiều trường đại học, cao đẳng trong công tác đào tạo.Lựa chọn các trung tâm bồi dưỡng cán bộ làm đơn vị mở lớp, các trường của Trungương không chỉ căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất mà còn quan tâm đến việc pháthuy vai trò đội ngũ cán bộ, giảng viên của trung tâm trong công tác quản lý học viên,góp phần nâng cao đào tạo, bồi dưỡng
2.2.2 Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng tại TTBDCT huyện Phú Bình
Hiện nay tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình đang thực hiện cácloại chương trình sau:
- Chương trình đào tạo:
+ Đào tạo Sơ cấp lý luận Chính trị - Hành chính: Đối tượng là các cán bộ, đảngviên và những người có nguyện vọng được học tập mà chưa có trình độ cao đẳng trởlên Thời gian đào tạo một khoá 30 ngày Hoặc tổ chức đào tạo gối tiếp đối với nhữngtrường hợp có đề nghị xác nhận trình độ tương đương nhưng còn thiếu một số họcphần trong chương trình đã được đào tạo so với chương trình Sơ cấp LLCT
+ Phối hợp với Trường chính trị tỉnh Thái Nguyên đào tạo các lớp Trung cấp lý luậnChính trị - Hành chính Thời gian mỗi khoá đào tạo Trung cấp từ 1 - 2 năm
- Chương trình bồi dưỡng:
+ Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nướcchương trình chuyên viên Thời gian: 03 tháng/ khóa
Trang 17+ Bồi dưỡng cảm tình Đảng cho quần chúng ưu tú có nguyện vọng đứng vàohàng ngũ của Đảng Thời gian: 5 ngày/ khóa.
+ Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới: Đối tượng là các đảng viênđang trong thời gian dự bị Thời gian 9 ngày/khóa
+ Tập huấn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lýNhà nước cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cán bộ chính quyền Thờigian: 4 ngày/ khóa
+ Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ tổ chức thông tin thời sự, chính sáchcho đội ngũ báo cáo viên mỗi tháng một lần Thời gian 1 buổi-1 ngày
+ Phối hợp với Phòng Tư pháp huyện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật chođội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị huyện
+ Mở các lớp theo yêu cầu của cấp ủy phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
2.2.3 Những kết quả cụ thể đã đạt được
- Một là, kết quả tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của Đảng:
Đã triển khai quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng
Điểm mới trong việc triển khai học tập nghị quyết: báo cáo viên trực tiếp là đồngchí bí thư các chi, đảng bộ Sau việc triển khai nghị quyết đã xây dựng chương trình
kế hoạch hành động, đưa ra những chỉ tiêu thực hiện cụ thể, thiết thực, phù hợp vớiđiều kiện của từng địa phương đơn vị
- Hai là, kết quả công tác bồi dưỡng giáo dục pháp luật:
Công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cũng được quan tâm đẩy mạnh.Hàng năm Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Tư pháp
và các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền phổbiến giáo dục pháp luật tới nhiều loại hình đối tượng tham gia bồi dưỡng như tuyêntruyền phổ biến luật an giao thông đường bộ; Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân vàgia đình; chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đối với phụ nữ; Luật phòng chống
Trang 18tham nhũng đối với cán bộ tư pháp các xã, thị trấn, Cựu chiến binh, trưởng xóm, bíthư chi bộ TTBDCT phối hợp với Phòng Tư pháp huyện thực hiện mở lớp bồidưỡng chuyên đề nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch của Sở Tưpháp và Ban Tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên TTBDCT Phú Bình được đánh giá là mộttrong những đơn vị của huyện thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật.
