Vùng văn hóa Tây Nguyên

77 4.3K 23
Vùng văn hóa Tây Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vùng văn hóa Tây Nguyên

Trêng ®¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Líp QTKD Du lÞch vµ Kh¸ch s¹n Khãa 52 Nhãm: Little girls 1 Danh sách nhóm Little girls 1. Nguyễn Thục Anh 2. Trần Thơng Chi 3. Đào Thị Thùy Dung 4. Đặng Thị Hà 5. Nguyễn Thị Huyên (nhúm tr ng) 6. Thiều Thị Khơi 7. Trịnh Thùy Linh 8. Nguyễn Thị Hồng Nga 9. Nguyễn Hoài Thanh 10. Tạ Thị Phơng Thảo 11. Nguyễn Thị Thu 12. Hoàng Yến 2 Bản phân công công việc s t t Tiêu chí Ngời thực hiện 1. Khái quát chung về vùng văn hóa Tây Nguyên Trần Thơng Chi 2. Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nớc, sinh vật)->ảnh hởng đến văn hóa của vùng nh thế nào Tạ Thị Phơng Thảo Hoàng Yến 3. Dân tộc (dân số, ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán, lễ hội .) (có ảnh kèm theo) Đào Thị Thùy Dung Thiều Thị Khơi Nguyễn Thục Anh Nguyễn Thị Hồng Nga 4. Thành tựu văn hóa của vùng văn hóa Tây Nguyên (vật chất, tinh thần) Đặng Thị Hà Nguyễn Thị Thu 5. Tổng kết + chính sách của nhà nớc và của vùng nhằm giữ gìn và phát huy những nét độc đáo của nền văn hóa Tây Nguyên Nguyễn Thị Huyên 6. Làm power point Trịnh Thùy Linh Nguyễn Hoaì Thanh 3 4 A/ Khái quát chung Vùng văn hóa Tây Nguyên gồm phần đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và rẻo cao các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Đây là vùng sơn nguyên xen cài giữa các dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ, quê hương của hơn 20 sắc tộc thuộc hai gia đình ngôn ngữ là Môn-Khmer và Mã lai- Đa Đảo. Cũng như ở Trường Sơn Bắc, nếp sống chủ đạo ở vùng Trường Sơn Nam - Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy, nó qui định tất cả các sắc thái văn hóa lớn của vùng, nó sản sinh ra quan niệm vạn vật hữu linh : mọi vật chung quanh con người đều có hồn, có thần linh (yang) che chở, phù hộ. Nếp sống nương rẫy để lại dấu ấn trong luật tục, trong văn học nghệ thuật truyền thống, từ huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, dân ca đến cổ tích, truyện cười và nhất là sử thi anh hùng, một sáng tạo văn hóa lớn. Đó là những trường ca mà người Ê Đê gọi là Khan, người Gia Rai gọi là Hơri, người Ba Na gọi là Hơmôn, người Mạ gọi là Nôtông, người Mơ Nông gọi là Ót Nrông. Kho tàng sử thi anh hùng ấy, với hơn một trăm tác phẩm lớn nhỏ : Đăm San, Đăm Di, Đăm Noi, Khinh Dú, Xinh Nhã, Chàng Tiăng, Hơbia Đơrang, Đăm Ktech Mlan… nay đã thuộc về kho tàng văn hóa của nhân loại. Bên cạnh các sử thi anh hùng là những đóng góp khác của văn hóa Trường Sơn Nam - Tây Nguyên : những nhạc cụ độc đáo như các dàn cồng chiêng, đàn kôk, klong put, đàn t'rưng, t'rưng nước, t'rưng gió, chinh krên (chiêng gió), đinh goong… những điệu múa : khiêng, chim grứ (Ê Đê), brim, xơ goa (Ba Na)… những công trình kiến trúc và điêu khắc độc đáo : nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ, những con rối trong lễ bỏ mả… Nghiên cứu các sắc tộc của vùng văn hóa Trường Sơn Nam - Tây Nguyên trên thực địa, một nhà văn hóa học đã đi đến kết luận sâu sắc : "…Tất cả những thứ như khố hai vạt với khăn quấn đầu có cắm lông chim, dàn chiêng cồng và cái trống lớn, cối giã gạo hình thuyền và chày đứng, kiểu mái nhà trên nở dưới thót, thuyền độc mộc hình thoi với trang trí ở mũi và mạn, v.v. tất cả những thứ ấy dường như mới từ những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ I trở về với hiện thực. Đến Tây Nguyên ít nhiều có cảm giác như đang sống trong không gian văn hóa Đông Sơn vậy. Vùng văn hóa Tây Nguyên hay là vùng hậu duệ rõ nét nhất của văn hóa Đông Sơn 5 I/Điều kiện tự nhiên 1. Địa hình: Tây Nguyênvùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông,cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. 2. Khí hậu: Khí hậu Tây Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới, Trung Tây Nguyên có nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam  thuận lợi cho trồng nhiều loại hoa, phát triển du lịch. 6 3.Sông ngòi: Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.  phát triển thủy điện. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) thượng nguồn sông Đồng Nai, Đray H'inh (12.000 kW) trên sông Serepôk, Yaly (700.000 kW) và dự kiến xây dựng Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Nếu không có biện pháp thủy lợi thì sẽ thiếu nước vào mùa khô, lũ quét vào mùa mưa. 4.Đất : Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước rất phù hợp với những cây công nghiệp như: cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà, … + Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. + Đây là vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. + Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.  Phát triển nông - lâm nghiệp. 5.Khoáng sản: Tây Nguyên có trữ lượng khoáng sản phong phú và hầu như chưa khai thác, đặc biệt là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.  phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. 6.Sinh vật: Thảm sinh vật đa dạng với nhiều loài động vật (voi,…) thực vật phong phú (nhiều loại gỗ quý). Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng, thiên tai bão lụt và thay đổi môi trường sinh thái. 7 II/Điều kiện kinh tế- xã hội So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa Tây Nguyên đã tạo ra một số mặt tích cực: • Trường cấp I dần dà mọc lên gần khắp các xã. Ở huyện lỵ nào, cũng có trường cấp II, đôi khi cấp III. Con cháu người bản xứ đã được có nhiều cơ hội học tập hơn. • Sự giao thông được mở rộng, tạo điều kiện tốt cho du lịch, trao đổi hàng hóa. Thị trường cũng được mở rộng. • Đã có mặt người dân tộc trong cơ cấu các cấp ủy, ủy ban, cơ quan. Người dân tộc được góp phần có tiếng nói riêng của mình. • Gia tăng sản xuất, chẳng hạn như việc đưa lúa nước mà năng suất cao hơn để thay thế lúa rẫy, nhưng đồng thời cũng thay đổi phương pháp canh tác từ lâu đời. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng có những mặt tiêu cực có thể là mầm mống gây nên những xung đột Kinh-Thượng thường trực nén sâu trong tâm tư người dân tộc: • Nạn phá rừng , khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ và không quan tâm đến việc trồng mới và bảo vệ rừng. • Sự di dân không được kế hoạch chu đáo. Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của người dân tộc. • Phá hỏng hoặc thay đổi cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân tộc. 8 B/ Thành phần dân tộc Tây nguyên là nơi sinh sống của gần hai chục dân tộc. Nếu không kể mấy dân tộc phía bắc và người kinh di cư đến thì các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu đó là nhóm Môn-Khmer và nhóm Mã Lai- Đa Đảo. Các sắc tộc tiêu biểu cho gia đình Môn-Khmer (Nam Á) là Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông, Mạ, Xtiêng… Còn các sắc tộc tiêu biểu cho gia đình Malayo-polynésien (Nam Đảo) là Ê Đê, Gia Rai, Raglai, Chu Ru. Sau đây chúng tôi xn trình bày một số dân tộc chủ yếu ở Tây Nguyên. 1.NGƯỜI CƠ HO Tên tự gọi: Cơ Ho. Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring). Dân số: 92.190 người. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Kh (ngữ hệ Nam Á). Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên. Hoạt động sản xuất: Trừ nhóm Xrê làm ruộng nước theo đúng tên gọi của nó (Xrê - ruộng nước), còn các nhóm khác làm rẫy (mir) du canh theo chu kỳ. Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ Ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên nhưng riêng nhóm Chil để chọc lỗ tra hạt còn dùng một dụng cụ khác: P'hal. P'hal có cán dài bằng gỗ, lưỡi dẹp bằng sắt khoảng 28 cm và rộng khoảng 3-4cm, được dùng trong trường hợp một người vừa chọc lỗ, vừa tra hạt. Ở vùng người Xrê, công cụ làm đất đặc trưng là chiếc cày (ngal) bằng gỗ, đế bằng, lưỡi gỗ (sau này là lưỡi sắt) và cái bừa răng gỗ (Sơkam). Săn bắn, đánh cá, hái lượm, lâm thổ sản vẫn rất phổ biến Ăn: Các gia đình thường ăn 3 bữa. Trước kia, cơm canh đều nấu trong ống nước và sau này mới được nấu trong nồi đất, nồi đồng và nồi gang. Các món được chế biến khô cho phù hợp với thói quen ăn bốc. Canh là một món rau trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, muối, thịt, cá được kho, luộc hay nấu với cây chuối non.Thức uống là nước suối được đựng trong các trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) rất được ưa chuộng trong các lễ tiệc, hội hè, được chế biến từ gạo, ngô, sắn . trộn với các men làm từ các cây rừng. Thuốc hút là những lá thuốc phơi khô quấn lại được nhiều người ưa dùng. Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây, phát rẫy của người Cơ Ho. 9 Mặc Ðàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2 m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người ta quấn thêm chiếc chăn (ùi). Trang sức là những vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai. Ở: Người Cơ Ho cư trú chủ yếu ở Lâm Ðồng. Họ ở nhà sàn dài, hai mái uốn lợp tranh, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống lạnh và phía trước cửa có cầu thang lên xuống. Vào nhà, trên bức vách phía sau đối diện với cửa ra vào là hàng ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt của gia đình (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra xung quanh bếp lửa. Quan hệ xã hội: Làng (bon) là một công xã nông thôn còn mang nặng những dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Ðứng đầu một làng là chủ làng (Kuang bon). Ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, hình thành một tổ chức liên minh tự nguyện giữa các làng và đứng đầu liên minh gọi là M’đrông. Người Cơ ho vẫn tồn tại 2 hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, gia đình lớn hiện nay đương trong quá trình tan rã và hình thức gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là những vùng trù phú, ven các đường quốc lộ, gần thị trấn, thị xã . Thờ cúng: Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định và trong quan niệm của họ có một bên là thần thánh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và ngược lại cũng có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai hoạ cho nên hầu như làm bất cứ việc gì hay có chuyện gì (làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau .) người Cơ Ho thường phải cúng viếng để cầu xin. Văn nghệ: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), 10 Trang phục truyền thống của phụ nữ Cơ Ho

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:44

Hình ảnh liên quan

2. Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nớc, sinh vật)->ảnh hởng đến văn  hóa của vùng nh thế nào - Vùng văn hóa Tây Nguyên

2..

Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nớc, sinh vật)->ảnh hởng đến văn hóa của vùng nh thế nào Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan