Cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 38 - 43)

2. Thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyên

2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch

2.1.1. Các khu, cụm, điểm du lịch

Trong những năm vừa qua, nhiều khu, điểm, cụm du lịch trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

Nổi bật là tại tỉnh Lâm Đồng đến nay đã đưa vào khai thác kinh doanh 32 khu, điểm du lịch gồm 15 khu, điểm hồ thác, 2 điểm di tích lịch sử, 8 điểm sinh thái rừng, 7 khu vui chơi giải trí, công viên. Các điểm du lịch gắn với cảnh quan du lịch tự nhiên nổi

tiếng như: hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia - Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ Đa Nhim, hồ Nam Phương, núi Lang Biang, suối Tiên, các thác: Đambri, Thác Mơ (Bảo Lộc), Bôbla, Li Liang (Di Linh), PongGua, Bảo Đại, Gouga, Liên Khương (Đức Trọng), Pren, Cam Ly, Đatanla (Đà Lạt), Thác Nếp, Thác Voi, Liêng Si Nha (Lâm Hà)..., rừng quốc gia và di tích văn hoá cổ ở Cát Tiên...

Tại Đắk Lắk có các khu du lịch sinh thái như vườn quốc gia Yok Đôn, hồ Lắk, Chư Yang Sin, Buôn Đôn..., các thác: Bảy Nhánh, Krông Kmar, Thủy Tiên... Ngoài ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác dựa vào thiên nhiên các điểm du lịch sinh thái tại các thác Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ... thuộc tỉnh Đắk Nông; Biển Hồ, vườn quốc gia Kon Ka Kinh – Kon Chư Răng thuộc tỉnh Gia Lai, khai thác dịch vụ du thuyền trên hồ Yaly, khu du lịch rừng đặc dụng Đắk Uy thuộc tỉnh Kon Tum.

Nguồn: http://www.otosaigon.com

Nhìn chung, du lịch vùng Tây Nguyên tuy có phát triển nhưng mới chủ yếu tập trung ở Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và một số nơi danh lam thắng cảnh, chưa khai thác hết được tiềm năng về du lịch trong vùng. Gần đây khách du lịch ít đến Đà Lạt với lý do giá dịch vụ cao và hoạt động dịch vụ đơn điệu, nghèo nàn. Các dự án du lịch nhiều tiềm năng như khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng tại Lâm Đồng, Măng Đen ở Kon Tum chưa được đầu tư khai thác mạnh.

Cả 5 tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều có tiềm năng du lịch rất lớn, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên đã được đa dạng hoá và phong phú hơn nhiều các nơi khác, từng bước nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong vùng đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch của mình, bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống dân tộc Tây Nguyên, tổ chức nhiều hoạt động du lịch với nhiều chủ đề độc đáo hấp dẫn khách du lịch như tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử, tham gia du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng hội họp kết hợp du lịch, nghiên cứu tập quán canh tác, tham dự các lễ hội văn hoá về hoa, trà tại các tỉnh Đà Lạt, Lâm Đồng, cưỡi voi, săn thú trên cao nguyên Lâm Viên, uống rượu cần và nghe kể chuyện ở Đắk Lắk... Nhiều sản phẩm du lịch mới mang tính bền vững và đặc trưng cho mảnh đất và con người Tây Nguyên được xây dựng và đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc ít người, khảo cứu các buôn làng Tây Nguyên. Một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo về văn hoá lịch sử như tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên, khu du lịch văn hoá dân tộc Xê Đăng (Kon Tum), làng văn hoá Đắk Răng... được nghiên cứu, phát triển đã tăng sự hấp dẫn, sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Một số sản phẩm du lịch gắn với các địa danh cụ thể như sau:

- Du lịch sinh thái: gồm có hệ thống hồ, thác tại Tây Nguyên như: hồ Tuyền Lâm, hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Sup Thượng, Biển Hồ Tơ - nưng, hồ Than Thở, thác Đambri, thác Đray Sáp, thác Dray Nu, thác Krông Kmar, thác Trinh Nữ, núi Măng Đen, núi Lang Bian, các vườn quốc gia Chư Yang Sin, Yor Đôn, đồi thông Buôn Ma Thuột...

- Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum).

