1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 20152020

55 401 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 254,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC INGUYỄN THỊ ĐÔNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆPPHỤ NỮ THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 201

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN THỊ ĐÔNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆPPHỤ NỮ THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đông

Lớp: Cao cấp lý luận chính trị- khóa 7, tỉnh Quảng Ninh

Chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Quảng Yên

Đơn vị công tác: Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh Người hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Bá Dương

Trang 3

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2015

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đãgóp phần to lớn trong lịch sử dân tộc Vai trò của phụ nữ Việt Nam được thểhiện trong truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâmbảo vệ Tổ quốc; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, sản xuất xâydựng đất nước Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo nhữngngười lao động trong xã hội, bằng lao động, sáng tạo của mình, họ đã gópphần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người Phụ nữ luônthể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là tronglĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra củacải để nuôi sống con người Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vaitrò sáng tạo nền văn hóa nhân loại Nền văn hóa dân gian của bất cứ nướcnào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ

nữ

Cùng với các tầng lớp phụ nữ cả nước, những năm qua các cấp Hội vàcác tầng lớp phụ nữ trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã pháthuy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụcông tác Hội, đặc biệt trong công tác “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giađình” những năm qua đã có bước phát triển, bước đầu đáp ứng được nhu cầu,nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ ở địa phương Với 50% dân số là phụ

nữ Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Lao động nữ trên địa bàn thị xã

chiếm 42%, chủ yếu tập trung trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sảnxuất vật liệu xây dựng, các ngành nghề truyền thống mặc dù điều kiện cònkhó khăn, song chị em luôn cố gắng thi đua lao động sản xuất, phát huy sángkiến, cải tiến kỹ thuật, luyện tay nghề, thi thợ giỏi đã góp phần tích cực

Trang 5

trong việc ổn định sản xuất, tạo chuyển biến về quy mô, trình độ công nghệ,nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa, mở rộng thị trường Lao động nữtrong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã góp phần tích cực trong việc đạtgiá trị bình quân tăng 23,9%/năm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp của thị xã; Trong sản xuất nông nghiệp:

Với 49% lao động nữ, đây là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chuyểndịch cơ cấu giống, mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất, đóng góp quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuấtnông nghiệp tăng hàng năm của thị xã; Với số lao động nữ chiếm tỷ lệ caotrong hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu điện chị emluôn phát huy tài năng, trí tuệ, năng động sáng tạo mở rộng mạng lưới các loạihình kinh doanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hội nhập,phục vụ đời sống nhân dân

Tuy nhiên, công tác tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Hội Liênhiệp phụ nữ thị xã còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: do chịu tác động lớn từnhững diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình lạmphát và giá cả mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến; vệ sinh an toàn thực phẩm

vệ sinh môi trường chưa được kiểm soát; thiên tai dịch bệnh có nhiều diễnbiến phức tạp, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế việctriển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình ở một số cơ

sở Hội còn chưa thực sự rõ nét, chưa tạo được sự tự tin trong việc đầu tư, ápdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của phụ nữ trên địa bàn.Vaitrò của tổ chức Hội trong việc hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp do phụ

nữ làm chủ hoặc hỗ trợ các mô hình kinh tế làm giàu cho phụ nữ còn mức độ.Hoạt động của các mô hình phát triển kinh tế của tổ chức Hội còn mang tínhnhỏ lẻ, các mô hình tổ/nhóm chưa nhiều, chủ yếu là quy mô hộ gia đình

Trang 6

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và quá trình học tập, công tác và nghiêncứu trong lĩnh vực liên quan đến công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giađình, bản thân nhận thức sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tếgia đình hiện nay; những tồn tại, hạn chế nêu trên cần phải có các giải pháp cótính khả thi nhằm phát huy hơn nữa việc phát triển kinh tế hộ gia đình Chính

vì vậy tôi chọn Đề án “Nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ phụ nữ phát

triển kinh tế gia đình” để làm đề án tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận chính trị

hành chính khoá 7, tỉnh Quảng Ninh

2 Mục tiêu của đề án.

2.1 Mục tiêu chung

Đề án hướng vào việc nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế gia đình nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo,nâng cao đời sống cũng như đảm bảo quyền của phụ nữ trong gia đình và xãhội

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện của Chính quyền đốivới công tác phụ nữ nói chung và công tác Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tếgia đình nói riêng

- Đảm bảo nguồn tín dụng hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế

(Nguồn vốn uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông No&PTNT, các chương trình tài chính vi mô, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh, thị xã).

- Đảm bảo 70% phụ nữ ở thị xã được học nghề, tư vấn về chuyển giao

kỹ thuật – công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở Đề án

295/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”

Trang 7

- Tổng kết và xác định được mô hình kinh tế có hiệu quả và nhân rộngcho những gia đình có điều kiện phù hợp với từng mô hình, kết nối sản xuấtvới tiêu dùng hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm đạt trên 80%.

- Thực hiện tốt các phong trào “ Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”,“Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.

- Nâng cao nhận thức, tạo quyết tâm cho hội viên phụ nữ trong việcphát triển kinh tế gia đình, đảm bảo cuộc sống và quyền lợi của phụ nữ

- Đến năm 2020 phấn đấu không có hộ nghèo, trên 30% hộ gia đình có

mô hình phát triển kinh tế ổn định, đời sống ở mức khá trở lên

* Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Hàng năm 100% cơ sở Hội và 90% trở lên chi hội triển khai thực hiệnchuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất; 86% hội viên, phụ nữđược tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật

- Xây dựng 03 mô hình điểm vào năm 2016 Hàng năm mỗi cơ sở Hộixây dựng mới ít nhất 01mô hình phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu có hiệuquả

- 100% cơ sở Hội huy động được nguồn vốn giúp hội viên phụ nữ vayvốn phát triển sản xuất, kinh doanh đạt bình quân 2,5 tỷ đồng/cơ sở/năm

- Đến năm 2020 có 90% cơ sở Hội tổ chức được các lớp dạy nghề, tạoviệc làm cho lao động nữ

- Kết nối với các Doanh nghiệp trên địa bàn giới thiệu trên 3 nghìn phụ

nữ trong độ tuổi lao động có việc làm

- 100% hộ hội viên phụ nữ nghèo được Hội LHPN các cấp giúp Mỗinăm giảm 16% hộ nghèo là hội viên phụ nữ

3 Giới hạn của đề án

3.1 Giới hạn về đối tượng

Trang 8

Đề án tập trung giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng công tác hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế gia đình Đối tượng là phụ nữ trong các hộ gia đìnhtrên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

3.2 Giới hạn về không gian

Đề án được xây dựng và tổ chức thực hiện tại các cơ sở Hội trên địabàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm 19 xã, phường

3.3 Giới hạn về thời gian

Đề án được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020

Trang 9

* Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế

trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy môsản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội

* Khái niệm về gia đình, kinh tế gia đình:

- Gia đình: Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau

bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan

hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trảiqua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế gia đình có những ảnh hưởng vànhững tác động mạnh mẽ đến xã hội

- Kinh tế gia đình: Có thể hiểu kinh tế gia đình (kinh tế hộ gia đình) là

một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên

có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trongsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanhkhác do pháp luật quy định Sự tồn tại của kinh tế gia đình chủ yếu dựa vàolao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát triển sảnxuất, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng

* Hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình của hội phụ nữ

Trang 10

Là quá trình tuyên truyền , hỗ trợ của hội phụ nữ các cấp đối với hôiviên của mình về các mặt nhận thức, vốn, tư vấn lựa chọn mô hình kinh tế,nâng cao chi thức và kỹ năng hoạt động nghề để phát triển kinh tế gia đình,nâng cao vai trò của người phụ nữ.

1.1.2 Nội dung “Nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình”

Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đìnhcần tập chung vào giải quyết vấn đề chủ yếu sau:

- Nâng cao nhận thức, khát vọng phát triển kinh tế và làm giàu cho cán

bộ, hội viên, phụ nữ Vận động phụ nữ tích cực học tập kiến thức khoa học,công nghệ để áp dụng vào sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển kinh tếcủa địa phương và nhu cầu của thị trường, tạo ra sản phẩm sạch, thân thiệnvới môi trường, đảm bảo sức khỏe gia đình và cộng đồng

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho hội viên, phụ nữ

về ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vàoNhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng

- Quản lý hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hiện

có Đổi mới hoạt động cho vay vốn do Hội quản lý, tập trung ưu tiên hội viênphụ nữ sau học nghề, hội viên đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, các thànhviên của tổ hợp tác sản xuất Quan tâm nắm bắt để tư vấn, hỗ trợ cho hội viênphụ nữ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh đều có thể tiếpcận nguồn vốn phù hợp, kịp thời

- Khai thác, vận động các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo và pháttriển kinh tế: nguồn lực vốn, kiến thức, công nghệ

- Phát triển các loại mô hình tổ/ nhóm mới Xây dựng mô hình pháttriển kinh tế gia đình điển hình, hội viên tiêu biểu trong công tác phát triểnkinh tế gia đình

Trang 11

- Có biện pháp, hình thức phù hợp giúp hội viên nghèo thoát nghèo bềnvững

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ trênđịa bàn, động viên hộ phụ nữ kinh doanh nhỏ lẻ tham gia sinh hoạt Câu lạc bộtại địa phương

- Thông tin tuyên truyền các gương điển hình trong các cấp Hội

- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm ( tham quan học tập) ở

những địa phương điển hình về phát triển kinh tế hộ gia đình

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong triển khai thực hiệncông tác Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ta luôn xác định sựnghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Vì vậy ngay từ khi ra đời Đảng đã quantâm chỉ đạo thành lập tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trong suốtquá trình lãnh đạo cách mạng xây dựng đất nước, Đảng luôn quan tâm chăm

lo đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đồng thời quan tâm phát huy vai trò củaphụ nữ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt phát huy vai trò của phụ nữ trong pháttriển kinh tế góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước, điều đó được thể hiện rấtnhiều trên Hiến Pháp, các văn kiện Đại hội Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết củaĐảng và trên luật pháp, chính sách của Nhà nước

Trong từng giai đoạn và các nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Đảngđều có các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác phụ vận như: Chỉ thị 37-CT/TW

ngày 16/5/1994 của Bộ chính trị về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” và Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị

về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

Trang 12

nước” Bộ Luật Lao động đã dành riêng một Chương quy định các chế độ

chính sách về lao động nữ Luật Bình đẳng giới nhằm tiếp tục thể chế hoá cácchủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đồng thời góp phần hoàn thiện

hệ thống pháp luật về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, xoá bỏ tình trạngphân biệt đối xử về giới cũng như thu hẹp khoảng cách giới trên thực tế LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình với một trong những quan điểm là bảo đảmquyền con người, nhất là đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em và để đảm bảothực hiện cam kết quốc tế nhất là công ước về chống mọi hình thức phân biệtđối xử với phụ nữ - công ước CEDAW

Trong quá trình xây dựng, hoạch định đường lối, Đảng ta luôn quántriệt và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các nhiệm vụ lớn cách mạng trong thời kỳđổi mới là: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm

vụ then chốt, phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội Đại hội XI củaĐảng xác định: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơcấu kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiệnđại Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa”

Ngày 05/8/2008, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đãban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;Ngày 25/1/2008, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/TTG về việctăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo; Ngày 4/6/2010,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”; Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Ngày 26/2/2010, Thủ tướng

Trang 13

Chính phủ ký Quyết định 295/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số25-NQ/TU ngày 27/6/2007 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TWcủa Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiệnđại hoá đất nước; UBND tỉnh phê duyệt Kê hoạch tổng thể thực hiện Đề án

295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về “Hỗ trợ phụ nữ, học nghề tạo việc làm”; Ngày 6/1/2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 24/QĐ-

UBND phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh QuảngNinh đến năm 2020

Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh xây dựngChương trình hành động số 11-CTr/TU, ngày 14/11/2007 về thực hiện Nghịquyết số 11/NQ-TW của bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yênban hành Quyết số 995/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 về Phê duyệt kế hoạchtổng thể của Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã về triển khai thực hiện Quyết định

295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạơ việc làm”;

1.2.2 Cơ sở pháp lý

Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 quyđịnh trách nhiệm của bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảmcho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề ra những chủ trương, Nghịquyết, khâu đột phá: Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm

kỳ 2012-2017 đã đề ra 1 trong 3 khâu đột phá thực hiện phong trào phụ nữ và

công tác Hội nhiệm kỳ 2012-2017 là “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm,

Trang 14

giảm nghèo bền vững” Đây là khâu đột phá thể hiện rõ quan điểm nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội và phát huy nội lực của phụ nữ trong pháttriển kinh tế Thực hiện tốt khâu đột phá này là cơ sở để lồng ghép thực hiệncác nhiệm vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, góp phầnthực hiện an sinh xã hội Cũng tại Đại hội XI, TW Hội đã phát động phụ nữ

cả nước thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp

phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh

Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã đề ra một trong sáunhiệm vụ công tác trọng tâm công tác Hội nhiệm kỳ 2012-2017 đó là nhiệm

vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường”.

Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ

2011-2016 đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản và 6 nhiệm vụ trọng tâm, một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, đó là “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo

vệ môi trường, giảm nghèo, làm giàu chính đáng” Mục tiêu phấn đấu là

“Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ phát huy tiềm năng, sức sáng tạo,tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức Hộivững mạnh; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của phụ nữ, thiết thực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nângcao vị thế của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữtrên các lĩnh vực, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”

Nghị quyết Đại hội phụ nữ thị xã Quảng Yên nhiệm kỳ 2011-2016 đã

đề ra mục tiêu “ Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ phát huy tiềm năng,sức sáng tạo, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát tiển kinh tế - xã hội.Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt vai trò đại diện,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp , chính đáng của phụ nữ, thiết thực cải thiện

Trang 15

đời sống vật chất, tinh thần , góp phần tích cực trong công cuộc xây dựngthị xã Quảng Yên giàu đẹp, văn minh, vì sự bình đẳng và phát triển của phụnữ”.

Mặc dù vậy, những năm qua các cấp Hội phụ nữ thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khaithực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Phụ nữ các cấp đề ra,đặc biệt là nhiệm vụ “Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế gia đình” Bằng nhữngviệc làm cụ thể, Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạocác cấp Hội trên toàn thị xã thống kê số phụ nữ trong độ tuổi lao động, rà soát

hộ nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ hiệu quả Quakết quả rà soát, trên địa bàn thị xã hiện có 32.909 phụ nữ, trong đó có 23.166phụ nữ trong độ tuổi lao động (18 đến 55 tuổi), tính đến 31/12/2014 toàn thị

xã còn 511 hộ nghèo, trong đó số hộ nghèo có phụ nữ là 495 hộ, số hộ nghèo

do thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất là 225 hộ, số hộ nghèo do thiếu vốn,thiếu tư liệu, phương tiện sản xuất là 750 hộ, từ kết quả khảo sát Hội Liênhiệp phụ nữ thị xã lên kế hoạch cho từng hoạt động, quan tâm xây dựng môhình, khai thác các nguồn vốn, định hướng cho các mô hình hoạt động, từ đócông tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình đã đạt được những kết quảbước đầu đáng khích lệ, có ý nghĩa thiết thực

Trang 16

Song, trong quá trình triển khai thực hiện công tác “ Hỗ trợ phụ nữphát triển kinh tế gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ còn nhiều hạn chế, bấtcập: Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào đồng ruộng gặp khó khăn, bên cạnh đó lối canh tác cổ truyền,năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém đã làm cho sản phẩm củacác hộ gia đình không tiếp cận được các siêu thị lớn; Tình hình các hộ kinhdoanh cá thể phi nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, mặt bằng kinh doanhcủa các hộ hiện nay chỉ khoảng gần 100m2/hộ (trong đó chủ yếu là đất đai sẵn có của gia đình), số vốn kinh doanh bình quân/hộ chỉ khoảng 40 triệu

đồng; Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động, từ nhiều năm nay các

hộ gia đình làm nông nghiệp phải đối mặt với một thực tế là sản phẩm làm rakhó tiêu thụ, đặc biệt vào thời điểm mùa vụ Việc tiếp cận thị trường của các

hộ gia đình rất hạn chế do thiếu những kiến thức căn bản về kinh tế thịtrường, do đó sản phẩm của các hộ sản xuất ra dù chưa nhiều mà vẫn khôngtiêu thụ được v.v

Để đảm bảo phát triển bền vững trong việc giải quyết vấn đề an sinh xãhội đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cáccấp, các ngành, các đoàn thể và chính quyền địa phương, trong đó có tổ chứcHội Liên hiệp phụ nữ Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớpphụ nữ trên địa bàn thị xã, Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên cần đề ranhững giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tếgia đình, nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng bền vững,đồng thời giúp cho các hội viên, phụ nữ nâng cao thu nhập, từng bước vươnlên ổn định cuộc sống, làm giàu chính đáng, giúp chị em khẳng định được vaitrò, vị trí của mình trong gia đình, xã hội, từ đó thúc đẩy các phong trào củaHội phụ nữ các cấp phát triển mạnh mẽ, tổ chức Hội ngày càng vững mạnh,

Trang 17

góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội của thị xã Quảng Yênnói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

2 Nội dung thực hiện của đề án.

2.1 Bối cảnh thực hiện của Đề án

Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được tái lập ngày 25/11/2011, trên

cơ sở toàn bộ đơn vị hành chính là huyện Yên Hưng trước đây, có diện tích tựnhiên 314,12km2, dân số hiện nay là 13,74 vạn người, mật độ dân số 425người/km2 Là thị xã ven biển nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh QuảngNinh; phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ, Phía Nam giáphuyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) và cửa Nam Triệu, phía Đông giápthành phố Hạ Long, phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố HảiPhòng) Thị xã có 19 đơn vị hành chính (gồm 11 phường và 8 xã)

