1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020

63 1,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020

Chuyên đề tốt nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Kế hoạch Phát triển Tên tôi là: Phạm Thị Liên Sinh viên lớp: Kế hoạch 49A Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020” là kết quả của sự độc lập nghiên cứu của bản thân, không sao chép. Các số liệu sử dụng phân tích trong chuyên đề được phép công bố rộng rãi được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Nếu phát hiện có bất cứ sai phạm nào trong bài làm của mình, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện chuyên đề thực tập này em đã nhận được sự động viên giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy TS. Bùi Đức Tuân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu của thầy. Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kế hoạch Phát triển trong suốt 4 năm qua đã giúp em có được những kiến thức như ngày hôm nay. cuối cùng em xin cảm ơn các bác, các chú các anh chị trong Ban Phát triển Vùng - Viện chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư tận tình chỉ bảo tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề trong suốt quá trình thực tập tại đây. Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 2 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 3 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý các tỉnh Tây Nguyên Error: Reference source not found Hình 2: Bản đồ du lịch một số tỉnh Tây Nguyên . Error: Reference source not found Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 4 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa khu vực hóa đang là xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại vô vàn cơ hội thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại, để tồn tại phát triển, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp để tận dụng được cơ hội, vượt qua các thách thức đe dọa từ môi trường bên ngoài. Trong quá trình đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng gia tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ du lịch, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định tiềm năng tăng trưởng thực sự của mình. Ngành du lịch đã đang đem lại cơ hội nghề nghiệp lớn cho nhiều người, gia tăng thu nhập quốc dân, góp phần giúp Việt Nam chuyển đổi từ một nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang một nền kinh tế phụ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn đóng vai trò lớn trong việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế thân thiện, gia tăng sự hiểu biết quảng bá nền văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Không chỉ được tự nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mảnh đất Tây Nguyên còn có một hệ thống các khu di tích lịch sử đồ sộ truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tây Nguyên hội tụ đủ các yếu tố tiềm năng cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành du lịch Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Giữa khả năng phát triển thực tế của ngành du lịch Tây Nguyên còn tồn tại một khoảng cách tương đối lớn. Từ thực tiễn trên, sau một thời gian thực tập tại Ban Phát triển Vùng - Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu tư, với sự nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tôi đã nhận thấy rõ việc xác định phương hướng phát triển ngành du lịch Tây Nguyên trong giai đoạn tới đang là một nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập T.S Bùi Đức Tuân cùng các bác, các chú, các anh chị trong Ban Phát triển Vùng, tôi đã mạnh lựa chọn đề tài: “Thực trạng phương hướng Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 1 Chuyên đề tốt nghiệp phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ lý thuyết về vấn đề sự phát triển của du lịch ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng từ việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên trong giai đoạn trước để đưa ra những phương hướng giải pháp phát triển ngành du lịch của vùng đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng để đưa ra phương hướng giải pháp phát triển, sử dụng một số phương pháp dự báo, phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích số liệu. Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Chương II: Thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyên. - Chương III: Phương hướng giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. Mặc có nhiều cố gắng, song, do kiến thức trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo các bác, các chú, các anh chị trong Ban Phát triển Vùng – Viện Chiến lược Phát triển. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh chị trong Ban Phát triển Vùng – Viện Chiến lược Phát triển đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo T.S Bùi Đức Tuân, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này! NỘI DUNG Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1. Tổng quan về sự phát triển của du lịch 1.1. Một số khái niệm về du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của thế giới loài người. Từ xa xưa, con người đã luôn có tính tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người luôn muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hóa, các động vật, thực vật địa hình ở những vùng khác hay quốc gia khác. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - WTO) thì năm 2000, số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷ USD; năm 2002, lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ USD; ước tính sơ bộ năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt thu nhập là 900 tỷ USD. Mặc hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu phát triển với tốc độ nhanh chóng như vậy, song cho đến nay, khái niệm về du lịch được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng ngày càng phong phú. Tuy chưa có một nhận thức thống nhất nào về khái niệm du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế - xã hội, chúng ta không thể phủ nhận vai trò ngày càng Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 3 Chuyên đề tốt nghiệp quan trọng của du lịch đối với đời sống dân cư sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Khái niệm về du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như vì sự ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, giao lưu văn hóa, học ngoại ngữ… Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. - Du lịch là sự di chuyển tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân, tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ. - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các cá nhân, tổ chức đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình. Một số khái niệm khác liên quan đến du lịch như: - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. - Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người các giá trị nhân văn khác có thể được Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 4 Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. - Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội môi trường. - Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. - Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. - Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. - Lữ hành là việc xây dựng, bán tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. - Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 1.2. Bản chất của du lịch Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau dưới các góc độ khác nhau mà có những cách hiểu khác nhau về du lịch. - Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông thông tin ngày càng phát triển mới làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt, thứ Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 5 Chuyên đề tốt nghiệp cấp tổng hợp của con người. Bản chất đích thực của du lịchdu ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất tinh thần có tính văn hóa cao. Du lịch là cuộc hành trình lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của con người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình, hữu nghị. Với du khách, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất tinh thần của mình. - Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ - thường chiếm từ 80% đến 90% về mặt giá trị, còn hàng hóa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào khách du lịch, được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kì vọng mức độ cảm nhận của khách du lịch. Sản phẩm du lịch được tạo ra thường phải gắn với tài nguyên du lịch. Do đó mà sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà ngược lại, khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng nó. Vì vậy, du lịch là quá trình tổ chức các chương trình du lịch với nội dung là liên kết các di tích lịch sử, văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kĩ thuật như cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành… để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. - Xét từ góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách, đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận. - Xét từ góc độ của chính quyền địa phương: Dưới góc độ này, du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ khách du lịch. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình, đi lại lưu trú tạm thời của các cá nhân đi du lịch. Đồng thời, du lịch cũng là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kế hoạch 49A 6

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Đỗ Đức Bình, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Khác
3. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình Kinh tế và chính sách phát triển vùng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. GS. TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động Xã hội Khác
5. PTS. Trần Hoàng Kim, Tiềm năng kinh tế Tây Nguyên, NXB Thống kê Khác
6. TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
7. TS. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
8. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2006, 2007, 2008, 2009, NXB Thống kê Khác
9. Vụ Thống kê Tổng hợp – Tổng cục Thống kê, Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Thống kê Khác
10. Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
11. Niên giám du lịch Việt Nam, NXB Thông tấn Khác
13. Tìm kiếm trên mạng internet qua website của tổng cục thống kê, viện nghiên cứu phát triển du lịch… Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 1 Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch (Trang 17)
Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý các tỉnh Tây Nguyên - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý các tỉnh Tây Nguyên (Trang 23)
Bảng 2: Tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nguyên - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 2 Tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nguyên (Trang 25)
Bảng 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Tây Nguyên - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Tây Nguyên (Trang 26)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số vùng Tây Nguyên - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 4 Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số vùng Tây Nguyên (Trang 28)
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về lao động, việc làm của vùng Tây Nguyên - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 5 Một số chỉ tiêu về lao động, việc làm của vùng Tây Nguyên (Trang 30)
Bảng 6: Số khách sạn, nhà hàng chất lượng cao của vùng Tây Nguyên năm 2008. - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 6 Số khách sạn, nhà hàng chất lượng cao của vùng Tây Nguyên năm 2008 (Trang 42)
Bảng 8 thể hiện doanh thu từ hoạt động du lịch của các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn  2006 – 2009. - Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Bảng 8 thể hiện doanh thu từ hoạt động du lịch của các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w