- Ba là, ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên, TTBDCT còn phối hợp với các
cơ quan như Công an huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, các cơ quan chuyên môn tổchức bồi dưỡng các chuyên đề như vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của ĐảngCộng sản Việt Nam; vấn đề dân tộc của Đảng, tuyên truyền biển đảo quê hương,tuyên truyền lịch sử đảng bộ địa phương…100% các lớp được phân công chủ nhiệmlớp, có khai giảng, tổng kết, thông qua nội quy, quy chế, công khai chế độ, thành lậpBan cán sự, cấp giấy chứng nhận với các lớp phải cấp giấy chứng nhận theo yêu cầucủa Trung ương đúng quy định
- Bốn là, hoạt động thao giảng:
Được tiến hành định kỳ theo quy định Nhìn chung qua hoạt động thao giảngcho thấy: công tác giáo dục lý luận chính trị đã được cấp ủy huyện quan tâm, cácgiảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức đã học tập được nhiều kinh nghiệmtrong việc soạn giáo án và thực hiện các bước trong quy trình giảng dạy lý luận chínhtrị, cũng qua việc thao giảng đã khuyến khích, cổ vũ các viên giảng dạy LLCT tại cácTTBDCT cố gắng nỗ lực hơn trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức tại Trung tâm Songhoạt động thăm lớp, dự giờ còn hạn chế, các giảng viên còn tâm lý ngại tham gia thaogiảng
- Năm là, hoạt động nghiên cứu thực tế:
Trong quá trình bồi dưỡng một số lớp được tổ chức đi nghiên cứu học tập thực
tế Thông qua hoạt động thực tế giúp các học viên có điều kiện liên hệ giữa việc học
Trang 19lý luận với thực tiễn, đồng thời bổ sung kiến thức thực tiễn vào lý luận Qua hoạtđộng nghiên cứu thực tế tại các điểm di tích lịch sử đã góp phần nâng cao lòng tựhào, tự tôn dân tộc, tình yêu tổ quốc, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, từ đógóp phần nâng cao hiệu quả công tác Song hoạt động này còn hạn chế.
Kết quả cụ thể công tác mở lớp:
Từ năm 2011 đến hết năm 2014, TTBDCT Phú Bình đã mở được 101 lớp cho
8.461 học viên tham gia bồi dưỡng Trong đó:
Năm 2011 mở được 24 lớp cho 1877 học viên và 06 Hội nghị báo cáo viên
Năm 2012 mở được 29 lớp cho 2.568 học viên và 06 Hội nghị báo cáo viên
Năm 2013 mở được 24 lớp cho 2.013 học viên và 06 Hội nghị báo cáo viên
Năm 2014 mở được 25 lớp cho 2.003 học viên và 06 Hội nghị báo cáo viên
Cụ thể số lớp được mở và số học viên được tham gia bồi dưỡng là:
Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV
Phối hợp bồi dưỡng KTQLNN
chương trình chuyên viên
Trang 208 Lớp bồi dưỡng cán bộ Công
10 Lớp bồi dưỡng cán bộ Ban Tuyên
giáo và khối Dân vận các xã, thị
16 Lớp bồi dưỡng cán bộ Hội
người cao tuổi
18 Lớp bồi dưỡng kiến thức
QP-AN cho đối tượng 4
19 Lớp bồi dưỡng công tác xây
dựng nông thôn mới, bồi dưỡng
chuyên đề Dân tộc và chính sách
dân tộc của Đảng, chuyên đề tôn
giáo và chính sách tôn giáo của
Trang 2121 Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác thanh tra nhân dân
Cơ quan Trung tâm bồi dưỡng chính trị hàng năm đều đạt cơ quan văn hóa liêntục giai đoạn 2009- 2012 và cơ quan văn hóa tiêu biểu (2009-2011)
Chi bộ hàng năm đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh
Năm 2009 và năm 2010, đơn vị được UBND tỉnh tặng bằng khen tập thể đạtdanh hiệu tập thể lao động xuất sắc Được Đảng bộ huyện tặng giấy khen chi bộ đạtdanh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu
Được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong thựchiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008- 2012 tại Quyết địnhsố: 3300/QĐ-CT ngày 14/9/1012
Được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen tập thể lao động tiên tiến tạiQuyết định số 4132/QĐ-CT ngày 24/12/2012
Được Ban Chấp hành đảng bộ huyện khen vì đã có thành tích trong công tácgiáo dục LLCT giai đoạn 2010- 2012
Trang 22Hàng năm Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với các ban, ngànhđoàn thể trong huyện, các xã, thị trấn để tổng hợp nhu cầu và tham mưu choBan Thường vụ Huyện uỷ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và giao chỉ tiêu cho các cơ sởtriển khai thực hiện.