Thị xã Quảng Yên có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;trên truyền vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nằm giữa 3 thành phố:

Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng Vị trí của Quảng Yên rất thuận lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại cũng như quốc phòng an ninh Mặtkhác Quảng Yên có điều kiện thuận lợi để khai thác cảng cửa ngõ lạch huyện,các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ nghỉ mát ven biển, đặc biệt cótiềm năng lớn mở cửa giao lưu thương mại với các địa phương trong nướccũng như quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với cácthành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biểnHải Phòng - Quảng Yên - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (hiệnnay đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng qua thị xã đang được thi công sẽ tạo

ra nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư vào thị xã Đã có nhiều

dự án đã được triển khai đầu tư và rất nhiều dự án lớn đang được nghiên cứuđầu tư

Trang 18

Trong những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh và của Trung ương,cùng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã.Kinh tế - xã hội của thị xã phát triển và đạt nhiều tiến bộ trên tất cả các lĩnhvực

Về Kinh tế: Tăng kinh tế đạt khá (11.3%), cơ cấu các ngành kinh tế tiếp

tục chuyển dịch đúng hướng Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14,3 triệuđồng (năm 2010) lên 32,2 triệu đồng/người (năm 2015) Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 32,2% (năm 2010) lên 47,4% (năm2015); thương mại dịch vụ tăng từ 20,3% (năm 2010) lên 33,4% (năm 2015);nông lâm nghiệp giảm từ 47,5% năm 2010 xuống còn 19,2% (năm 2015).Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước thực hiện là 57,24 ngàn tấn(tăng 3,8 lần so năm 2010)

Về ngành công nghiệp xây dựng: Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vàokhu công nghiệp Đông Mai, đầm Nhà Mạc, Nam Tiền Phong và các cụmcông nghiệp trên địa bàn thị xã được thực hiện tích cực Một số dự án mớiđầu tư có quy mô lớn, đi vào hoạt động góp phần làm tăng giá trị nghànhcông nghiệp Dự án khu công nghiệp phía Bắc thị xã, đầm Nhà Mạc, NamTiền Phong đang xúc tiến đầu tư Các ngành, nghề tiểu thu công nghiệptruyền thống như: Cơ khí, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền giữ được tốc độphát triển tương đối ổn định Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựngtăng bình quân 10,7%/năm

Thương mại dịch vụ: Có tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm đa dạng,chất lượng được nâng lên, tập trung đầu tư vào phát triển mạnh hệ thống chợtrên địa bàn, đã thực hiện xã hội hóa đầu tư vào chợ Minh Thành, Phong Cốc,Liên Vị vào hoạt động, phát huy hiệu quả Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình

Trang 19

quân 21,6%/năm Dịch vụ vận tải hành khách tiếp tục phát triển đáp ứng tốthơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, giá trị sản xuất bìnhquân đạt 9,9%/năm Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụđến năm 2020 Dịch vụ du lịch được phát triển thêm các tuyến du lịch, điểm

du lịch và sản phẩm du lịch mới Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triểnmạnh Giá trị sản xuất tăng 24,8%/năm, hoạt động tín dụng ngân hàng pháttriển, mạng lưới mở rộng (tăng 4 chi nhánh so năm 2010) Giá trị tăng thêmngành thương mại dịch vụ đạt bình quân 18,6%/năm

Sản xuất nông nghiệp: Đã quy hoạch được các vùng sản xuất nông

nghiệp hàng hóa tập trung, khu chăn nuôi tập trung, khu giết mổ tập trung,quy hoạch được 4 cánh đồng mẫu lớn, đầu tư hình thành 2 cánh đồng mẫu lớn

ở Phong Cốc, Sông Khoai Mở rộng vùng sản xuất rau an toàn ở Cộng Hòa,Tiền An, Sông Khoai (diện tích 220ha) Diện tích canh tác đạt giá trị kinh tếcao là 1.800ha (tăng 800ha so năm 2010), tỷ lệ lúa năng xuất cao đạt 98%diện tích cấy lúa Một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn ở Tân An, Hà An,Minh Thành được mở rộng và phát huy hiệu quả, giá trị chăn nuôi tăng bìnhquân 6,4%/năm Khai thác thủy sản phát triển ổn định, phương tiện đánh bắt

xa bờ tăng; nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp, thâm canh,bán thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị kinh tế cao và tăng giá trị lênmột đơn vị diện tích nuôi Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bìnhquân 3,8%/năm

Về văn hóa xã hội: An sinh xã hội đặc biệt được chú trọng, tỷ lệ lao

động qua đào tạo đạt 42% Cơ cấu lao động đang có chiều hướng chuyển dịchtích cực Tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã còn 1,2% (năm 2010 là 5,08%)

Quốc phòng an ninh, đối ngoại: tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh Đẩymạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển An

Trang 20

ninh chính trị tư tưởng, an ninh vùng tôn giáo, biển đảo và nông thôn đượcgiữ vững.

