Chú trọng đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

3. Giải pháp và chính sách phát triển du lịch Tây Nguyên đến

3.3. Chú trọng đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

phố bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trong tổng chi ngân sách của địa phương và khoản thu vượt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn do địa phương thu, để đầu tư cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như vốn, lao động trong việc khai thác các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng. Theo đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ như về đào tạo, khôi phục làng nghề truyền thống và bảo tồn các nét văn hoá của từng địa phương cũng như đồng bào dân tộc. Khuyến khích cộng đồng trong việc tăng cường cơ sở lưu trú cho khách du lịch trong dân cư, giải quyết hài hoà lợi ích giữa cộng đồng dân cư với các công ty du lịch. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính về phát triển du lịch cộng đồng.

3.3. Chú trọng đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật - hạ tầng phục vụ phát triển du lịch phát triển du lịch

- Cơ sở lưu trú : nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khuyến khích xây dựng các khách sạn từ 3 - 5 sao, trong đó, tại các khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch khuyến khích xây dựng khách sạn từ 4 - 5 sao, đồng thời, phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường phát triển cơ sở lưu trú cho khách du lịch trong dân cư trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu thâm nhập văn hóa của khách du lịch, giải quyết sức ép về cơ sở lưu trú theo mùa vụ và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho dân cư cộng đồng.

- Hoạt động vui chơi giải trí : hình thành các cụm vui chơi giải trí phong phú, quy mô lớn tại các khu trọng điểm phát triển du lịch như Đan Kia – Suối Vàng ở Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm… kết hợp với các khu du lịch khác thuộc vùng lân cận.

- Nâng cao chất lượng vận chuyển khách du lịch: trang bị ô tô chuyên dụng chở khách du lịch chất lượng cao, quy mô lớn (hơn 24 chỗ ngồi) phục vụ vận chuyển khách trên tuyến đường dài.

- Dành quỹ đất cho các bãi đỗ xe trong quy hoạch các khu du lịch, cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu khách đi du lịch bằng phương tiện tự lái qua tuyến hành lang Đông – Tây.

- Nâng cấp các tuyến đường trục dọc, các tuyến xương cá nối giữa khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên có ý nghĩa cho việc phát triển các tuyến du lịch như đường quốc lộ 27 nối từ Ninh Thuận đi Lâm Đồng, quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi lên Kon Tum, quốc lộ 25 từ Khánh Hòa lên Gia Lai, quốc lộ 26 từ Khánh Hòa lên Đắk Lắk, các tuyến đường nối với các tỉnh biên giới Campuchia và Lào.

- Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường như bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm… dọc theo các quốc lộ chính nối các tỉnh trong vùng.

- Nghiên cứu mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến Tây Nguyên cho sân bay Liên Khương tại Lâm Đồng, tiếp tục cải tạo, nâng cấp sân bay Pleiku cho máy bay loại A320/321 hạ, cất cánh.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu du lịch quốc gia: sớm đầu tư đưa vào khai thác sử dụng một số khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế có khả năng thu hút khách cao, theo hướng nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm, điểm du lịch. Việc đầu tư này phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hóa và gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu, điểm du lịch tại các địa phương phụ cận các khu du lịch quốc gia nhằm tạo thành tuyến liên hợp liên hoàn thu hút khách du lịch đặc biệt là các khu du lịch sinh thái trong tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên, thành phố nghỉ mát Đà Lạt.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi đón và đưa khách du lịch qua các cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 56)