Các cấp uỷ địa phương trên cơ sở chỉ tiêu được giao cử cán bộ, công chức thamgia đào tạo, bồi dưỡng theo số lượng quy định
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và làm tốt công tác phối hợp mở các lớp,Ban thường vụ Huyện uỷ đã ban hành quyết định kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức;quy chế phối hợp mở lớp bồi dưỡng lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, côngchức cấp xã giữa Trung tâm bồi dưỡng chính trị và các ban ngành, đoàn thể
Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm và một số nội dung giảngdạy mới cho giảng viên, giảng viên kiêm chức, phân công bài giảng phù hợp vớichuyên môn được đào tạo và vị trí công tác, cung cấp tài liệu phục vụ cho việc soạngiảng đạt chất lượng
Tham mưu cho Thường trực Huyện ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, qua đó đánh giá chất lượng kết quả công tác đào tạo, bồidưỡng nhằm phát huy những mặt tích cực và kịp thời khắc phục những hạn chế tronghoạt động chuyên môn nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa về chất lượng đào tạobồi dưỡng cán bộ huyện
Cùng với việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã, cấp ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vậtchất đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ
Về kinh phí phục vụ: Hàng năm kinh phí phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Bình cơ bản được phân bổ từngân sách tỉnh Mặc dù vậy kinh phí còn thiếu, một số chính sách vẫn chưa thực hiện
Trang 23được Ví dụ: chế độ tiền ăn của học viên: theo Thông tư 139 của Bộ tài chính chế độtiền ăn của học viên mỗi ngày không quá 30.000đ, học viên được hỗ trợ tiền tài liệu,xăng xe Nhưng hiện nay các lớp học Trung cấp lý luận chính trị không có tiền ăn,tiền xăng xe, tiền tài liệu tuỳ thuộc vào điều kiện từng xã, từng đơn vị để hỗ trợ.
Trong các chương trình tập huấn và các chương trình bồi dưỡng khác kinhphí phục vụ rất eo hẹp Qua khảo sát các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp Huyện phốihợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị để tổ chức tập huấn, có đến 90% các đơn
vị đều cho rằng kinh phí quá ít, mới chỉ đáp ứng được 50%-60% nhu cầu
Chính sách đối với giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức tại Trungtâm: Hiện nay, giảng viên chuyên trách được hưởng phụ cấp 30% và giảng viên kiêmchức được hưởng chế độ giảng theo quy định của Bộ Tài chính, ngoài ra Huyện chưa
có chính sách phù hợp cho đội ngũ giảng viên đi thực tế học hỏi kinh nghiệm, mởrộng tầm hiểu biết các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong nước
2.2.4 Một số nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại TTBDCT Phú Bình trong thời gian qua
* Ưu điểm:
- Có sự đổi mới trong quản lý, đánh giá chất lượng học tập của học viên Đối
với một số lớp bồi dưỡng ngoài các chuyên đề theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo
Trung ương, xuất phát từ tình hình thực tế trong nước cũng như thực tế của địaphương, tại một số lớp bồi dưỡng tùy theo đặc điểm đối tượng học viên, Trung tâm
đã triển khai công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật theo chương trình phối hợp vớiHội đồng Phổ biến Giáo dục pháp luật của huyện
Thực hiện Kế hoạch của tỉnh cũng như kế hoạch của huyện Phú Bình về việcđẩy mạnh các hoạt động xây dựng nông thôn mới, Trung tâm bồi dưỡng chính trị đãchủ động trong công tác tuyên truyền, dành thời lượng phù hợp để thông báo tới cáchọc viên về tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địabàn huyện Phú Bình
Trang 24- Một số lớp bồi dưỡng ngoài những nội dung học tập theo quy định của Trungương, Trung tâm BDCT còn tổ chức cho học viên đi nghiên cứu học tập thực tế để bổ sungkiến thức lý luận và thực tiễn, cũng như kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng với tình hình địa phương.
- Hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại TTBDCT dầnđược hoàn thiện theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương và của Ban Tuyên giáo tỉnhThái Nguyên
- Việc xây dựng lịch học, lịch kiểm tra, ra đề thi, thi tốt nghiệp (chương trình Sơcấp) đảm bảo nội dung chương trình, phù hợp với các đối tượng, các kỳ thi, kiểm tra được tổchức nghiêm túc, chính xác, khách quan, thông báo kết quả công khai trước khi tiến hànhtổng kết theo quy định
- Phối hợp tốt với Ban Tuyên giáo huyện tổ chức Hội nghị báo cáo viên theo địnhkỳ
Nguyên nhân của những ưu điểm:
+ Công tác bồi dưỡng LLCT tại TTBDCT Phú Bình luôn nhận được sự quantâm chỉ đạo sát sao của Thường vụ Thường trực Huyện uỷ; sự quan tâm giúp đỡ kịpthời của Ban Tuyên giáo tỉnh Sự phối kết hợp có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị,các chi, đảng bộ trong huyện; đội ngũ báo cáo viên được kiện toàn và từng bướcnâng lên về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trongtình hình mới
+ Nhận thức của các cấp ủy Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lýluận chính trị có nhiều đổi mới, coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quantrọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, tạo tiền đề cho sựphát triển kinh tế- xã hội của địa phương
+ Nhận thức về sự cần thiết phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị;việc nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đốivới cán bộ, đảng viên và nhân dân đó có một bước tiến mới
Trang 25+ Đội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm chức giảng dạy lý luận chính trị hàngnăm được kiện toàn cơ bản đáp ứng về số lượng Được tham gia các lớp tập huấn vềphương pháp giảng dạy lý luận chính trị do Trường Chính trị tỉnh phối hợp với BanTuyên giáo tỉnh tổ chức hàng năm.
+ Cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng môi trường cảnhquan sư phạm, tạo không khí phấn khởi cho cán bộ, công chức đến làm việc cũng nhưhọc viên đến học tập
+ TTBDCT chủ động xây dựng kế hoạch công tác năm trình cấp uỷ phê duyệt, do đó
đã chủ động trong việc thực hiện công tác trong năm, công tác quí, tháng
+ Đội ngũ cán bộ của Trung tâm có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong thựchiện nhiệm vụ
+ Trên địa bàn tỉnh, huyện các cấp, các ngành tiếp tục triển khai sâu rộng việchọc tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó khơi dậy được sự nhiệt tình, tráchnhiệm và quyết tâm thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ
* Hạn chế:
Trong những năm qua, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong côngtác đào tạo, bồi dưỡng, nhưng TTBDCT Phú Bình vẫn còn gặp không ít khó khăn,
Cụ thể như:
- Thứ nhất, vấn đề đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ đoàn
thể chưa thu hút nhiều học viên tham gia
Thực hiện Hướng dẫn 1499- HD/TTVH của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
về hướng dẫn thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị, TTBDCT Phú Bình đã
mở được 4 khoá đào tạo bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị
Tuy nhiên, kết quả cho thấy: Học viên được triệu tập tương đối đông, nhưng sốthực học lại rất ít, một số đang trong quá trình học có đơn xin thôi với rất nhiều lý dohoặc tự bỏ học không lý do Điều đó đó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập,kinh phí tổ chức lớp học…