Với tác động tích cực từ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đãtạo điều kiện cho các cấp Hội trên địa bàn thị xã trong việc xây dựng các môhình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, tạo thuận lợi cho hội viên, phụ

nữ về vốn, kiến thức phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phụ nữ phát triểnsản xuất theo hướng hàng hoá, sử dụng hiệu quả đồng vốn để đầu tư vàonhững cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả cao, nhiều ngành nghề mới xuấthiện, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp với đối tượng phụ nữ, với từng cơ sở,góp phần giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo có phụ nữ và hộnghèo do phụ nữ làm chủ

Bên cạnh những tác động tích cực, cũng còn những ảnh hưởng hạn chế,tác động đến công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình trong các cấphội: thị trường, giá cả không ổn định, tình hình dịch bệnh, vệ sinh môi trườngchưa được kiểm soát phụ nữ không yên tâm đầu tư sản xuất; việc dồn điềnđổi thửa còn gặp khó khăn; công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi,

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình, tổng kếtđánh giá nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất

và dịch vụ nông thôn còn hạn chế; Công tác dạy nghề và giải quyết việc làmcho lao động nữ còn nhiều bất cập

Những thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế nêu trên là nhữngnhân tố tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến hoạt động công tác Hội nói chung

và công tác Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình của Hội LHPN thị xã nóiriêng, Vì vậy đòi hỏi rất lớn vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã

và hệ thống Hội LHPN cơ sở phường, xã trong công tác hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế gia đình

Trang 21

2.2 Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình” của Hội LHPN thị xã Quảng Yên

2.2.1 Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

* Chức năng của Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng

Ninh: Là tổ chức chính trị- xã hội thực hiện chức năng đại diện chăm lo bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng,quản lý Nhà nước; Đoàn kết vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bìnhđẳng giới Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh QuảngNinh và Thị ủy thị xã Quảng Yên

* Nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên, tỉnh QuảngNinh: Tuyên truyền, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạođức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối ,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựngĐảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗtrợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm locải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; Tham mưu đề xuất, tham giaxây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi íchhợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em; Xây dựng, phát triển tổchức Hội vững mạnh

* Hệ thống tổ chức và cơ quan chuyên trách của Hội Liên hiệp Phụ nữ

thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh: Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Quảng Yên,

tỉnh Quảng Ninh gồm 02 cấp: Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã; Hội Liên hiệp Phụ

nữ xã, phường ( gọi chung là cơ sở) Tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở

Trang 22

là nền tảng của tổ chức Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở quyết định thành

lập các chi hội; dưới chi hội có thể thành lập tổ phụ nữ Chi hội, tổ phụ nữ sinh hoạt ít nhất ba tháng một lần

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm 19 cơ

sở xã, phường và có 179 chi hội phụ nữ theo địa bàn khu dân cư Tổng sốphụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 32.909 người, tổng số hội viên phụ nữ do Hộiquản lý là 25.251 hội viên 100% chi hội xây dựng được Quỹ hội, chi hội cóQuỹ cao nhất 120 triệu đồng, cơ sở Hội có quỹ thấp nhất là 20 triệu đồng

2.2.2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, quyết tâm của phụ nữ phát triển kinh tế gia đình.

Trong những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên, QuảngNinh luôn xác định tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacông tác tư tưởng, là động lực thúc đẩy hoạt các phong trào của tổ chức Hội,nhằm chuyển tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, Nghị quyết các cấp tới cán bộ, hội viên phụ nữ, tạo nên sự thốngnhất và hành động trong toàn thể hệ thống Hội thị xã đến cơ sở

Trong những năm qua các cấp Hội trên toàn thị xã đã bám sát địnhhướng của Đảng để triển khai thực hiên công tác tuyên truyền, giáo dục hộiviên, phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các chủ trương,chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của phụ nữ, nhất là tronglĩnh vực phát triển kinh tế như: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của

Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; Nghị quyết số 26-NQ/TW về “ Nông nghiệp- nông dân- nôngthôn”; Chỉ thị số 04/TTG về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chươngtrình giảm nghèo; Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương

trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”;

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định

Trang 23

295/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” và các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Thị

ủy, UBND thị xã Quảng Yên về lĩnh vực phát triển kinh tế đối với tổ chứcHội và những chính sách liên quan đến công tác an sinh xã hội tại địa phương