- Du lịch văn hóa - lịch sử - lễ hội - làng nghề Tây Nguyên: tập trung tại di tích lịch sử văn hoá như: Nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Tứ sắc Khải Đoan, bia Lạc Giao, tháp Chăm Yang Prong, ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei, nhà tù Pleiku, làng kháng chiến Stơr, Ngã sáu Buôn Ma Thuột, di tích lịch sử chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh.

- Du lịch vui chơi giải trí, leo núi, thám hiểm tại đồi thông Buôn Ma Thuột, vườn quốc gia Yor Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, vườn hoa Đà Lạt...

2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vùng Tây Nguyên được phát triển nhanh về quy mô và chất lượng dần được nâng cao đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, đặc

biệt là khách du lịch quốc tế đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các doanh nghiệp du lịch của vùng đã và đang từng bước được cải thiện, phát triển. Nếu như năm 1999 toàn khu vực Miền Trung - Tây Nguyên mới có 691 cơ sở lưu trú với tổng số trên 18.200 phòng, thì đến 1/7/2005, tính riêng vùng Tây Nguyên đã có 687 cơ sở lưu trú, với trên 9000 phòng, chiếm gần 11% số cơ sở lưu trú và 7% lượng phòng của cả nước. Theo đó, chất lượng các cơ sở lưu trú của toàn khu vực cũng được nâng lên đáng kể với khoảng 6,6% số cơ sở lưu trú, 4% số phòng được xếp hạng. Một số khu lưu trú chất lượng cao đã có thương hiệu tốt như Sofitel (Đà Lạt), khách sạn Hoàng Anh - Gia Lai (Đắk Lắk)…

Bảng 6: Số khách sạn, nhà hàng chất lượng cao của vùng Tây Nguyên năm 2008. Đơn vị tính: cơ sở

Kon Tum Gia Lai Lâm Đồng Đắk Lắk Đắk Nông

Số khách sạn 11 10 52 10 4

Số nhà hàng 2 1 9 3 6

Nguồn: Niên giám thống kê du lịch cả nước và các tỉnh, 2008. Tổng số khách sạn, nhà hàng của cả vùng cũng tăng nhanh, chất lượng phòng lưu trú đang từng bước được nâng cao, số khách sạn được phân hạng từ 1 - 5 sao ngày càng gia tăng về số lượng. Riêng tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 60 khách sạn tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với khoảng 2.000 phòng. Ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã sử dụng nguồn vốn của địa phương đầu tư xây dựng và nâng cấp một số khách sạn với quy mô tương đối lớn, đủ tiêu chuẩn để đón khách quốc tế như khách sạn Tây Nguyên, Thắng Lợi (Buôn Ma Thuột), khách sạn Pleiku, Hoàng Anh - Gia Lai (Pleiku), khách sạn Đắk Bla, Đông Dương (Kon Tum)...

Ngoài các danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hoá quốc gia đã và đang thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, trong những năm vừa qua trên địa bàn toàn vùng các khu du lịch, trung tâm thể thao, sân golf, công viên chủ đề và nhiều cơ sở vui chơi giải trí đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, đang trở thành những điểm thu hút mạnh mẽ về khách du lịch. Phương tiện vận chuyển cũng được hiện đại hoá, tăng cường về quy mô và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài

nước.

2.1.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Ngành du lịch là ngành đòi hỏi nhiều nhân công, cho nên việc phát triển du lịch kéo theo một lượng lớn đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, đến năm 2001, khu vực miền Trung – Tây Nguyên có khoảng 46.370 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch, chiếm khoảng 30,9% tổng số lao động du lịch của cả nước, trong đó có 70% chưa qua đào tạo, số được đào tạo qua các hệ đại học, trung cấp chỉ chiếm không quá 4%. Về trình độ ngoại ngữ, trừ một số tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ các Trường đại học Sư phạm, Tổng hợp... phần lớn lực lượng lao động chỉ có trình độ tương đương bằng A, chỉ có khoảng 3% biết 2 ngoại ngữ. Đến năm 2008, hai trường đào tạo chuyên ngành du lịch ở Nha Trang và Lâm Đồng đã đi vào hoạt động, cho nên, xét về lâu dài, sự thiếu hụt nhân lực cho ngành du lịch sẽ được giải quyết căn bản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w