Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

3.1. Những thành tựu chủ yếu trong phát triển du lịch Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, núi, sông, thác, hồ Tây Nguyên có hệ động thực vật hết sức phong phú, trong đó

có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có thể trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng. Đặc biệt về văn hoá, Tây Nguyên được xem là vùng đất mang đậm những sắc thái văn hoá riêng. Khu vực tộc người, với những phong tục, tập quán riêng của từng dân tộc thiểu số, nếu biết khai thác cũng có thể là lợi thế trong phát triển du lịch, đặc bịêt là du lịch cộng đồng. Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, trong những năm qua du lịch Tây Nguyên đã có những chuyển biến đáng kể.

Số lượng khách du lịch đến với Tây Nguyên tăng lên khá nhanh so với thời kì trước, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Năm 2006, lượng khách du lịch đến Tây Nguyên đạt gần 2 triệu lượt khách (tăng 2,2 lần so với năm 1999 chiếm 8,2% tổng lượng khách của cả nước).

Doanh thu du lịch của vùng Tây Nguyên cũng gia tăng đáng kể, điển hình là tỉnh Lâm Đồng – nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất cũng là tỉnh có doanh thu du lịch cao nhất trong cả vùng. Năm 2009, doanh thu du lịch của Lâm Đồng là 258.179 triệu đồng, cao hơn cả doanh thu du lịch của 2 tỉnh Kon Tom và Gia Lai gộp lại.

Trong giai đoạn 2001 - 2009, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch ở khu vực này là 287 tỷ đồng, chiếm 6% tổng số vốn ngân sách nhà nước cho cơ sỏ hạ tầng du lịch của cả nước, đã bước đầu tạo được cú huých hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khối tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên.

3.2. Một số tồn tại trong phát triển du lịch Tây Nguyên

Tây Nguyên có những tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng hiệu quả các thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa để phát triển du lịch ở Tây Nguyên còn khá nhiều tồn tại.

- Việc khai thác các tiềm năng đặc sắc về phát triển du lịch của vùng phần lớn mang tính chất tự phát, thiếu quy hoạch có tính nguyên tắc, đặc biệt từ góc độ đóng góp cho bảo tồn môi trường tự nhiên, văn hoá bản địa và khuyến khích tham gia cộng đồng. Do đó các công trình phục vụ phát triển du lịch được đầu tư manh mún, không có sản phẩm du lịch thực sự đặc sắc, dẫn tới hiệu quả của hoạt động du lịch không cao.

- Sản phẩm du lịch của Tây Nguyên chưa đặc sắc, trùng lặp và sức cạnh tranh còn hạn chế. Trong thời gian qua, việc xây dựng các sản phẩm du lịch còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương là chủ yếu, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu thị trường. Trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch, khâu liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch làm hạn chế sức hấp dẫn và cạnh tranh chung về du lịch của cả khu vực. Những sản phẩm du lịch đặc thù chung toàn khu vực với thương hiệu cạnh tranh chưa được phát triển.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch có tăng song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô, chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Hoạt động đầu tư vẫn chỉ mới tập trung ở một số địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và đang có lượng khách lớn. Nhiều địa bàn có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng du lịch. Tuy tốc độ thu hút đầu tư FDI của khu vực trong thời gian qua có tăng, góp phần tích cực vào phát triển du lịch của khu vực, song quy mô vẫn còn nhỏ bé.

- Hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng cạnh tranh, vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu, hiệu quả kinh doanh lữ hành thấp.

- Chất lượng của lực lượng lao động du lịch ở Tây Nguyên còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình phát triển du lịch. Số lượng lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo chiếm tới hơn 70% tổng số lao động của toàn khu vực. Số được đào tạo qua các hệ đại học, trung cấp chỉ chiếm không quá 4%. Năng lực nghiên cứu, quản lý và nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thực trạng này đã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch của vùng nhìn chung còn thấp hơn so với yêu cầu, đòi hỏi của khách du lịch.

- Thời gian gần đây, hiện tượng bất lợi của thời tiết, khí hậu như lũ lụt, sạt lở đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực, ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Đồng thời, nạn săn bắn động vật hoang dã, nạn chặt phá rừng ở khu vực còn phổ biến và chưa kiểm soát được

làm ảnh hưởng đáng kể đến tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch sinh thái của khu vực. Bên cạnh đó, mức độ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đối với sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn thấp, vì vậy sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp có sự tự nguyện tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch ở khu vực còn nhiều hạn chế.

3.2. Một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên

- Tây Nguyên là địa bàn còn nhiều khó khăn đặc biệt là vùng núi phía Tây nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí không đều, đồng thời cũng là khu vực nhạy cảm về sắc tộc, tôn giáo, và an ninh quốc phòng của đất nước.

- Cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch nhìn chung còn kém phát triển chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khách tiếp cận thuận lợi các khu, điểm du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trường cho hoạt động du lịch. Mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhưng đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng du lịch của Tây Nguyên còn thấp xa so với nhu cầu phát triển của du lịch.

- Cơ sở đào tạo về du lịch của khu vực còn hạn chế, ảnh hưởng đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay đã có một số cơ sở đào tạo chuyên về du lịch cho khu vực nhưng số lượng cũng rất hạn chế.

- Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của du lịch Tây Nguyên. Do chi phí đầu tư cao, độ rủi ro lớn nên đầu tư cho du lịch Tây Nguyên còn kém so với các khu vực khác. Song, hiện nay chưa có các văn bản điều chỉnh riêng để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn.

- Hoạt động liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong khu vực và với các khu vực khác, đặc biệt là với khu vực duyên hải Miền Trung trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm, thực hiện các chương trình du lịch, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường du lịch... còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được hình ảnh chung về du lịch cũng như tạo sức hấp dẫn du lịch cho cả khu vực.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w