Hình thức tuyên truyền được đa dạng, phong phú như: hội nghị, sinhhoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt lồng ghép chi hội, giao lưu

mô hình, sân khấu hóa, in sao từ gấp, tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống phátthanh của cơ sở v.v

Kết quả: Trong những năm qua (từ 2011 đến nay) các cấp Hội đã tổ chức được 32 hội nghị (cấp thị xã 7 hội nghị; cấp cơ sở 25 hội nghị)có 2.397người tham dự; 91,2% chi hội tổ chức sinh hoạt lồng ghép tuyên truyền; tỷ lệhội viên, phụ nữ tham gia đạt 87%

2.2.3 Thực trạng hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong công tác Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình.

Trong hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cấp Hộitrên địa bàn thị xã đã chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chứcnăng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tíchcực tham gia chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ ápdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Từ năm 2011 đến nay các cấp Hội trênđịa bàn đã tổ chức và phối hợp tổ chức được 335 lớp tập huấn về sản xuất,kinh doanh, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho 19.107 lượtngười Đồng thời tập trung hướng dẫn, vận động phụ nữ chuyển đổi cơ cấutrong sản xuất nông nghiệp tạo nên hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: Hộiphụ nữ xã Sông Khoai, Phong Cốc vận động hội viên làm điểm quy hoạchdồn điền, đổi thửa 4 cánh đồng mẫu lớn để đưa giống lúa mới vào sản xuất;tại phường Yên Giang, Quảng Yên, Tiền An đưa giống Hoa cao cấp như Hoa

Ly, Hoa Hồng, Hoa cúc vào trồng thay thế những thửa ruộng trồng rau màu

Trang 24

giá trị năng suất thấp, cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/năm; Vận độnghội viên, phụ nữ ở xã Tiền An, Phường Cộng Hòa, xã Sông Khoai thành lập

mô hình sản xuất rau an toàn với diện tích 220ha; xã Liên vị, Hoàng Tân,Tiền Phong, Yên Hải , Hiệp Hòa triển áp dụng tiến bộ khoa học đưa giốngcua, tôm vào nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao, thu nhập bình quân

2011 đến tháng 6/2015 tổng số phiếu phát ra 1.200 phiếu, kết quả có 1.187

lao động nữ đăng ký và được tham gia học nghề ở 21 lớp với 7 nghề ( trong

đó số lớp học nghề phi nông nghiệp là 12 lớp, số lớp học nghề nông nghiệp là

9 lớp, với Nghề Kỹ thuật trồng nấm; nghề Nuôi trồng thủy sản; Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm; Trồng Rau; Trồng Hoa; Đan lưới; Kỹ thuật chế biến món ăn) Số học viên tốt nghiệp 1.185/1187 học viên tốt nghiệp ( có 02 học viên không đủ điều kiện thi do không đảm bảo số tiết học ở lớp Đan lưới và lớp chế biến món ăn) Sau học nghề nhiều chị em phụ nữ đã tự giải quyết việc

làm, phát huy kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vàchất lượng sản phẩm cho thu nhập ổn định Đồng thời Hội Liên hiệp phụ nữthị xã chỉ đạo các cơ sở Hội duy các nghề truyền thống như làng nghề ở Hiệp

Trang 25

Hòa (làm bánh, bún); nghề làm bánh Gio, bánh Dày ở Nam Hòa, Phong Cốc;nghề làm Nem chua, nem chạo ở phường Quảng Yên

Kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn giới thiệu 2.151 lao động nữvào làm việc tại các công ty, xí nghiệp đóng chân trên địa bàn như: Công tyVigracera, Công ty Thạch bàn xanh,Chi nhánh Công ty TNHH Yazaki, Công

ty da giày, các Công ty xây dựng v.v thu nhập bình quân của người lao độngđạt 3.500.000đ/tháng

2.2.5 Thực trạng hoạt động hỗ trợ vốn trong công tác Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện nhiệm vụ vận động phụ nữ phát triển kinh tế gia đình trongnhững năm qua mặc dù khó khăn cả về nguồn lực và nhân lực, nhưng các cấpHội phụ nữ trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vẫn luôn tíchcực trong việc tranh thủ các nguồn vốn vay và chủ động phối hợp với cácngành chức năng ở địa phương triển khai các hoạt động chuyển giao khoa học

kỹ thuật, xây dựng mô hình kinh tế, vận động hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu

tư vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi để giảm nghèo và nâng cao chất lượngcuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương Việc hỗtrợ vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình đã được triển khai đồng bộnhằm tăng cường mở rộng các nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốnsản xuất, kinh doanh của phụ nữ với nhiều hình thức khác nhau như: Vậnđộng, huy động tiết kiệm tại chi/tổ phụ nữ; Ký kêt chương trình phối hợp vớiNgân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT tín chấp cho hội viênvay vốn; Tranh thủ các nguồn vốn từ chương trình tài chính vi mô và Quỹ Hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, với các chươngtrình hỗ trợ:

Trang 26

* Hỗ trợ vốn vay từ hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT và các nguồn vốn từ chương trình tài chính vi mô

và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã ký kết Chương trình phối hợp với Ngânhàng chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị

xã về hoạt động ủy thác tín chấp cho hội viên, phụ nữ vay vốn Tính đếntháng 6/2015, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp ở 19/19 cơ sở trên địa bàn thị xã

đã nhận hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, hiện có

184 tổ tiết kiệm vay vốn, 6.295 thành viên là hội viên, phụ nữ, tham gia ở 8chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã Hội với tổng số vốn121,5 tỷ đồng Công tác quản lý vốn được các cấp Hội thực hiện nghiêm túc,

tỷ lệ hoàn trả vốn với Ngân hàng chính sách xã hội đạt 99,7%; Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 99,8%

Bên cạnh Nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội và Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã đãtranh thủ các nguồn vốn vay từ Chương trình tài chính vi mô như: Quỹ hỗ trợphụ nữ nghèo của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Quỹ hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh; Quỹ Hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế thị xã Quảng Yên Với tổng số vốn vay 6,6 tỷ

đồng, cho 3.121 hội viên phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh ( trong đó: vay từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo của Trung ương Hội là 5,2 tỷ đồng; Quỹ

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của tỉnh là 750 triệu đồng; Quỹ Hỗ trợ phụ

nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN thị xã là 650 triệu đồng) Với mỗi

Chương trình cho vay đều có quy định cụ thể về đối tượng tham gia, mức vay

và lãi xuất khác nhau, nhưng nhìn chung đã tạo điều kiện cho chị em tiếp cậnvới nguồn vốn một cách dễ dàng, hạn chế được hiện tượng vay nặng lãi ở địaphương đồng thời giúp chị em phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình

Trang 27

* Hỗ trợ vốn vay từ việc huy động tiết kiệm tại chỗ (tại chi/tổ phụ nữ), phong trào tương thân tương ái, giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình

Do có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú đã chuyển tải đầy đủmục đích, ý nghĩa, phương thức tổ chức thực hiện nên không chỉ thu hút đôngđảo hội viên, phụ nữ tham gia mà còn huy động được sự ủng hộ của cả cộngđồng Ngoài việc củng cố các mô hình tiết kiệm hiện có, đã xuất hiện nhiều

mô hình, cách thức tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với nhu cầuthực tế của hội viên phụ nữ Mục đích của việc sử dụng vốn vay từ tiết kiệmcũng rất đa dạng, không chỉ đầu tư vào phát triển kinh tế, mà còn hỗ trợ sửachữa nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, mua bảo hiểm y tế tự nguyện, đónghọc phí, mua đồ dùng học tập cho con Mức tiết kiệm rất đa dạng, hiện nayHội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên có 19/19 xã, phường có mô hình tiếtkiệm tại chi/tổ phụ nữ với 179/179 chi hội có mô hình tiết kiệm, mức tiếtkiệm thấp nhất 5.000đ/người/tháng, mức cao nhất 200.000đ/người/tháng, đãthu hút 20.754 hội viên, phụ nữ tham gia với tổng số tiền huy động được5.720.000.000đồng, cho 1.114 phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn vay vốn pháttriển sản xuất không lấy lãi

Phong trào tương thân, tương ái được triển khai sâu rộng Trên cơ sở rà

soát nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, trong những năm qua (từ năm

2011 đến nay) các cấp Hội phụ nữ trong thị xã đã tích cực thực hiện phong trào “ Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” thông qua các hoạt động cụ thể, thiết

thực Hàng năm tiến hành rà soát số hộ hội viên phụ nữ nghèo, đặc biệt quantâm tới những phụ nữ nghèo với vai trò làm chủ hộ, là lao động chính tạo thunhập cho gia đình Các cơ sở Hội nắm thực trạng và nhu cầu hộ nghèo để cóhình thức giúp đỡ phù hợp với từng hộ như: hướng dẫn, tập huấn kiến thứcKhoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất; giúp công lao động, đặc biệt là giúp

Ngày đăng: 26/10/2017, 13:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w